Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

880. Triết lý bóng đá: Tự thua! (Thư giãn)


Buồn! Tiền đạo thì không dám sút, hậu vệ thì ghi bàn hộ đội bạn, thủ môn thì đánh nguội để nhận thẻ đỏ...

Tối hôm qua (7/12/2016), Đội tuyển Việt Nam đã bị thua một cách… ‘tội nghiệp’ và chính thức từ giã chính trường AFF Cup 2016. Lưu ý rằng ‘tội nghiệp’ là từ dùng của một phụ nữ ngồi gần tôi - trong số khoảng 10 người trong đại gia đình cùng xem bóng đá và nhiều người đã… chảy nước mắt! Trên đường về…

Có người nói là quả là ta có tài năng (không thua các ‘bạn’ khác), nhưng có một thứ tâm lý rất khó hiểu: chần chừ, lúng túng, không ổn định, không quyết đoán..., nhất là vào những thời đoạn có tính chất quyết định; thậm chí nói đó là loại ‘tâm lý nhược tiểu’ - một phần là do lịch sử ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu' (!), mà chỉ khi nào bị uy hiếp đến nước ‘không còn gì để mất’, thì lúc đó ta mới đoàn kết, quật khởi và vùng lên phản công, mới có tâm lý quyết đoán, và do đó, tạm thời đánh đuổi được kẻ thù ra khỏi bờ cõi:
-thua 1-2 trên sân khách, rồi cuối giờ (từ phút thứ 83) gỡ hòa 2-1 trên sân nhà, rồi… thua luôn.


Có người nói là quả là ta có tài năng, nhưng cũng do cái tâm lý ‘nhược tiểu’ nói trên, mà ta thua không phải là vì kẻ thù đánh thắng ta, mà chủ yếu là do ta ‘tự thua’:
-quả thua thứ 2 bên sân Indonesia là do hậu vệ ta (Quế Ngọc Hải) lúng túng phạm lỗi trong vòng cấm (1), và làm ta thua luôn.
-quả thua đầu tiên bên sân Việt Nam là do hậu vệ ta (Đình Đồng) lúng túng đẩy bóng vào vùng… lưới nhà (2); rồi quả thua đầu tiên (hiệp phụ) là do trước đó Nguyên Mạnh đã không kiềm chế (3), đánh nguội Hansamu, làm cho ta mất quân, mất thủ môn, rồi Quế Ngọc Hải phạm lỗi và phải vào lưới nhặt bóng, và làm ta thua luôn.

Có người nói là, có tính khái quát lịch sử hơn, không phải ta đã 13 lần đại thắng đội tuyển Xâm Lược phương Bắc (và tháng 2/1979 là lần thứ 14!), mà đó là các lần ta bị đẩy vào nước ‘không còn gì để mất’ nên đã đoàn kết vùng dậy và… ‘gỡ hòa’. Tại sao lại chỉ ‘gỡ hòa?, tại vì ta đã đuổi giặc ra cửa trước, rồi rước giặc vào cửa sau, vd thời nhà Lê (Lê Hoàn) đã đuổi được đội tuyển Tống ra khỏi phần sân mình, rồi nhà Lý lại sang… sân bạn để rước HLV ‘Khử Tổng’ và bí kiếp ‘Thứ tư nghỉnh cu’ của đội tuyển Tống về thờ ở cầu môn của ta - tức là Văn Miếu!…
Và dường như thời nay cũng không ngoại lệ!


Nói chung là trên mạng đã chấm điểm các vị được gọi là ‘vĩ nhân’ trong lịch sử… bóng đá VN,  chỉ được từ 5 đến 7,5 điểm!, như sau:
Vũ Văn Thanh (7,5 điểm)
Vũ Minh Tuấn (7,5 điểm)
Lương Xuân Trường (7 điểm)
Trương Đình Luật (7 điểm)
Phạm Thành Lương (6,5 điểm)
Nguyễn Văn Toàn (6,5 điểm)
Nguyễn Văn Quyết (6,5 điểm)
Trần Đình Đồng (6 điểm)
Quế Ngọc Hải (6 điểm)
Nguyễn Trọng Hoàng (6 điểm)
Đinh Thanh Trung (6 điểm)
Lê Công Vinh (6 điểm)
Nguyễn Công Phượng (6 điểm)
Trần Nguyên Mạnh (5 điểm)…
Đó là theo trang dantri.com.vn, còn những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ‘nháy nháy’ - âm 10 điểm - thì dĩ nhiên là không có tên trong danh sách đội tuyển bóng đá VN, ha..ha…ha…

Có một lời bình… rất đáng ghi nhận như sau:
-Buồn! Tiền đạo thì không dám sút, hậu vệ thì ghi bàn hộ đội bạn, thủ môn thì đánh nguội (4) để nhận thẻ đỏ... khi đã tiêu tốn rất nhiều tiền vào huấn luyện, giao hữu... Xin hỏi bao giờ bóng đá Việt Nam mới chuyên nghiệp đây, các cầu thủ cháy hết mình vì đồng bào đây? Chán quá. (Xmenln Bg, xaluan.com)
Mà, những cụm từ mà bạn ‘Xmenln Bg’ dùng ở trên như ‘không dám sút’, ‘ghi bàn hộ đội bạn’, ‘đánh nguội’, và đặc biệt là:
-‘Xin hỏi bao giờ bóng đá Việt Nam mới chuyên nghiệp đây?’,
đã phản ánh khá chính xác các cảm thán của những ‘có người nói là’ ở trên, dù là dưới góc độ bóng đá Việt Nam hay… lịch sử Việt Nam!

(HẾT)
---------

Chú dẫn:
  1. Quế Ngọc Hải phạm lỗi với Lilipally trong vòng cấm, trọng tài chính lập tức thổi phạt đền cho Indonesia. Trên chấm 11m, Boaz Solasso không mắc sai lầm khi sút tung lưới tuyển Việt Nam. Thủ thành Nguyên Mạnh dù chạm tay vào bóng nhưng pha kết thúc của tiền đạo đối phương là quá căng và hiểm hóc. (vietnamnet.vn)
  2. Cú tạt bóng của Solossa từ bên phải chẳng nguy hiểm, nhưng chẳng hiểu sao Đình Đồng lại đỡ bóng lại ở gần phía cột dọc trái để rồi trái bóng bay thẳng về lưới. Thủ thành Nguyên Mạnh không thể cản phá an toàn và Lilypaly dễ dàng sút tung lưới ngay trên vạch vôi (dantri.com.vn)
  3. Không hiểu có phải vì bị ức chế tâm lý sau bàn thua của đội tuyển Việt Nam hay không mà Nguyên Mạnh đã không kìm được cái đầu nóng. Thủ thành của SLNA đã nhận thẻ đỏ sau pha đánh nguội với Hansamu Yama Pranata. (dantri.com.vn)
  4. Tới giờ này vẫn không ai hiểu vì sao thủ môn Việt Nam dính thẻ đỏ?, xem thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1650665

16 nhận xét:

  1. Mietvuon Sau (FB) Sẽ còn thua dài... nếu bóng đá VN còn những cái đầu NÓNG...
    19 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc phải đến... cuối thế kỷ này!, bạn Mietvuon Sau à, híc...

      Xóa
  2. Cỏ May (FB)
    Hì hì... đọc bài của huynh cỏ thích nhất câu: Ta thua không phải kẻ thù đánh thắng ta mà ta thua vì do ta tự thua.
    Trong mỗi bản thân con người cũng vậy thất bại là do mỗi con người không chiến thắng nổi mình.
    11 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Ta thua không phải là vì kẻ thù đánh thắng ta, mà chủ yếu là do ta ‘tự thua’: cái này khó lý giải lắm Cỏ May à, nó thuộc một vấn đề tâm lý gì đó rất vô minh và có tính... lịch sử truyền kiếp, híc... T7 ngọt ngào nghen muội.

      Xóa
  3. LR sang thăm anh Bàng .Bóng đá thì LR chịu thôi anh ui......
    Thắng thua là chuyện thường tình, thế giới còn chịu , mình là cái chi đâu nè.....nhưng tại sao mờ thua thì hỏi anh cầu thủ biết liền hì hì ....
    Chúc anh vui khỏe, mạnh mẻ như cầu thủ nha anh Bàng ..hi hi hi....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ lan rung
      'Thắng thua là chuyện thường tình (của binh gia)' nếu không nhầm là trong... Binh pháp Tôn Tử (cười), tuy nhiên, nếu chỉ có vậy thì Tôn Tử không phải là Tôn Tử!
      Có một câu chuyện về... 'TÔN TỬ VN' như sau:

      Có 2 vợ chồng nọ là A và B, suốt ngày chửi nhau, đánh nhau, giết nhau, suýt gây án mạng, rồi phải ra tòa, mỗi người đi mỗi ngã, suốt đời kg nhìn mặt nhau.
      Nhưng, một hôm, có một cặp vợ chồng khác, cũng lâm vào hoàn cảnh y như thế (đang có nguy cơ ly dị).
      Bà vợ B (đã li dị ở trên) bèn 'lên lớp' vợ chồng người khác rằng:
      -Bình thường thôi, có gì đâu, chuyện vợ chồng ấy mà.
      Ông chồng A (đã li dị ở trên) cũng vậy, 'lên lớp' vợ chồng người khác rằng:
      -Bình thường thôi, có gì đâu, chuyện vợ chồng ấy mà.
      HA..HA..HA...

      Thank muội, cuối tuần ngọt ngào!

      Xóa
  4. Lưu tư liệu:
    Thú vui rỗng tuếch của bóng đá – Mario Vargas Llosa

    (Mario Vargas Llosa (1936–) là nhà văn người Peru. Ông được trao giải de Cervantes năm 1994 và giải Nobel văn học năm 2010)

    Cách đây mấy năm, tôi nghe một bài diễn thuyết xuất sắc của nhà nhân chủng học người Brazil Roberto DaMatta trong đó ông giải thích rằng sự phổ biến của bóng đá thể hiện một khao khát tự nhiên về tính hợp pháp, bình đẳng, và tự do.

    Lập luận của ông thông minh và thú vị. Theo ông, công chúng xem bóng đá như một kiểu xã hội hình mẫu—một xã hội được quản trị bởi những đạo luật rõ ràng và đơn giản mà mọi người đều hiểu và tuân thủ và, nếu bị vi phạm, sẽ mang đến hình phạt tức khắc cho bên có tội. Sân bóng là một không gian bình đẳng, loại trừ mọi thiên vị và đặc quyền. Ở đây, trên sân cỏ được đánh dấu bằng những đường kẻ trắng, người ta được đánh giá theo con người họ: theo kỹ năng, sự cống hiến, sáng tạo, và hiệu quả của họ. Tên, tiền bạc, và ảnh hưởng không nghĩa lý gì trong việc ghi bàn và nhận được những tràng vỗ tay và tiếng huýt từ khán đài. Cầu thủ bóng đá thực thi hình thức tự do duy nhất mà xã hội có thể cho phép thành viên của mình nếu không muốn tan rã: được làm bất cứ điều gì họ muốn miễn là nó không bị ngăn cấm bởi những quy định mà mọi người đều chấp thuận.

    Suy cho cùng, đây là điều khuấy động niềm đam mê của những đám đông trên toàn thế giới đổ vào các sân cỏ, hết mực chú tâm theo dõi các trận đấu trên truyền hình, và cãi cọ nhau về các thần tượng bóng đá: nỗi ghen tị thầm kín, nỗi hoài niệm vô thức về một thế giới—không như thế giới mà họ sống, vốn đầy rẫy bất công, tham nhũng, vô pháp, và bạo lực—của hài hòa, luật pháp, và bình đẳng.

    Lý thuyết đẹp đẽ này có thể đúng hay không? Giá mà nó đúng, vì chẳng có gì tích cực cho tương lai của nhân loại hơn có những cảm xúc văn minh ấy nép trong những bản năng sâu thẳm của đám đông. Nhưng, như thường lệ, thực tế vượt lên trên lý thuyết—chứng tỏ nó còn thiếu sót. Các lý thuyết luôn duy lý, luận lý, trí tuệ (ngay cả các lý thuyết đề xuất sự phi lý và điên rồ); nhưng trong xã hội, trong hành vi của con người, sự vô thức, sự phi lý, và sự tự phát thuần túy luôn có vai trò. Điều này vừa không thể tránh khỏi vừa không thể đo lường được.

    Tôi viết nguệch ngoạc những dòng này ở một ghế trên sân Nou Camp, vài phút trước khi trận Argentina-Bỉ khai mạc World Cup lần này (Tây Ban Nha 1982). Các dấu hiệu đều thuận lợi: một mặt trời rạng rỡ; một đám đông nhiều màu sắc đầy ấn tượng vẫy cờ Tây Ban Nha, Catalan, Argentina, và vài lá cờ Bỉ, pháo hoa ầm ĩ, một bầu không khí lễ hội và những tràng vỗ tay dành cho các màn khiêu vũ và thể dục nhịp điệu khởi động trận đấu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tt)
      Đây là một thế giới hấp dẫn hơn nhiều so với thế giới bị bỏ lại bên ngoài, đằng sau những khán đài của sân Nou Camp và những con người đang tán thưởng các màn khiêu vũ và xếp hình được thực hiện bởi hàng chục người trẻ trên sân. Đây là một thế giới không có chiến tranh, những cuộc chiến như ở Nam Đại Tây Dương và Libăng, chúng bị World Cup giáng xuống vị trí thứ hai trong tâm trí của hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới; họ, giống như những người chúng tôi trên khán đài này, trong hai giờ tới sẽ chẳng nghĩ đến gì ngoài đường chuyền và cú sút của 22 cầu thủ Argentina và Bỉ đang mở màn giải đấu.

      Có lẽ lời giải thích cho hiện tượng đương đại phi thường này, niềm đam mê bóng đá—môn thể thao được tôn lên vị thế của một tôn giáo phổ thông, với số tín đồ lớn hơn tất cả—trên thực tế ít phức tạp hơn nhiều so với những gì mà các nhà xã hội học và tâm lý học giả định với chúng ta; có thể bóng đá chỉ đơn giản là cho người ta thứ gì đó họ gần như không bao giờ có thể có: một cơ hội để vui vẻ, để thư giãn, để được phấn khích, để cảm nhận được những cảm xúc mãnh liệt nhất định mà sinh hoạt thường ngày hiếm khi nào cho họ.

      Muốn vui vẻ, thư giãn, muốn có một khoảng thời gian thoải mái, là một khát vọng chính đáng nhất—một thứ quyền có giá trị như mong muốn được ăn và làm việc. Vì nhiều lý do, chắc chắn là phức tạp, bóng đá trong thế giới ngày nay đã được đưa vào đảm nhận vai trò này, thành công hơn bất kỳ môn thể thao nào khác.

      Những người trong chúng ta có được niềm vui từ bóng đá sẽ không hề ngạc nhiên với sự phổ biến của nó trong vai trò một trò giải trí tập thể. Nhưng có nhiều người không hiểu nó và thậm chí còn chỉ trích nó. Họ xem nó là đáng lên án vì, họ nói, bóng đá làm tha hóa và bần cùng hóa đám đông—đánh lạc hướng họ khỏi những vấn đề quan trọng. Những người nghĩ như thế đã quên rằng có được niềm vui là một điều quan trọng. Họ cũng quên rằng đặc trưng của giải trí, dù căng thẳng và cuốn hút đến đâu (một trận bóng hay thì vô cùng căng thẳng và cuốn hút), là nó phù phiếm, phi siêu việt, vô thưởng vô phạt. Một trải nghiệm nơi tác dụng biến mất cùng lúc với nguyên nhân. Thể thao, với những người yêu thích nó, là tình yêu hình thức, một cảnh tượng không vượt lên trên vật chất, cảm giác, cảm xúc tức thời; một cảnh tượng, không như một cuốn sách hay một vở kịch, gần như không để lại dấu vết nào trong ký ức và không làm giàu hay làm nghèo tri thức. Đấy là cái hấp dẫn của nó: nó thú vị và rỗng tuếch. Vì lý do đó, con người thông minh hay không thông minh, văn hóa hay vô văn hóa, đều có thể thưởng thức bóng đá như nhau. Nhưng đến đây là đủ. Nhà vua đã đến. Hai đội bóng đã ra sân. World Cup đã chính thức bắt đầu. Trận đấu đã bắt đầu. Viết đến đây là đủ. Chúng ta hãy thư giãn một chút.

      Barcelona, 1982. (Nguyễn Hải Hoành dịch)

      Xóa
  5. Thăm anh
    Cuối tuần an nhiên anh ạ!

    Trả lờiXóa
  6. Triết lý tình yêu: Cho thật nhiều song nhận chẳng bao nhiêu.
    Triết lý hi vọng: hi vọng nhiều thất vọng nhiều
    Triết lý blog: Lá Bàng gom lá vàng
    :)- tự bịa: MTV
    Chúc Huynh đêm ngon giấc với nhiều giấc mơ đẹp ahj

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, MTV làm đôi khi huynh/người khác tưởng là Music TV, tức là kênh truyền hình âm nhạc đó, hi...
      Thank muội nhé, CN ngọt ngào!

      Xóa
  7. vomtroirieng [Blogger] Email 10.12.16@20:41
    Huynh à, từ "tội nghiệp" thường xuất hiện trong trí của phụ nữ mỗi khi xem bóng đá và dành cho đội thua, như có lần VN đá với Lào, thắng hơn 10 quả, thấy Lào chạy tới lui cản bóng trong tuyệt vọng mà tội nghiệp vô cùng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa, có lần VN đá với Lào mà thắng hơn 10 trái à!, huynh kg biết chuyện này. Riêng đội tuyển VN thì bất ngờ... nhất là trận chung kết AFF Cup 2008 (với Thái Lan, VN thắng vào... mấy giây cuối), còn trận bán kết lượt về giữa VN với Indonesia hôm 7/12 thì được khá nhiều người đánh giá là 'rúng động'!
      Thank... muội, beautiful Sunday!

      Xóa
  8. Lần duy nhất VN vđ ĐNÁ năm 2008 là khi thủ môn chơi hay (Dương Hồng Sơn). Các lần bị thua cay đắng đa số đều có dấu ấn đậm nét của thủ môn quá tồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật khó xác định... Cũng cần nhìn nhận là mình chơi chưa hay!, đó là nhờ đội Thái Lan chứng minh hộ:
      -2 trận bán kết họ thắng Myanmar tới... 6-0, trong lúc mình đá thập tử nhất sinh/trầy da tróc vảy mà vẫn bị... thua đau!
      Híc...

      Xóa