Trong
toán học có một hàm số rất hay, đó là ‘hàm số nghịch f−1(x)’, có một phép rất
hay, đó là ‘phép nghịch đảo’, có một phương pháp rất hay, đó là ‘phương pháp phản
chứng’... Nếu không nhầm, nhờ ‘phương pháp’ này mà Lê Bá Khánh Trình đã đạt ‘Giải
nhất Olympic Toán quốc tế - giải đặc biệt’ vào năm 1979, và GS Ngô Bảo Châu cũng
không ngoại lệ!... ‘Phương pháp phản chứng’* rất là... tức cười: Cứ cho là y nói đúng đi!, nhưng ta tìm thấy nó bị ‘lỗi hệ
thống’ (hay lỗi cơ bản, phi lo-gic, ngược tiến hóa...) thì anh ta sai là cái chắc,
hehe... Vì thế, nhiều nhà-lên-ti-vi phát biểu sai mà vô tình không biết (dĩ nhiên
là kể cả tôi, nhưng rất may, tôi không được lên... ti-vi, hehe), ví dụ ‘vụ Bách
Việt’ là bị lỗi lo-gic, hay ‘vụ Cụk Cặk’ là bị lỗi (ngược) tiến hóa, nhất là ‘vụ
Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng’ là bị lỗi cơ bản, ha..ha..ha...
Điều này
nói lên rằng ‘Những suy luận có lý trong toán học của G. Polya’* vốn không tầm
thường tí nào, mà cái đgl ‘Thứ tư nghỉnh cu’ không hề cung cấp cho ta một
phương pháp luận có khoa học như vậy!... Dễ thấy là nếu ta muốn biết một thông
tin, ví dụ tìm tọa độ ‘x, y’ thì điều đầu tiên là phải căn cứ vào cái ‘gốc tọa
độ’ của nó. Tương tự, muốn tìm hiểu thế giới thì phải lấy ‘Việt Nam làm gốc’, rồi
mới tìm hiểu, chẳng hạn, thông tin ‘lạ’ nó đang nằm ở đâu! Cũng từ đó, ta sẽ tự
hỏi nên ‘ôn cố tri tân’ hay là ‘tri tân ôn cố’?, nên ‘học tiếng Việt để làm
trong sáng tiếng Hán’ hay ‘học tiếng Hán để làm trong sáng tiếng Việt’?
Và
câu chuyện bắt đầu từ vụ ‘Tưởng vua Gia Long là vua Càn Long!’*, theo giảng
viên John Robert Powers - một trường phát triển nhân cách và tài năng ở TP. HCM...
1
Như
đã nói ở trên, tôi bắt đầu từ việc tìm hiểu vua Gia Long trước, nhớ lại vụ
‘1802’, ‘tên gọi Việt Nam’, ‘Quốc lộ 1’..., rồi sau đó mới moi vua Càn Long ra,
từ đó nó mới tòi ra một đống ‘lịch sử Tàu’... ‘Ủa, sao anh sành lịch sử Tàu thế?’, ‘Huynh có biết cái cmn gì về ‘lịch sử Tàu’ đâu!, đó là từ việc tìm hiểu ‘lịch sử
Việt’ mà ra đó, hehe...’, đó
là 2 câu bình luận đã có trên blogspot...
*
Năm
1802 là năm gì? Là một trong những năm ‘Tuất’ mà người học sử Việt không thể
không biết: ‘Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh làm lễ lên ngôi hoàng đế
ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802, Hình 1). Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần
đầu tiên sau nhiều năm (!), Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long...’
(wiki).
Nhân
tiện, tại sao ở trên lại có dấu ‘!’, đó là vì blogger Le Minh Khai có thắc mắc,
xin đăng lại, tóm lược:
-
Khoảng thời gian Nguyễn Ánh quyết định chọn vương hiệu, một phái đoàn được gửi
đến Bắc Kinh để xin cầu phong từ hoàng đế nhà Thanh cho tên gọi này cũng như
cho tên gọi mới mà ông ta muốn sử dụng cho vương quốc, Nam Việt...
Tên Gia Long bao gồm hai ký tự, chữ Gia, cũng là trùng với tên hiệu của vị
hoàng đế nhà Thanh lúc đó là Gia Khánh, trong khi chữ thứ hai, Long, trùng với
tên hiệu của vị hoàng đế nhà Thanh trước đó là Càn Long. Các viên chức nhà
Thanh ở triều đình Bắc Kinh đã quan ngại về điều này và hỏi một trong số thành
viên của phái đoàn, Nguyễn Gia Cát, tại sao nhà vua của ông ta lại chọn tên
này?
Nguyễn Gia Cát đáp lại bằng cách lưu ý rằng, ‘Nước tôi từ thời Trần Lê về trước, bắc nam chia ra cai trị. Quốc vương của chúng tôi hiện nay khởi nghiệp ở Gia Định, hoàn thành sự nghiệp ở Thăng Long, nên lấy hiệu Gia Long, không dám có điều dối trá’. (Anonymous, ‘Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí - Geographic Gazetteer of Bắc Ninh Province’, 1891). Nguyễn Gia Cát vì thế lập luận rằng vương hiệu Gia Long bao gồm chữ Gia, từ Gia Định (hay Sài Gòn) và chữ Long từ Thăng Long (hay Hà Nội)...
Sau đó, năm 1805, Gia Long thực tế đã đổi chữ thứ hai trong tên Thăng Long từ chữ có nghĩa là 'rồng' sang chữ có nghĩa là ‘thịnh vượng' để thể hiện ý nghĩa 'hòa bình và thịnh vượng' (chữ 'thăng' nghĩa là 'thanh bình') mà ông cảm nhận được từ toàn bộ lãnh thổ của mình (Đại Nam thực lục) (leminhkhaiviet, wordpress.com).
Nguyễn Gia Cát đáp lại bằng cách lưu ý rằng, ‘Nước tôi từ thời Trần Lê về trước, bắc nam chia ra cai trị. Quốc vương của chúng tôi hiện nay khởi nghiệp ở Gia Định, hoàn thành sự nghiệp ở Thăng Long, nên lấy hiệu Gia Long, không dám có điều dối trá’. (Anonymous, ‘Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí - Geographic Gazetteer of Bắc Ninh Province’, 1891). Nguyễn Gia Cát vì thế lập luận rằng vương hiệu Gia Long bao gồm chữ Gia, từ Gia Định (hay Sài Gòn) và chữ Long từ Thăng Long (hay Hà Nội)...
Sau đó, năm 1805, Gia Long thực tế đã đổi chữ thứ hai trong tên Thăng Long từ chữ có nghĩa là 'rồng' sang chữ có nghĩa là ‘thịnh vượng' để thể hiện ý nghĩa 'hòa bình và thịnh vượng' (chữ 'thăng' nghĩa là 'thanh bình') mà ông cảm nhận được từ toàn bộ lãnh thổ của mình (Đại Nam thực lục) (leminhkhaiviet, wordpress.com).
...‘Háng’ tôi không rộng, nhưng xin các blogger lưu ý rằng, tổ tiên ông bà mình
không cho rằng ‘Thăng Long’ là 'rồng bay', mà:
- Thăng Long, hay Hà Nội, có nghĩa là 'thành phố' của HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG!
- Thăng Long, hay Hà Nội, có nghĩa là 'thành phố' của HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG!
*
Ai
đặt tên nước Việt Nam?
-
Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn.
Vua Gia Long đã
đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với
lý lẽ rằng ‘Nam’ có ý nghĩa ‘An Nam’, còn ‘Việt’ có ý nghĩa ‘Việt Thường’. Tuy
nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu,
gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của
Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt
Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804 (Hình 2).
Tuy nhiên, tên gọi
Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối tk 14, đã có một bộ sách nhan đề ‘Việt
Nam thế chí’ (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn 'Dư địa chí' viết đầu tk 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến
hai chữ ‘Việt Nam’. Điều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập ‘Trình
tiên sinh quốc ngữ’ đã có câu: ‘Việt Nam khởi tổ xây nền’. Người ta cũng
tìm thấy hai chữ ‘Việt Nam’ trên một số tấm bia khắc từ tk 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội,
bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh...
Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có
câu đầu: ‘Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan’ (đây là cửa ngõ yết hầu của nước
Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết
đều cho rằng từ ‘Việt Nam’ kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam) (vi.wikipedia.org).
...Như
vậy, tên gọi ‘Việt Nam’ ít nhất là đã có từ những năm 1370 (‘Việt Nam thế chí’,
Hồ Tông Thốc, thời Trần Nghệ Tông), Nguyễn Trãi cũng gọi vậy (trong 'Dư địa chí')... Đặc biệt là, ‘Triều đại của Gia
Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam (1804) với
lãnh thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với TQ tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA*’ (wiki)... Lưu ý rằng
khi Trịnh Hoài Đức rồi Lê Quang Định đi sứ sang Tàu xin... ‘chỉ đạo’ về tên nước, thì:
-
Thiên triều hoàn toàn và tuyệt đối không đả động một sợi lông... xoắn nào đến
cái cmn đgl Bách Việt hết!
*
Sao
‘Quốc lộ 1’? Chuyện rất dài dòng, tóm lược như sau...
-
Ngày xưa được gọi là ‘Đường thiên lý’, bắt đầu hình thành từ khoảng năm 1040-1050,
thời Lý Thái Tông... Năm 1402, thời Hồ Quý Ly, ‘Thiên
lý cù’ nối tiếp từ Hoan Châu đến Hoá Châu (Huế)... Năm 1471, thời Lê Thánh Tông,
từ Thăng Long cho đến phủ Hoài Nhơn (Bình Định)... Năm 1600, thời Nguyễn Hoàng, để phục vụ
cho chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, đường sá
hai miền được sửa sang, mở rộng. Trước năm 1653, người Chăm đã tổ chức được hệ
thống đường mòn cho voi đi suốt cả vùng duyên hải miền Trung...
Tháng 7/1801, đoạn đường Phú Xuân - Đồng Hới được đắp lại; năm 1809, đắp đường quan ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận... Nhưng con đường thiên lý - huyết
mạch kinh tế và hệ thần kinh quản trị quốc gia - chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ
nhất là dưới triều Nguyễn. Trên con đường này, cứ cách khoảng 15 dặm đặt một
nhà trạm để canh phòng và vận chuyển văn thư, tài vật từ kinh đô đi khắp nơi và
ngược lại... Tổng cộng 133 trạm
vào giữa tk 19... (ongvove, wordpress.com).
...Tóm lại, QL1 từ xưa được dân gian gọi là ‘Đường thiên
lý’ (đường ngàn dặm); vào những năm 1800, thời
Nguyễn gọi là ‘Đường cái quan’ với, dễ tính toán, từ Hà
Tiên đến Ải Nam Quan (Lạng Sơn) dài khoảng 1995 dặm ( = 133 x 15), nhưng
trên thực tế thì nó dài 1675 dặm!...
*
Còn Càn Long là ai? Càn Long (1711-1799) có 3 đặc điểm: 1) Trị
vì dai nhách trong lịch sử Trung Hoa, đến 60 năm! (1736-1795); 2) Đồng tính luyến
ái (với người yêu là... Hòa Thân, nghe đồn thôi!), 3) Thiên hạ đệ nhất ‘Mục hạ
vô nhân’ (cùng với tay Quan Công tạo thành ‘Tuyệt đại song hùng’ về khinh người trong ls Tê Cu!), mà sở dĩ
triều Thanh bị sụp đổ chủ yếu là bởi cái tên vua coi ‘dưới mắt không có người’
này, chứ không hẳn hoàn toàn là do ả Từ Hi!...
Nhắc đến Càn Long, đối với An Nam, là nhắc đến Phúc Khang An,
‘cặp đôi hoàn hảo’ Tôn Sĩ Nghị-Lê Chiêu Thống và cuộc chiến thắng hoành tráng của
Nguyễn Huệ... Phúc Khang An (1753-1796) nghe đồn là con riêng của Càn Long, và
là đại tướng... Đại khái là vào tháng 4/1787, tên Lông Chiêu Thế sau khi thua đại
tướng Vũ Văn Nhậm (của Nguyễn Huệ, sau này Nhậm làm phản, bị giết, và thay thế
bởi Ngô Văn Sở), nên sang cầu cứu nhà Thanh... Gặp ‘cơ hội vàng’ để thôn tính
An Nam, nên Càn Long liền ‘duyệt’, Phúc Khang An ‘chỉ đạo’, sai Tôn Sĩ Nghị đem
20 vạn binh (và 9 vạn dân quân) sang tấn công nước ta..., kết quả rõ rồi: rạng
sáng mồng 7 (Tết Kỷ Dậu 1789), Nguyễn Huệ áp vào thành Thăng Long, cặp Tôn Sĩ
Nghị-Lê Chiêu Thống phải vội bỏ chạy trong lúc quần còn dính đầy cụk cựk - nói
theo ngôn ngữ ‘Cải lùi tiếng Việt’ của phá gió sư Pùi Hìn, hehe...