Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

1211. Mọi thứ của... Lạ đều độc! (Thư giãn)

‘Của’ là một từ để chỉ tính 'sở hữu', vd như ‘Cái nhà là nhà của ta/Công khó ông cha lập ra/Cháu con phải gìn giữ lấy/Muôn năm giữ nước non nhà’, nói như vậy có nghĩa là ai không giữ ‘nước non nhà’ thì quyết không phải là con cháu của dân tộc Việt! ... ‘Lạ’ là gì? Nước mà người ta không dám nhắc đến tên vì sợ ‘ỉa kứk coq kuần’ thì đó là nước Lạ, người của nước Lạ là người Lạ (stranger); sau vụ Corona, nước này còn được gọi là nước Con C, mà âm ‘Cờ’ có thể từ chữ ‘két’ hay ‘kẹt’, nói chung là ‘cẹc’, lại có người gọi là con ‘cằc’, không hiểu!... Ngoài ra, ‘của anh Lạ’ khác với ‘của Lạ’ là cái ấy ấy trong câu ‘đàn ông thích của lạ’, vì thế mà có người hiểu nhầm nước Lạ là nước... L, và vì nước này đang có ‘virus độc’ nên cũng có người gọi là nước... Đờ, híc...
Lưu ý rằng tiếng Việt-Hán là tiếng Việt có nguồn gốc Hán nhưng phát âm theo tiếng Việt, nên khi người Việt đọc thì người Tàu déll hiểu, vd như người Việt phát âm là ‘sư phụ’ thì người Tàu phát âm là ‘chư pô’, ‘đại ca’ là ‘tài khơ’, ‘sư huynh’ là ‘khơ khơ’, ‘sư tỉ/muội’ là ‘tỉ tỉ’ hay ‘muội muội’, ‘ái thê, hiền phụ hay ác phụ’ (của anh) là ‘tẩu tẩu’, rồi 'bá bá', 'thúc thúc' gì gì đó (xem Tây du ký, Thủy hử hay Kim Dung  thì biết)... Từ Việt nguyên nó rất hay, một sự trộn lẫn tiếng Háng Rộng (Đại Hán) vào đó thường có ‘ĐỘC’ tính nhiều hơn là ‘lành’, vd như: ô long vĩ = bồ hóng (muội bếp), địa sâm = con xá sùng (giun biển), đàn hoa = hoa sứ đỏ, mộc miên = hoa gạo, phá trung tiện = địt (đánh rắm), đặc biệt là rau muống = không tâm thái - tiếng Tàu đọc là ‘kōngxīncài’...; người Việt chỉ nói là bồ hóng, hoa sứ đỏ, con xá sùng, hoa gạo, địt, hay rau muống chứ déll nói là ‘kōngxīncài’, haha cmn ha...; đó là do văn hóa không tương đồng, mà nếu có ‘tương’ thì chỉ là... ‘tương bần’ cái con cmn cù lần!
Tại sao ‘độc’? Tại vì hầu như ai cũng biết các chất độc Lạ vô cùng lợi hại như ‘Kim tàm trùng độc’, ‘Tam thi não thần đan’ để khống chế các tín đồ hay cao thủ của các phái khác, đặc biệt là loại có thể truyền từ người qua người như ‘Hủ thi độc’ hay truyền qua đường hô hấp như ‘Bách hoa Phúc xà cao’*, như dưới đây.
*

BÁO ĐỘNG BÁT ĐĨA TRUNG QUỐC YỂM ĐỘC: NGẤM DẦN RỒI PHÁT BỆNH HIỂM

-Chất lạ trong đĩa sứ Trung Quốc
Đĩa sứ Trung Quốc chứa chất lạ.Đầu tháng 4/2013, thông tin bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện hai gói LẠ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa trong một chiếc đĩa bị vỡ gây xôn xao dư luận. Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China” (H.1)... Quan sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ... Hai gói “lạ” được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần.
-Bát đĩa nhựa Trung Quốc vô cùng độc
Không chỉ đĩa sứ mà bát đĩa nhựa xuất xứ từ Trung Quốc cũng rất độc hại... Vào năm 2013, một nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan, Trung Quốc, công bố, melamine được tìm thấy trong bát đĩa và có thể nhiễm vào cơ thể qua đường thức ăn. Theo đó, khi dùng thực phẩm nóng, chất melamine có trong đĩa đựng thức ăn có thể thâm nhập vào cơ thể và gây HẠI cho sức khỏe... Đây là một loại hóa chất hữu cơ được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa, đồ chơi trẻ em, đồ dùng gia đình. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nhóm người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ melamine có nồng độ nhiễm melamine CAO GẤP 8 LẦN đối với nhóm người dùng đồ sứ.
-Bát đĩa Trung Quốc màu mè dễ gây ung thư
Trên thị trường hiện nay, bát đĩa gốm ở nước ta có rất nhiều hàng Trung Quốc trôi nổi không rõ nguồn gốc. Đặc điểm chung của chúng là mẫu mã bắt mắt, nhiều bộ sản phẩm có hoa văn, họa tiết cầu kỳ trông rất ưa nhìn, giá thành có khi chỉ bằng 1/3 các loại sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu... Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, các loại bát đĩa không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt loại sản phẩm Trung Quốc có hoa văn, họa tiết màu mè thường chứa chì và cadimi tiềm ẩn nguy cơ gây UNG THƯ... Do vậy, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, với sản phẩm sứ, nên chọn loại có màu men trắng; không nên tham các sản phẩm Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, hoa văn, họa tiết cầu kỳ.
-Cốc, đĩa giấy Trung Quốc nhiễm kim loại nặng
Tháng 10/2013, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả kiểm tra sản phẩm đĩa giấy, cốc giấy trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy 4/6 mẫu phát hiện có nhiễm chì (1/2 mẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc, 3/4 mẫu sản xuất trong nước, hàm lượng từ 0,36-0,45 µg/l) và 3/6 mẫu có nhiễm Arsen... Những chiếc cốc giấy bày la liệt ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) với nhiều màu sắc nhưng đều theo tiêu chí: hàng trôi nổi, không nguồn gốc. Người bán luôn khẳng định là hàng sản xuất trong nước, nhưng khi xem dưới đáy của một số loại cốc thì thấy in chữ “Made in China” rất mờ... Theo các chuyên gia, ngay cả khi sử dụng cốc giấy đảm báo chất lượng thì người tiêu dùng vẫn dễ “trúng” ĐỘC...
-Cốc thủy tinh Trung Quốc độc gấp nghìn lần cho phép
Năm 2011, thông tin cốc thủy tinh xuất xứ từ Trung Quốc nhiễm chì, gây nguy hiểm cho trẻ em khiến các bà mẹ hoang mang, lo sợ. Theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì CAO GẤP VÀI NGHÌN LẦN mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em... Nhiều mẫu cốc chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép đến vài nghìn lần. Cụ thể, cốc thủy tinh Flower Beautiful vượt 2.083 lần, cốc Romantic Blue rose vượt 2.187 lần; cốc Beautiful the World Flower vượt 2.191 lần...
Song, bất chấp những cảnh báo của cơ quan chức năng, tại những chợ đầu mối lớn hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ, to trên địa bàn thành phố đều có bán các loại cốc thủy tinh, cốc sứ được in màu sặc sỡ với các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.
Theo Vietnamnet
...Lời bình trên fb Quỳnh Hương: Mình nghi điều này lâu rồi..., bát đĩa của bọn Tàu rẻ thối cũng o mua (Phuoc Ngoc).
*
Nhân tiện, người Việt hay uống rượu ‘cao hổ cốt’, ‘cao khỉ’, ‘nhau trẻ sơ sinh’ (tề đái!)..., nhưng Bao Công không những không uống mấy thứ này, thậm chí ổng còn xử ‘cẩu đầu đao’ đối với những kẻ sản xuất ‘Tề đái tửu’!...
Quay lại chuyện dơi độc, ‘dơi’ tiếng Háng Rộng gọi là ‘bức’, vd như ngoài chuyện ‘Batman’ là người dơi, rất 'hiệp' và không độc (phim Mỹ), ‘Biên bức công tử’ không độc nhưng có tâm cực độc (Cổ Long, truyện ‘Sở Lưu Hương’) hay ‘Thanh dực bức vương’ còn được gọi là ‘con dơi độc’* vì phải hút máu người để sống (Kim Dung, truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’)...; tuy nhiên, có người đã từng ăn ‘khô rắn’, ‘khô chuột’, ‘khô dơi’, thậm chí là ‘tiết canh dơi’* - có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong, ‘có thể’ thôi, nhưng không lây lan như bệnh ‘con C’!...
Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiVì thế, có một ‘suy luận có lý’ rằng bọn Lạ đã nuôi cấy ‘con C’- chắc là để hủy diệt nước Mẽo! (Thuyết âm mưu), cũng giống như vụ Tả Lãnh Thiền rồi Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần định hủy phái Hằng Sơn để hình thành cái... ‘cục đại’ (H.2) vậy!, hay như phát-xít Đức định hủy diệt các dân tộc 'man di' hay ‘hạ đẳng' mà mang tiếng xấu là Nazi*, còn nay nước 'Kỳ Dị' (xem bài trước) định hủy diệt thế giới ‘giãy chết’ mà mới có nick rất... đẹp là Chinadị (hehe) -  trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; đáng lẽ con vật sau khi thử nghiệm theo nguyên tắc là phải tiêu hủy, nhưng có một số cán bộ vì tiếc nên đã đem ‘chúng’ ra bán ở chợ để kiếm ‘chiền’; hậu quả là con 'C-Tôn Ngộ Không' ‘sổng chuồng’, cầm thiết bảng tấn công vào tận thiên đình Trai Nam Hủng, làm Tạp... Thượng đế phải bỏ chạy ‘ướt sủq dáy kuần’!
‘Ướt sủq dáy kuần’ là gì? Hỏi ông Kụk Kặk ấy!
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và quần đùiMà hỏi lại ổng ‘dáy’ hay là... ‘dái’!, hay ý ổng nói người Lạ bị thế giới ‘cách ly’ không phải vì họ bị nhiễm ‘độc’ Chinadị hay Vỗ Háng mà vì ‘ăn mặn dái, à quên, đái khai’ chăng! (H.3), hí hí...

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Bách hoa Phúc xà cao: Trúng độc đường hô hấp tập thể trong bộ Lộc Đỉnh Ký là một tiểu đọan nhiều kịch tính để tạo nên những logic hợp lý cho gã Vi Tiểu Bảo đóng vai “gián điệp”... Sau khi lọt vào Kim Xà đảo của Thần Long giáo, lúc sắp lộ tẩy là một tay dốt không biết chữ, may mắn một nhân vật chức sắc trong Thần Long giáo mưu phản dùng Bách hoa Phúc xà cao gây độc qua hương thơm khiến toànn bộ giáo chúng và giáo chủ đang hội họp đều bị trúng độc...; Vi Tiểu Bảo mới lên đảo nên trong người không có chất Hùng hoàng (chất miễn dịch) nên gã không bị trúng độc, lanh trí cứu mạng giáo chủ và được phong chức Bạch Long sứ (tương đương với chức Quang Minh tả hữu sứ trong Ma giáo)... (ykhoahuehaingoai-com)
2.       Dơi độc: Phân bố trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, dơi móng ngựa TQ sở hữu phần nhô hình móng ngựa ở mũi. Chiếc mũi kỳ quái giúp chúng định vị bằng sóng siêu âm khi săn mồi. Chúng mang một loại virus có khả năng gây bệnh ở đường hô hấp, có đặc điểm khá giống loại virus từng gây nên đại dịch SARS... (news-zing-vn)
3.       Nazi (/'nɑ:tsi/, phiên âm theo tiếng Đức): ‘A member of the National Socialist Party, led by Adolf Hitler...’, đảng viên đảng Quốc xã, cầm đầu bởi Hitler, tạm hiểu là bọn phát-xít Đức.
4.       ‘Thế hệ thứ ba’, hahaha: Có một ‘em bé 3 tháng tuổi’ bị nhiễm virus Corona (ở Vĩnh Phúc), báo chí hay nói là ‘thế hệ thứ ba’ (F3) là sai!, vì chả lẽ các cháu trong Bệnh viện Nhi đều là ‘thế hệ thứ ba’ hết sao!, từ này chỉ dùng trong trường hợp mắc bệnh di truyền chẳng hạn, đời ông bị, đời cha cũng bị, đến đời cháu cũng bị!, v..v...
5.       Tiết canh dơi - món ăn tử thần... Tiết canh dơi - tuyệt đối không ăn... “Bản chất của tiết canh là ăn máu sống, trong khi đó, trong máu của dơi nói riêng hay tất cả các con vật khác nói chung đều có thể chứa rất nhiều siêu vi khuẩn, độc tố nguy hiểm, gây bệnh cho người ăn. Đặc biệt, dơi có guồn gốc bất định, rủi ro khi ăn thịt và tiết canh rất cao. Chúng có thể ăn sâu bọ, côn trùng hoặc các loại cây chứa độc tố. Khi chúng ta ăn, khả năng nhiễm độc xảy ra cao” (news-zing-vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét