Người về nơi cuối phố
Thấy em, nửa bóng hình
Dáng nhỏ nhỏ xinh xinh
Ôi, môi mềm khó tả
*
Chiều rơi, rơi êm êm
Nắng rụng, rụng bên thềm
Nhạc điệu me-lo-dy
Lời nói yêu thầm thì
*
Ai yêu mãi tôn thờ
Ai hồn mãi trong mơ
Anh là ai, là ai
Mãi mãi kẻ dại khờ!
Thấy em, nửa bóng hình
Dáng nhỏ nhỏ xinh xinh
Ôi, môi mềm khó tả
*
Chiều rơi, rơi êm êm
Nắng rụng, rụng bên thềm
Nhạc điệu me-lo-dy
Lời nói yêu thầm thì
*
Ai yêu mãi tôn thờ
Ai hồn mãi trong mơ
Anh là ai, là ai
Mãi mãi kẻ dại khờ!
---------
- Trước nay tôi hay thắc mắc: 'biết là gì?', và mất cả
mấy năm tôi mới hiểu rằng 'biết tức là biết mình ngu', cho nên người thấy mình
ngu mới là người hiểu biết. Kiss* thấy mình... 'ngu' (!), ok, tốt... Nhưng quay
lại nhìn ta thì đa số xưa nay toàn là thể hiện, có thấy mấy ai tự nhận mình là
ngu hoặc sai đâu, mà toàn là làm đúng... quy trình!
Đọc đến đây là xong, một stt trên fb đã hoàn thành!, rồi
bình ‘Chúc anh vv’, rồi tắt đèn đi ngủ…, chục hay vài chục năm sau nghe ‘ò í e’
là hết một kiếp người, chả có cái giải… rút quần nào hết, một người bạn của tôi
thời ĐH đùa như vậy, hehe…
Nhân tiện tôi xin giải thích thêm, ngắn. Lời bình trên
xuất phát từ còm của bạn Maitrang Huynh*, Hồ Thái Hà*, phản hồi của anh Hai Rạch
Giá*, rồi đến tôi; cái tôi là ‘ÉGO’*; không phải (tôi) ‘mất cả mấy năm’,
mà mất cả mấy chục năm; Kiss là Kissinger, ông ta nói khác, nói gì?… Tôi trả lời
còm vào lúc 10h tối ngày 8/10/2017, thì do ‘duyên’ hay ‘năng lượng’ mà, ‘sau đó
2 tiếng đồng hồ’, tức là vào lúc 12g ngày 9/10/2017, tôi vô tình đọc được bài ‘CÁI
TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT’ của Từ Thức, mà trước đó 3 năm, tôi đã bỏ ra hết cả
tháng (12/11 đến 12/12/2014) để viết một loạt 5 entry về ‘Tính xấu của người Việt’*…
Chắc không phải dài dòng, xin trân trọng giới thiệu với
bạn đọc một bài viết về… tính xấu của người Việt mà ‘hợp nhãn’… nhất đối với tôi, mà
bạn Từ Thức đã đăng trên fb lúc 14g ngày 8/10/2017. TM.
*
CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT
Tại sao cái tôi, cái ‘égo’ của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu
người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc
nhà gào khản cổ: tôi giỏi quá, tôi yêu tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?
Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những
ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘ông’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của
đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.
In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với
Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu
dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng
viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng,
tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, vá víu, đầu Ngô mình Sở, nghĩ
mình là triết gia, trí thức, tư tưởng gia lớn, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay
đi xuống). Học gạo được cái bằng, nghĩ mình đã chế ra điện và nước nóng.
Ở đâu cũng có những cái tôi tổ bố, nhưng ở người Việt, nó là một hiện tượng phổ
thông.
Phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm?
Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh (pathologie). Và trong 9 trên 10 trường
hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại (complexe de supériorité) là để che
đậy tự ti mặc cảm (complexe d’infériorité). Tư cao, tự đại là một cách tự vệ của
người yếu.
Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ
so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm
mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng. Khi một nghệ sĩ
thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa,
anh ta về hưu. Như một bà bán hột vịt lộn, một tài xế xe đò về hưu.
Nếu Picasso thoả mãn với 'péiriode rose' , sẽ không có ‘période bleue’ (đáng lẽ
nói ngược lại, vì thời kỳ hồng 1901-1904, thời kỳ xanh 1905-1907, NGLB), nếu
hài lòng với période bleue (giai đoạn vẽ tranh màu xanh), sẽ không có tranh lập
thể đưa hội họa đi xa ngàn dặm.
Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trên France
Culture, trên chương trình La grande Librairie của Pierre Busnel (France 5),
khó tưởng tượng họ đã chiếm giải Nobel Văn chương. Họ khiêm nhượng, ngập ngừng,
do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao. Modiano tìm chữ một cách
khó khăn, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói: thôi, bỏ qua đi, chẳng có gì
đáng nói. Họ lắng nghe người khác, dù người trước mặt chỉ là một nhà văn chân ướt
chân ráo, vừa in cuốn sách đầu tay.
Trước đây, khá lâu, tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng
già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở
thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống
trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu.
Thí dụ ông muốn so sánh ý niệm niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên
chúa giáo. Bà hỏi cách làm gỏi cuốn.
Ông bà là Công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.
Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV, chắc không bao
giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot - giáo sư âm nhạc có uy tín lớn, ông là
Olivier Messaien - một trong những nhạc sư, tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu
bán thế kỷ 20.
Rất nhiều nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu, như Pierre Boulez, Iannis
Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông, tác phẩm Opéra ‘Saint-Francois d’Assise’ của
ông được trình diễn trên khắp thê giới.
Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng
nghèo. Tiền bản quyền nhạc tặng các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ
Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu
thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.
Khi nào có những người như Messaien, Le Clozio, Modiano, VN sẽ là một nước trưởng
thành. Trong khi chờ đợi, phe ta thi nhau trèo lên nóc nhà, gào: Khổ quá, tại
sao tôi tài giỏi đến thế! Khi gào mỏi, đóng áo thụng vái nhau… (Từ Thức, trích một bài đang viết dở)
*
Tiếp đoạn ‘chả có cái giải… rút quần nào hết’…
Rồi, chính ta hay thế hệ con cháu sẽ rước 'Nobel' của
người ta về, tương tự như vụ Khử Tổng, rồi ca tụng với đủ loại ngôn từ thần
thông, như: ‘ảo giác’, ‘cảm nhận mơ hồ’; ‘biển cả sâu thẳm’, ‘tận cùng sâu thẳm’;
rồi ‘đầy sức mạnh’, ‘đỉnh cao trí tuệ’, ‘lương tâm của thời đại’, ‘ngọn hải
đăng của nhân loại’, ‘xxx đến thế là cùng’; rồi ‘huyền bí’, ‘huyền ảo’, ‘chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo’; rồi ‘đại văn hào’, ‘tầm cỡ thế giới’, ‘tên tuổi lớn’, ‘thiên tài của những thiên tài’, ‘văn thần, bút thánh’, ‘vĩ nhân’; rồi ‘ngàn
năm có một’, ‘toàn mỹ’, ‘tuyệt vời/trên cả tuyệt vời’, ‘vĩ đại’…, chẳng hạn như
dành cho nhà văn Anh Kazuo Ishiguro* - Nobel Văn học 2017, mà làm Tôn Ngộ Không
đang làm nghề buôn muối ở dưới ấy bỗng vùng dậy khóc hu..hu… vì ‘72 phép thần
thông’ của y đã bị dìm hàng, rồi bỗng bật cười ha..ha…, ngẩng mặt lên trời mà tru
rằng:
- Khẹc..khẹc..khẹc…, thung thướng quá!, ta đã có mấy chục
triệu hậu duệ rồi!
Cuối cùng, tôi viết để làm gì?, để ‘nhà gom lá bàng
coi chừng thành nhà chôm lá gì, hihi..., lá nào cũng được, miễn sao một bài...
giết thì giờ được 2-3 ngày là ôkê salem rồi’ (trả lời còm của hanh hong)…,
bởi ‘tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có tình yêu còn lại’, nhưng chưa chắc, mà ‘tất cả
chỉ còn là kỷ niệm’:
Ngoài kia con chim nhỏ
Nhảy chíu chít trên cành
Anh nhớ em, mơ màng
Nắng đã rụng ngoài sân
Nhảy chíu chít trên cành
Anh nhớ em, mơ màng
Nắng đã rụng ngoài sân
Và ngoài kia đang có những con bướm vàng bay lượn trên
những cây mèo hoang, xa xa, nhìn qua cổng… Rồi sẽ biến mất… Mãi mãi.
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.
Cái tôi
là ‘égo’ tiếng Pháp hay ‘ego’ tiếng Anh, đều xuất phát từ gốc La-tinh (Hy
Lạp cổ đại), mà bản chất của nó là ‘thị dục huyễn ngã’ (một tổ từ Hán để dịch
một khái niệm của Freud, ‘the desire to be great’ = ham đề cao mình). ‘Trong
Phân tâm học, ‘cái tôi’ (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới
thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội; theo Freud, ‘cái tôi’ cùng
với ‘nó’ (id) và ‘cái siêu tôi’ (superego) là ba miền của tâm thức… Trong
triết lý Phật giáo thì (cái tôi) Sắc, Thọ, Tưởng, Hành,
Thức là vô thường, mà cái gì vô thường thì mang bản tính hoại diệt nên khổ…
(wiki). Xem
thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/12/125-thi-duc-huyen-nga-la-gi.html
2.
Hai Rạch Giá tức
anh Phạm Hiền, đã trả lời bạn Hồ Thái Hà như sau: ‘Cứ cho là Kit nói như thế đi
thì câu nói đó kg phải là ngu. Nhưng cái ngu là những người ở ngay tại VN mà
kg biết tí ti gì về lịch sử VN và cũng làm cho các thế hệ sau nghĩ mình dưới
lỗ chèn heng chui lên. (bình luận, trong entry ‘Người Mỹ biết sử Việt…’,
NGLB)
3.
Hồ Thái Hà: ‘Tui
lại thấy Ních-xơn và Kít-sinh-giơ là 2 người Mỹ chẳng hiểu cái quái gì về Lịch
sử Việt Nam cả. Chúng dội bom B52 vào một Thủ đô có ngàn năm tuổi là rất ngu
rồi bạn. Khi sang VN, được đưa đến Bảo tàng lịch sử (Bác cổ) ở HN, Kít bảo: nếu
tôi biết sớm hơn về Lịch sử dân tộc VN thì tôi đã không ‘xui’ Ních đánh
bom B52 xuống Hà Nội. Thế hệ người Mỹ sau này chẳng qua nhìn ra được cái NGU
của thế hệ trước trong đối xử với Việt Nam mà thôi. (bình luận, trong
entry ‘Người Mỹ biết sử Việt…’, NGLB)
4.
Kazuo Ishiguro:
Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố nhà văn người Anh - Kazuo Ishiguro là người
chiến thắng của Nobel Văn học 2017 với giải thưởng trị giá hơn 1,1 triệu USD. Theo
đánh giá từ Ban tổ chức, văn chương của tác giả 62 tuổi có tính toàn mỹ, là sự
kết hợp của những tên tuổi lớn Jane Austen, Franz Kafka và Marcel Proust. (vannghequandoi.com.vn)
5.
Kissinger: Ngoại
trưởng Mỹ trong Vietnam War, trước 75. ‘Phát biểu của Henry Kissinger (khi 93t)
về chiến tranh VN, trong đó ông ‘không thừa nhận’ là Mỹ đã sai, nhưng thừa nhận
đã thất bại, và người Mỹ muốn hiểu họ sang chiến đấu ở VN để làm gì?’… (trích
hồi ký ngày 28/4/2016). Xem thêm clip: VTV1, Bộ phim tài liệu ‘Chuyện kể 30/4’:
http://vtv.vn/goc-khan-gia/chuyen-ke-30-4-nhan-chung-thu-ba-nho-lai-thoi-khac-lich-su-thieng-lieng-nam-1975-20160428003909923.htm
6.
Maitrang Huynh:
‘Tôi không biết nhìu và đọc được nhìu như bạn. Nhưng tôi chắc rằng chữ Nôm là
để cho mấy thằng Tê Cu thời ấy nó rối bòng bong. Đó là mục nhọt và mục đíc là
viết được kẻo nó thẻo cánh tay mất!... Tôi cho rằng sự cường điệu tung hê hoặc
bán rẻ cái lương tri là vô cùng nguy hiểm!’. (bình luận, trong entry ‘Người
Mỹ biết sử Việt…’, NGLB)
7.
Sara Danius - Thư
ký Viện Hàn lâm Thụy Điển cho rằng: ‘Bằng những cảm xúc dạt dào, văn chương của
Kazuo Ishiguro đánh thức những góc tối tăm, thầm kín trong tâm hồn chúng ta
trong mối liên hệ với thế giới’ (bản dịch, vannghequandoi); ‘Tiểu thuyết về tình
cảm tuyệt vời, tác phẩm đã khám phá tận sâu thẳm của ảo giác trong mỗi chúng ta
về sự kết nối với thế giới’ (cùng bản dịch, Duy Tiến, cand); ‘Đầy sức mạnh cảm
xúc, tác phẩm đã mở ra một biển cả sâu thẳm nằm bên dưới những cảm nhận mơ hồ
của chúng ta về sự kết nối trong thế giới này’ (cùng bản dịch, TTXVN); ‘Bằng
những cảm xúc dạt dào, văn chương của ông đánh thức góc sâu thẳm, huyền bí
trong chúng ta về mối liên hệ với thế giới’ (cùng bản dịch, Hà Thu, vov.vn);
‘Người mà trong tiểu thuyết với những xúc cảm dạt dào, đã khám phá ra những góc
sâu thẳm, huyền ảo ẩn chứa trong chúng ta về mối liên hệ với thế giới’ (cùng
bản dịch, daubao.com)...
8.
‘Tất cả rồi sẽ
qua đi, chỉ có tình yêu còn lại’, xem entry ‘Khi người già yêu’:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/209-khi-nguoi-gia-yeu.html?m=0
9.
‘Tính xấu của
người Việt’, xem bài tổng hợp tại:
http://nhahatburatino.blogspot.com/2014/12/tinh-xau-cua-nguoi-viet.html
Phục huynh sức viết đấy, muội dạo này thấy đuối đuối khó viết quá... chắc là sắp vô cảm rồi... hu hu
Trả lờiXóaÀ, có nhiều cách viết lắm, huynh chọn bài này (Từ Thức) vì nó na ná ý huynh (cười), kg kém phần quan trọng là vì trong đó có nhiều thông tin mới (phương Tây) - để học hỏi thêm, chứ nói 'chuyện Tàu cổ/quen thuộc' hoài nghe chán lăm... Thank muội!
XóaHanh Hong (FB)
Trả lờiXóaHay quá huynh ơi hi..hi... Chúc huynh buổi chiều vui vẻ huynh nhé hi..hi... Em chỉ thích bài thơ thôi hi.hi.
3 giờ
Một câu thơ là một đĩa đồ nhậu, chuẩn bị xuống bếp nấu đi cô nương, 6g chiều nay huynh ghé nhà cô Hanh Hong ở Cần Thơ nhậu, và có mang theo... 40 tỉ nữa, hehe
XóaMaitrang Huynh (FB)
Trả lờiXóaNhìu lúc thằng tôi nghĩ: Cái Nố-Bèn, cái bàn gáo dừa tấn sĩ, cái ngục tù chà bá như của các đại đại bản danh (cả đen và trắng) chi mà cực khổ rứa. Úi chài ! ăn cho đã, chơi cho đã, thong dong cho đã hay nhịn nhịn thèm, cái cúng cùi cũng ò í e !
Thôi thì ta là cát bụi thì cứ kề bên cát bụi để nâng đỡ nhau cho nó vui vui. Ậy chà, vậy miết rùi ngủ quên trên cái bài mình hát mình ru !
2 giờ
Hanh Hong Hay quá
XóaHay thì Hanh Hong phải nấu đồ nhậu... mời tồng chí Maitrang Huynh chứ!, hehe
Xóa@ Maitrang Huynh
XóaGiải Nên-bô kg cần cho một người và cần cho một dân tộc - cũng như Vô địch bóng đá Sea Games (chờ meo râu từ 1959 tới giờ!);
giải Nên-bô cũng không cần cho tôi, mà cần cho các soái muôi của tôi, vì mấy ẻm cứ đòi tôi dẫn đi Bình Quới uống cà phê, hát karaoke và măm măm béo xành hoài, phải lấy 1,1 triệu đô giải Nên-bô đó ra mà chi cho mấy ẻm vui chứ;
tiền còn dư tôi sẽ qua Bình Nhưỡng xem thử 'người Tên Lửa' làm ăn như thế nào, vì lâu ngày kg gặp Ủn cũng thấy... nhờ ơ nhơ sắc, hehe
Thank bạn.
Lưu comt Kiều Thị An Giang: VỀ VỤ THƠ THÁI BÁ TÂN
Trả lờiXóaLần đầu tiên huynh thấy chữ 'triết nhân', hehe, nhưng cũng hay và có lẽ... đúng, vì nó khác với triết gia - một thứ cực hiếm...
Trong lịch sử, về pp tiếp cận nói chung, đánh giá cái gì là đánh giá ở 'hệ quả' - một thuật ngữ trong tư duy toán học, vd ông đó là vĩ nhân thì GIỜ 'cái mà ông ấy mở ra' ra sao?, điều này dường như là hơi bị khó hiểu với người... đọc!
...Có lần, tôi đã tìm được 1 câu chuyện... Có một ông, ban đầu ông ấy mang đi 10 triệu, và ngay ván đầu ổng đã có 4 con 'cá' (thuật ngữ trong đánh phỏm, và tr.hợp này là rất hiếm), và ổng thắng một phát, trong vòng một sát-na, tức là trong 1'' đầu - liếc nhìn bài thì ổng đã biết là mình sẽ có ngay 15 triệu, cái mà người ta làm cả 'đời' (ý nói là cả cuộc chơi).., nhưng cuối ngày, khi RA VỀ thì ổng không những mất trắng 10 triệu, mà còn mắc nợ thiên hạ thêm cỡ vài chục triệu nữa.
Như vậy là ổng đã có một 'quá khứ rực rỡ' không? Thiết nghĩ là không, mà là thất bại thảm hại, bởi thực tế là thấy quá tự-nhục, nên ổng định tự tử chết quách đi cho xong! (thiệt!, nhưng ổng kg làm thế, hehe).
Tất nhiên kg hẳn đúng cho vụ TBT, nhưng cũng có thể rút ra cái gì đó từ câu chuyện nầy.
C/c: Ha Thi Thanh Vi
Trần Tmua (FB)
Trả lờiXóaBài ông viết thật là dài
Nhưng sai chỗ o phải người Việt mà là các ông bà trong Hội nhà văn
2 giờ
Chời, bài này miềng viết đầu tháng 10... 2017, nay chuyển sang ngâm cứu U23 rồi!, hehe... Thank bạn!
Xóa