Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

1101. Hán-Việt và Việt-Hán... (Thư giãn)

'PHÓ NHÒM.
???????????
A/M'Người ta hay nói ‘đánh tráo khái niệm’, ‘đánh lận con đen’, ‘lý sự chổi cùn’, ‘nói hoa lá cành’..., nói chung ý nói là ‘ngụy biện’, tức là lấy cái không cơ bản để lập luận cho hay che lấp đi cái cơ bản, như vụ 'Việt-Hán' và 'Háng-Việt' mở rộng dưới đây (HÌNH 1, hehe) ... Nhưng, dù nói gì thì nói, mọi chuyện đều phải xét cái CƠ BẢN, trước khi nói đến mấy thứ khác, nếu không thì mọi lập luận đều là đồ ‘vất đi’!... 

*
‘Nên’ gọi là tiếng VIỆT-HÁN...
Ví dụ điển hình như từ ‘người đẹp’... Theo ‘ngữ pháp Việt’ thì danh từ đứng trước, tính từ đứng sau (người đẹp)... Ngược lại, theo ‘ngữ pháp Hán’ thì tính từ đứng trước, danh từ đứng sau (mỹ nhân)...; tiếng Anh cũng vậy (beautiful girl)..., kể thêm, tháng 3/2016, bên Mỹ có phát hành một phim hình sự là ‘The Midnight Man’ mà được nhà phim Việt dịch giật gân là ‘Sát thủ bóng đêm’ hay ‘Sát thủ (lúc) nửa đêm’ (Sát thủ giữa đêm khuya)..., nhưng dù dịch sao thì dịch thì ‘Man’ cũng là danh từ - từ cơ bản, còn ‘midnight’ đóng vai trò như một ‘tính từ’, trả lời câu hỏi ‘sát thủ gì?’... Trong các vd trên, từ ‘người’ (nhân) hay 'man'  là từ CƠ BẢN, còn ‘đẹp’ hay ‘mỹ’/‘beautiful’ là tính từ hay từ bổ nghĩa (modifier) cho danh từ, trả lời câu hỏi ‘người gì?, như thế nào?’...
Vì thế theo ‘ngữ pháp Việt thì phải gọi tiếng Hán-Việt là tiếng VIỆT-HÁN mới đúng, vì đó là tiếng Việt được phiên âm từ một số tiếng Hán thôi!, và vì tiếng Việt ngoài tiếng chính nó, tự nó (CƠ BẢN) thì còn có phiên âm từ vô số tiếng khác (KHÔNG CƠ BẢN)...
...Nhân tiện, bên Tàu thời Chiến Quốc có nhân vật Công Tôn Long* được một số ít người biết đến và gọi là 'triết nhân' hay ‘tổ sư ngụy biện’ gì gì đó, vd như họ Công có câu ngụy biện nổi tiếng ‘Ngựa trắng không phải là ngựa’ (Bạch mã phi mã)..., do họ Công... dốt Ngữ pháp, nên không biết được cái cơ bản! (hehe)... Đó là dù là ‘ngựa trắng’, ‘ngựa đen’/‘ngựa ô’, ‘ngựa bất kham’, ‘ngựa Lùn Hàn Quốc’ gì gì đó... thì cũng đều là ngựa - từ CƠ BẢN...; hay dù là ‘mèo đen’/‘mèo mun’, ‘mèo trắng’, ‘mèo mướp’, ‘mèo tam thể’, ‘mèo Thái Lan’... thì cũng đều là mèo - từ CƠ BẢN...

*
Lão-Trang-Khổng-Mạnh là KHÔNG CƠ BẢN...
Nếu lấy ĐỘC LẬP dân tộc làm CƠ BẢN thì, đối với ta, ‘Kim Dung’ là KHÔNG CƠ BẢN, Lão-Trang-Khổng-Mạnh là KHÔNG CƠ BẢN, M-L hay Mô-Đẹng-Tạp là KHÔNG CƠ BẢN...
Thật vậy, theo một tư liệu mà tôi biết mới đây, thì ‘Kim Dung’ chỉ được biết đến ở Tê Cu và Việt Nam. Bởi vậy nếu ra nước ngoài* như Malaysia, Indonesia, Singapore, Dubai, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Úc, Hà Lan... mà ta nói những chuyện như Tiêu Phong, Hoàng Lão Tà, Hồng Thất Công, Dương Quá-Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ-Triệu Minh... thì họ chả hiểu cái máy DELL gì cả!  
Tương tự, Lão-Trang-Khổng-Mạnh chỉ được biết đến ở Tàu và Việt Nam (là chính)... Kể cả Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và Mãn Châu Quốc (Hồi, Mông, Tạng, Mãn) thì có 14* + 4 = 18 nước giáp giới với ‘Trung Nguyên’* (tức nước Tàu xưa), thì ‘chỉ’ có xứ Rùa X là ngàn năm ‘nam mô’ Lão-Trang-Khổng-Mạnh mà thôi!... Ngoài ra, bây giờ bên Nhật, Hàn, Singapore... là những nước đã từng phụ thuộc ‘văn hóa Hán’, nay người ta đã ‘thoát Hán’ lâu rồi; bên Singapore thì năm 1965 ông Lý Quang Diệu nói ‘nếu muốn dân Sin lấy tiếng Tàu làm ngôn ngữ thứ hai thì hãy bước qua xác của tôi trước đã’*; còn trước đó, năm 1950 người Hàn Quốc đã bỏ ‘bát quái’ của Tàu mà chỉ vận dụng ‘bốn quẻ’* (Heaven, Water, Fire, Earth = Trời, Nước, Lửa, Đất) trong lá cờ của mình...; do đó họ đã trở thành ‘con rồng thế giới’, còn những nước không thoát Hán cũng có thành... rồng, nhưng là... ‘rồng lộn’ - theo ngôn ngữ ‘Pikachu’ của... Hải Phòng!, hahaha...
v..v...

*

Suốt ngày 'con quốc quốc'!...

Đại để con người hay một dân tộc hơn nhau cơ bản là ở chỗ ‘dùng trí chứ không dùng sức’, trí của chính ta!, mọi thứ ‘nhai lại’ đều dẫn đến kết quả tiêu cực và hậu quả khôn lường... Rộng hơn, một dân tộc muốn hóa rồng thì dân tộc đó phải độc lập: độc lập về triết, về tư tưởng, về văn hóa/văn học, lịch sử, quân sự, chính trị, chủ quyền, lãnh thổ...
Chắc ai cũng biết sự khác nhau giữa ‘áp lực’ và ‘áp suất’, trong đó ‘áp suất’ là áp lực trên một đơn vị diện tích. Cho nên ta phải biết tận dụng ‘nguồn trí tuệ’ của thế giới..., nôm na, Đội tuyển bóng đá (U23) VN sở dĩ thành ‘Tuyệt đại song hùng’ rồi ‘Tứ hùng’ của châu Á, rồi ‘Nhất tuyệt’ của Đông Nam Á mới đây, đó là nhờ biết vận dụng trí tuệ của chính mình kết hợp với trí tuệ... Hàn Quốc, chứ nếu xài ‘trí tuệ Lạ’ là... tiêu rồi! (HÌNH 2)... Tóm lại, nếu chúng ta cứ ‘Phê Tê Bốc’ nguồn trí tuệ của các nước, mà chỉ nhập khẩu ‘trí tuệ đánh cắp’ của kẻ ‘đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ’, thì chúng ta phải chịu đựng một ‘áp suất Lạ’ mạnh đến cỡ nào!...
Chúng ta hay than phiền trên mạng về ‘mất nước’! Nhưng, chúng ta cũng thừa biết ‘Kẻ thù lớn nhất của mình là chính mình’... Làm người nhiều khi phải tự hỏi ‘giá trị của ta là ở chỗ nào?’, chắc không phải là vài trăm triệu hay vài tỉ!, nên nếu chúng ta cứ dai dẳng đeo cái ‘tệ nhân dân’ hay rộng hơn là cái 'Lạ' vào người thì vụ 'phụ thuộc' thậm chí ‘mất nước’ vẫn còn sờ sờ ra đó! 
Ảnh của Robert Tran....Lúc đó' ta chỉ còn có cách là... tự trách mình!, bởi việc lấy cái KHÔNG CƠ BẢN để mà ‘4T’ thì sẽ xảy ra rất nhiều hậu hoạn! (HÌNH 3), như vụ 'Tiểu Lý Phi Giép', ‘Đồng chí Ngư Lôi’ hay ‘Tan Thành... Cứk’ mới đây..., hôm nay lại nghe tin vụ ‘An Giang: Nông dân bức xúc vì dự án 5.000 tỉ đồng của Tập đoàn Sao Mai’*, chả biết có phải là vụ ‘Thủ Thiêm 2’ hay có 'yếu tố... Lạ' gì trong đó hay không! - mà thấy nông dân An Giang kêu quá trời! (300 hộ, theo anh Maitrang Huynh)...

***
Và nôm na hơn, không có Háng-Vịt hay tiếng Lạ cái cmn gì hết, mà là tiếng Việt ‘rin’, trong ngôn ngữ ‘Nhạ Ngọng’ có cụm từ ‘nòng nợn nuộc’ thì ‘nòng’ là từ cơ bản, còn ‘nợn’ là từ bổ nghĩa, trả lời câu hỏi ‘nòng gì?’; đến lượt nó, cụm danh từ ‘nòng nợn’ sẽ là từ cơ bản, còn ‘nuộc’ là từ bổ nghĩa, trả lời câu hỏi ‘nòng nợn gì?’...
Tương tự, trong ngôn ngữ ‘Lạ-Buồi Hiền’ có cụm danh từ ‘Cụk Cặk’, trong đó ‘Cặk’ là từ bổ nghĩa cho từ cơ bản ‘Cụk’, trả lời câu hỏi:
- Cụk gì? Cụk... Cặk.

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       ‘An Giang: Nông dân bức xúc vì dự án 5.000 tỉ đồng của Tập đoàn Sao Mai’ (Thanh Vĩnh), xem thêm: https://baomoi.com/an-giang-nong-dan-buc-xuc-vi-du-an-5-000-ti-dong-cua-tap-doan-sao-mai/c/29148597.epi?fbclid=IwAR3HBkmEdgNKm5WFm93bpVQo3yBC7rVkxe8zYAW9HWY6kqKnDtyji2dOPXQ
2.       ‘Bốn quẻ’ trên lá cờ Hàn Quốc: Góc trên-bên trái tượng trưng cho Trời. Góc trên-bên phải tượng trưng cho Nước. Góc dưới-bên trái tượng trưng cho Lửa. Góc dưới-bên phải tượng trưng cho Đất. Lá cờ Hàn Quốc thể hiện ý tưởng mọi người dân Hàn Quốc đồng lòng trong việc theo đuổi ý chí sáng tạo và thịnh vượng dưới nguyên tắc hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau và đề cao chân lý, hướng tới sự hòa hợp cùng vũ trụ và vạn vật... (duhocchd-edu)
3.       Công Tôn Long: sinh năm 325 ra ở nước Triệu vào thời Chiến Quốc và được coi là khách quý của Triệu, trong đó ông có quan hệ rất thân thiết với Bình Nguyên Quân..., nổi tiếng với câu chuyện về ‘Bạch mã luận’...
4.       14 nước láng giềng "khổ sở" vì Trung Quốc: TQ chia sẻ 22.000 km đường biên giới với 14 quốc gia, bao gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam... và từng có tranh chấp lãnh thổ với tất cả, trừ Pakistan... vì giữa 2 nước là quan hệ đồng minh (!)... Xem thêm: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nhung-lang-gieng-kho-so-vi-trung-quoc-20140525145254319.htm
5.       ‘Nếu muốn dân Sin lấy tiếng Tàu làm ngôn ngữ thứ hai thì hãy bước qua xác của tôi trước đã’: ‘Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ, tôi nói với họ rằng: ‘Các ông phải bước qua (xác của) tôi trước đã’ (Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ). Xem thêm:  http://nghiencuuquocte.org/2014/04/27/ly-quang-dieu-ve-hoa-ky/
6.       Nước ngoài: Thế giới có 222 quốc gia và vùng lãnh thổ, vì thế ta sẽ có 221 ‘nước ngoài’, dĩ nhiên là kể cả nước Lạ.
7.       Trung Nguyên (China Proper): Khái niệm này đã có từ lâu đời, ít nhất là thời nhà Hán, nhưng phổ biến nhất là vào thời nhà Minh - nằm trong các cụm từ ‘võ lâm Trung Nguyên’ hay ‘Minh giáo Trung Thổ’ của Kim Dung... ‘Sau khi chinh phục Trung Hoa, triều đình nhà Thanh đã quyết định tiếp tục sử dụng hệ thống hành chính của nhà Minh để quản lý vùng đất cũ của Minh, song KHÔNG ÁP DỤNG tại các lãnh địa khác là Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng...’ (wikipedia) 











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét