Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

1117. Suy nghĩ mở rộng từ vụ ‘nước mắm truyền thống’ đến... lịch sử (Thư giãn)

'Xin bà con cô bác ủng há»™ nÆ°á»›c mắm này.'Nếu tôi là ông chủ Masan thì tôi sẽ, bằng cách ‘tích hợp’, duy trì, ủng hộ và quảng bá nước mắm truyền thống - của các hộ/tập thể sản xuất nhỏ, vì nó là thương hiệu Việt có ít nhất là từ thời Pháp, đối với cả người Pháp, vào tk 18-19..., hơn là ‘chơi’ và xem nước mắm truyền thống là... ‘thế lực... thịch đù’! (H.1)... Nhân tiện, nước mắm truyền thống là ‘fish sauce’, khác với các loại NƯỚC CHẤM công nghiệp như tương ớt, xì dầu, mù-tạc..., vd như cái đgl ‘nước mắm công nghiệp’* được làm bằng ‘nước + hóa chất’ (có thể có tí hàm lượng nước mắm) - mà thường là ‘hóa chất Lạ’ và có khả năng hàm chứa nguy cơ gây ung thư... .
Nếu tôi là ông chủ Cà phê Trung Nguyên thì tôi sẽ duy trì, ủng hộ và quảng bá cà phê truyền thống - của các hộ/tập thể sản xuất nhỏ (ông Vũ đã làm!), vì ‘cà phê Việt truyền thống’ đã có thương hiệu hàng trăm năm, và có chất lượng ‘ngon’ nhất thế giới - tương đương với cà phê Brasil, theo Saigon Times, và nhờ đó mà... ‘bất tử’!..., hơn là lẩm bẩm tự thần thánh hóa mình là... Giáo chủ gì gì đó... Nhân tiện, cà phê truyền thống là cà phê chín đỏ (già), thường được hái vào tháng 11 DL, chủ nhà tự phơi, tự xay và tự rang bằng tay (hay bằng máy, có thể nhờ dịch vụ); vì cà phê công nghiệp hay ‘cà phê giả/cà phê hương liệu’ có pha ít nhiều hóa chất, nên nay dân Phố Núi nếu có điều kiện thì thường uống cà-phê-tự-rang-xay hơn!, tôi cũng vậy!...

*
Cũng vụ ‘truyền thống’ và ‘công nghiệp’ trong tiếng Việt...
Cách đây mấy năm, tôi có nghe một cụm từ Lạ là ‘Hồ tử thứ khâu’ (cáo chết quay đầu về núi/gò) gì đó, đại để là người đi xa sinh sống thường nhớ về quê xưa, hay văn hoa hơn là ‘kẻ tha phương hoài nhớ cố hương’... Tôi lại nghe mấy ông/bà miền Bắc nói là ‘cóc quay đầu về hang’, lời có khác nhưng ý khác hẳn, ý ‘khinh’, ám chỉ những người chê quê mình ‘quê quá!’, bỏ đi xứ khác làm ăn, tưởng là sẽ được nở mày nở mặt với thiên hạ, nào ngờ làm ăn thất bại, buộc phải trở về quê cũ ăn... bám bà con lối xóm... Để tìm hiểu thêm, tôi phải ra tận vùng đồng bằng sông Hồng..., ở một ngôi làng được mệnh danh là ‘cổ của cổ của cổ của cổ của cổ’ (ý nói rất ‘cổ’, có từ thời nhà Đinh, thậm chí thời Triệu Quang Phục - tk 6), trong làng có khu di tích lịch sử Đình Vuông* (tỉnh Nam Định), mấy cụ mới khẳng định với tôi là xưa nay người dân đều dùng cụm từ ‘cóc quay đầu về hang’... Như vậy, cái gì của ông bà ta xài đều là... hiện đại, còn cái ‘truyền thống Lạ’ cái cmn gì đó thì hãy ‘forget it’ = quên nó đi!, hehe...
Thật vậy, trong các cuốn ‘Từ điển tiếng Việt’ hiện nay, người ta thống kê được rằng trong đó chỉ có 35% là từ Việt-Hán (làm tròn, sai số nằm trong khoảng Δx = ± 2%), như vậy 65% còn lại là tiếng (thuần) Việt thì sao?... Rõ ràng là ‘65%’ này là tiếng Mường (tổ tiên người Việt miền Bắc đến xứ Quảng!), tiếng Chăm (Lâm ấp/Champa), ‘Ê đê-M’Nông...’, ‘Mạ-Stiêng...’ (tổ tiên người Việt ở ‘vùng Sài Gòn và lân cận’), Thủy Chân Lạp (trong đó có Khmer)... và một số tiếng Tây-phiên-âm cộng lại!... Như vậy (và như vd trên) thì rõ ràng là ta phải cố ‘học tiếng Việt để làm trong sáng tiếng Hán’ hơn làm mần ngược lại như mấy tay ‘ghiền... Háng’ như Đòn Nê Gian, Pùi Hìn hay Đường Ham cô cô... mà đã từng lên tiếng chém gió ra rả trên ti-vi!...

Thiết nghĩ nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu sử, văn hóa, giáo dục, các 'tay bút'/blogger/fbker..., đặc biệt là nhà chính trị, phải làm rõ ‘tiếng Việt’ và ‘nước Việt’, nước Việt gì?, nước Việt ‘ĐỘC LẬP’... 
Và có liên quan đến từ ‘độc lập’, tôi cũng có theo dõi vụ ‘Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông’ (dài 13,1km) do nhà thầu của nước ‘bên kia biên giới’ thi công, thấy giá tăng từ 300 triệu đô lên... 1 tỉ đô (# 900 triệu)!, định xây trong 3 năm thành... 10 năm!, hu.. hu...; tương tự, vụ ‘Đường cao tốc Bắc Nam’ (dài 1545km), tôi nghi nếu do ‘nhà thầu Lạ’ thi công thì chắc phí sẽ tăng từ 60 tỉ đô (# 58,71 tỉ) lên trên... 200 tỉ đô!, và thời gian thực hiện tính đến khoảng 2025-2050 nhưng tôi nghi là đến năm... 2150 mới... xong!, vì nhà thầu Lạ là vua Trì Trệ - chuyên gia gây khó dễ, ‘nằm vạ ăn tiền’ và nhất là ‘bẫy nợ để lấy... khu đặc cẩu cẩu’ vô địch... WC!, chưa kể (những) âm mưu xxx nằm ở phía sau (vd: ‘Muốn đi xuống âm phủ nhanh hơn đi cao tốc thì cứ cho Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc Nam đi, he...’, HC Mạc Sầu), nên cá nhân tôi ‘không đồng ý’!...

*
Có một vụ ‘truyền thống’ rất ‘quá đáng’, đó là ‘vụ Bách Việt’...
Bắt đầu suy nghĩ cách đây vài năm, tôi biết từ ‘Bách Việt’ là có từ thời nhà Tần - năm 239 TCN, trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’, là tên gọi các nước ‘man’ (man di mọi rợ), chủ yếu là từ biên giới Sở trở đi (Động Đình Hồ, Ngũ Lĩnh Sơn, Dương Tử Giang...), dễ hiểu hơn là về phía nam nước Tần... Nay, với (các) suy luận có lý, ta thấy rằng ‘Bách Việt’ không phải là một nước thống nhất (nước lớn, đại quốc) nên không thể nói Việt Nam là (thuộc) Bách Việt được!..., mặc dù có thể nói Việt Nam và Đại Lý, ‘Quảng Đông - Quảng Tây xưa’ là có giao thoa về mặt địa lý, lịch sử và văn hóa...; tương tự, nay VN thuộc khối các nước Đông Nam Á (ASEAN), nhưng không thể nói VN và Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines... là cùng một... ‘nước’ được!; tương tự, nước Mỹ thuộc Châu Mỹ La tinh, nhưng không thể nói Mỹ và Brasil, Argentina, Mexico, Cuba, Venezuela... là cùng một... ‘nước’ được!... Về vụ việc... nghiêm trọng này, có một bài rất... hay, xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, ngoài trờiVÌ SAO LƯỠNG QUẢNG ĐI THEO LỜI HIỆU TRIỆU CỦA HAI BÀ? (H.2)
Để làm ngắn bài viết, xin xem chú dẫn ở cuối bài...

***
...Và vì một trong những mục tiêu vừa bền vững vừa rất quan trọng của một dự án là MANG LẠI LỢI ÍCH CHO CỒNG ĐỒNG, kể cả dự án về... chính trị. Nếu ngược lại, có dự án trời di chăng nữa thì cũng... vất đi!
Chỉ vài dòng vậy thôi, thiết nghĩ là mấy ‘ông chủ’ đừng để dân nói là ‘ngu quá thể’ hay ‘ngu quá đáng’ gì gì đó..., và hãy đừng ghiền chuyện ‘nước mắm truyền thống’ quá mà... bị dẫn dắt ra khỏi vụ ‘Khu đặc’ hay ‘Đường cao tốc Bắc Nam’...
Trong hình ảnh có thể có: mèo và giàyLại nghe tin bà tiến sĩ ‘Mắm’ bị... đuổi ra khỏi cuộc họp*..., xin nỗi, có mời ta cũng chả... sèm!, bởi vì ta chỉ là người thích đùa (H.3) chứ không phải là tiến sĩ... mắm, hehe...

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Bà tiến sĩ ‘Mắm’ bị... mời ra khỏi cuộc họp: Chiều 8/3, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã gặp gỡ báo chí để trao đổi... Phút cuối, một cánh tay của người phụ nữ đứng tuổi giơ lên muốn phát biểu song bị chủ tọa ngăn cản. Người phụ nữ ấy chính là TS Trần Thị Dung, chuyên gia nước mắm, nguyên cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ NN&PTNT)... Đã có rất nhiều câu hỏi liên quan tới nội dung Dự thảo Tiêu chuẩn TCVN  được đặt ra nhưng chưa được trả lời thỏa đáng. Khi chủ tọa là ông Trần Văn Công, Phó cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (đơn vị soạn thảo Dự thảo) vội vàng tuyên bố kết thúc, bà Dung đã phải hét lên: “Kịch bản hơn hai năm trước đã lặp lại. Mọi người hãy nghe tôi nói”. Tuy nhiên ông Công lập tức yêu cầu nữ chuyên gia rời khỏi khán phòng họp... Nhấn mạnh tên nước mắm chỉ được dùng cho sản phẩm làm từ cá và muối chứ không phải dùng cho các loại lấy nước mắm về pha loãng với các hóa chất, bà Dung đặt vấn đề: “Người ta đi từ đâu và định làm gì với cái tiêu chuẩn này?”... Cũng theo bà Dung, không thể nói các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống hiện nay chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm... (Hoàng Ngân, baogiaothong-vn)
2.       Đình Vuông (xã Giao Phong, Giao Thủy, Nam Định) là di tích có giá trị lịch sử - Nơi tri ân công đức của đức thánh Triệu Việt Vương... Qua các nguồn tư liệu như sắc phong, câu đối, đại tự có nội dung liên quan đến đức thánh Triệu Việt Vương tại đình Vuông, Giao Phong, không những làm sáng tỏ ý nghĩa thờ ông tại nơi đây, mà còn làm nổi bật hơn những giá trị về địa lý, văn hóa của mảnh đất Nam Định qua các thời kỳ lịch sử... (hoanhap-vn)
3.       Nước mắm công nghiệp: Theo cách hiểu phổ biến, đạm trong nước mắm truyền thống nghiễm nhiên là đạm từ cá. Lợi dụng cách hiểu này, nhà sản xuất nước mắm công nghiệp sử dụng nhiều loại đạm không phải từ cá mà không thông tin đầy đủ, chưa kể các loại phụ gia khác... Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nước mắm công nghiệp như: Nam Ngư, Chin-Su, Kabin, Hương Việt… Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường đại học công nghiệp TP.HCM, cho biết... trong nước nắm công nghiệp ngoài đạm cá còn bổ sung đạm từ bên ngoài, nhưng có một số nhãn không ghi đạm bổ sung là đạm gì sẽ rất nguy hiểm... Ngoài nguồn đạm có thể có từ cá do thu mua từ các lò nước mắm, trong một chai nước mắm công nghiệp còn có đạm từ đậu nành hoặc nitơ tổng hợp... Nếu việc bổ sung axit amin bằng cách lên men đậu nành sống cũng chứa nguy hiểm, vì trong thành phần đậu nành sống có một số chất độc tố gây nguy hại cho sức khỏe như: gây bướu cổ, tổn thương gan, kìm hãm sự phát triển. Còn bổ sung axit amin bằng cách lên men từ đậu nành chín cũng khiến người tiêu dùng tăng nguy cơ khả năng mắc một số bệnh về tuyến tiền liệt... (vietnamnet-vn)
4.       Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng mức đầu tư vào khoảng 58,71 tỷ USD, khai thác riêng tàu khách với chiều dài 1.545 km và vận tốc tối đa 320 km/h... Dự án sẽ triển khai chuẩn bị nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, GPMB từ 2020 - 2025; triển khai xây dựng từ 2026, dự kiến đưa vào khai thác đoạn ưu tiên (bao gồm cả đoạn thử nghiệm) năm 2032; tiếp tục triển khai xây dựng các đoạn còn lại từ 2035, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến vào năm 2050... (media-zalo-me)
VÌ SAO LƯỠNG QUẢNG ĐI THEO LỜI HIỆU TRIỆU CỦA HAI BÀ?: Khi Hai Bà Trưng* dấy quân chống nhà Hán, thấy gì? Hai Bà thu phục được 65 thành ở Lĩnh Nam rộng lớn, nằm trong các quận: Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải. Để dễ hình dung, lãnh thổ Lĩnh Nam ấy không chỉ có đồng bằng sông Hồng kéo dài tới Nghệ An (tương đương với lãnh thổ "Đại Cồ Việt" của nhà Đinh sau này), mà còn trải rộng bao trùm Quảng Đông, Quảng Tây!... Câu hỏi đặt ra là: mắc giống gì mà dân Lưỡng Quảng cùng kề vai sát cánh, đứng dưới trướng Hai Bà?... Chúng ta thời nay vẫn nhắc tới khái niệm "Bách Việt" xa xưa, lắm lúc rơi vào sự mơ mộng huyễn tưởng của những con mọt sách. Giá trị thực tiễn của khái niệm "Bách Việt" là gì? Bạn không tài nào giải thích về sự nối kết giữa các cộng đồng dân tộc trong "Bách Việt" ở toàn vùng Lĩnh Nam - nếu như họ chưa từng có một kinh nghiệm cộng đồng về chủ quyền lãnh thổ. Kinh nghiệm đó - may thay - là có thực, đã từng có!... Lĩnh Nam 65 thành mà Hai Bà Trưng thu phục, xin chú ý, đó gần như "ăn khớp" với lãnh thổ do Triệu Đà (Triệu Võ đế) xác lập, đặt quốc hiệu là NAM VIỆT. Nói cách khác, khái niệm "Bách Việt" đã tìm được một không gian cùng nhau sinh tồn / cùng dựng xây ý thức chủ quyền trong một quốc gia định danh là NAM VIỆT - tồn tại cả một thế kỷ (từ năm 207 đến năm 111 TCN). Một thế kỷ ấy đủ dài để gầy dựng một sự liên kết "máu thịt" với nhau, chảy ngầm ý thức độc lập & phản kháng - để đến năm 40, theo lời hiệu triệu của Hai Bà Trưng, là đồng loạt bùng lên!... Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: "Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc / Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các ĐẾ nhất phương". Tức là: "Từ TRIỆU, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng ĐẾ một phương". Câu thơ của Nguyễn Trãi đầy hào khí khi so sánh ngang hàng, các đời bên Tàu xưng hoàng đế, bên nước Việt cũng xưng hoàng đế! Các đời Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Thánh Tông đều xưng đế khi lên ngôi, vậy họ Triệu nào xưng đế? Đó chính là Triệu Đà (Triệu Võ đế)... Ngợi ca Hai Bà Trưng, sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương...". Nhờ có chung ký ức về một thế kỷ Nam Việt dưới lá cờ của Hai Bà Trưng - lúc bấy giờ nhìn nhau trong ý niệm chung một quốc gia!... Làm tôi tớ cho người phương Bắc, khỏi nói cũng biết, là nỗi nhục! (Nguyễn-Chương Mt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét