Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

1000. Pùn cừ cái vụ Trang Tử (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho đàn vịt


Trước đây, tôi vốn thích nhất Trang Tử* và ngưỡng mộ nhất nhân vật Phong Thanh Dương - sư phụ ‘xịn’ của Lệnh Hồ Xung, vì tính ‘thần tiên thoát tục’ của họ! Ngoài ra còn có Lucas Hood trong phim ‘Thị trấn Banshee’, Lucky Luke trong phim ‘Cao bồi Viễn Tây’ hay Robert McCall trong phim ‘Người thực thi công lý’*…

Nhưng mấy năm nay nằm suy nghĩ lại, tôi bỗng thấy… rụng rời, vì sao?, tại vì xưa nay ‘nó’ - và một số tư tưởng khác như ‘vô phi thị đạo*', ‘huề cả làng’, nhất là hệ tư tưởng cực đoan - chả giúp được gì cho dân ta để phát triển đất nước bền vững, giành thắng lợi trên ‘đấu trường quốc tế’, hiện thực hóa ước mơ trở thành con rồng thế giới; nói thẳng ra là nó chả giúp được gì cho dân ta thoát khỏi cái niền kim cô ‘nhược tiểu’!

Thật vậy, do số phận mà tôi có làm việc, đi chơi, chém gió hay tán gái… với nhiều người nước ngoài, trong đó ở châu Á thì có đến Abu Dhabi, Dubai, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore… nhưng tôi chưa hề thấy bất cứ ai nhắc đến Khổng Tử, Lão Tử hay Trang Tử… Thậm chí khi được hỏi ‘Do you know Mr. Khổng Tử?’ (Anh có biết ông Khổng Tử không?) thì một chuyên gia Tàu ngơ ngác không biết ‘Khổng Tử’ là ai hết!, còn ‘ Do you think Confucius is a great man?’ (Ông có nghĩ  Khổng Tử là vĩ nhân không?) thì một người Anh trả lời là ‘I don’t think so’ (Tôi không nghĩ vậy)… Lý do: Tiếng Hán-Việt chỉ có người Việt xài!, còn cả thế giới thì không, 2) Người phương Tây không có thói quen ‘sùng bái cá nhân’… Mấy chuyện này tôi có kể trong blog này rồi.

Và do… may mà hôm qua tôi có đọc được mấy tiêu đề ‘Người Việt không nhìn xa trông rộng’, ‘Lao động không lành nghề’, ‘Bỏ sang Mỹ nhiều nhất thiên hạ’, (nhưng) ‘Lương lại thấp nhất so với người ta’… (trong bài ‘Lao động Việt tại Mỹ’*), rồi kiểm tra lại một số bài HÂM LẠI về Trang Tử, đồng thời liên tưởng đến các bài viết/phát biểu của người Tàu như Lâm Ngữ Đường, Lưu Á Châu, Lưu Hiểu Ba, Trương Duy Nghênh, Vương Khả Nhi*… thì mới thấy rằng những nhận định này là… có lý!

*

Không phải là phi thuyền Apollo, tàu vũ trụ Curiosity!

Thực ra, mấy câu của Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử… như ‘Kỷ sở bất dục, vật ư thi nhân’, ‘Đạo khả đạo phi thường đạo’, ‘Thiên tại nội, nhân tại ngoại’, mặc dù trong đó có chữ ‘phi thường’ nhưng thiết nghĩ chẳng phi thường chút nào! (cười), có lẽ nó phi thường do ta thấy viết dưới dạng tiếng Háng mà ra quán nổ nghe rất ‘kêu’!, ha..ha..ha… Thật vậy…

Câu ‘điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác’ (Khổng Tử): dễ ẹt!, chả lẽ ta không muốn ăn ớt lại đem ớt nhét vô mồm người ta!, cụ thể là ông bà ta có nói ‘Thương nhau bỏ chín làm mười’, ‘Một câu nhịn, chín câu lành’, ‘Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’, ‘Có qua có lại mới toại lòng nhau’, ‘Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài’, ‘Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy’, hay hiện đại hơn là ‘Hãy tặng cái người ta thích, chứ đừng tặng cái mà mình thích’…

Câu ‘Cái gì mà nói ra được thì không phải là đạo’ (Lão Tử): dễ ẹt!, không cần sống cùng thời với cái ông ‘Thủ thân vi đại’* này, dân ta cũng thừa có câu ‘lời nói không diễn tả hết ý’, ‘viết để giết thì giờ’ (Mua vui cũng được một vài trống canh - Nguyễn Du), dân Tây có câu ‘SHOW, NOT TELL’ (đừng nói nhiều mà hãy làm người ta hiểu), hay lãng mạng hơn là ‘How can I tell her’ (nói sao cho em hiểu), ‘Where do i begin, to tell the story’* (biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ), hay ‘I love you more than I can say’ (anh yêu em nhiều hơn những gì anh nói), thú vị nhất là:

- Chả cần nói nhiều, anh cứ yêu… đại, anh ‘yêu em vì chỉ biết đó là em’!, ha..ha..ha…

Câu ‘Trời tại tâm, người tại ngoại’ (Trang Tử): dễ ẹt!, dân ta rất thường nói ‘Phật tại tâm’, hay bình dân hơn là ‘Khi lòng bình an thì đã có Phật có Chúa trong đó rồi!’, hay ngược lại là ‘Miệng nam mô, một bồ dao găm’, hay hiện đại hơn là ‘Bài thơ khác với nhà thơ’… Trang Tử còn có nói:

- ‘Thuyên giả sở dĩ tại ngư; đắc ngư nhi vong thuyên. Đề giả sở dĩ tại thố, đắc thố nhi vong đề’ = Có nơm là vì cá, được cá hãy quên nơm. Có dò là vì thỏ, được thỏ hãy quên dò. Có lời là vì ý, được ý hãy quên lời... (‘Ngoại vật’, Trang Tử, Nguyễn Văn Thọ dịch, nhantu.net).

 

Ối dà, không phải là… phi thuyền Apollo, tàu vũ trụ Curiosity, tàu sân bay USS Nimitz hay ‘Robot tình dục’!, mà mần hết ‘cá’ đến ‘thỏ’: Háng rộng quá nhỉ!, vĩ đại quá nhỉ!, hại điện quá nhỉ!, hèn chi dân Vịt đang ở tận… ‘đỉnh cao trí tệ’!

Ngoài ra, câu ‘Ashes to ashes dust to dust - Ngươi là cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi’ là… xưa rồi!, chết mà không trở về với cát bụi thì ‘đi về đâu hỡi em’!, chả lẽ còn ở lại cõi trần tục này để ‘buôn lá chít rồi tằng tằng xây biệt phủ’ hoài à!, dân chịu sao nổi!

Như vậy thì, chưa nói dân Tây, Ấn Độ hay dân Hồi giáo, cớ sao ‘ta không tự hào ta’ khi dân ta giỏi hơn Khử Tổng, Lữ Tảo, Trư Tảng, ví dụ, ‘có lúc’ về triết lý thì cụ thể hơn, thực tế hơn, thậm chí sâu sắc hơn, thông thái hơn, nhất là về tính lãng mạng thì hơn đứt đuôi còn nòng nọc!, ha..ha..ha…


*

Nhưng mấy cái ‘thực tế’ trên của ta là rất chưa đủ…

Có cảm giác rằng hình như có dân xứ rùa X nào đó, ở đâu đó, khi sinh ra được thượng đế giao nhiệm vụ là:

- Hãy HÂM LẠI các cái thứ được đồn là ‘thánh nhân’, ‘vĩ nhân’, và suốt dời cứ cong đít mần hết khảo cứu đến phân tích, lúc thì ‘I La Mã, II La Mã, III La Mã, IV La Mã’, lúc thì ‘A, B, C, D lớn’, lúc thì ‘a, b, c, d, dắt dê đi ỉa’, cứ ‘gạch đầu dòng’ cho nhiều vào!, rồi ném đá nhau, dìm hàng nhau, chửi nhau, giết nhau cho đã!; hễ sống thì ta cho nước ngoài xâm lược liên miên cho chúng mầy… vui, chết thì ta ban cho ba tiếng ‘ò í e’ cùng với 2m2 đất, nhưng ta pùn, vì chúng bây chết mà chả để lại cho nhân loại cái mịa gì hết!

- Yes, sir.

Dân xứ đó tuân lệnh, lạy tạ như tế sao, và cả ngàn năm nay cứ mần y như lời ngài đã dạy!

Chời ơi nà chời, món ăn hôm qua thì hôm nay đã ‘thiu’ mịa nó rồi!, thế thì món ăn cách đây 2500 năm thì chắc chắn là nó đã có mùi thum thủm như… cái phao câu của con Kong-đảo Đầu Lâu rồi!, mấy ông biết không!, lạy mấy ông!

 

Tại sao dân xứ đó lại… ‘cần lù’ đến thế! Tại sao họ chỉ biết niệm chú câu ‘quan ngại’ và rất thường ‘tự thua’ nơi đấu trường quốc tế!...

Có liên quan đến ‘chuyện’ này, GS Howard Gardner* có đề cập đến các dạng trí khôn như trí khôn ẩn dụ, trí khôn khái quát, trí khôn logic… là khá cùng bản chất, mà thiết nghĩ là dân Vịt rất yếu về ‘trí khôn ẩn dụ’!, nên khi tiếp thu cái được gọi là sản phẩm của ‘quyền lực mềm’ Tê Cu, ‘4T’ (‘thông tin tuyên truyền’) hay ‘fake news’ (tin giả, tin vịt, lời mị dân)…, thì hậu quả ‘từ bị thương cho đến chết’ sẽ xảy ra tức thì!

‘Hậu quả' này thì ‘how can I tell you’ - nói sao cho ‘em’ hiểu đây? À, có minh họa rồi…

- Lương năm của một người Việt tại Mỹ chỉ dừng ở mức 38.984 USD/năm trong khi đó, lương của lao động Ấn Độ là 107.771 USD/năm, TQ 95.344 USD/năm, Hàn Quốc 44.684 USD/năm, Anh 128.454 USD/năm, Đài Loan 87.961 USD/năm, Ukraine 103.453 USD/năm, Bangladesh 92.407 USD/năm, Li Băng 131.382 USD/năm hay Nepal là 92.282 USD/năm.... vì ‘lao động Việt không biết nhìn xa trông rộng’, hayđơn giản vì chúng ta chưa đủ trình độ…, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc’… 

Ông ‘dân trí’ viết vậy hơi khó hiểu, dễ hiểu hơn như sau: Lương người Việt (tại Mỹ) là thấp nhất, thấp hơn Hàn Quốc là 1,2 lần, Đài Loan là 2,3 lần, Nepal, Bangladesh và TQ là 2,5 lần, Ucraine và Ấn Độ là 2,8 lần, Anh và Li Băng là 3,4 lần.

Đại khái là nếu bên Mỹ người Việt làm được 100 triệu đồng/năm, chẳng hạn, thì người Ấn làm được 280 triệu, còn người Anh làm được những 340 triệu!, đó là nói ở Mỹ, chứ ‘lương ở VN’ thì càng… thê thảm hơn, thường kém người ta từ 20-50 lần lận!, híc..híc…


*

Vì ‘bụt nhà không thiêng’!, nên dưới đây không phải tôi nói mà những người Tàu có ‘số má’ nói:

-Triết gia người Đức Hegel đã nói ‘TQ không có triết học’. Tôi cho rằng TQ mấy ngàn năm qua không hề sản sinh ra được tư tưởng gia nào. Tư tưởng gia mà tôi nói tới ở đây là những nhà tư tưởng có cống hiến kiệt xuất cho tiến trình văn minh của nhân loại như Hegel, Socrates, Platon... Lão Đam (Lão Tử), anh nói xem có phải là tư tưởng gia không?, chỉ dựa vào cuốn sách ‘Đạo Đức Kinh’ hơn 5 nghìn chữ mà cũng trở thành tư tưởng gia?, đó là chưa nói đến ‘Đạo Đức Kinh’ của ông ta có vấn đề. Khổng Tử có thể trở thành tư tưởng gia được không?..., ông ta chỉ cung cấp một số thứ xoay quanh quyền lực. Nếu Nho học là một thứ tôn giáo, thì nó là ngụy tôn giáo, nếu là tín ngưỡng, thì nó là ngụy tín ngưỡng; còn nếu cho nó là một thứ triết học thì nó là thứ triết học của xã hội quan trường. Từ ý nghĩa này mà nói, Nho học có tội với người dân TQ…’ (Lưu Á Châu*).

- ‘Vận mệnh của Khổng Tử trong thời Xuân Thu, giống như một con chó nhà có tang… Do Nho giáo có lợi cho sự thống trị của giới cầm quyền, do nên địa vị của con chó giữ cửa cũng được tính là vững chắc, ngồi một mạch hơn 2000 năm. Được giới đọc sách tôn làm thần tượng, tung hô lên tận mây xanh, thậm chí làm bức tượng dát vàng trong tổ miếu hoàng gia. Đó cũng là lúc mà những trí thức và tư tưởng gia TQ khác rơi xuống địa ngục, biến thành nô tì của quyền lực…’ (Lưu Hiểu Ba*).

- ‘Người TQ cổ nuôi dưỡng ba giấc mộng Trung Hoa: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng minh quân…; tất cả mọi đều tốt đẹp đến từ sự ban ơn của kẻ thống trị. Giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng thanh quan, nếu như hoàng đế đã không thể trông cậy được nữa, thì người dân hy vọng sẽ có một vị thanh quan, thanh liêm chính trực… Giấc mộng thứ ba gọi là giấc mộng hiệp khách, nếu như thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì hy vọng sẽ có một vị hiệp khách thay dân báo thù rửa hận… Ba giấc mộng thời xưa chính là ‘giấc mộng kê vàng’ giữa ban ngày, mang tính bị động tiêu cực đối với nhân dân, là chính sách ngu dân mang lại ác mộng nghìn năm, chỉ có thể khiến cho dân chúng trở thành những con cừu ngoan ngoãn, mặc cho kẻ thống trị làm mưa làm gió, xâu xé giết hại, thống trị vĩnh viễn…’ (Vương Khả Nhi*).

- ‘Tôi mơ ước đến một ngày nào đó sẽ nhìn thấy một viên cảnh sát và một người lái xe đang đứng bên đường trò chuyện về đàn chim nhạn đang bay về phía cuối trời’ (Lâm Ngữ Đường, fb Văn Giá Ngô).

- ‘Theo thống kê của học giả Jack Challoner thuộc Bảo tàng Khoa học Anh, trong khoảng thời gian từ thời kỳ đồ đá (2,5 triệu năm trước) đến năm 2008, đã có 1.001 phát minh lớn làm thay đổi cả thế giới, trong đó, TQ (chỉ) có 30 phát minh, chiếm 3%. 30 phát minh này đều là xuất hiện từ trước năm 1500…; từ sau năm 1500 tất cả những phát minh lớn đều không đến từ TQ…’ (Trương Duy Nghênh*)…

Lịch sử Tê Cu có đến những… ‘30 phát minh lớn’ cơ à! Ha..ha..ha…

 

***

Qua mấy ‘tư tưởng lớn’ trên đây…

Nhiều người thắc mắc là triết Đông khác triết Tây ở chỗ nào? Có thể... dễ nhận thấy là một phần của nhân loại đều thiên về chuyện ‘không màng danh lợi’, trong đó, một số rất ít người Tàu/Việt lại đi về hướng ‘thần tiên thoát tục’, nhưng có không ít người Tây dù về vườn thì vẫn giữ và thực hiện hai cặp ‘công bằng’ và ‘nhân bản’!; còn đa số dân Vịt lại theo triết lý ‘nói vậy nhưng không phải vậy’, tức là không ‘nói chuyện này’, nhưng lại có ‘nói chuyện khác’ gấp 10 lần, gấm trăm, thậm chí gấp ngàn lần!, ha..ha..ha…

‘Sáng tạo tức là phải làm ra sản phẩm hoặc phải nghĩ ra ý tưởng mới mẻ. Hoặc phát hiện ra vấn đề còn chưa được khám phá và đòi hỏi sự giải quyết’ (Howard Gardner), thế thì sao ta lại tiếp cận mức sáng tạo ‘thấp nhất’… giỏi thế? Ở trên thì ‘dân trí’ cho rằng tại ‘lao động không lành nghề’, vậy dân ta rành nghề gì?

Người Quảng cho đó là nghề nói chung chung - ‘bá nghệ bá tri, vị chi bá láp’, dân Phây cho đó là nghề ‘NATO - No Actons, Talk Only = Chém gió', nhà văn Scott Fitzgerald* cho đó là nghề ‘sinh ra là một nguyên bản, mà chết như bản sao’, còn dân ‘Chí Phèo’ cho đó là nghề:

- ‘Khổng Tử nói rằng, Lão Tử nói rằng, Trang Tử nói rằng’, mà thực ra đó chả là nghề chuyên môn cái… mịa gì hết!

 

(HẾT)

---------

Chú dẫn:

1.       Howard Gardner, GS Tâm lý học Mỹ, đã nhận diện được 8 dạng trí khôn và mỗi dạng trí khôn ở từng cá nhân có thể được coi như một thứ dấu vân tay không thể lẫn một người với bất cứ ai khác… 10 năm sau Frames of Mind (Cơ chế trí khôn), Gardner xuất bản cuốn Creating Minds (Những trí tuệ sáng tạo), một cuốn sách nghiên cứu khả năng sáng tạo của bảy nhân vật xuất chúng của thế kỷ 20 với các dạng trí khôn khác nhau theo quan điểm của thuyết MI: Freud, Einstein, Picasso, Gandhi... (vietnamnet.vn)

2.       Lao động Việt tại Mỹ: Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 9 trong tốp những nước dẫn đầu về số lượng người xin thẻ xanh diện lao động kỹ năng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, lương lao động Việt tại đây lại thấp nhất so với lương của mọi lao động nước khác trong top 100 thế giới…. Xem thêm: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/lao-dong-viet-tai-my-luong-thap-nhat-trong-lao-dong-cac-nuoc-20170916094038617.htm

3.       Lưu Á Châu, Thượng tướng TQ (đang), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/08/848-toi-khen-luu-chau-thu-gian.html

4.       Lưu Hiểu Ba (1955-2017), Nobel Hòa bình 2010, nói ‘Khổng Tử là chó nhà tang’, xem thêm: https://www.facebook.com/notes/hôm-qua-làm-chó-không-nhà-hôm-nay-làm-chó-gác-cửa-cái-nhìn-đúng-về-cơn-sốt-khổng/10151246022725256

5.       Phim 'Người thực thi công lý' (Equalizer) là câu chuyện về Robert McCall, một người để lại quá khứ nhiều uẩn khúc phía sau để tận hưởng một cuộc sống mới bình yên. Tuy nhiên, khi phát hiện ra một cô gái trẻ bị nhóm gangster người Nga kiểm soát và hành hạ, McCall không thể đứng yên làm ngơ. Những kỹ năng sát thủ được anh ẩn giấu bấy lâu nay lại có đất dụng võ và Robert McCall bỗng trở thành người thực thi công lý... Xem tại: http://vkool.net/https://www.youtube.com/watch?v=rAVEIRJOvTw

6.       Scott Fitzgerald, nhà văn Mỹ trong truyện ‘Gatsby vĩ đại’ (The Great Gatsby) có nói: ‘Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao’.

7.       Trang Tử (365-290TCN) , xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/468-nhung-ieu-trang-tu-day-va-cau.html

8.       Trương Duy Nghênh, nhà nghiên cứu kinh tế học TQ (đang), có bài phát biểu ‘Tự do là một trách nhiệm’, xem thêm: https://www.facebook.com/anhson.tranduc/posts/10208678580476504

9.       ‘Vô phi thị đạo’: không có cái gì không phải là đạo. ‘Thủ thân vi đại’: Giữ được thân là điều lớn nhất.

10.    Vương Khả Nhi có thể là… triết gia tương lai!, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/07/714-nhan-inh-cua-toi-ve-bai-dien-van-to.html

11.    ‘Where do i begin, to tell the story of how greatful love can be…’: Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ tôi đã yêu nàng chiều chiều sớm sớm (‘Love Story’, Phạm Duy dịch, trình bày Quang Dũng), xem tại: https://www.youtube.com/watch?v=kcVKSNKvyNU

8 nhận xét:

  1. Sư Huynh ui.....Sang thăm Huynh và đọc entry này tới lui mấy lần sao mờ thấy buồn lòng con quốc quốc quá đi .....Thôi chào Huynh hé muội "dìa" đây...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, có vài lời bình có liên quan, huynh sẽ chép sang đây; Hán-Việt kg vấn đề, nhưng Háng-Vịt rất có vấn đề (cười)... Thank LR, chúc ngủ ngon!

      Xóa
  2. Vo San Nguoi (FB)
    Sao huynh chưa ngủ, cứ nhớ mấy con Vịt Tàu hoài vậy. Ngủ đi mai nói mấy con gấu mẹ vĩ đại xem sao...
    16 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, bài sau huynh sẽ viết về đề tài... Gấu mẹ vĩ đại (!), nhưng viết tốn chất xám nắm, phải có nương nhìu nhìu cơ!, hehe

      Xóa
  3. Nguyễn Phu (FB)
    Tôi thấy mình gặp may mắn vì mấy năm gần đây mới nghe đến tên người Lão Tử, Khổng Tử và bây giờ Trang Tử. Còn vốn Hán Việt được phong phú thêm là do xem Xuân Hinh trong "Thầy đồ dậy học", ở đó tôi biết thêm Cao Tổ. Mặc dù vậy, tôi chẳng thấy bị thiệt thòi gì, khi tôi tiếp xúc với 5 châu bốn biển.
    😀
    25 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, lâu ngày mới thấy đại hiệp, tại hạ đi... chơi cả ngày, giờ mới về, nên trả lời trễ, sr.
      Biết tiếng Háng-Vịt hay tiếng cá Tràu thì càng tốt chớ sao!, tuy nhiên nó cũng có những hạn chế của nó,
      vd, nhiều khi (các) học giả dịch tiếng cá Tràu ra tiếng Vịt, mình hiểu không nổi!, nhất là khi nghe mấy sư giảng đạo!, hay như ở trên mình không rõ là Cao Tổ nào!, Hán Cao Tổ chăng!, cho nên rất... 'phiền phức' (còn thiếu gì người không hiểu 'Cao Tổ nghĩa là gì nữa!, hehe)...
      Ngoài ra, tiếng Háng-Vịt lồng trong hài Xuân Hinh cũng phần nào chỉ ra cái 'góc khép' rất khó sút vô... cầu môn của nó!, nói nôm na là nó thiếu đất... dụng võ vào thời @!, nên cần phải... li dị nó... sớm!... Thank bạn!

      Xóa
  4. Phi Bi (TCKBG)
    Tại cái ông giáo sư Nơ-Đành-Gà Gardener* gì đó khi nói đến trí khôn còn quên một thể loại ‘khôn vặt’. Thế nên không phải GDP cuả người gốc Việt ở Mỹ thấp hơn các sắc khác, mà là GDP ‘cai không’ (công khai) của người gốc Việt ở Mỹ thấp thôi anh :) :) Nói đến Khổng Tử thì có lần đi công tác ở TQ, người ta đưa pb (Phi Bi) đi thăm gia trang cuả Khổng Tử. Cái ấn tượng nhất là họ chỉ vào một cây cột trạm trổ và nói ở hoàng cung cũng có một cột giống vầy, nhưng cột ở đây đẹp hơn ở hoàng cung nên khi vua đến thăm thì Khổng Tử cho người che cột lại vì sợ vua ganh ghét :). Người Việt mình thì hay tốt khoe xấu bơm, hỏng tiền bơm thì che hahaha... Nhưng Khổng Tử thì ma le (ma lamh!) nên chỉ khoe với người dưới và che với người trên...
    2 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời bình tuyệt! Có lẽ người Việt không 'công khai' nên số liệu thu nhập cá nhân bên Mỹ thấp, vì... 'khôn vặt', ok!... Nhưng dù sao trên thực tế, tôi cũng thấy trong cuốn 'EU Guidelines' khá quy định lương chuyên gia nước ngoài hơn VN từ 5-10 lần, vd họ lương 15.000 đô thì VN từ 2000-3000, tức khoảng 50-60 triệu/tháng, mà họ cho ở VN như thế là cao rồi, và chuyên gia Việt cũng hài lòng, vì 'nó' gấp 10 lần bên chính phủ! Vụ 'cái trụ' của Khổng Tử làm tôi sáng ra:
      - Té ra là học thuyết của Khổng Tử chỉ hăm hăm 'chỉ đạo' lão bá tánh chứ không động đến sợi lông của vua - tức là thượng đế chí tôn, hèn chi dân cá Tràu cả ngàn năm nay mất cả ý chí sáng tạo, còn dân Vịt vì đi theo nên tệ hại hơn - chỉ có ý chí phụ thuộc!...

      Xóa