Một tách trà đơn nghểnh cổ chờ
Cười cho cuộc thế vào ngõ... tối
Em ở xa trời, anh ngẩn ngơ!
Cười cho cuộc thế vào ngõ... tối
Em ở xa trời, anh ngẩn ngơ!
PHẦN
1: Văn minh thế giới vẫn còn đó
Dường
như chúng ta đang đắm chìm trong vụ... ‘Hồ Ngọc Dại’, trong khi thế giới đang thay
đổi từng giờ, từng ngày! Vâng, trong khi mỗi ngày có hàng ngàn công trình khoa
học có giá trị ra đời và có đến 49% cư dân mạng trên thế giới vào Google để
‘search’ thông tin khoa học Mỹ, thì ta...!
Ôi,
giá như mà tôi có thể ngồi dự và xem thầy Bùi Hiền hay thầy Đại dùng projector
và screen* trình bày trong 60’ thì tôi có thể... phát hiện ra ít nhất là... 20 mistakes
(lỗi)!, đó là nghề của... choàng, xin đừng có ném đá 'nôi thôi', hehe... Tựu chung,
‘ai đó’ hãy đặt câu hỏi là ‘For What?’ là tôi làm cái đó ‘vì cái gì’?, tức là
nó thỏa mãn cái ‘DEMAND’ (nhu cầu) gì của xã hội?, nay xã hội VN có cần ai đó
phải ‘cải cách tiếng Việt’ tức là tạo ra một kiểu ‘tiếng Việt mới’ hay ‘phát âm
mới’ hay không?, thế thôi!...
Thiết
nghĩ cái của thầy Đại cũng chả có gì mới, vì nó đã có ở Tây Âu vào sau Thế chiến
thứ hai-1945 và đã từng phổ biến ở Nhật, Mỹ vào giữa thế kỷ trước - thời nhà sư
phạm-triết gia Dewey hay nhà sư phạm nổi tiếng thế giới Montessori, hay nay là Adam Khoo (chuyên gia đào tạo, Singapore)... Chưa kể
chuyện ngày xưa có những nhân tài cái thế như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê
Thánh Tông, Nguyễn Bình Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, hay thời này có những Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, Phạm
Duy, Trịnh Công Sơn..., nên việc lập luận đơn lẻ rằng ông Ngô Bảo Châu ngày xưa
có được học chút phương pháp của thầy Đại nên được giải ‘Nobel’!, nhưng thằng Cu
nhà tôi cũng có học phương pháp này nhưng chưa được... giải gì! - là có tính
chất gượng ép!...
Chưa kể những chuyện kể về ‘trái bứa’, ‘vẽ ma’, ‘ăn cá gỗ’, 'bé xách đỡ mẹ' hay ‘dũng cảm ăn... cứt gà’! (HÌNH 1)... nghe rất là... phản động!...
Và chưa kể ‘Chương trình công nghệ giáo dục Hồ
Ngọc Đại’ có thể là sản phẩm đánh cắp trí tuệ của người Mỹ, người Nhật, Pháp, Tàu, nhất là của người Nga*!... (HÌNH 2 a, b)
‘Phải
chăng, ‘ai đó’ đang thổi ông Hồ Ngọc Đại lên... như thổi bong bóng’! Thầy Đại
có nói là công trình của thầy là ‘tồn tại vĩnh viễn’!!!, nó có phải là cái ‘thế
giới vật chất-vận động’ đâu mà đòi ‘tồn tại vĩnh viễn'!, hơn nữa, người ta nói
‘NOTHING LASTS FOREVER’ tức
là không có cái gì là trường cửu bất diệt:
-
They say nothing lasts forever/We re only here today/Love is now or never... Chẳng có gì là tồn tại mãi mãi/Và chúng ta chỉ
tồn tại ở trong ngày hôm nay mà thôi/Tình yêu - bây giờ hoặc không bao giờ...
https://www.youtube.com/watch?v=TbLT12eg-lw
Chả
lẽ mấy thầy Hiền, thầy Đại, cô Hương đã quên ‘triết’, ...tạm biệt tư duy khoa học,
hay ...mắc bệnh nhọc quá đến nỗi... điếc về âm nhạc!...
*
Mỗi
sáng, mỗi chiều, tôi nghe tiếng còi Pháp hú, sáng từ 7g đến 11g30, chiều từ 1g30
đến 5g..., và cứ đến 5g chiều là mấy anh thợ của tôi phủi tay phủi chân nghe ‘bặt
bặt’, chuẩn bị về nhà để tối thực hành 8 chữ S: ‘Sửa Soạn, Sạch Sẽ, Sẵn Sàng,
Sung Sướng’. Tôi chả biết tối thì có cái gì ‘sung sướng’!, bạn nào rành chỉ cho
tôi với!, hehe...
Vâng,
lang thang khắp 63 tỉnh thành và quan sát, tôi rất ngạc nhiên với những cái gì
mà người Pháp đã để lại cho Việt Nam, mặc dầu tôi không biết về thời Pháp...
Còn thời Mỹ thì tôi đã được nếm mùi 2 cuộc chiến có thể gọi là lớn nhất VN:
1965 và 1975*, mà tôi là ‘người trong cuộc’ dù lúc đó tôi còn nhỏ... Còn thời ‘Nga’ và ‘Mỹ sau 75’ thì
không xa lạ đối với tôi, vì tôi được đào tạo từ hai hệ thống đó, trừ... Tàu,
hehe...
Không
thể viết dài, với Đà Nẵng và Nam Định là ‘quê tôi’, Hải Phòng và Bình Dương là
‘quê em tôi’, phố Núi là ‘nhà tôi’..., tôi chỉ kể vài mẩu chuyện từ Ải Bắc Quan
đến mũi Cà Mau như ấn tượng Sapa và tuyến phượt Hà Nội-Điện Biên, rồi Nam Định,
Kon Tum, Sài Gòn và Tiền Giang...
Tôi
đã đi ô-tô lên cận đỉnh Fansipan!, đứng trong ‘đám mây’ đang trôi lững lờ và hút
thuốc!... Nếu không nhầm thì Fansipan là tiếng Pháp*, vì nếu do ‘người Tàu’ đặt
thì nó sẽ khác (vd Hoàng Liên Sơn, Ngũ Hành Sơn...). Lúc đó tôi nhớ lại hình ảnh
Tam Tạng, Sa Tăng, Bát Giái, Tôn Ngộ Không hay Ngọc Hoàng Thượng Đế ‘đứng trên
đám mây’ chém gió... mà cười thầm: ‘chỉ có Tàu với ta mới có kiểu như vậy!’, vì
mây chỉ là hơi nước, nên chả có đấng thần thánh nào mà đứng trên đó được, nếu đứng
rớt bể đầu!, ha..ha..ha... Fansipan nằm trên tuyến vòng cung Hà Nội-Điện Biên
(rồi về lại Hà Nội qua Sơn La)..., đi giám sát hiện trường tôi mới biết là người
Pháp đã khảo sát rất kỹ địa hình địa chất ở đây, mà ngay cả nay muốn làm đường
giao thông ở Tây Bắc (kể cả Tây Nguyên hay toàn cõi VN) thì ta phải dựa vào những
khảo sát ‘bền vững’ này!...
Tôi
có ghé Nhà thờ gỗ Kom Tum - cũng có từ thời Pháp (xây năm 1870) - và được nghe một ông bạn thân của Tổng thống
Bush (con) ăn nói rất nhẹ nhàng, thủ thỉ thù thì bên tai tôi, hehe... Và chạy
xe qua Ban Mê để ngắm Nhà máy điện, Nhà thờ Ngã Sáu, Trường Công nhân Kỹ thuật
Cơ Điện, Trường Cao đẳng Sư phạm, hay Trường Đại học Tây Nguyên... cũng từ thời
Pháp để lại - rất nhiều..., mà nay tôi vẫn còn nghe tiếng còi ‘hú’ của họ, ngày
ngày!...
...Ở
Tiền Giang có ngôi nhà cổ làm toàn gỗ không đóng đinh* cũng được xây dựng từ thời
Pháp (1818),
mà có thể chuyện đánh ghen giữa ‘Hắc công tử và Bạch Công tử’*,
cụ thể là chuyện 'chi 25.000' đô cho một nhát ‘ai lớp du thụt thụt’ với Á hậu
TD, à quên, với 'cô Ba Trà’*... cũng đã từng xảy ra ở nơi đây! (HÌNH 3)...
Chưa
kể đến mấy cái nhà thờ đá ở Nam Định, Thái Bình, hay những tòa nhà cổ mà tôi đã
từng ở làm việc ở Hà Nội - đều là các công trình được xây dựng từ thời Pháp... Và
chưa kể những công trình như Bệnh viện Chợ Quán, (các) Đồn điền cà phê/cao su ở
Tây Nguyên, cầu Long Biên, Chợ Bến Thành, Công viên Tao Đàn, Hồ Con Rùa, Khách
sạn Continental, Nhà hát lớn SG/HN, Nhà thờ Đức Bà, ‘Thương xá Tax’, UBND
TP HCM, hay những con đường/công trình mang tên người Pháp như Alexandre de
Rhodes, Calmette, Laforge (Vườn ươm Lapho, HN), Pasteur, Saint
Paul (Bệnh viện), Yersin...
vẫn còn đó!...
*
Chúng
ta hay nói về 1.0, 2.0, 3.0, 4.0, nói dễ nhớ là thời: 1) Máy hơi, 2) Máy nổ, 3)
Máy điện + máy vi tính và 4) Người máy. Máy hơi là máy hơi nước; máy nổ tức máy
chạy bằng xăng, dầu; máy điện tức máy chạy bằng điện, máy vi tính chủ yếu vận
hành bởi các vi mạch (con chip...); người máy là máy làm thay người...
Dễ
hình dung là mấy chiếc xe hơi hay tàu lửa mà các bạn vẫn còn đi vào 1975-1990 ở
ta hay ở Cuba, Bắc Triều Tiên hiện nay! (1.0), rồi mấy cái máy Ca-ma (Kamar)
hay Đông Phong mà từ 1975-2005 người dân thường dùng để tưới cà phê hay bơm nước
nơi cánh đồng (2.0), rồi cái động cơ Hỏa Tiễn của Nhật ở dưới giếng mà bạn chỉ
cần bật cầu dao lên là nước bơm lên ngay (3.0), rồi cái ‘remote’ mà bạn chỉ cần
bấm nút là có thể vào nhà thoải mái cái con rái cá! (4.0)... Dễ hình dung hơn
là nếu bạn vào nhà mà còn phải dùng chìa khóa để mở cửa kêu lách cách thì vẫn
còn đang ở vào thời 1.0, lạc hậu rồi!, hehe... Và lưu ý rằng công nghệ 4.0 (bấm
nút) thì ta cũng đang có tiếp cận phần nào, nhưng xin đừng tưởng bở!, bởi đến cái
đgl ‘thời đại 4.0’ xảy ra trên quy mô thế giới thì còn lâu!, mà phải đến sau
năm 2025 cơ!...
Vì
thế mà nghe nói ông Tạp có vạch ra một tham vọng gọi là ‘Kế hoạch công nghệ vượt
Mỹ 2025-2050’ gì gì đó, nhưng để đạt được nó thì còn khuya!, bởi vì họ đã đánh mất
cái văn hóa ‘nằm ẩn mình như con mèo chờ thời’ (Đặng), mà kế thừa mạnh cái nếp
‘văn hóa AQ’ - sớm để lộ sơ hở, tức để lộ ra hình bóng của ‘một con hổ đang nhe
nanh múa vuốt đòi nuốt chửng thế giới’! (HÌNH
4)...
Còn
ta? Nhân tiện đá qua ‘vụ 25.000 đô’... Sau 75!, ở miền Bắc có thành ngữ ‘Ăn cơm
Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật'... là xưa rồi!, mà ngày nay có mấy cái ‘sướng nhất
trên đời’ là:
-
Lĩnh lương Ả Rập, ăn cơm Tàu, ở nhà Anh, đeo đồng hồ Thụy Sĩ, uống rượu Pháp,
lái ô-tô Đức, ngồi máy bay Mỹ, lấy vợ Nhật, cặp bồ Hàn, đi massage Thái, hút
xì-gà Cuba, chơi máy ảnh Ý, xài điện thoại Phần Lan và làm... lãnh đạo Việt
Nam! (HÌNH 5)
Rất tiếc là người ta đang nói quá nhiều về ‘các nàng bán dâm để lấy chiền’, thiết nghĩ các
nàng... vô tội, mà các ông bự thiệt mới là kẻ có tội, vì thế mà tôi đề nghị BCT ‘Bét
mấy cái thèn 'chai gới' 25.000 đô cho vào lò hết đê!, hehe...’, còn fbker Lê
Lãng Du thắc mắc:
-
TRUYỀN THÔNG TẤN CÔNG TỚI TẤP CÁC EM CHO THUÊ KHU ĐẶC. CÒN CÁC ANH THUÊ VÀ SỬ DỤNG
KHU ĐẶC THÌ KHÔNG NHẮC GÌ TỚI?
Vâng,
giờ này, sau 2 cú trong 'Trade War thập bát chưởng' của Giáo chủ Mỹ giáo Đỗ Nam Trung, thì Tàu do chỉ được có được món ‘cơm’ nổi tiếng 'thới dế' nên đã tụt xuống làm ‘nền kinh thế thứ ba thế giới' rồi!, tức là dưới Nhật!
Còn
VN thì nay đang bị... cụk cặk vì giặc Lạ nên nét đẹp văn hóa không... phát triển
nổi, nhưng cũng có cái... sướng hơn anh Tàu, vì đang có ‘món 25.000 đô’ ngon nhất... thới dế!, hehe...
Và
có lẽ cái văn hóa thời 4.0 và 0.4 cách nhau chỉ có một sát na chăng!... mà ta hết bị ‘tứ bề
thọ địch’ đến bị ‘thập diện mai phục’!
(xem tiếp Phần 2)
---------
Chú
dẫn:
1. Chuyện
Cô Ba Trà, Hắc công tử và Bạch công tử, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/10/1018-co-ba-sai-gon-thu-gian.html
2.
Chương trình ‘công nghệ giáo dục Hồ Ngọc
Đại’: Hoá ra Chương trình công nghệ GD này cũng là của
người Nga, Hồ Ngọc Đại thuổng về (!) (Dao Tuan Anh)... Xem thêm: https://www.facebook.com/thanglong.hoang.71404/posts/133552314259095
3.
Hồi ký cuộc chiến 1965, ‘Dạ khúc - nỗi
niềm của cậu bé’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/01/154-da-khuc-noi-niem-cua-cau-be.html
4.
Hồi ký cuộc chiến 1975, ‘Bản nhạc 'Biển
tình' - nàng đã chết’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/sau-chopin-ke-bi-choi-tu_6.html
5.
Ngôi nhà cổ làm toàn gỗ không đóng đinh ở
Cái Bè, Tiền Giang: Đến khoảng năm 1818 thì cho xây dựng ngôi nhà gỗ trên diện
tích 750m2... Đây là ngôi nhà gỗ với cột, kèo, mái ngói và vật dụng
giống hệt nhà ở Huế thời điểm đó... Hiện
tại căn nhà đang xuống cấp, một tổ chức của Nhật Bản đã đến khảo sát để tài trợ
trùng tu lại...
https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/ve-tien-giang-tham-ngoi-nha-co-tram-nam-doc-dao-20150819110955967.htm
6.
Một bài viết CHUẨN NHẤT về vụ Bùi Hiền
và Hồ Ngọc Đại (TS Nghiêm Thúy Hằng): Cần phải khẳng định lại, chữ Quốc ngữ
không có thiếu sót nào đáng kể, thực ra nó vô cùng kỳ diệu và hợp lý... ĐỪNG BIẾN
TIẾNG VIỆT THÀNH "HÀN LÂM HỌC VỤ", TRẺ EM THÀNH NHÀ NGỮ ÂM HỌC... Xem
chi tiết tại:
http://vnca.cand.com.vn/Ly-luan/Nen-day-tre-hoc-chu-va-hoc-danh-van-the-nao-509152/
7.
Một bài viết HAY NHẤT về vụ Bùi Hiền và
Hồ Ngọc Đại (Lan Phan): Với chưa đầy 2 năm tự học ngôn ngữ (đây là mức tối đa,
còn thực tế có thể là 2 tháng hay 2 ngày, cái đó chỉ có Trời biết và ông Đại biết
mà thôi), mà ông Đại tự cho rằng mình có thể chỉnh sửa cách đọc, cách viết chữ
quốc ngữ do bao nhiêu giáo sĩ phương Tây am hiểu về ngôn ngữ tạo ra, phát triển
đến nay đã 400 năm?... Xem thêm: https://www.facebook.com/phudoanlagi/posts/2096171177070223?notif_id=1536568736054446¬if_t=feedback_reaction_generic_tagged
8. Projector và screen: máy đèn chiếu và màn hình, mà việc sử dụng thành thục chúng là một trong những ‘kỹ năng trình bày' - presentation skill/s.
9. Trèo lên đỉnh Fansipan: Fansipan là tiếng Pháp, còn tiếng địa phương là ‘Hủa Xi Pan’ có nghĩa là ‘phiến đá khổng lồ chênh vênh’... Fansipan là ngọn núi cao nhất VN, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương (3.143 m) nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương"... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/02/646-bai-tho-ton-het-90000-chuyen-tet.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét