Nửa xóm nhỏ này, nửa bên kia chân trời rộng
Nắng thò qua cổng, nhấp nháy mắt xa trông
Vẫn mộng giọt thơm, mơ muôn ngàn vì sao tuyệt
Nửa nhỏ sầu thế tục, nửa lớn khát yêu đương
Nắng thò qua cổng, nhấp nháy mắt xa trông
Vẫn mộng giọt thơm, mơ muôn ngàn vì sao tuyệt
Nửa nhỏ sầu thế tục, nửa lớn khát yêu đương
Đã ‘vô minh’ thì bao hàm tính thái quá rồi, tuy nhiên, ở đây tôi phải dùng chữ ‘thái quá’ để kết nối và nhấn mạnh nội dung của từ ‘quyền lực’. Tạm hiểu, khái niệm ‘vô minh’ hình như xuất phát từ Đạt Ma Tổ Sư, mà nay thường dùng để chỉ việc đầu óc bị chìm đắm trong u mê tăm tối bởi vô số tác động của thế giới ‘trùng trùng duyên khởi’, kể cả yếu tố truyền kiếp lẫn ngoại tại, theo mọi nghĩa.
Bài này sẽ từ: 1) Chuyện con mèo hay là chuyện chính trị!, đến 2) Soái ca Huỳnh Hiểu Minh bị phạt ‘penalty’, 3) Xã hội phương Tây không đề cao ‘quyền lực kiểu phương Đông’, và 4) Một sự ấm áp không bao giờ có thực…
1
Chuyện con mèo hay là chuyện chính trị...
Sáng nay, đi uống cà phê, tôi thấy hai con mèo con đang nằm co ro sưởi nắng bên chân tôi, đồng thời trên ti-vi (truyền hình internet) đang phát clip về ‘vụ thảm sát ở Yên Bái’ của một ông gì làm nhân viên đường sắt ở bên Pháp … Lúc đó tôi chợt buồn cười khi cô chủ quán cà phê nói rằng:
-Kể chuyện về hai con mèo là nói triết lý!, còn kể chuyện về vụ Yên Bái là nói… chính trị!, anh không nên đả động đến bất cứ thứ gì nhạy cảm…
Ha..ha..ha… Nhân tiện tôi cũng nói thêm là nay báo chí/internet của ta, mặc dù không bằng phương Tây, nhưng cũng khá thoáng, chỉ trừ trường hợp mà bị cho là có tổ chức hay làm ảnh hưởng đến… gì gì đó, ‘ở VN, làm gì cũng được, trừ làm… chính trị’ - một cụ đã nói!, ý tổng quát.
*
Và nhân việc nàng có nhắc đến từ ‘triết’, tôi xin quay về khái niệm ‘triết’ một tí, mặc dù tôi chả bao giờ muốn nói triết nói trủng gì hết!, mà dùng từ này bởi vì nó có trong từ điển, và bởi vì nhân gian hay dùng… Cách đây 20 năm, khi lên lớp, tôi biết là môn Triết Marx-Lenin rất khó, nhất là các khái niệm cơ bản, vì thế mà tiết đầu tiên, tôi liền hỏi ‘triết’ là gì?, ‘kinh’ là gì?, ‘tế’ là gì? (trong từ ‘kinh tế’), mà trước đó, giở mấy cuốn ‘Từ điển Hán-Việt’ hay ‘Từ điển Oxford’ ra, người ta đã không định nghĩa cho từng từ một: các cuốn Từ điển Hán-Việt chỉ đề cập đến cặp từ ‘minh triết’ hay cụm từ ‘kinh bang tế thế’ mà mỗi từ hình tượng của Tàu đều có ý nghĩa; rất khác với ‘phương Tây’, nó chỉ là các ‘từ nguyên’ như ‘philosophia’ hay ‘economics’, trong đó, chữ ‘triết’ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại ‘philosophia’ có nghĩa là ‘tình yêu đối với sự thông thái’, còn chữ ‘kinh tế’ là ‘oikosnomos’ với ‘oikos’ là ‘nhà’ và ‘nomos’ là ‘quy tắc/quy luật’, nghĩa là ‘quy tắc quản lí gia đình’ (wikipedia), vì các nhà triết học Hy-La cổ đại bằng kinh nghiệm và trải nghiệm của mình đã định nghĩa sao cho sát sao nhất với thời đại mà họ đang sống.
Vì vậy, nếu muốn gọi là chính trị thì kể ‘chuyện hai con mèo’ hay kể ‘chuyện Chí Phèo’ thì cũng có thể, còn nếu muốn nói là ‘chém gió’ thì cũng đúng, mà đúng thật, vì người kể chỉ kể ngẫu nhiên, chứ không quan tâm đến chính trị.