Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

1059. Vân Đồn... thất thủ! (Thư giãn)

Chiều nghe... chạy thận chết mấy người
Cõi đời, cay đắng bọn quan hư
‘Tâm thần’ sát thủ chuồn... giãy chết
Còn lại ‘Lương’ ta khóc với... trời!
---------

Thất thủ, danh từ, trong đó thất là bảy, thủ là đầu... Lưỡng thủ là... hai đầu, như trong ‘Lưỡng thủ quái nhân’, tức Quái nhân hai đầu, hehe...
Thất thủ, danh từ, trong đó thất là bảy, thủ là tay... Song thủ là... hai tay, như trong ‘Song thủ hỗ bác’*, tức lấy hai tay đánh với nhau cho vui, hehe...
Thất thủ, động từ, trong đó thất là mất, thủ là vị trí phòng thủ, như trong ‘Paris sụp đổ’ hay ‘Vân Đồn... thất thủ’, tức là ‘vị trí phòng thủ quan trọng (của quốc gia) bị mất về tay đối phương’, v..v...
Kết quả hình ảnh cho vân đồn trần khánh dÆ°Và phải chăng Vân Đồn của cha ông ta đang ở gần gần cõi... thất thủ! (HÌNH 1)

*
Tất cả các... ní nuận trên đều được viết bằng ‘tiếng Việt’... Đúng ra là ‘tiếng Nam’, do tránh vụ ‘Bắc quốc’ và ‘Nam quốc’ mà từ thời Hán thuộc, người ta gọi ‘tiếng Nôm’ - tức ‘tiếng Việt’ - là ngôn ngữ tự nhiên của người Việt bản địa hay người Việt xưa, ít nhất là có từ nền văn hóa Đông Sơn, cách đây khoảng 2820 ± năm, tức thời kỳ đầu của ‘thời đại Hùng Vương’!... Cái mà ta hay gọi là ‘Hán Nôm’ thực chất là ‘tiếng Việt’, tức gồm đa phần ‘tiếng Nam’ cộng với khoảng 1/3 ‘tiếng Hán và tiếng của các dân tộc khác’. Tiếng Việt xưa là khá tương tự như tiếng mà ta đang nói ngày nay, dễ dàng kiểm chứng qua việc không thiếu gì ‘từ Việt cổ’ nay vẫn còn được dùng ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Thanh-Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Bình-Phú, miền Tây..., vd như ‘Trời đất sinh ra đá một chòm. Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom. Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn. Luồng gió thông reo vỗ phập phòm. Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm’, đố bố dân cá Tràu hiểu!... 
‘Chữ Nôm’ không phải được Hán hóa, mà là ‘tiếng Việt’ được ‘giới ăn học’ thời Hán thuộc biểu diễn bằng các ký tự Hán, được hình thành lai rai từ trước sau năm 111TCN (năm nhà Triệu mất từ tay nhà Hán), và được phát triển đỉnh cao bởi một vị quan người Việt tên là Nguyễn Thuyên (tức Hàn Thuyên*) sau khi ông thi đỗ tiến sĩ vào năm 1247, tức là vào thời Trần Nhân Tông... Sau đó là ‘Chữ Quốc ngữ’ tức toàn bộ ‘tiếng Nam’ được biểu diễn bằng chữ La-tinh, có từ đầu những năm 1600, ít nhất là từ thời ông Francisco De Pina*, năm 1624...

Như vậy, trên thế gian này HOÀN TOÀN không có cái thứ tiếng nào được gọi là Hán Nôm hay Hán Việt, mà chỉ có TIẾNG VIỆT! 
Dễ thấy rằng người Nhật, người Hàn hay Bắc Triều Tiên đang dùng ‘ký tự Hán’, nhưng không vì thế mà người ta gọi là tiếng Hán Nhật hay Hán Hàn!!!...
Dễ thấy hơn là ta có các cụm từ... quen thuộc như: ‘tiếng La tinh’, 'Hình học Ơ-cờ-lít', ‘bà đầm’, ‘uống cà phê’, ‘bao cao su’, ‘bao ni lông’, ‘Mạc Tư Khoa’, ‘Sa hoàng’, ‘giép Lào’, ‘hoàng thân Xi-a-núc’, ‘tồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn’, ‘tồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô’, ‘ai lớp du bặt bặt’, ‘bà xã tui năm bờ oanh’, ‘Phê Tê Bốc’..., có ai bảo đó là tiếng Hy Lạp Việt, La Mã Việt, Pháp Việt, Nga Việt, Lào Việt, Campuchia Việt, Cuba Việt, Anh Việt hay Mỹ Việt, thế thì tại sao lại có vụ Hán Việt!!!...

*
Kết quả hình ảnh cho Cổ Ä‘á»™ng viên U23 VNCó liên quan đến vụ... 'thất thủ'... Trả lời câu hỏi ‘Tại sao dân Việt lại mê bóng đá đến thế, đến hàng chục triệu người, đến nỗi như đang hình thành một tôn giáo là Túc Cầu Giáo ở VN?’ dường như giúp ta hiểu được bản chất của việc tại sao dân Việt lại 'mê U23VN ' hay 'sẽ có ngày đi bão'!... (HÌNH 2)
Hỏi thử mới sinh ra đời khóc ‘oe..oe..oe...’, rồi biết nói ‘bà’, ‘ba’ (cha, bố), ‘mẹ’, ‘ông’..., rồi biết gọi ‘con chó’, ‘con mèo’, ‘con heo’, ‘con gà’, rồi biết đến ‘một, hai, ba, bốn...’, rồi biết hát ‘kìa con bướm vàng, xòe đôi cánh’...; bỗng có một thèn choa Cụk Cặk nào đó ngang qua bảo ‘mầy đang nói tiếng... Hán Việt’!..., ý nói đừng thờ Hai Bà Trưng mà hãy qua bên Tàu quỳ lạy cái thằng cha Mã Viện!... Hỏi không tức sao được!, tức cả mấy chục năm, tức cả ngàn năm: Hán Việt cái... cmn!
Hỏi thử mấy ngàn năm nay mấy khi cá tử!, thế thì tại sao cá Việt lại tử hàng loạt từ tháng 4/2016 ở miền Trung, rồi xảy ra cá tử hàng loạt hầu như ở toàn VN!... Ở trường ĐH, mấy ‘thầy’ nào đó leo lẻo... dạy ta môn ‘triết’ về ‘bản chất và hiện tượng’, thế mà khi cá tử, họ không nói gì về ‘bản chất của vụ cá tử là ở đâu?’, mà lại vơ ngay cái ‘hiện tượng thủy triều đỏ’ ở đẩu ở đâu nhét vào... đầu dân!... Chúng lại còn bảo vệ cái... ‘Háng’ của chúng, bằng cách, trong khi cá đang tử thúi inh, bảo dân là ‘cứ ăn vô tư đi, cứ nhào đại xuống biển tắm vô tư đi, có sao đâu!’..., ý nói chỉ dân là... có tội, chứ bọn Háng-Phọt Ma Ra là hoàn toàn vô tội! (chả biết chúng nhận được cái ‘tệ nhân dân’ bự thiệt đến đâu!)... Hỏi không tức sao được: Háng ‘vô tội’ cái... cmn!
Hỏi thử mấy ngàn năm nay thì nước Nam, cụ thể vùng Đà Nẵng xưa là của người Chàm*: ‘Mới đây, việc khai quật khẩn cấp và phát hiện 30 hiện vật tương đối nguyên vẹn cùng hàng trăm viên gạch, mảnh ngói, gốm, đá có nguồn gốc Chămpa có niên đại cách đây khoảng 1.000 năm tại làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) đã ghi thêm một địa điểm (phía tả ngạn sông Cẩm Lệ) có giá trị nghiên cứu trên “bản đồ” cổ vật Chăm ở Đà Nẵng...’, người ‘Việt’ xưa đã ở đây hàng chục ngàn năm, thế mà bọn chúng phái ‘Hướng dẫn viên du lịch Háng’, cùng với ‘bè lũ tay sai’!, đến bảo Đà Nẵng là có từ thời tiên sư bố cá Tràu của chúng!..., ý nói dân Nam... ngờ-u lắm, chả biết Phê Tê Bốc hay Gú Gờ là cái qué gì!... Hỏi không tức sao được: Cá Tràu cái... cmn!

Vân vân và vân vân... Trong mấy ngàn năm nay, cụ thể là trong mấy chục năm nay, dân ta bị ‘ỷ lớn hiếp bé’ liên miên, ở nhà thì chúng bắt nam mô ‘bốn lần bốn mưới sáu cái tốt... làm’, ra đường thì chúng tống vào đầu mấy cái ‘khu đặc phá trung tiện thúi inh’, ra biển đánh cá thì bị liên tục ‘tàu Lạ’ hãm hiếp... Mà, hễ dân dám nói ra hay làm cái gì trái ý bọn cá Tràu thì bị chúng quy vào cái tội ‘thế lực thịch đù’ gì gì đó!, chạ hiệu!, tức lắm rồi, tức trong mấy chục năm rồi, và để quên đi cái sầu nhân thế:
- Chuyện hôm qua như nước chảy về đông
Mãi xa ta không sao giữ được
Hôm nay lại có bao chuyện ưu phiền làm rối cả
‘Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh
Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm’ (Lý Bạch)...
https://www.youtube.com/watch?v=m64dd7eLnD4,
nên dân phải tìm cách ‘xả stress’ bằng cách... nhậu, lên Phê Tê Bốc, hay xem bóng đá là tốt... nhất!


...À quên, bổ sung... Rất tâm lý!, có một bài viết có giải thích 'tại sao người ta mê bóng đá?', cho rằng khi thắng thì mọi người đều nói ‘chúng ta thắng’, tức là thấy CÁ NHÂN MÌNH CŨNG CÓ PHẦN THẮNG TRONG ĐÓ!, nhưng nếu thua thì chả bao giờ họ nói ‘chúng ta thua’, bởi thua thì mình vô can, THUA LÀ TẠI NGƯỜI TA: tại lỗi của HLV hay tội lỗi của (các) cầu thủ, thậm chí có người đòi ‘xử’ đẹp cầu thủ đó!... Nghe vậy, một sinh viên cho rằng cái này rất hợp với tâm lý của người Việt:
- Thắng thì luôn có phần của mình, còn thua là phần... của người khác! (Ha..ha..ha...)

Cậu nói tiếp: Vì thế mà họ say ‘2Đ’ (đất và đô) và mê bóng đá nhất... thế giới!
Ha..ha..ha...

*
Quay lại chuyện Vân Đồn...

HẢI CHIẾN VÂN ĐỒN*
Thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi gồm 650 chiến thuyền đánh vào Vân Đồn, dọn đường cho đoàn thuyền chở lương của Trương Văn Hổ vào Đại Việt. Trần Khánh Dư sai 100 chiến thuyền với đa số quân già yếu ra cự địch, thất bại nhanh chóng. Quân Đại Việt thiệt hại nặng, chết rất nhiều, binh sĩ tử trận. Ô Mã Nhi thắng trận lớn, ông ta tin rằng chủ lực phòng ngự Đại Việt đã tan tành. Ô Mã Nhi theo thói quen, liền hành quân thần tốc, tiến nhanh vào Đại Việt để lập công đầu. Vị tướng nhà Nguyên sau khi thắng Trần Khánh Dư đã mang niềm tin rằng con đường chở lương đã được ông ta dọn dẹp thông thoáng, và Trương Văn Hổ sẽ thoải mái đi vào mà chẳng ai ngăn trở, qua đó sẽ cung cấp lương thực cho Thoát Hoan tại Thăng Long, tránh tình trạng đói khổ, bệnh tật như những lần trước. Nhưng Ô Mã Nhi không ngờ rằng, Trần Khánh Dư đã nướng quân của mình trong đợt đầu (đấy là "bỏ vốn" làm ăn) để khiến Ô Mã Nhi nhầm tưởng rằng ông ta đã thắng hết quân Đại Việt. Thực tế, quân chủ lực của Trần Khánh Dư chưa ra trận, mà đã được ém sẵn xung quanh biển Vân Đồn để đánh vào mục tiêu chính, cái mục tiêu đã giúp Đại Việt giữ được bờ cõi suốt hai lần xâm lăng trước: LƯƠNG THỰC (đấy là "lãi").
Cùng thời điểm, Trương Văn Hổ nhận được tin tình báo từ Ô Mã Nhi về chiến thắng, và con đường thông thoáng đã được mở ra, liền thong thả hành quân vào Vân Đồn như chốn không người, chẳng ai phòng thủ. Mà không biết rằng, ông ta đang hành quân vào cõi chết. Khi quân Trương Văn Hổ đi vào trận địa phục kích, Trần Khánh Dư liền phất cờ cho quân chủ lực 4 mặt ào ra đánh. Hãy tưởng tượng tình cảnh Trương Văn Hổ khi đó. Thuyền lương thì chậm chạp, hành quân thì sơ sài, phòng bị thì không có. Sự bất ngờ, không phòng bị, cùng vấn đề của quân yếu đánh với quân mạnh, Trương Văn Hổ chỉ có bại, tuyệt không có thắng... (fb Dũng Phan)

Kết quả hình ảnh cho vân đồn trần khánh dÆ°...Trần Khánh Dư (HÌNH 3) đã góp phần quan trọng vào một trong những đánh giá hiện nay: Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc chưa hề được biết tới là một cường quốc hải quân, chưa từng ghi điểm trong một trận hải chiến nào trước các đối thủ xứng tầm, bởi thế mới thất thủ trước các pháo hạm của phương Tây vào cuối thế kỷ 19, chịu thua trước hải quân Nhật Bản trong cuộc chiến năm Giáp Ngọ (1894), lại tiếp tục chịu trận trước ba tàu sân bay Nhật vây hãm Thượng Hải suốt thập niên 1930, bó tay trước các tàu sân bay Mỹ giải nguy Nam Hàn trong cuộc chiến Triều Tiên...’ (baomoi-com)...

***
Nhưng...
Hai tháng trước, nghe trong ‘Nuật Khu đặc’ có một cụm từ dài thoòng loòng như cái... lòng heo: ‘Nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh’, tại hạ chạ hiệu!, chưa kể vụ trước khi 'bấm nút' còn đi ăn dầm ở dề ở Độc khu Thâm Quyến nữa! Thế mà nghe nói ông Mạnh Hoạch, à quên, ông Bộ Hoạch chối bây bẩy: ‘Đâu có! Trong cái Nuật Khu đặc đâu có cái Tê Cu nào đâu!’ (!)... Hừ!, ‘nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh’ không phải là nước Tê Cu thì là nước... ‘đấy’ à! Chắc ông... Mạnh Hoạch ăn nhiều ‘tệ nhân dân’ của Khỉnh Mông quá nên tệ với nhân dân chăng!
Và mới nghe nói ở bên Ukraina, 'nghe nói thôi', có cái bản đồ thế giới, trong đó bản đồ Tê Cu bao gồm luôn cả Vân Đồn!!! Đất nước Việt Nam có hình chữ S, trông giống như một con chim, mà Vân Đồn là cái mỏ chim. 
'Bác Đỉnh Phan Trí, CẤP BÁO.:

Tại Ukraina, bọn Trung quốc đang bán những quả địa cầu in tiếng Nga, trên đó bản đồ Việt nam đã bị cắt mất Đặc khu Vân đồn và vùng Quảng ninh., chúng nhập vào nước nó.
Những kẻ cổ vÅ© cho đặc khu sáng mắt chÆ°a?'Nay mỏ chim có thể bị ‘ông Hoạch’... hoạch sang luôn bên Tê Cu, nên nhìn không phải là con chim cánh cụt, mà giống như con chim cụt... mỏ! (HÌNH 4, fb Quy Nguyenhoang)
Vân Đồn là một trong những ‘thánh địa’ quan trọng vào bậc nhất của Việt Nam, hay có thể nói nhờ những Bạch Đằng, ‘Sóc Sơn’*, Vân Đồn, Chi Lăng, Đống Đa... mà ngày nay 90 triệu dân Việt mới có cơ hội mà ngồi xem... bóng đá, nếu không thì có khả năng đã bị đem ra.... mổ nội tạng gần hết rồi!... Hay là ta lấy mấy cái ‘thánh địa’ này mở ‘khu đặc’ để lót ổ cho phượng hoàng dạng Háng vào... đẻ!

...Và hỏi thứ mấy ngàn năm nay, dễ thấy rằng ta nói tiếng Việt thì chỉ có dân Việt hiểu, chứ... ông cố nội của dân cá Tràu cũng không hiểu!, thế mà có mấy thèn choa... phá gió sư nào đó lại lên mặt dạy dân ta ‘phải học tiếng Hán để làm trong sáng tiếng Việt’!, dụ dân ta ‘thay tiếng Việt bằng tiếng Háng-cụk cặk’... Và còn ểnh mặt lên bảo dân ta là ‘cái đám quần chúng không biết gì!’...; 
Trong hình ảnh có thể có: 2 ngườimịa nó, học ba cái thứ 'Đại học Hán ngữ' lèng xèng ở phương Bắc, mà đã vội coi thường các anh hùng võ lâm thiên hạ Nam quốc!, chả biết trời cao đất rộng là gì!; mịa nó!, lấy cái thứ tiếng bính âm Bắc Kinh rồi thêm dấu phết dấu phẩy vào đó!, mấy cái trò này... con nít mới đẻ cũng làm được, thế mà nó nói cái cmn gì đó là ‘đâm đầu... nghiên cứu hết 40 năm’! (HÌNH 5)...
Ngoài ra, ‘ai đó’ còn dụ dân ta ‘tích hợp Lịch sử Việt vào... hư vô’! (mà sau này chỉ còn toàn là sử cá Tràu!), hỏi không tức sao được: Tích hợp cái... cmn!
...Ồng Trần Khánh Dư đang... hiện hồn ra đó!

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Cha đẻ ra chữ Quốc ngữ: Francisco De Pina (1585-1625) đã học tiếng Việt và trở thành giáo sĩ đầu tiên giảng đạo cho tín đồ bản địa mà không cần phiên dịch. Giáo sĩ cũng đã dạy tiếng Việt cho một số giáo sĩ khác trong đó có Alexandre de Rhodes… được cử đến Thanh Chiêm (Quảng Nam!) vào cuối năm 1624. Cũng tại đây, Pina đã biên soạn tài liệu về Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt và cuốn Ngữ pháp tiếng Việt... (thethaovanhoa-vn)
2.       Cổ vật Chăm ở Đà Nẵng: Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 TCN... Trên nền của sự phát triển này, người Chăm xưa đã xây dựng nhiều đền tháp để thờ cúng các vị thần Ấn Độ giáo và Phật giáo. Chẳng hạn, như dọc theo tuyến sông Yên - sông Cầu Đỏ - sông Cẩm Lệ - sông Hàn có các phế tích và hiện vật điêu khắc Chăm ở Cấm Mít (xã Hòa Phong, Hòa Vang), Quá Giáng (xã Hòa Phước), Khuê Trung (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ), Lỗ Giáng (phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ)... Xem thêm: http://baodanang.vn/channel/5433/201107/ban-do-co-vat-cham-o-da-nang-2063428/
3.       Hàn Thuyên (1229 - ?) tên thật là Nguyễn Thuyên, làm tới chức Thượng thư Bộ Hình dưới thời Trần Nhân Tông... Ông đỗ Tiến sĩ năm 1247... Hàn Thuyên giỏi thơ Nôm. Ông được xem là người phát triển, phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật... (wiki)
4.       HẢI CHIẾN VÂN ĐỒN (Dũng Phan), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/05/1006-mot-bai-viet-rat-hay-ve-danh-tuong.html#more
5.       Lê Hoàn đánh Tống ở Bạch Đằng và Sóc Sơn: Đạo quân của Lưu Trừng tiến vào sông Bạch Đằng...; những cọc đóng trên sông Bạch Đằng gây cho địch rất nhiều trở ngại; cuộc chiến kéo dài suốt 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 981)... Đạo quân bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy vượt Nam Quan vào Lạng Sơn, chờ quân phối hợp; nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển, hắn tổ chức quân đánh xuống Bình Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) thì gặp trận địa mai phục lớn; trận đánh diễn ra quyết liệt, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận... Nhân cơ hội đó, Lê Hoàn tiếp tục truy kích địch…, đại quân Tống bị đánh tan, Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh bãi binh, rút tàn quân về nước, chịu THẤT BẠI THẢM HẠI trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt... (btlsqsvn-org)
6.       Song thủ hỗ bác là tuyệt kỹ công phu do lão ngoan đồng Chu Bá Thông, trong 15 năm bị giam hãm trên đảo Ðào Hoa sáng tạo ra. Xuất phát từ chỗ chỉ có một mình, không có ai cùng luyện công chiết chiêu, nên đã nghĩ ra lối Song Thủ Hỗ Bác này để chơi đùa, lấy tay trái đánh nhau với tay phải, tay trái vẽ hình vuông, tay phải vẽ hình tròn... (vietkiemhiep, blogspot-com) 
7.       Tại sao gọi là chữ Nôm? Chữ Nôm có từ khi nào?: Ý của tên gọi chữ Nôm là đây là thứ chữ dùng để ghi chép TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI PHƯƠNG NAM (tức người Việt, xưa kia người Việt tự xem mình là người phương Nam, còn người Tàu là người phương Bắc)... Chữ Nôm là một hệ chữ ngữ tố từng được dùng để viết TIẾNG VIỆT, trong đó có từ Hán-Việt... Về văn bản thì khi tìm chứng tích trước thời nhà Lý, văn tịch hoàn toàn không lưu lại dấu vết chữ Nôm. Sang thời Lý thì mới có một số chữ Nôm như trong bài bi ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng, nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (tạc năm 1210)... (wiki)

3 nhận xét:

  1. LƯU MỘT BÀI VIẾT HAY VỀ 'CHỮ NÔM'
    Nguồn Searchgoogle Huỳnh Ái Tông (fb Viet Yen Le)

    VĂN HỌC NÔM
    I- VẤN ĐỀ CHỮ NÔM :
    Trước khi nói đến chữ Nôm, thiết tưởng cũng nên biết qua cách tạo dựng chữ Hán. Chữ Hán được xếp vào loại chữ tượng hình, thực sự ra thì chữ Hán có 6 cách tạo dựng.
    1. Tượng hình : Mô tả hình trạng của vật thể. Thí dụ chữ 日 Nhật : mặt trời).
    2. Chỉ sự : Trông mà biết được, xét mà rõ ý. Thí dụ : 上 (thượng : trên), 下 (hạ : dưới).
    3. Hội ý : Hợp các ý của phần mà thấy được nghĩa. Thí dụ : 信 (tín : tin) do chữ 亻(nhân : người) + 言 (ngôn : lời nói)
    4. Hình thanh : Lấy sự làm tên, mượn thanh hợp thành. Thí dụ : 河 (hà : sông) do âm 可 (khả) và 水 (thủy : nước).
    5. Chuyển chú : Là những dòng chữ đồng nghĩa nhưng không cùng hình dạng, nó là phương pháp dùng chữ chớ không liên quan đến việc tạo dựng chữ. Thí dụ : 老 (lão : già) và 考 (khảo : già)
    6. Giả tá : Đời xưa căn cứ vào bốn phép : tượng hình, chỉ sự, hội ý và hình thanh mà tạo ra chữ. Vậy mỗi sự việc đều có một chữ, như thế quá nhiều chữ, vì vậy giả tá là nhờ thanh mà gửi sự. Thí dụ : 上 (thượng : trên) khi đọc thướng, có nghĩa là đi lên. 道 (đạo : con đường) được mượn để dùng 道 德 (đạo đức).
    Chữ Hán là loại tượng hình còn chữ nôm là loại ký âm phù hiệu, hoặc dùng một chữ Hán hay dùng cách ghép hai hay ba chữ Hán để ghi âm thanh tiếng Việt.

    Trước kia người ta căn cứ vào bài văn tế cá sấu của Hàn Thuyên ở sông Phú Lương (Nhị Hà) mà cho rằng Hàn Thuyên là người sáng tác ra chữ Nôm. Thật ra thì không phải Hàn Thuyên là người sáng tác ra chữ Nôm, vì từ năm 1282 là năm Hàn Thuyên làm bài văn tế cá sấu, cho đến năm 1817 là năm cuối cùng, nước ta bỏ hẳn lệ thi cử bằng chữ Hán, một thời gian dài hơn 6 thế kỷ và trải qua 5 triều đại : Trần, Hồ, Lê, Tây-Sơn, Nguyễn mà chữ Nôm vẫn chưa được hoàn hảo thì làm sao một đời Hàn Thuyên có thể sáng chế và dùng chữ Nôm để viết bài văn tế ấy. Đúng hơn chữ Nôm phải được sáng chế từ trước ông, vì khi người Trung Hoa đô hộ, cũng như nước ta ở dưới các triều đại trước nhà Trần, các Công văn soạn bằng chữ Hán, bó buộc phải được biến chế để ghi các danh từ Nôm về nhân vật hay địa danh. Cùng lý do đó, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, chắc chắn các nhà Sư phải nghĩ ra cách dùng chữ Hán có biến chế, để ghi các tên Nôm trên các lá sớ, bài vị.... vậy chữ Nôm đã manh nha có trước thời Hàn Thuyên.

    Thêm vào đấy phải gọi là một biến cố vì thuở ấy nước ta dùng Hán tự làm văn tự chính thức, trong buổi lễ đuổi cá sấu, vua đã ủy cho ông Hàn Thuyên chủ tọa lễ ấy, đáng lẽ ông Hình bộ thượng thư Hàn Thuyên phải đọc một bài văn tế âm Hán Việt, thì trái lại VĂN TẾ ĐƯỢC ĐỌC BẰNG ÂM NÔM, việc ấy đúng là một biến cố ấy lan truyền khắp nơi trong nước nên nhiều người được biết đến và truyền tụng mãi về sau này, được ghi trong sử sách, khi người ta đi tìm nguồn gốc chữ Nôm thì chỉ được biết Hàn Thuyên đã có liên hệ đến chữ Nôm là một bằng chứng xưa nhất, bởi đó mới cho rằng ông là người sáng chế ra chữ Nôm, thực ra thì chữ Nôm phải có trước năm 1282 hàng mấy thế kỷ, ngay việc sử chép về cuối thế kỷ thứ 8, năm 1791, Phùng Hưng người nước ta nổi lên đánh đuổi quan đô hộ Tàu rồi giữ việc cai trị trong ít lâu, sau ông được người trong nước tôn lên là “Bố Cái đại vương”. Hai chử Bố Cái là tiếng Nôm thì phải có chữ Nôm để ghi hai tiếng ấy, điều này chứng tỏ chữ Nôm có trước ông Hàn Thuyên. Hàn Thuyên chỉ là người tạo ra biến cố chứ chưa chắc ông là người có công khởi xướng đem chữ Nôm dùng cho thi văn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tt)
      II- CÁCH TẠO DỰNG CHỮ NÔM :
      Dùng chữ Hán để tạo dựng ra chữ Nôm có bốn trường hợp :
      1. Những tiếng gốc ở chữ Hán về âm và nghĩa :
      a) Đọc giống âm chữ Hán. Thí dụ : 才 (tài), đọc theo chữ Nôm cũng là tài
      b) Đọc hơi khác âm chữ Hán một chút. Thí dụ : 局 (cục) đọc theo chữ Nôm là cuộc.
      2. Nghĩa giống nhau nhưng âm đọc khác. Thí dụ : 家 (gia) đọc theo chữ Nôm là nhà.
      3. Nghĩa khác nhưng âm đọc như chữ Hán hay gần đúng chữ Hán. Thí dụ : 没 (một: mất), đọc theo chữ Nôm là một. 羅 (la: cái lưới), đọc theo chữ Nôm là là
      4. Không phải chữ Hán, nhưng được ghép từ chữ Hán mà ra âm Nôm. Thí dụ: 𡗶 đọc theo Nôm là trời.
      Vậy một số chữ Nôm khác biệt với chữ Hán ở 2 trường hợp:
      1. Nghĩa khác nhau. thí dụ : 没 cùng đọc là một, mà nghĩa chữ Hán là mất và nghĩa chữ Nôm là số 1.
      2. Không phải chữ Hán, nhưng được ghép từ chữ Hán, có một phần chỉ âm, một phần chỉ ý. Thí dụ : 𢆥 đọc là năm, gồm 2 chữ Hán chữ 南 (nam) để chỉ âm và chữ 年 (niên) để chỉ nghĩa.
      III- KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHỮ NÔM :
      Người ta thấy chữ Nôm có hai khuyết điểm lớn sau đây :
      1. Không được thống nhất nên có một số chữ được tạo dựng theo một ý kiến cá nhân không được phổ quát. Vì thế cùng một chữ mà có hai âm khác nhau. Thí dụ : 本 (bản) có khi đọc bản (hay bổn) có khi đọc là vốn. Ngược lại cùng là một âm có khi lại được viết thế này, có khi được viết thế khác. Thí dụ: chử đến có khi viết 𦥃 có khi viết 𦤾, như vậy chữ chỉ ý nghĩa giống nhau 至 (chí: đến), chữ chỉ âm khác nhau 淟 (điển), 旦 (đán).
      2. Âm và thanh của chữ Hán không có đủ đối với Tiếng Việt. Thí dụ : không có phụ âm G và R hay các âm AU, EO, EN, ON...
      Nước ta chỉ có hai ông vua là Hồ Quý Ly và Quang Trung là có để ý đến việc dùng chữ Nôm, nhưng tiếc rằng công việc ấy chỉ một sớm một chiều so với thời gian phải có để thống nhất chữ Nôm, vì lẽ ấy nên chữ Nôm không được hoàn bị và bị kết án “nôm na là cha mách qué”.
      Như thế thì chữ nôm làm cho người ta có thể đọc sai âm của người ghi, nếu muốn hiểu rõ một bản văn Nôm, có những chữ người đọc người đọc phải mất nhiều thì giờ để tìm hiểu âm cho đúng và phù hợp với toàn thể văn bản, muốn đọc được một chữ Nôm người ấy phải khá chữ Hán. Như thế chữ Hán đã khó học thì chữ Nôm lại khó hơn.

      IV- CHỨC NĂNG CỦA CHỮ NÔM :
      Về mặt văn tự, chữ nôm càng không được quảng bá trong đại chúng so với chữ Hán, nhưng văn học Nôm trái lại được giới bình dân thưởng ngoạn dễ dàng bằng cách truyền khẩu, có người đọc không được, nhưng có ai đọc thì họ hiểu và nhớ, nếu được nghe nhiều lần thì thuộc lòng. Và có thể đọc thuộc lòng cho người khác nghe, vì thế người miền Bắc có thể đọc thuộc lòng truyện Kiều và người miền Nam đọc thuộc lòng truyện Lục Vân Tiên.
      Văn học Nôm có một tác dụng hơn Văn học Hán Việt, vì người ta truyền thông tư tưởng từ người sáng tác ở giới nho sĩ cho đến người thưởng ngoạn ở giới bình dân với quan niệm “Văn dĩ tải đạo”. Như thế văn Nôm đã đóng góp một vai trò quan trọng và có đủ khả năng truyền thông tư tưởng đến đại chúng. Với truyền thống tự tồn và bất khuất, dân tộc ta luôn luôn cố gắng vươn lên để vượt khỏi những ảnh hưởng tư tưởng, văn hóa, chính trị.... của Trung Hoa, để khỏi bị đồng hóa và có một vị thế trong cộng đồng nhân loại thì chữ nôm là một chứng tích. Một số tác phẩm Nôm đã rực rở nở trong vườn văn học Việt Nam.

      Xóa
    2. (tt)
      V- KỸ THUẬT VĂN HỌC NÔM :
      Một phần văn học Nôm cũng sử dụng kỹ thuật thi văn Trung Hoa, mà đa số lại là thơ Đường luật, văn biền ngẫu như văn tế hay phú thì số lượng ít hơn, đặc biệt trong văn học Nôm có thể Lục bát hay Song thất lục bát hoặc ngược lại Lục bát giáng thất. Thể Lục bát dùng để viết truyện và thể Song thất lục bát thì để sáng tác thành những khúc ngâm, nó hoàn toàn là một thể thi ca của Việt Nam, vì quy luật của nó không có trong thi văn Trung Hoa, nó tạo dựng theo kỹ thuật của ca dao, ở điểm này có người thấy thể Song thất lục bát thì tưởng rằng văn học Nôm dùng hai câu Song thất theo thể Thất ngôn, thật ra có điểm khác biệt quan trọng về nhịp, chính điểm này cho chúng ta thấy không phải là hai câu Thất ngôn Đường luật. Chúng ta thử so sánh.

      TRUNG THẦN NGHĨA SĨ
      Làm người / trung nghĩa / đáng bia son, nhịp 2+2+3
      Đứng giữa / càn khôn / tiếng chẳng mòn “
      Cơm áo / đền bồi / ơn đất nước “
      Râu mày / giữ vẹn / phận tôi con. “
      Tinh thần / hai chữ / phao sương tuyết “
      Khí phách / ngàn thu / rỡ núi non “
      Gẫm chuyện / ngựa hồ / chim việt cũ “
      Lòng đây / tưởng đó / mất như còn. “
      (Nguyễn Đình Chiểu)

      Trời vẫn vũ / mây giăng / tứ phía, nhịp 3+2+2
      Đất biển đông / sóng gợn / tư bề “
      Làm sao nên nghĩa phu thê,
      Đó chồng đây vợ ra về có đôi.
      (ca dao)

      Một đằng thất ngôn, nhịp 2+2+3 tiết điệu sẽ nhẹ nhàng hơn nhờ cuối câu có nhịp 3 nên nó kéo dài ra, ngược lại trong Song thất lục bát thì giọng văn dồn dập hơn vì cả hai nhịp sau đi liền nhau, nhịp 2 nên ngắn, gọn. Đấy là điểm chứng minh rõ rệt nhất sự khác biệt của hai thể trên, chẳng những thế mà chúng ta biết rằng thể Song thất lục bát, một trong những thể Ca dao của ta thì chắc chắn Ca dao Việt Nam phải có trước thể Đường luật.

      VI- ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC NÔM :
      Truyện Nôm như Lục Vân Tiên, được giới bình dân miền Nam hết sức ưa chuộng, mà cho đến những năm 1950, 1960 vẫn có nhà xuất bản ấn hành bằng chữ quốc ngữ để phát hành trong giới bình dân, có lẽ vì văn học Nôm đi sát với giới bình dân nhiều hơn...

      C/c: Anh Phạm Hiền, Nguyễn Thành, bạn Mietvuon Sau... xem có... đúng k!, hehe

      Xóa