Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

851. Sự vô minh thái quá của quyền lực



Nửa xóm nhỏ này, nửa bên kia chân trời rộng
Nắng thò qua cổng, nhấp nháy mắt xa trông
Vẫn mộng giọt thơm, mơ muôn ngàn vì sao tuyệt
Nửa nhỏ sầu thế tục, nửa lớn khát yêu đương

Đã ‘vô minh’ thì bao hàm tính thái quá rồi, tuy nhiên, ở đây tôi phải dùng chữ ‘thái quá’ để kết nối và nhấn mạnh nội dung của từ ‘quyền lực’. Tạm hiểu, khái niệm ‘vô minh’ hình như xuất phát từ Đạt Ma Tổ Sư, mà nay thường dùng để chỉ việc đầu óc bị chìm đắm trong u mê tăm tối bởi vô số tác động của thế giới ‘trùng trùng duyên khởi’, kể cả yếu tố truyền kiếp lẫn ngoại tại, theo mọi nghĩa.
Bài này sẽ từ: 1) Chuyện con mèo hay là chuyện chính trị!, đến 2) Soái ca Huỳnh Hiểu Minh bị phạt ‘penalty’, 3) Xã hội phương Tây không đề cao ‘quyền lực kiểu phương Đông’, và 4) Một sự ấm áp không bao giờ có thực…

1
Chuyện con mèo hay là chuyện chính trị...
Sáng nay, đi uống cà phê, tôi thấy hai con mèo con đang nằm co ro sưởi nắng bên chân tôi, đồng thời trên ti-vi (truyền hình internet) đang phát clip về ‘vụ thảm sát ở Yên Bái’ của một ông gì làm nhân viên đường sắt ở bên Pháp … Lúc đó tôi chợt buồn cười khi cô chủ quán cà phê nói rằng:
-Kể chuyện về hai con mèo là nói triết lý!, còn kể chuyện về vụ Yên Bái là nói… chính trị!, anh không nên đả động đến bất cứ thứ gì nhạy cảm…
Ha..ha..ha… Nhân tiện tôi cũng nói thêm là nay báo chí/internet của ta, mặc dù không bằng phương Tây, nhưng cũng khá thoáng, chỉ trừ trường hợp mà bị cho là có tổ chức hay làm ảnh hưởng đến… gì gì đó, ‘ở VN, làm gì cũng được, trừ làm… chính trị’ - một cụ đã nói!, ý tổng quát.
*
Và nhân việc nàng có nhắc đến từ ‘triết’, tôi xin quay về khái niệm ‘triết’ một tí, mặc dù tôi chả bao giờ muốn nói triết nói trủng gì hết!, mà dùng từ này bởi vì nó có trong từ điển, và bởi vì nhân gian hay dùng… Cách đây 20 năm, khi lên lớp, tôi biết là môn Triết Marx-Lenin rất khó, nhất là các khái niệm cơ bản, vì thế mà tiết đầu tiên, tôi liền hỏi ‘triết’ là gì?, ‘kinh’ là gì?, ‘tế’ là gì? (trong từ ‘kinh tế’), mà trước đó, giở mấy cuốn ‘Từ điển Hán-Việt’ hay ‘Từ điển Oxford’ ra, người ta đã không định nghĩa cho từng từ một: các cuốn Từ điển Hán-Việt chỉ đề cập đến cặp từ ‘minh triết’ hay cụm từ ‘kinh bang tế thế’ mà mỗi từ hình tượng của Tàu đều có ý nghĩa; rất khác với ‘phương Tây’, nó chỉ là các ‘từ nguyên’ như ‘philosophia’ hay ‘economics’, trong đó, chữ ‘triết’ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại ‘philosophia’ có nghĩa là ‘tình yêu
 đối với sự thông thái’, còn chữ ‘kinh tế’ là ‘oikosnomos’ với ‘oikos’ là ‘nhà’ và ‘nomos’ là ‘quy tắc/quy luật’, nghĩa là ‘quy tắc quản lí gia đình’ (wikipedia), vì các nhà triết học Hy-La cổ đại bằng kinh nghiệm và trải nghiệm của mình đã định nghĩa sao cho sát sao nhất với thời đại mà họ đang sống.
Vì vậy, nếu muốn gọi là chính trị thì kể ‘chuyện hai con mèo’ hay kể ‘chuyện Chí Phèo’ thì cũng có thể, còn nếu muốn nói là ‘chém gió’ thì cũng đúng, mà đúng thật, vì người kể chỉ kể ngẫu nhiên, chứ không quan tâm đến chính trị.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

849. Tôi… khen Lưu Á Châu! (Thư giãn)

Phát biểu của Lưu Á Châu

‘Lịch sử của Phương Tây là nền lịch sử cải tà quy chính từ ác trở thành thiện. Lịch sử của Trung Quốc thì ngược lại, là một bộ lịch sử đổi từ thiện sang ác’ 
(Câu nói hay… nhất của Lưu Á Châu!)
---------
Chiều ngồi nghĩ chuyện rời xa… tổ
Một bóng chim mơ, quyện thánh!, người!
Mắt buồn, nhòa qua song cửa: nắng
Thôi, thánh mơ hồ, để khói trôi

Nói chung, blogger nào tôi cũng khen cả, kể cả Lưu Á Châu vì họ Lưu thường dùng lối nói ‘nghịch’, và vì nghe nói ‘thuận’ miết cả đời - chán rồi!, thiệt! Thiết nghĩ họ viết theo ý của họ, thích thì đọc, không thích thì qua ‘nhà’ người khác đọc, trong đó có thể phản biện - là ‘chuyện thường ngày ở huyện’, nhưng hà cớ gì lại đi ‘TROLL’ người ta (troll, xem dưới):
-‘Những cái nói đúng, các anh cứ ghi nhớ trong lòng, những chỗ nói sai, các anh cứ để cho nó đi ra bằng tai kia, mỗi người đều có quyền tự do riêng, tôi không thể ép ai đó đi theo tư tưởng của mình được!’ (Lưu Á Châu).
Lưu ý rằng tôi viết bài này (cũng như mọi bài khác) là để ‘tự học’, nếu có thêm nữa là để ‘hi..hi…’ qua lại giữa tôi và các thiên thần bé nhỏ; và lưu ý rằng những gì bạn nghe/đọc dưới đây chỉ có giá trị tham khảo.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

848. Chí Phèo đại náo Thiên đình (Thư giãn đầu tuần)



Chí Phèo thời @ quê ở làng Đại Lở, xã Đại Lạ!

1
Chí Phèo Đại Thánh…
Tại sao tên hắn là Chí Phèo? Có lẽ ông Nam Cao đã nhầm khi vào năm 1941, cho rằng ‘Hồi ấy có lão Trương Pháo, chuyên làm nghề giết lợn. Ông này thường bắt ‘phèo’ để bán, vì món này được rất nhiều người khách trong làng ưa chuộng. Có một người tên Chí, quê quán ở đâu không rõ, người thì cao, to, béo khỏe. Chí, hồi đó làm thuê cho Trương Pháo, cũng học cách ‘bắt phèo’ cho chủ bán. Chí bắt cũng ngon như chủ, làm cho khách ăn ai cũng khen ngon... Khi dân làng có việc, Chí thường giúp nhà này, nhà nọ. Các nhà có máu mặt thường thuê Chí đi đòi nợ, xong việc, cho Chí vài xu đi mua rượu uống. Uống say, Chí nằm ‘phèo’ ở ngay đó ngủ. Từ đó, Chí có tên là ‘Chí Phèo’ (wikipedia)!
*
Còn Chí Phèo thời @ thì khác. Hắn nói giọng miền Trung, nhưng lâu lâu lại có chêm giọng Bắc, có lẽ là vì bố hay mẹ hắn có đi tập kết, hay vì hắn hay hát Karaoke - hay nhái giọng của Thái Thanh, Khánh Ly, Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Bằng Kiều, Tuấn Vũ… nên lâu lâu xịt ra cái giọng Bắc chăng!
Hắn tuy chả học hành gì nhiều nhưng lại biết rất nhiều thứ, như: 1) Một hôm trời lụt, có một cô bé nọ, đang thắp hương trên bàn thờ thì cái hình treo tường của Nguyễn Kim Giống Ủn bị gió thổi bay rơi xuống sông; không tiếc mạng sống của mình, cô bé liền nhảy ngay xuống sông để cứu tấm hình của… lãnh tụ vĩ đại!; vì thế, sau đó cô bé liền được phong là anh hùng lao động!, 2) Thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra có gì mà đẹp, ‘anh mê à!, hả..hả…’, ‘Bông hồng sa mạc Asma’ của Tổng thống Syria mới là ‘awesome’, là tuyệt phẩm, tuyệt cú mèo!, 

3) ‘Soái muội’ Kim Tuyến (trong phim Tuổi thanh xuân) mới là đẹp nhất… Việt Nam, thế mà nghe nói bị soái ca* Huy Khánh ‘wầm’, mà đã làm nên một ‘thiên diễm lệ ngôn tình’*, ghen quá đi thôi!, 4) Năm 2013, ở Vườn thú Atlanta (bang Georgia, Mỹ) có 2 chú gấu trúc con* mới ra đời, mõm đỏ hỏn, trông giống như con nhím cảnh con, chính xác hơn là giống như 2 con chuột con!, 5) Úc từ chối hợp tác ‘điện’ với Trung Quốc* vì sợ TQ có thể đánh sập mạng điện/mạng năng lượng, thậm chí là hệ thống mạng quốc gia… của Úc, vào bất cứ lúc nào!, 6) Trong cuốn ‘How to win friends and influence people’ (Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, bản tiếng Anh), trong 150 trang đầu, tên tuổi của triết gia Jonh Dewey của Mỹ xuất hiện đến 6-7 lần, Freud 5 lần, còn Khổng Tử chỉ có 1-2 lần!, và 7), 8), 9), 10) đến một tỉ!...
Vì thế, hắn thuộc loại ‘bá nghệ bá tri, vị chi bá láp’, là ‘chém gió đại sư’, còn được gọi là ‘đại giáo sư - đa tiến sĩ’ - chả biết có phải ý dân làng nói là hắn hay bị ‘sứ giao’ (sứ Tàu) hay ‘tí suyễn’ không nữa!
Và vì là con của lão Khoái - một chuyên gia giết chó lâu năm, nên vũ khí sử dụng của hắn rất là kỳ lạ: đó là một cái thòng lọng thò ra từ đầu một cây sắt nặng đến 59 tạ, nặng gần bằng cây ‘Như ý kim cô bổng’ của Tôn Ngộ Không (13.500 cân x 0,5 kg = 6.750 kg), nên hắn còn được dân làng gọi là Chí Phèo Đại Thánh!

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

847. Cõi chiều tà của những con ma quỷ (Thư giãn cuối tuần)

Những con chim ẩn mình chờ chết

Chiều xưa, anh ngắm vu vơ rẫy
Vú sữa màu xanh, trải trải hồn
Ông ơi, khi nào cây cho trái?
-Ôi, ước gì anh, đợi... kiếp sau


Hồi nhỏ, sau khi chạy giặc bởi ‘cuộc đổ bộ của nửa triệu quân Đồng Minh’, tôi đến một vùng biển nhỏ… Ở đấy, tôi bắt đầu được học nhạc (lai rai khoảng 10 năm) với bản đầu tiên là ‘Cánh hồng Trung Quốc’, rồi ‘Chiều tà’, ‘Dạ khúc’..., có lẽ vì học găm dễ trước! (không thăng giáng, 2 dấu thăng, rồi mới đến 1 dấu giáng…), trong đó, bài mà tôi nhớ nhất là bài ‘Chiều tà’ và đánh giá là hay… nhất thế gian! - cũng khá đúng khi Phạm Duy đưa nó vào tuyển tập ‘17 bản tình ca bất tử’!
Bài này - đã giúp tôi đạt giải nhất trong đêm biểu diễn văn nghệ của các trường đại học (ở Thủ Đức) - có lời rất ‘phiêu diêu’ mà làm tôi mãi nhớ: ‘Lắng trầm tiếng chiều ngân / Nhạc dặt dìu ái ân / Người ôi! Nhớ mãi cung đàn / Năm tháng phai tàn / Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng... Đã quên hết sầu chưa / Lời này là tiếng xưa / Quỳ dâng dưới nắng phai mờ / Bên gối ơ thờ/Ôi tiếng tơ tình mong chờ… Chiều êm êm đưa duyên về người / Đàn triền miên nắn tiếng sầu đời / Người hỡi! Đến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên / Niềm mơ xưa là đó / Cho ta nâng niu lời thơ / Chiều mơ không gian / Hờ hững cõi Thiên Đàng / Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ / Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà…’ (Nhạc Enrico Toselli, Trình bày Thái Thanh, LV Phạm Duy)
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chieu-ta-thai-thanh.d2IkQjIkd2rh.html
Và từ bài hát ‘Chiều tà’, bài viết sẽ dẫn dắt bạn đọc đến các câu chuyện về: 1) ‘Ông lão Chiều tà’, 2) Nữ thiền sư và… thầy Nguyễn Lân Dũng, 3) ‘Tony buổi sáng’ và ‘ai cũng cần có 1 thời bé dại để lớn lên’, và, 4) ‘Người phụ nữ chờ chết’…

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

846. Con người và ác quỷ (Thư giãn)

Lũ người quỷ ám

Chiều bay khói thuốc, vương sầu nhớ
Ta lỡ con người, ôi, chẳng ưng!
Vô thường lại vướng... vô minh
Lang thang phố vắng, tưởng em đứng chờ!

Thực ra, bài này tôi định lấy tên là ‘Lũ người ác quỷ’, lại cảm thấy đụng hàng với tên cuốn ‘Lũ người quỷ ám’ của Dostoievski, mà tôi ‘chúa ghét bắt chước’, mặc dầu tự nhiên tôi nghĩ ra, nhưng dù sao tên bài vẫn là ‘Lũ người ác quỷ’…
Chiều hôm qua (14/8/2016), tôi đi ra rẫy ngắm vườn: ôi, mấy cây chôm chôm, vú sữa, sầu riêng, mít, xoài, ổi, bơ… đang theo gió vẫy tay chào tôi, một con chó ủng ẳng chạy theo tôi, một con mèo ngước mắt nhìn tôi, một đàn cá lội nhao nháo đòi tôi cho ăn, một đàn bò đi lại trông rất dễ ‘sương’, và xa xa, một vầng trăng e ấp đang chờ con nắng chiều qua… Yêu trời, nhưng đối với người, tôi thường khuyên con tôi ít nhất là hai điều: một là, ‘đừng để bị tai nạn giao thông’, vì một phút lỗi lầm thì có thể bị tàn phế cả đời, và hai là, ‘hãy cẩn thận với con người’, vì chị ô-xin bên bờ sông Sài Gòn thường nói là ‘quỷ chứ không phải người’, ha..ha..ha…
Bài này tôi sẽ viết khá lang thang, nhưng sẽ dần dẫn đến kết luận về ‘ma-quỷ-người’ rất là tập trung: 1) Tại sao tôi lại ‘chúa ghét bắt chước’?; 2) ‘Tây du ký’ sai ở chỗ nào?; 3) Chuyện ăn thịt người và Trần Mạnh Hảo, và; 4) Anh có thể cản nỗi nó không?...

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

845. Chùm thơ ‘Tấm thân người cá’

LTS: Dưới đây là các ‘chùm thơ 4 câu’ mà tôi đã… đùa với các blogger từ ngày 12/6 đến ngày 12/8/2016, nay sưu tập lại (có chỉnh sửa), thân mến. 


Tấm thân người cá
Xa tà áo ấy, những tháng ngày
Bến chiều lồng lộng, dáng cong mây
Chim bay nhô nhấp, hồng nhạn bé
Em ưỡn cánh đời, anh xé đau
*
Anh tiễn em về, cõi suối tiên
Tấm thân người cá, dữ hay hiền
Trong miền sáng tối, em lay lất
Anh mất em rồi!, đau nhớ quên
*
Buồn xíu nữa thôi, nhé cô nương
Chiều qua mưa phố, ướt vô thường
Chém* qua, chém lại, đường không lối
Ai tỉnh, ai hề, trong cõi sương
*
Thế sự quay cuồng, thế sự điên
Thế nhân mê muội, thế nhân phiền
Đào nguyên hé mở, thơm phưng phức
Trong cõi ta bà, ta cũng điên!

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

844. Những cái giả ‘thực’ trong đời sống (Thư giãn)

Dự án nhiệt điện than - 'kẻ giết người hàng loạt'

Cà phê rơi từng giọt
Lại ngỡ ánh mắt... nàng
Phật Chúa... tan đâu mất
Tách trà nhớ mênh mang
*
Cuộc tình, nỡ đánh rơi
Sáng, khói bay, tơi bời
Nóng trà, ai chung uống
Nắng vào, ngóng hư không

'Giả thực’ là giả nhưng có ‘thực’, còn giả ‘giả’ thì gấp đôi/gấp nhiều lần ‘giả’, chứ không phải suy luận như phép nghịch đảo trong toán học (vd, ca-ve ‘thực’ đã… mệt rồi, mà ‘ca-ve’ giả thì mệt hơn cả mệt!)…, ngoài ra, truyện Tàu có nhân vật Tôn Hành Giả giả, tức là Tôn Ngộ Không ‘giả’, mà tôi đã viết ‘Ngày xưa có gã Lục Nhĩ Kiển Hầu*, trong lúc Tôn Ngộ Không bận đi thỉnh kinh thì hắn ở Hoa Quả Sơn làm một cú ‘coup d'etat’ (= đảo chính), Phật bèn bắt hắn bằng bàn tay, rồi hắn bị một thiết bảng của Lão Tôn, đầu nát như tương, híc..híc... Phật rất tiếc...
…Hiện nay, VN có trên 90 triệu thiết bị điện tử, có 30 triệu người Việt truy cập internet - trung bình mỗi người cầm điện thoại lên xem là 150 lần/ngày*, suy ra, thông tin quá nhiều, nên dù có sống 1000 kiếp nữa cũng nắm không nổi!, nên thiết nghĩ rằng không nên đọc quá nhiều (sẽ loạn óc, hoặc trở thành nhà ‘giả học’…), mà hãy biết lấy (các) điển hình ở hiện thực, rồi tìm cách bắc cái ‘cầu nối’ giữa chúng, hay hãy chọn (các) ‘điểm cần quan tâm’, rồi xoáy rộng vấn đề ra, ta sẽ có thể phát hiện ra cái ‘giả’ trong đời sống!; nhưng quan trọng là phải ghi chép lại, vì nếu để đến ngày mai, lượng thông tin trong đầu có thể chỉ còn lại 20-30%, biết đâu mất cảm hứng mà chỉ còn lại có… 0%!, vậy thì tôi sẽ bắt đầu ghi chép, từ:
1) Tiểu hiếu và đại hiếu,
2) Mười bảy bức tranh giả…, ‘soái ca giả’,
3) ‘Long giả’ và ‘Háng giả’…
Và lưu ý rằng những thông tin dưới đây chủ yếu là tôi ‘gom’ được từ… tiệm hớt tóc!

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

843. Trí tuệ và sự hủy diệt thế giới (Thư giãn)


Cà phê rơi từng giọt
Lại ngỡ ánh mắt... nàng
Phật Chúa... tan đâu mất
Tách trà nhớ mênh mang

Ngày hôm qua (6/8/2016) là ngày mà: 1) trò chơi ‘Pokemon GO’ chính thức du nhập vào Việt Nam, tôi đi… nhậu và nghe chuyện ‘Lễ cúng cô hồn’; 2) nhớ lại ‘2 thanh niên’ và ‘1 cô gái Nhật’ mà tôi gặp trên chuyến xe đêm; 3) rồi gặp một bà cụ nói về ‘quan điểm đối với Tàu’ (và phim Tàu); 4) rồi gặp ‘1 anh chàng hủy diệt thế giới’, nghĩ lại về ‘chuyện Chí Phèo mở rộng’…

Xin kể lại - rất ngắn, và lưu ý rằng, đây chỉ là các chuyện đời thường - phi chính chị chính em - mà tôi đã quan sát được về cái được gọi là ‘Trí tuệ và sự hủy diệt thế giới’.


1
Tôi có gặp một sinh viên, hỏi:
-Cháu đã chơi Pokemon chưa?
-Dạ rồi.
-Cháu chơi ‘lậu’ phải không?
-Dạ. (vì trò chơi Pokemon mới được chính thức du nhập vào VN cùng ngày)…

Pokemon GO là gì?...
‘Những ý tưởng đầu tiên về trò chơi đã được hình thành từ năm 2013, bởi Satoru Iwada của Nintendo và Tsunekazu Ishihara của The Pokémon Company, vào một sự kiện Cá Tháng Tư mà họ hợp tác với Google, mang tên Pokémon Challenge. Cùng với sự hỗ trợ của Tatsuo Nomura tại Google Maps, người sau này trở thành một quản lý cấp cao tại Niantic. Vào năm 2015, Ishihara đã tổ chức một buổi ra mắt trò chơi vào ngày 10/9. Họ cũng quyết định tạo ra GO Plus, thay một chiếc smartwatch để thu hút người chơi, vì nó ít tốn kém hơn. Pokemon GO là một tựa game tương tác ảo trên smartphone Android và iOS được phát triển bởi Niantic và dự kiến phát hành vào tháng 7/2016. Game cho phép người chơi bắt, huấn luyện và trao đổi các Pokémon ảo dựa trên thế giới thực… Pokémom GO (cũng có thể viết Pokemon), tựa game được mong đợi nhất trong năm, đã ra mắt tại Úc và New Zealand ngày 6/7/2016 và tạo ra một cơn sốt trên toàn cầu, vì cách thức chơi quá khác biệt và thú vị so với những game khác. Cách chơi của game Pokémon Go cũng tương tự như nội dung trong phim truyện cùng tên miêu tả: Người chơi sẽ đi khắp nơi, dùng quả cầu Poké Ball để tìm và thu phục những chú Pokémon trên đường đi. Những loại Pokémon khác nhau sống trong những khu vực khác nhau, ví dụ như những Pokémon hệ nước sẽ ở gần sông hoặc biển… Được trông đợi từ lâu, ngay khi ra mắt hạn chế tại một số nước và vùng lãnh thổ, hiện tượng Pokémon GO từ một game di động với lối chơi độc đáo đã ngay lập tức trở thành một cơn sốt ‘bùng nổ’, khiến hàng triệu người dùng khắp thế giới điên đảo. Thành công này sẽ mở màn cho kỷ nguyên của dòng game tăng cường thực tế ảo (AR) trong thời gian tới? Một khi các nhà phát triển đã nhận ra mỏ vàng khổng lồ như Pokémon GO vẫn còn vô vàn thứ để khai phá...’ (thegioididong.com)

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

842. Nước Lạ chứ không phải nước Việt bị trúng ‘Sinh Tử Phù’! (Thư giãn)


Uống rượu nằm say với chị Hằng
Ngỡ nàng đẹp nhất sử xưa nay
Ngờ đâu nhạc mẫu - nhà thơ khựa
Ta ngộ ra rằng: không nhất em!
1
Sinh Tử Phù là gì?
Theo ‘Từ điển kiếm hiệp’ của Nước Lạ thì nó là một loại ‘chất độc hẹn giờ’… Loại độc dược nổi tiếng nhất thuộc loại này chính là Sinh Tử Phù (còn gọi là ‘Bùa sinh tử’), là tuyệt kỹ trấn phái của Thiên Sơn Đồng Mỗ, là một loại độc dược kì bí và nguy hiểm nhất. Mỗi khi Sinh Tử Phù bộc phát, nạn nhân sẽ chịu đựng đủ sự đau đớn, dày vò thê thảm nhất, nhưng không cách nào làm dịu bớt. Thậm chí ngay cả khi muốn chết đi, họ cũng không thể nào làm nổi, bởi Sinh Tử Phù đã kiềm chế luôn cả khả năng hành động của mỗi nạn nhân. Chính nhờ sự đáng sợ và thần bí của loại phù này, hàng trăm đảo chủ, động chủ của hắc đạo đã phải cam chịu cảnh nô lệ hàng chục năm cho Thiên Sơn Đồng Mỗ mà không dám oán thán nửa câu. Có vô vàn cách hạ Sinh Tử Phù khác nhau, khiến người bị hạ độc không tài nào phòng bị nổi, nhưng loại phù này đều đưa nạn nhân tới một kết cục chung: Sống không bằng chết. (baomoi.com)
Trong trường hợp của Hư Trúc chỉ biết bí quyết giải Sinh Tử Phù từ Thiên Sơn Đồng Mỗ, là nhà sư không bao giờ muốn tàn hại chúng sinh, nên lúc công kích Tinh Tú Lão Quái, chàng lấy rượu, rồi dùng Bắc Minh Thần Công làm cho nó tụ thành các mảnh hàn băng nhỏ, rồi dùng khinh công tuyệt đỉnh tiến nhanh về phía trước và đánh xuyên vào một số huyệt đạo có chọn lọc của lão, khiến mục tiêu trong phạm vi đó bị đông cứng, đối phương bị bất động, đồng thời làm cho y rơi vào trạng thái mẩn ngứa toàn thân, như vạn con kiến bò cắn trong người, tự bứt da bứt thịt mà chết…
*
Dưới đây là câu chuyện Hư Trúc cấy ‘Sinh Tử Phù’ vào người Tinh Tú Lão Quái:

Thầy trò chiêng trống khua vang
Gặp bùa sinh tử cũng hàng mà thôi
Bao năm che lấp chuyện đời
Mây tan trăng tỏ biết người biết ta


Hư Trúc tay phải vung lên, liên tiếp tấn công Đinh Xuân Thu, chưởng tâm bên trái ngầm vận nội lực, nghịch chuyển Bắc Minh chân khí chẳng mấy chốc rượu nơi lòng bàn tay đã đọng thành bảy tám phiến hàn băng, tay phải liên tiếp đánh luôn ba chưởng.
Đinh Xuân Thu bỗng thấy gió lạnh ùa tới, hết sức kinh hãi: ‘Tên trọc con này nội lực dương cương, sao tự nhiên lại biến đổi thế này?’. Y vội vàng tập trung toàn lực chống đỡ, đột nhiên huyệt Khuyết Bồn trên vai hơi lạnh như chạm phải một bông hoa tuyết, rồi tới huyệt Thiên Khu nơi bụng dưới, huyệt Phục Thố trên đùi, huyệt Thiên Tuyền trên vai ba nơi cũng thấy tê tê.
Đinh Xuân Thu càng ra sức đẩy chưởng lực ra đề kháng, đột nhiên huyệt Thiên Trụ sau cổ, huyệt Thần Đạo sau lưng, huyệt Chí Thất ở ngang eo ba nơi cũng thấy lành lạnh, Đinh Xuân Thu lạ lùng: ‘Chưởng lực của y dù có âm hàn thực nhưng không thể nào lại có thể vòng qua sau lưng, huống chi những chỗ đó lại đều là những huyệt đạo, không biết tên giặc trọc con này có tà môn cổ quái gì đây? Mình phải cẩn thận mới được’.
Hai tay áo phất tới dấu chân bên trong nhắm ngay Hư Trúc đá một cái. Ngờ đâu chân phải đá tới nửa chừng đột nhiên huyệt Phục Thố và huyệt Dương Giao đều ngứa không chịu nổi, nhịn không nổi kêu lên ‘Ối chà’ một tiếng. Mũi chân phải rõ ràng đã chạm đến tăng y của Hư Trúc rồi nhưng vì hai nơi huyệt đạo ngứa quá, tự nhiên lại phải trụt xuống. Y lại kêu ‘Ối ối!’ rồi lại thêm ‘Ối ối! Ối ối!’ hai tiếng nữa.
...Đinh Xuân Thu trong giây lát đã thấy bảy nơi huyệt đạo Khuyết Bồn, Thiên Khu, Phục Thố, Thiên Tuyền, Thiên Trụ, Thần Đạo, Chí Thất cùng ngứa không chịu nổi, chẳng khác gì hàng nghìn hàng vạn con kiến bò tới cắn. Rượu kia biến thành những mảnh băng có chứa nội lực của Hư Trúc, hàn băng nhập thể lập tức tan ngay nhưng nội lực vẫn giữ lại nơi các huyệt đạo kinh mạch… Nếu gặp phải người khác chắc đã ngã lăn quay ra rồi nhưng Đinh Xuân Thu thần công kinh người vẫn gắng gượng chịu được, chân loạng choạng tưởng như đang say rượu, mặt lúc đỏ lúc trắng, hai tay múa loạn lên tình trạng hết sức khiếp đảm.
…Chẳng bao lâu, Đinh Xuân Thu không còn chịu đựng được nữa rồi, đưa tay bứt râu, vặt từng nắm râu đẹp trắng như cước, theo gió thả bay tung tóe, kế đó xé rách áo, để lộ làn da trắng nõn, y tuổi đã già nhưng thân thể vẫn mịn màng như thanh niên, ngón tay đến đâu, máu tươi tươm ra đến đấy, hết sức cào cấu, miệng không ngớt rên la:
-Ngứa chết ta mất! Ngứa chết ta mất!
Một hồi sau, đầu gối trái sụm xuống, tiếng kêu càng thêm thảm thiết… Huyền Từ phương trượng nói:
-Thiện tai! Thiện tai! Hư Trúc, ngươi hãy giải khổ nạn cho Đinh thí chủ đi thôi.
Hư Trúc đáp:
-Vâng! Cẩn tuân pháp chỉ của phương trượng!...
(trích ‘Thiên long bát bộ’, Kim Dung)