Trong
toán học có một hàm số rất hay, đó là ‘hàm số nghịch f−1(x)’, có một phép rất
hay, đó là ‘phép nghịch đảo’, có một phương pháp rất hay, đó là ‘phương pháp phản
chứng’... Nếu không nhầm, nhờ ‘phương pháp’ này mà Lê Bá Khánh Trình đã đạt ‘Giải
nhất Olympic Toán quốc tế - giải đặc biệt’ vào năm 1979, và GS Ngô Bảo Châu cũng
không ngoại lệ!... ‘Phương pháp phản chứng’* rất là... tức cười: Cứ cho là y nói đúng đi!, nhưng ta tìm thấy nó bị ‘lỗi hệ
thống’ (hay lỗi cơ bản, phi lo-gic, ngược tiến hóa...) thì anh ta sai là cái chắc,
hehe... Vì thế, nhiều nhà-lên-ti-vi phát biểu sai mà vô tình không biết (dĩ nhiên
là kể cả tôi, nhưng rất may, tôi không được lên... ti-vi, hehe), ví dụ ‘vụ Bách
Việt’ là bị lỗi lo-gic, hay ‘vụ Cụk Cặk’ là bị lỗi (ngược) tiến hóa, nhất là ‘vụ
Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng’ là bị lỗi cơ bản, ha..ha..ha...
Điều này
nói lên rằng ‘Những suy luận có lý trong toán học của G. Polya’* vốn không tầm
thường tí nào, mà cái đgl ‘Thứ tư nghỉnh cu’ không hề cung cấp cho ta một
phương pháp luận có khoa học như vậy!... Dễ thấy là nếu ta muốn biết một thông
tin, ví dụ tìm tọa độ ‘x, y’ thì điều đầu tiên là phải căn cứ vào cái ‘gốc tọa
độ’ của nó. Tương tự, muốn tìm hiểu thế giới thì phải lấy ‘Việt Nam làm gốc’, rồi
mới tìm hiểu, chẳng hạn, thông tin ‘lạ’ nó đang nằm ở đâu! Cũng từ đó, ta sẽ tự
hỏi nên ‘ôn cố tri tân’ hay là ‘tri tân ôn cố’?, nên ‘học tiếng Việt để làm
trong sáng tiếng Hán’ hay ‘học tiếng Hán để làm trong sáng tiếng Việt’?
Và
câu chuyện bắt đầu từ vụ ‘Tưởng vua Gia Long là vua Càn Long!’*, theo giảng
viên John Robert Powers - một trường phát triển nhân cách và tài năng ở TP. HCM...
1
Như
đã nói ở trên, tôi bắt đầu từ việc tìm hiểu vua Gia Long trước, nhớ lại vụ
‘1802’, ‘tên gọi Việt Nam’, ‘Quốc lộ 1’..., rồi sau đó mới moi vua Càn Long ra,
từ đó nó mới tòi ra một đống ‘lịch sử Tàu’... ‘Ủa, sao anh sành lịch sử Tàu thế?’, ‘Huynh có biết cái cmn gì về ‘lịch sử Tàu’ đâu!, đó là từ việc tìm hiểu ‘lịch sử
Việt’ mà ra đó, hehe...’, đó
là 2 câu bình luận đã có trên blogspot...
*
Năm
1802 là năm gì? Là một trong những năm ‘Tuất’ mà người học sử Việt không thể
không biết: ‘Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh làm lễ lên ngôi hoàng đế
ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802, Hình 1). Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần
đầu tiên sau nhiều năm (!), Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long...’
(wiki).
Nhân
tiện, tại sao ở trên lại có dấu ‘!’, đó là vì blogger Le Minh Khai có thắc mắc,
xin đăng lại, tóm lược:
-
Khoảng thời gian Nguyễn Ánh quyết định chọn vương hiệu, một phái đoàn được gửi
đến Bắc Kinh để xin cầu phong từ hoàng đế nhà Thanh cho tên gọi này cũng như
cho tên gọi mới mà ông ta muốn sử dụng cho vương quốc, Nam Việt...
Tên Gia Long bao gồm hai ký tự, chữ Gia, cũng là trùng với tên hiệu của vị
hoàng đế nhà Thanh lúc đó là Gia Khánh, trong khi chữ thứ hai, Long, trùng với
tên hiệu của vị hoàng đế nhà Thanh trước đó là Càn Long. Các viên chức nhà
Thanh ở triều đình Bắc Kinh đã quan ngại về điều này và hỏi một trong số thành
viên của phái đoàn, Nguyễn Gia Cát, tại sao nhà vua của ông ta lại chọn tên
này?
Nguyễn Gia Cát đáp lại bằng cách lưu ý rằng, ‘Nước tôi từ thời Trần Lê về trước, bắc nam chia ra cai trị. Quốc vương của chúng tôi hiện nay khởi nghiệp ở Gia Định, hoàn thành sự nghiệp ở Thăng Long, nên lấy hiệu Gia Long, không dám có điều dối trá’. (Anonymous, ‘Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí - Geographic Gazetteer of Bắc Ninh Province’, 1891). Nguyễn Gia Cát vì thế lập luận rằng vương hiệu Gia Long bao gồm chữ Gia, từ Gia Định (hay Sài Gòn) và chữ Long từ Thăng Long (hay Hà Nội)...
Sau đó, năm 1805, Gia Long thực tế đã đổi chữ thứ hai trong tên Thăng Long từ chữ có nghĩa là 'rồng' sang chữ có nghĩa là ‘thịnh vượng' để thể hiện ý nghĩa 'hòa bình và thịnh vượng' (chữ 'thăng' nghĩa là 'thanh bình') mà ông cảm nhận được từ toàn bộ lãnh thổ của mình (Đại Nam thực lục) (leminhkhaiviet, wordpress.com).
Nguyễn Gia Cát đáp lại bằng cách lưu ý rằng, ‘Nước tôi từ thời Trần Lê về trước, bắc nam chia ra cai trị. Quốc vương của chúng tôi hiện nay khởi nghiệp ở Gia Định, hoàn thành sự nghiệp ở Thăng Long, nên lấy hiệu Gia Long, không dám có điều dối trá’. (Anonymous, ‘Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí - Geographic Gazetteer of Bắc Ninh Province’, 1891). Nguyễn Gia Cát vì thế lập luận rằng vương hiệu Gia Long bao gồm chữ Gia, từ Gia Định (hay Sài Gòn) và chữ Long từ Thăng Long (hay Hà Nội)...
Sau đó, năm 1805, Gia Long thực tế đã đổi chữ thứ hai trong tên Thăng Long từ chữ có nghĩa là 'rồng' sang chữ có nghĩa là ‘thịnh vượng' để thể hiện ý nghĩa 'hòa bình và thịnh vượng' (chữ 'thăng' nghĩa là 'thanh bình') mà ông cảm nhận được từ toàn bộ lãnh thổ của mình (Đại Nam thực lục) (leminhkhaiviet, wordpress.com).
...‘Háng’ tôi không rộng, nhưng xin các blogger lưu ý rằng, tổ tiên ông bà mình
không cho rằng ‘Thăng Long’ là 'rồng bay', mà:
- Thăng Long, hay Hà Nội, có nghĩa là 'thành phố' của HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG!
- Thăng Long, hay Hà Nội, có nghĩa là 'thành phố' của HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG!
*
Ai
đặt tên nước Việt Nam?
-
Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn.
Vua Gia Long đã
đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với
lý lẽ rằng ‘Nam’ có ý nghĩa ‘An Nam’, còn ‘Việt’ có ý nghĩa ‘Việt Thường’. Tuy
nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu,
gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của
Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt
Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804 (Hình 2).
Tuy nhiên, tên gọi
Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối tk 14, đã có một bộ sách nhan đề ‘Việt
Nam thế chí’ (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn 'Dư địa chí' viết đầu tk 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến
hai chữ ‘Việt Nam’. Điều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập ‘Trình
tiên sinh quốc ngữ’ đã có câu: ‘Việt Nam khởi tổ xây nền’. Người ta cũng
tìm thấy hai chữ ‘Việt Nam’ trên một số tấm bia khắc từ tk 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội,
bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh...
Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có
câu đầu: ‘Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan’ (đây là cửa ngõ yết hầu của nước
Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết
đều cho rằng từ ‘Việt Nam’ kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam) (vi.wikipedia.org).
...Như
vậy, tên gọi ‘Việt Nam’ ít nhất là đã có từ những năm 1370 (‘Việt Nam thế chí’,
Hồ Tông Thốc, thời Trần Nghệ Tông), Nguyễn Trãi cũng gọi vậy (trong 'Dư địa chí')... Đặc biệt là, ‘Triều đại của Gia
Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam (1804) với
lãnh thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với TQ tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA*’ (wiki)... Lưu ý rằng
khi Trịnh Hoài Đức rồi Lê Quang Định đi sứ sang Tàu xin... ‘chỉ đạo’ về tên nước, thì:
-
Thiên triều hoàn toàn và tuyệt đối không đả động một sợi lông... xoắn nào đến
cái cmn đgl Bách Việt hết!
*
Sao
‘Quốc lộ 1’? Chuyện rất dài dòng, tóm lược như sau...
-
Ngày xưa được gọi là ‘Đường thiên lý’, bắt đầu hình thành từ khoảng năm 1040-1050,
thời Lý Thái Tông... Năm 1402, thời Hồ Quý Ly, ‘Thiên
lý cù’ nối tiếp từ Hoan Châu đến Hoá Châu (Huế)... Năm 1471, thời Lê Thánh Tông,
từ Thăng Long cho đến phủ Hoài Nhơn (Bình Định)... Năm 1600, thời Nguyễn Hoàng, để phục vụ
cho chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, đường sá
hai miền được sửa sang, mở rộng. Trước năm 1653, người Chăm đã tổ chức được hệ
thống đường mòn cho voi đi suốt cả vùng duyên hải miền Trung...
Tháng 7/1801, đoạn đường Phú Xuân - Đồng Hới được đắp lại; năm 1809, đắp đường quan ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận... Nhưng con đường thiên lý - huyết
mạch kinh tế và hệ thần kinh quản trị quốc gia - chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ
nhất là dưới triều Nguyễn. Trên con đường này, cứ cách khoảng 15 dặm đặt một
nhà trạm để canh phòng và vận chuyển văn thư, tài vật từ kinh đô đi khắp nơi và
ngược lại... Tổng cộng 133 trạm
vào giữa tk 19... (ongvove, wordpress.com).
...Tóm lại, QL1 từ xưa được dân gian gọi là ‘Đường thiên
lý’ (đường ngàn dặm); vào những năm 1800, thời
Nguyễn gọi là ‘Đường cái quan’ với, dễ tính toán, từ Hà
Tiên đến Ải Nam Quan (Lạng Sơn) dài khoảng 1995 dặm ( = 133 x 15), nhưng
trên thực tế thì nó dài 1675 dặm!...
*
Còn Càn Long là ai? Càn Long (1711-1799) có 3 đặc điểm: 1) Trị
vì dai nhách trong lịch sử Trung Hoa, đến 60 năm! (1736-1795); 2) Đồng tính luyến
ái (với người yêu là... Hòa Thân, nghe đồn thôi!), 3) Thiên hạ đệ nhất ‘Mục hạ
vô nhân’ (cùng với tay Quan Công tạo thành ‘Tuyệt đại song hùng’ về khinh người trong ls Tê Cu!), mà sở dĩ
triều Thanh bị sụp đổ chủ yếu là bởi cái tên vua coi ‘dưới mắt không có người’
này, chứ không hẳn hoàn toàn là do ả Từ Hi!...
Nhắc đến Càn Long, đối với An Nam, là nhắc đến Phúc Khang An,
‘cặp đôi hoàn hảo’ Tôn Sĩ Nghị-Lê Chiêu Thống và cuộc chiến thắng hoành tráng của
Nguyễn Huệ... Phúc Khang An (1753-1796) nghe đồn là con riêng của Càn Long, và
là đại tướng... Đại khái là vào tháng 4/1787, tên Lông Chiêu Thế sau khi thua đại
tướng Vũ Văn Nhậm (của Nguyễn Huệ, sau này Nhậm làm phản, bị giết, và thay thế
bởi Ngô Văn Sở), nên sang cầu cứu nhà Thanh... Gặp ‘cơ hội vàng’ để thôn tính
An Nam, nên Càn Long liền ‘duyệt’, Phúc Khang An ‘chỉ đạo’, sai Tôn Sĩ Nghị đem
20 vạn binh (và 9 vạn dân quân) sang tấn công nước ta..., kết quả rõ rồi: rạng
sáng mồng 7 (Tết Kỷ Dậu 1789), Nguyễn Huệ áp vào thành Thăng Long, cặp Tôn Sĩ
Nghị-Lê Chiêu Thống phải vội bỏ chạy trong lúc quần còn dính đầy cụk cựk - nói
theo ngôn ngữ ‘Cải lùi tiếng Việt’ của phá gió sư Pùi Hìn, hehe...
2
‘TRI TÂN’ trước cái đã...
Không nói chuyện... Càn Long ‘xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa,
nhớ mẹ kể đêm mưa’ nữa... Xin hỏi:
- Thời @ này, hay ‘thời 4.0’, thì ‘con đường Gia Long’ chạy từ
đâu đến đâu?, qua bao nhiêu tỉnh thành?, dài chính xác là bao nhiêu km?, nếu đi
thi đại học thì nên gọi nó là gì?, ai biết giơ tay lên?, hehe...
Cây bút ‘hungsuviet-us’ trả lời là: QL1A, xưa là con đường
thiên lý Bắc Nam, hay con đường cái quan, đường xuyên Việt, đường số 1… được xây dựng qua nhiều thời
kỳ khác nhau, là đường bộ chạy dài theo chiều dọc nước Việt Nam từ miền Bắc ở điểm
xuất phát là cây số 0 (Ải Nam Quan) thuộc tỉnh Lạng Sơn tới miền Nam tại cây số 2301.340 (Năm Căn) thuộc tỉnh Cà Mau.
Quốc lộ này dài 2.301,340 km, đi qua tổng cộng 32 tỉnh và thành phố, vượt 5 ngọn
đèo hiểm trở (đèo Tam Điệp,
đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông và đèo Cả) và băng qua khoảng 874 cây cầu lớn nhỏ... (từ wiki).
...Nhưng, nay thống nhất gọi là ‘Quốc lộ 1’ (thay vì ‘Quốc lộ
1A’) như trong sách giáo khoa, ‘Atlat Địa lý Việt Nam’, các văn bản của Bộ
GTVT..., và trang ‘Tuyển sinh 2018’ (news-zing-vn) kiến nghị các học sinh, sinh
viên, thí sinh đi thi đại học... nên chọn phương án trắc nghiệm đúng là ‘QUỐC LỘ
1’, nếu không muốn... thi rớt!, hehe...
*
‘Con đường Gia Long’ đi qua những đâu?, khó nhớ quá! Nên nay có
bài thơ:
Đường thiên lý Bắc Nam (Hình 3)
Con
đường thiên lý Bắc Nam
Khởi đầu từ Ải Nam Quan biên phòng
Đó là ‘Ải Bắc’ Lạng Sơn
Ta gọi ‘Pha Lũy’*, ngăn phường Hán xâm.
Đường xuôi qua Ải Chi Lăng
Nơi còn dấu Quỷ... Môn Quan kinh hoàng
Tiếp theo là tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh nối tới kinh thành Thăng Long.
Ngàn năm văn vật, sử hùng
Hà Nội, Lãng Bạc*, Hồ Gươm, Bắc Thành*
Khởi đầu từ Ải Nam Quan biên phòng
Đó là ‘Ải Bắc’ Lạng Sơn
Ta gọi ‘Pha Lũy’*, ngăn phường Hán xâm.
Đường xuôi qua Ải Chi Lăng
Nơi còn dấu Quỷ... Môn Quan kinh hoàng
Tiếp theo là tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh nối tới kinh thành Thăng Long.
Ngàn năm văn vật, sử hùng
Hà Nội, Lãng Bạc*, Hồ Gươm, Bắc Thành*
Núi Nùng*, Sông Nhị thênh thang
'Dấu xưa xe ngựa', đoạn tràng liễu xanh.
Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam
Hoa Lư: Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đóng đô
Ninh Bình, tên gọi bây giờ
Qua đèo Tam Điệp, nghe hò miền Trung.
Chốn xưa Nguyễn Huệ dừng chân
Sĩ Nghị mất vía, Mãn Thanh tan hàng
Ấy đèo Ba Dội* dân gian
'Dấu xưa xe ngựa', đoạn tràng liễu xanh.
Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam
Hoa Lư: Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đóng đô
Ninh Bình, tên gọi bây giờ
Qua đèo Tam Điệp, nghe hò miền Trung.
Chốn xưa Nguyễn Huệ dừng chân
Sĩ Nghị mất vía, Mãn Thanh tan hàng
Ấy đèo Ba Dội* dân gian
Xuân Hương nổi tiếng ‘chồn chân
vẫn trèo!’
Xuôi về mảnh đất dân nghèo,
Đây Thanh, Nghệ, Tĩnh sáo diều nghìn năm
Địa linh, nhân kiệt hiền nhân
Châu Hoan, Châu Ái, Cửu Chân một thời.
Đèo Ngang dừng bước chơi vơi
Thanh Quan nhớ nước, riêng tôi nhớ nhà!
‘Hoành Sơn một dải’ phương xa
Nguyễn Hoàng mở cõi sơn hà Đại Nam*
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
‘Nước non ngàn dậm’, chuyện tình nhớ chăng?
Đời Trần, công chúa Huyền Trân
Miệng hoa, mắt biếc tài hơn anh hùng!
Hải Vân ‘mây biển’ hiểm hung
Đèo cao, núi thẳm - sóng thần, hang dơi!
Thở ra… Đà Nẵng đây rồi!
Tam Kỳ, Quảng Ngãi, một trời Quy Nhơn!
Đèo nào tên gọi Cù Mông?
Bước qua ái ngại, sợ không yên bình
Tuy Hoà thuộc tỉnh Phú Yên
Ráng lên! Đèo Cả, ngả nghiêng sợ gì!
Nha Trang cát trắng xuân thì
Mắt như ngọc bích, ngày về long lanh
Phan Rang, Phan Thiết, biển xanh…
Ninh Thuận, Bình Thuận tỉnh thành ngày nay.
Xuân Lộc đúng tỉnh Đồng Nai!
Long Khánh, Thống Nhất chạy dài Trảng Bom
Biên Hòa rồi tới Bình Dương
Nhớ đường Xa Lộ thân thương Sài Gòn!
Thủ đô hòn ngọc Viễn Đông
Một thời hoa mộng, trông mong hẹn hò
Thương ai khắc khoải đợi chờ
Người đi vá mảnh cơ đồ… về chưa?
Tân An ghé bến Mỹ Tho
Uống ly nước mía, chờ đò Vĩnh Long
Cần Thơ đợi ‘bắc’ qua sông
Nay cầu treo đã vượt dòng Hậu Giang.
Sóc Trăng phố biển rộn ràng
Bạc Liêu góp mặt đồng bằng Cửu Long
Con đường thiên lý xa xăm
Cà Mau là chặng cuối cùng đó anh! (Vương Sinh)
Xuôi về mảnh đất dân nghèo,
Đây Thanh, Nghệ, Tĩnh sáo diều nghìn năm
Địa linh, nhân kiệt hiền nhân
Châu Hoan, Châu Ái, Cửu Chân một thời.
Đèo Ngang dừng bước chơi vơi
Thanh Quan nhớ nước, riêng tôi nhớ nhà!
‘Hoành Sơn một dải’ phương xa
Nguyễn Hoàng mở cõi sơn hà Đại Nam*
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
‘Nước non ngàn dậm’, chuyện tình nhớ chăng?
Đời Trần, công chúa Huyền Trân
Miệng hoa, mắt biếc tài hơn anh hùng!
Hải Vân ‘mây biển’ hiểm hung
Đèo cao, núi thẳm - sóng thần, hang dơi!
Thở ra… Đà Nẵng đây rồi!
Tam Kỳ, Quảng Ngãi, một trời Quy Nhơn!
Đèo nào tên gọi Cù Mông?
Bước qua ái ngại, sợ không yên bình
Tuy Hoà thuộc tỉnh Phú Yên
Ráng lên! Đèo Cả, ngả nghiêng sợ gì!
Nha Trang cát trắng xuân thì
Mắt như ngọc bích, ngày về long lanh
Phan Rang, Phan Thiết, biển xanh…
Ninh Thuận, Bình Thuận tỉnh thành ngày nay.
Xuân Lộc đúng tỉnh Đồng Nai!
Long Khánh, Thống Nhất chạy dài Trảng Bom
Biên Hòa rồi tới Bình Dương
Nhớ đường Xa Lộ thân thương Sài Gòn!
Thủ đô hòn ngọc Viễn Đông
Một thời hoa mộng, trông mong hẹn hò
Thương ai khắc khoải đợi chờ
Người đi vá mảnh cơ đồ… về chưa?
Tân An ghé bến Mỹ Tho
Uống ly nước mía, chờ đò Vĩnh Long
Cần Thơ đợi ‘bắc’ qua sông
Nay cầu treo đã vượt dòng Hậu Giang.
Sóc Trăng phố biển rộn ràng
Bạc Liêu góp mặt đồng bằng Cửu Long
Con đường thiên lý xa xăm
Cà Mau là chặng cuối cùng đó anh! (Vương Sinh)
*
Rồi mới ‘ÔN CỐ’... Ngày xưa, người ta nói gì về ‘con đường
Gia Long’?
Nguyễn
Thông là tên một con đường ở gần ga Hòa Hưng, Sài Gòn, và nhiều tỉnh khác! Nhiều
người chả biết Nguyễn Thông là ai cả! Nguyên, Nguyễn Thông (1827-1884) là một
viên chức của ‘Hàn lâm viện tu soạn’ dưới triều Tự Đức. Đi công tác trên ‘Đường
cái quan’ từ Long Thành đến Bình Thuận, ông có cảm hứng làm bài thơ ‘Long Thành
- Phước Tuy đồ trung hoài cảm’, như sau:
- Ve kêu tự
chốn nào?/Về tối
giọng thêm sầu/Khách đi
mệt muốn nghỉ/Vắng vẻ
chốn rừng sâu!/Bên đường
hổ đói thét/Mảnh áo
giọt sương thâu…
Trước đó, Hồ Xuân Hương (1772-1822) thuở
sinh thời có đi ngang qua Đèo Tam Điệp, nhưng bà lại nghĩ đến... Đèo Ba Dội,
nên mới cảm hứng làm bài
thơ:
- Một đèo, một đèo, lại một đèo/Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo/Cửa son đỏ loét tùm hum nóc/Hòn đá xanh rì lún phún rêu/Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc/Đầm đià lá liễu giọt sương gieo/Hiền nhân, quân tử ai là chẳng/Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.
Trước đó nữa, bà Nguyễn Thị Hinh (Bà huyện Thanh Quan, 1760-1825) đi vào
Huế dạy học cho ‘các công chúa và cung phi’, ngang qua đèo Ngang, bà mới cảm
tác ra bài thơ sau:
- Bước tới đèo Ngang bóng xế tà/Cỏ cây chen đá, lá chen hoa/Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác đác bên sông chợ mấy nhà/Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/Thương nhà mỏi miệng cái gia gia/Dừng chân đứng lại: Trời, Non, Nước/Một mảnh tình riêng ta với ta!
v..v...
- Bước tới đèo Ngang bóng xế tà/Cỏ cây chen đá, lá chen hoa/Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác đác bên sông chợ mấy nhà/Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/Thương nhà mỏi miệng cái gia gia/Dừng chân đứng lại: Trời, Non, Nước/Một mảnh tình riêng ta với ta!
v..v...
3
Thị Nở mới đi dự hội thảo về ‘vụ công
ty Phọt-ma-ra’ về, nghe Chí Phèo kể vậy, bèn xen vào:
- Dùng từ ‘ĐƯỜNG CÁI QUAN’ thay vì ‘thiên lý lộ’: ‘Hỡi anh đi đường cái quan. Dừng chân
đứng lại em than vài lời...’, đúng là tiếng Việt ‘trong sáng’ hơn tiếng... Háng nhiều, ông Phạm Duy ... nói đó nghen! (Hình 4):
https://www.youtube.com/watch?v=Cms6anl_XhY
‘Tuyệt! Thái Thanh
hát hay tuyệt! Phạm Duy quả là... thiên tài!... Ah...,
theo trên, Hồ Xuân Hương đúng là ‘bà chúa thơ Nôm’ - viết ‘trong sáng’ gấp... ngàn
tiếng Háng (!)’, nàng nói tiếp: Mấy câu ‘Cửa son đỏ loét tùm hum nóc’, ‘Hòn đá
xanh rì lún phún rêu’, ‘Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo’... làm em có nghĩ bờ
ây nặng tí tí, hehe...
- Trùi, muội còn giỏi hơn Đường
Ham cô cô nữa!
- Hehe..., trên đời
hồ dễ mấy ai!... À, Vương Sinh làm thơ có vẻ... 'đỉnh thiên lập địa' quá nhỉ!: ‘Ta
gọi Pha Lũy, ngăn phường Hán xâm’, ‘Nơi còn dấu Quỷ... Môn Quan kinh hoàng’, ‘Sĩ
Nghị mất vía, Mãn Thanh tan hàng’... Cmn bọn Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và... Hậu
Thanh!
- Trời!, cmn, sml,
lai-chim... là gì?
- ‘Em đâu có biết,
lúc mặt trời sinh ra’!... Thôi, hỏi anh nhé! (Ừ). Quách bá bá, Tập đại đại, Hân
lục thúc, Lệnh Hồ sư huynh, Vô Kỵ ca ca, Kẻ hậu học Trương Vô Kỵ, Tống Thanh
Thư tiểu sư điệt, Long cô cô, Chu Chỉ Nhược cô nương, Nhạc Linh San tiểu sư
muội..., anh nghĩ sao?
- Thế thì gọi cha
nó bằng tiếng Việt là bác Tĩnh, chú Sáu Hanh, anh Xung, anh Kỵ, 'tôi' là Trương
Vô Kỵ, cháu Thư, cô Long, em Nhược, em San... cái cmn cho rồi!, có phải ‘trong
sáng’ hơn không?... Còn Tập đại đại thì huynh... không biết...
- Ờ nhỉ!... Thế ‘Bự
Thiệt’, ‘cụk cặk’, ‘Phọt phân ra’, ‘COCC’, ‘GATO’, ‘NATO’, ‘TROLL’..., rồi ‘ok’,
‘G9’, ‘ai lớp du bặt bặt’, ‘canh thiu’, ‘tks’, ‘thanh kiều du’, ‘bà xã tui năm
bờ oanh’... là gì?
- Dễ ẹt! Mấy cái
này thì tiếng Háng chả giúp được gì!, tiếng Cụk Cặk lại càng tệ hại hơn!... Đây
nè!... ‘Bự Thiệt’ là mấy
ông buôn lá chít mà lại xây được... biệt thự, ‘Phọt phân ra’ là... Formosa (từ hài của
Rose Nguyen), ‘COCC’ là con ông cháu cha, ‘GATO’ là ghen ăn tức ở, ‘NATO’ là no
action, talk only, là chém gió, ‘TROLL’ là ném đá, dìm hàng... Còn ‘ok’ là... ok, ‘G9’
là good night, ‘ai lớp du bặt bặt’ là I love you kêu bặt... bặt, 'bà xã tui năm bờ oanh’ là em là số 1, ‘canh thiu’ và ‘tks’
là thank you, ‘thanh kiều du’ chả là cái cmn gì cả!, còn ‘cụk cặk’ thì vẫn mãi
mãi là... cụk cặk!
- Thế nên gọi Càn Long
là ông hay thèn? (Hình 5)
- Chời, dân ta gọi
là thằng ăn cướp, thằng ăn trộm, nhưng... ông ăn mày: ‘Chẳng thằng ăn trộm cũng
ông ăn mày’... Nên bất cứ tên lạ nào mà âm mưu ăn trộm nước VN trước thời...
Bảo Đại thì huynh đều gọi là... thèn hết!
- Chời, anh Chéo
Phì của em ngoan quá!
- Nàng ‘nói như vậy
mới là phải phải’!
- ‘MOther ui, hum
n4i kOn hk zia, kOn f4i O l4i hOk th3m’ là gì?
...Chí Phèo bỗng ‘hoát
nhiên đại ngộ’, từ đó cải hẳn tính nết, dẹp hết cái vụ Đại Háng, không nói
tiếng Đan Mạch nữa, và trở thành một tín đồ đắc đạo của ‘Tri Tân giáo’.
Người đời gọi anh
ta là Đại đức... Thích Chéo Phì.
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.
Đại Nam: Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm (anh rể) ám hại, nên
sai người hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm kế lâu dài. Trạng nói: 'Hoành Sơn
nhất đái, vạn đại dung thân' (Một dẫy Hoành Sơn kia là nơi dung thân đời
đời). Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị là Ngọc Bảo nói với anh rể để được trấn
nhậm tại Thuận Hóa (Nay là vùng Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). Nhờ
đó, chúa Nguyễn Hoàng đã mở rộng bờ cõi nước ta về phương Nam.
(hungsuviet-us)
2.
Đèo Ba Dội, hay Đèo Ba Dọi, một tên gọi ‘dân gian’ khác
của Đèo Tam Điệp, đoạn tiếp giáp giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, nay đã có đường
hầm.
3.
‘Đường thiên lý dưới thời Nguyễn’, xem thêm:
https://ongvove.wordpress.com/2009/06/18/duong-thien-ly-duoi-thoi-nguyen/
4.
Lãng Bạc, núi Nùng, Bắc Thành: Lãng Bạc là nơi Hai Bà
Trưng đánh quân Mã Viện nhiều trận kịch liệt... Núi Nùng (núi Long Đỗ) nằm ở
trong thành cổ Hà Nội... Vua Quang Trung (1788-1792) đổi tên thành Thăng
Long là Bắc Thành, vua có công đánh thắng
quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, xác giặc chất thành gò (gò Đống Đa). (hungsuviet-us)
5.
‘Nghịch lý tiếng mẹ đẻ - Lẫn lộn Gia Long với Càn Long’,
xem thêm:
https://tuoitre.vn/nghich-ly-tieng-me-de-lan-lon-gia-long-voi-can-long-20180227093341752.htm
6.
Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn và ‘Trường Sa-Hoàng Sa’: Vua Gia
Long còn tiếp tục thực hiện các động thái nhằm xác định chủ quyền của
VN trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi ông cho các hải đội ra khai
thác và cắm cờ trên quần đảo này vào năm 1816 (trước đó thời Lê Thánh Tông
đã khám phá hoặc biết tới nơi này ít nhất từ tk 15 như giáo sĩ Jean-Louis
Taberd thuật lại trong Journal of the Asiatic Society of
Bengal in 1837). Công việc này nối tiếp những hoạt động của các Chúa
Nguyễn đầu tk 17 tổ chức khai thác trên các đảo và nhà Tây
Sơn đã cho các hải đội ra khai thác sản vật... Mốc năm 1816 là lần đầu
tiên tổ chức hành chính được tổ chức một cách chính quy như thế trên một lãnh
thổ thống nhất trong lịch sử VN. (wiki)
7.
‘Những suy luận có lý trong toán học’: G. Polya sinh năm
1887 ở Hungary. Ông tốt nghiệp đại học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học
tổng hợp Budapest. Năm 1940 ông sang Mỹ, từ 1942 ông là giáo sư Đại học tổng
hợp Stanford. Ông mất năm 1985 tại California... Mặc dù... cách đây đã gần một
thế kỉ, các quyển sách của G. Polya đến nay vẫn giữ nguyên giá trị to lớn đối
với thầy cô giáo các cấp, đối với sinh viên và học sinh..., và cả những nhà
khoa học khác, muốn dạy và học... một cách thông minh và sáng tạo.
(diendantoanhoc.net)
8.
Pha Lũy hay Bắc ải, là tên ải Nam Quan, do người Việt
gọi, ở thị trấn Đồng Đăng, phía bắc tỉnh Lạng Sơn. Người Trung Hoa vẫn gọi là
trấn Nam Quan. Năm 1953, Mao đổi là ‘Mục Nam Quan’ và sau này có tên là ‘Hữu
Nghị Quan’ hay ‘Cửa Khẩu Hữu Nghị’ (Vị trí cây số 0 ngày nay lùi sâu vào nội
địa Việt Nam, khác với vị trí cũ). Ải Pha Lũy là nơi phòng ngự biên cương,
chống sự xâm nhập của giặc Hán từ phương bắc. (hungsuviet-us)
9.
Phương pháp phản
chứng (reductio ad absurdum, tiếng La tinh có nghĩa là ‘thu giảm đến sự vô lý’). Sử dụng phương
pháp phản chứng là đi tìm sự mâu thuẫn từ giả thuyết đến kết luận, tức là nếu
ta muốn chứng minh kết luận của bài toán là đúng thì phải chúng minh cái ngược lại với nó là sai.
1) Giả sử có điều trái với kết luận của bài toán. 2) Từ điều giả sử trên và từ
giả thuyết của bài toán, ta suy ra điều mâu thuẫn với giả thiết hay với các kiến thức đã
học. 3) Khẳng định kết luận của bài toán là đúng. (wiki)
10. Quốc hiệu Việt Nam có từ
bao giờ? Điều này là căn cứ vào ghi chép tại bộ ‘Đại Nam thực lục
chính biên’ nói về việc vua Gia Long từ năm 1804 đã liên tiếp cử 2 đoàn sứ
bộ (do Trịnh Hoài Đức và sau đó là Lê Quang Định) sang nhà Thanh để giao thiệp
và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt. (baodatviet.vn)
Dung Tran (FB)
Trả lờiXóaTuyệt vời... encyclopedia... NGLB !
2 ngày
Cái encyclopedia này được dân 'Đạ Nắng lên rồi' gọi là 'bá nghệ bá tri vị chi bá xxx' đó đại hiệp, hehe... Tks!
XóaDung Tran Bài viết rất tuyệt! Really wonderful !
Xóa'Thanh kiều du'!, hehe
XóaPhạm Hiền (FB)
Trả lờiXóaWov. Bái phục.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, giày và ngoài trời
2 ngày
Chời, cái hình này làm tôi nhớ mấy ông... ở nhà thờ Hồi giáo (Dubai...) quá, hehe, đùa thôi, thank anh!
XóaTrần Đắc Khiết (FB)
Trả lờiXóaNội dung dài quá nhưng mà hay biết được nhiều điều thú vị
À mà này Trở ra Đà nẵng hay thở ra Đà nẵng vậy Anh
2 ngày
À, đây là cái vụ ĐẠ NẮNG LÊN RỒI đó anh!
XóaSố là dân Huế đêm lội bộ qua đèo Hải Vân, trời tối và lạnh; rạng sáng, qua khỏi đèo, vào vùng biển Xuân Thiều (Nam Ô), họ thấy nắng, ấm, nên mừng rỡ 'thở ra' và kêu lên:
- Đạ Nặng lên rồi! (Đã Nắng lên rồi)
Âm tiếng Huế có 'dấu nặng' đó đã được dân Quảng Nam nghe, rồi đọc trại ra thành ĐÀ NẴNG!
Chuyện ông bà kể vậy!, hehe... Thank anh!
Trần Đắc Khiết Vậy hiểu rồi, quá hay
XóaThanh Hoang (FB)
Trả lờiXóaCha mẹ nó ơi hay quá.
Càng đọc càng tê.
Sướng rên mé đìu hiu nó luôn...
BÁI... PHỤT.
BÁI PHỤC.
2 ngày
Ui, phục thì ok, nhưng... phụt thì Thị Nở cười... thung thướng đó, đùa thôi, thank kiều anh ve ri mút!
XóaPhạm Thế Thuý (FB)
Trả lờiXóaLịch sử Việt Nam ơi...!!! Ông Vua... hi hi
2 ngày
Ông vua tiếng Mường là Bua (Bua K'lơi là vua trời), tiếng Cụk Cặk là... 'Ôw Vua', hehe... Thank PTT!
XóaHanh Hong (FB)
Trả lờiXóaHay quá, sử VN được huynh bê gần hết vô đây rồi, cũng thú vị nhỉ hi..hi..hi..hi... Chúc huynh buổi chiều vui vẻ huynh nhé hi..hi..hi..hi
2 ngày
Uh, bài thơ lục bát trên tóm tắt gần hết lịch sử VN đó, tại hạ... khen, hehe... Thank... nữ hiệp!
XóaPhạm Vân (FB)
Trả lờiXóaĐC ơi! Lịch sử VN là đây, cảm ơn Bái phục ĐC luôn
2 ngày
'Đại ca ơi' mà nhiều người tưởng là... đồng chí ơi, hehe... Thank nhé, bài thơ lục bát ca tụng Tam Điệp-Thanh Hóa đấy nhé, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng ca Đèo Ba Dọi đó nhé, thướng chưa!, hehe
XóaNguyễn Minh Chí (FB)
Trả lờiXóaĐọc đến đoạn bài thơ nhắc đến Ải Nam Quan, tìm hiểu xem nó nằm ở đâu mới biết hiện tại nó đang nằm sâu trong lãnh thổ TQ 5km. nhiều người tự hỏi tại sao lại như vậy thì một số bài báo của trang chính thống biện hộ rằng nó thuộc về lãnh thổ TQ từ trước đến giờ, họ lấy lập luận nếu nằm ở phía bắc VN sao không gọi là Bắc Quan mà lại là Nam Quan, và ải đó là do TQ xây nên suy ra nó nằm trên lãnh thổ TQ. Thật ra lối lập luận này là ngụy biện. Vì sao gọi là Nam Quan mà không là Bắc Quan? Câu trả lời rất đơn giản, vì TQ là một nước lớn so với VN chứ không phải do nó thuộc về TQ. Một cửa ải thông 2 quốc gia thì cần được xây dựng và đặt tên để dùng chung cho cả 2, vậy cửa ải đó sẽ do ai xây? tên dùng chung sẽ do ai đặt? Tất nhiên là nước lớn xây, nước lớn đặt tên, và vì sự phụ thuộc nên nước nhỏ phải dùng cái tên đó. Thành ra mới có chuyện từ xưa đến giờ lãnh thổ VN trải dài từ Ải Nam Quan đến Mủi Cà Mau. nhìn trên bản đồ 5km không lớn, nhưng dời cả đường biên giới xuống 5km thì không phải chuyện nhỏ rồi. Tiếc là ta chẳng thể làm được chuyện gì, vì mọi chuyện đã có nhà nước lo. 2 ngày
Hình như tác giả làm bài thơ này cũng thuộc loại... giỏi:
Xóa- Khởi đầu từ Ải Nam Quan biên phòng
Đó là ‘Ải Bắc’ Lạng Sơn
Ta gọi ‘Pha Lũy’, ngăn phường Hán xâm
Ải Nam Quan (xây dựng từ thời Hán!) xưa được dân ta gọi là 'Ải Pha Lũy' (hay Pha Dữ, tên gọi trước thời Hậu Lê, tức trước 1427) hay 'Ải Bắc' (chứ kg gọi là ‘Ải Bắc Quan’ vì có 2 chữ ‘ải’!)... Theo một bản đồ tôi sưu tầm được (hình dưới) thì vào THỜI NGÔ QUYỀN, Ải này nằm trong phạm vi Giao Châu (VN)...
Theo wiki thì VN cũng có xây riêng cho mình ‘Ải Bắc’ (gọi là Đài Ngưỡng Đức, trong lúc Đài Chiêu Đức là của Tàu, cách nhau 4km!) ít nhất là vào thời Lê Trang Tông, khoảng năm 1540, nhưng rất sơ sài - lợp bằng tranh..., năm 1774 Ðốc trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Ðang có trùng hưng, nhưng cũng sơ sài - bằng gạch..., nên nó bị... ‘biến’ mất không lâu sau đó!
...Dân ta gọi là 'Ải Pha Lũy' hay 'ẢI BẮC', nhưng ‘trển’ thì không, mà vẫn gọi là Ải Nam Quan, do bị áp lực mạnh từ phía con 'cọp' quá to con (Tàu) so với con 'lang' quá nhỏ con (VN)!, quan trọng là các bộ óc hủ nho-nam mô a di đà Tàu bấm nút... ‘like’ lia lịa - một dấu hiệu của sự nếu không mất nước thì cũng bị lệ thuộc!
...Một cách khách quan, (tôi) CHƯA THẤY CÓ TƯ LIỆU NÀO KHẲNG ĐỊNH ‘Ải Nam Quan’ nằm trong phạm vi lãnh thổ VN!, kể cả tư liệu của các nhà nghiên cứu sử Pháp..., 2 ví dụ: 1) Các biên giới của Việt Nam, Lịch sử các biên giới trên bán đảo Ðông Dương, nhà xuất bản L'Harmattan, 1989, cho biết rằng trên bản đồ Hồng Ðức (1490) có... hai đài, đài Chiêu Ðức (thuộc về Trấn Nam Quan, Tàu) và đài Ngưỡng Ðức (thuộc về Ải Nam Quan, VN). 2) Năm 1885, xảy ra Trận Trấn Nam Quan và Lạng Sơn giữa quân Pháp và quân nhà Thanh. Vào ngày 24/2/1885, một ngày sau khi xảy ra trận chiến ở Đồng Đăng, Tướng de Négrier cho phá sập Ải Nam Quan vào lúc 2 giờ 30 chiều và cho dựng lên gần đó một tấm biển ghi bằng chữ Hán: ‘Không phải vách đá bảo vệ được biên giới, mà là sự tôn trọng các hiệp định’... (wiki)
‘Lúc’ phân chia biên giới năm 1999 (nghe nói là trong cuộc chiến liên miên 10 năm sau 1979, hình như lính Tàu có ‘lấn chiếm’ qua phía bên ta vài km!) thì 'thế' của ta không mạnh (mà trong lịch sử cũng chả mạnh!, chỉ đuổi được quân Tàu ra khỏi lãnh thổ thôi, trừ trường hợp Lý Thường Kiệt đánh chiếm Quảng Tây (Khâm Châu, Ung Châu) - nhưng xong phải rút về ngay!), hơn nữa nghe đồn còn có sai sót trong giới lãnh đạo!...
Theo ông Trần Công Trục, ‘(theo) Biên bản hoạch định năm 1886 giữa Pháp và nhà Thanh... khi phân giới vào 1999 thì ‘mốc số 18’ (giữa Pháp-Thanh) đã bị mất!... Trên bản đồ cắm mốc Pháp - Thanh năm 1894, ...đường biên giới tại khu vực này luôn nằm về phía nam Ải Nam Quan, chứ KHÔNG PHẢI ĐI QUA ẢI NAM QUAN theo tiềm thức của người Việt Nam... vì vậy đã thống nhất lựa chọn một đường biên giới theo các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận... (!) (vnexpress.net)
...Trên thực tế thì trước đây thác Bản Giốc là của VN (tôi đã đến), nhưng theo ông Trục thì Biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892... không rõ ràng (nguyên nhân tranh chấp đối với cồn Pò Thoong là do trong Công ước Pháp Thanh 1887 và 1895, cùng những biên bản bản đồ kèm theo KHÔNG MÔ TẢ CỤ THỂ khu vực này) (vnexpress.net), mà chỉ thể hiện các cột mốc, mà khi phân giới, ‘đường thẳng’ nối liền 2 cột mốc thì lại ngang qua... ‘giữa’ thác Bản Giốc!
Vụ này TS Trần Công Trục biết và một số người biết, nhưng ta không biết, dĩ nhiên! Ta cũng khá biết rằng tính ông Trục thì ‘thẳng thắn’ như cái tên của ông!, nhưng chính trị là chuyện khác, ta cũng không biết, dĩ nhiên!
TM.
https://scontent.fdad2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/28279410_776061035919098_4258508208294227752_n.jpg?oh=be26793019b5fd4595a0ff1c8c648670&oe=5B11D63A
Thanh Thủy (FB)
Trả lờiXóaĐọc những bài của huynh vừa vui vừa có thêm kiến thức.
2 ngày
..Vì vụ có một số học sinh không phân biệt được giữa vua Gia Long và vua Càn Long!, nên 'huynh' mới có... cảm hứng mà viết bài này - hơi bị mệt!, hehe... Tks!
XóaLưu Anh Kiệt (FB)
Trả lờiXóaQuen ông này gần cả chục năm, mà chẳng biết ổng làm gì, nhà báo, nhà nghiên cứu hay học giả, mỗi lần vô nhà ông hai Lúa luôn đọc say Sưa, từ đầu đến cuối, kể cả những trích dẫn để tăng thêm tầm hiểu biết, kiến thức phổ thông, cảm ơn huynh đã dày công sưu tầm,nghiên cứu biên soạn ghi chép hiến tặng bạn bè những bài viết hay bổ ích nhé Nhà Gom Lá Bàng, Năm mới chúc bạn luôn khỏe vui, giàu năng lượng, bình an hạnh phúc huynh nhé.
2 ngày
Hehe, tại hạ có đi giảng bài ở 60 tỉnh..., nay về nhớ lại, còn tư liệu thì đã có cụ Gúc hay cụ Wiki... lo giúm rồi - chỉ có công 1) chọn lọc, 2) bổ sung, 3) tiếp cận cái mới và 4) lèo lái cho đúng... hướng nữa thôi, hehe...
XóaThank anh!
Nguyenphong Bui (FB)
Trả lờiXóaCàn Long, Gia Lòng cũng là long
Theo tiếng Cuk Cak nghĩa ra rồng.
Càn Long là con rồng càn quấy.
Gia Long long thể phủ đầy lông.
1 ngày
Lúc mình đùa cô ô-xin là 'đại gia', cổ trả lời là 'toàn da' (với xương chứ gì!), haha
XóaNên theo ngữ cảnh này thì vua Gia Long là vua... Toàn Da, hehe...
Tks!