Chiều nay chim rụng, lá tơi bời
Lá vông ngơ ngác, râu không bám (râu tiêu)
Lá mít mơ màng, dái ở mô! (dái mít)
Lá tre...
Lá vông ngơ ngác, râu không bám (râu tiêu)
Lá mít mơ màng, dái ở mô! (dái mít)
Lá tre...
Sự
thật là rạng sáng cách đây 2-3 hôm, anh ủn của bà chủ quán cà phê tự nhiên lăn đùng
ra mà không... nói gì, thiệt!, nên ông chủ quán mới buồn nhớ về các loại... lá! (H.1), chứ không có ý... mạo phạm!, hehe...
---
Tạm
nói, ‘trí tuệ’ từ thế giới tự nhiên được ‘phản ánh’* (nhập) vào đầu óc ta, rồi ít
nhiều được ‘phản ánh lại’ (xuất) dưới một hình thức nào đó, nói là ‘ít nhiều’ nhưng
thực ra thì rất ít, vô cùng ít, bởi ‘sự ngu dốt của con người là vô tận’
(Einstein)..., vd như ‘phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật’... Ý
nói là không có một thứ kiến thức nào là của ‘tôi’ tự xuất ra cả, mà nếu có thì
đó là ‘cứt’, mà ngay cả cứt ta cũng không ‘tự xuất’ ra được (mà cần phải ăn
vào); vì thế, nếu có ai đó khoe ta đây là có ‘kiến thức trùm đời’, là ‘đỉnh cao
trí tệ’ hay là ‘một trí tệ siêu vịt,... quay Bắc Kinh' gì gì đó... thì hãy cẩn thận, vì đó có thể là kiến thức
thật mà cũng có thể là... ‘cứt’!
Sở
dĩ ta có ‘kiến thức’ là nhờ học hỏi từ những người khác. Hôm nay ở quán cà phê...
Có người nói vấn đề lớn nhất xưa nay của xứ Vịt là ‘mang của người ta về thờ’* (ý
nói ‘quan hệ Việt-Tàu’), có người nói ‘Virus tham nhũng còn kinh khủng hơn
virus Corona’ hay ‘Đểu còn xấu hơn cả xấu’ (có liên quan đến vụ máy Realtimes
PCR, xem dưới), có người nói ‘giặc Lạ nguy hiểm hơn giặc nội xâm’ (ý nói giặc
tham nhũng!)..., mấy cái này đều có liên quan với nhau, nhưng tóm lại, theo họ
thì ‘Giặc Lạ’ vẫn là nguy hiểm nhất, mà bản chất của vấn đề là do ‘mang của người
ta về thờ*’!
‘Của
người ta’ là gì? Tức là ‘cái’ của người ta, của Lạ, như triết Lạ, tư tưởng Lạ
(Lão, Trang, Khổng, Mạnh...), phật pháp Lạ, thiền Lạ, thánh Lạ hay... cục đại Lạ...
Thật vậy, một số cao nhân, ẩn sĩ VN tổng kết là: ‘Sau ‘một ngàn năm đô hộ giặc
Tàu’ (chưa kể nay!), thằng Tàu đã để lại cho VN 2 thứ: 1) Chè tàu để... nuôi rắn,
và 2) Lấy tiền thật đổi ra tiền giả để... đốt!’, ‘Ủa, thật thế à?’, ‘Thì trên
cây chè tàu (loại cây dùng làm hàng rào, có rất nhiều ở Đà Nẵng hay ở các rẫy
cà phê ở Tây Nguyên...) thường có bu mấy con rắn lục màu xanh, cẩn thận không
nó cắn chết đó!... Còn tiền thật đổi ‘tiền giả’ là đồ vàng mã đó, đem đốt thí
xác, vụ này là của Tàu, thịnh hành nhất là vào thời Đường Thái Tông và thừa tướng
Ngụy Trưng (thời Tam Tạng/Tề Thiên), bày trò đốt ‘tiền giả’ để hối lộ Thôi Giác
phán quan ở dưới âm ty mà do đó vua Đường được sống thêm... 20 tuổi đó!, rồi
dân Vịt mang về chổng đít lạy như tế sao đó!’, ‘À ra thế!’... Và thật vậy, ở VN,
hiện nay có ít nhất là tám cái đền thờ Tề Thiên Đại Thánh và một cái thờ... Trư Bát Giái, chưa kể cái ‘gã rất lấy làm quan ngại’ hay ‘kẻ nhu nhược được làm sư
phụ’ là Tam Tạng, và mỗi đền thờ đều có ‘luật’ riêng: Chả có cái ngu nào giống cái ngu nào!
Nhân
tiện, ‘luật’ hoàn toàn khác với ‘quy luật’. ‘Luật’ là do con người đặt ra, có thể là do
‘nhóm lợi ích’ lập ra, còn ‘quy luật’ là quy luật của đất trời, của ‘đấng tạo
hóa’; vì thế, dù cho luật gì thì luật, thì con người không thể làm trái với quy
luật của đất trời, không thể làm ‘tề thiên’ (sánh ngang với trời), vì nếu thế
thì sẽ bị ‘trời tru đất diệt’, văn chương hơn là sẽ 'bị đày 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn',
thậm chí là dưới ‘19 tầng địa ngục’ (địa ngục chỉ có 18 tầng!), bất kể đó là
anh Trum, anh Tạp, anh Un..., hay bọn ‘CDC’ rất đáng bị ăn ‘Cẩu đầu đao’ (H.2) như dưới đây.
*
VIRUS
THAM NHỮNG CÒN KINH KHỦNG HƠN VIRUS CORONA!
‘Nhóm
lợi ích’ rất thường là nhóm bất chấp quy luật: Họ muốn chân lý như thế nào thì
chân lý sẽ như thế nấy! Họ muốn đạo đức như thế nào thì đạo đức sẽ như thế nấy!
Họ muốn ‘bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình’, mà mình ở đây tức là chính... họ!
Họ nói nhà tư bản nắm tiền/tư liệu sản xuất trong tay là hữu sản và ‘guilty’
(có tội), còn họ cũng nắm tiền/tư liệu sản xuất trong tay nhưng lại là... vô sản
và... vô tội (‘not guilty’)! Họ nói dân làm sai là phạm pháp, còn họ làm sai
thì chỉ... xin lỗi!..., chẳng hạn như vụ ‘Tôn Ngộ Không hô biến từ 1,5 tỉ đồng
lên... 7,2 tỉ!, thậm chí lên đến... 10, 15, 16 tỉ!' như ưới đây (chỉ lấy từ một
nguồn cho tiện lợi, trên fb Trương Văn Khoa, các stt đăng từ 22-26/4/2020):
-Kiến
nghị Chính phủ chỉ đạo tổng thanh tra toàn bộ việc mua bán thiết bị y tế phục vụ
COVID-19, đặc biệt là máy xét nghiệm Realtimes PCR!... Vụ này ‘KHẨN’: Bộ Y tế
yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành báo cáo gấp v/v mua sắm máy Realtimes PCR xét
nghiệm COVID-19!... Bắt Nguyễn Nhật Cảm (57 tuổi), Giám đốc CDC Hà Nội, tội vi
phạm quy định đấu thầu hệ thống xét nghiệm Covid-19 tự động Realtimes PCR!...
Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (khỏan 3, điều 222 BLHS) sẽ
đối diện với mức án nghiêm khắc 20 năm tù!... Đặc biệt là: Vụ này ‘gây khó cho
nhau’: Tháng 4, Sở Y tế Quảng Trị mua máy Realtimes PCR xét nghiệm Covid GIÁ CHỈ
CÓ 1,5 TỈ ĐỒNG (chỉ định thầu)!, trong khi đó thì:
-Vụ
này ‘sướng’: Máy xét nghiệm Covid-19 Realtimes PCR giá nhập về 2,3 tỷ đồng, mua
bán lòng vòng, đến CDC Hà Nội, giá lên 7 tỷ đồng!... Vụ này ‘run’: Yêu cầu Sở Y
tế tỉnh Quảng Nam báo cáo việc mua máy Realtimes CPR xét nghiệm COVID-19 với
giá 7,2 tỷ đồng!... Vụ này ‘căng’: Thanh Niên dẫn lời ông Nguyễn Văn Hai (GĐ Sở
Y tế QN) cho biết, hầu hết các tỉnh, thành mua máy xét nghiệm giá trên 7 tỷ!...
Vụ này ‘nhanh’: Sở Y tế Thái Bình đàm phán giá mua máy xét nghiệm COVID-19 từ 6
tỷ ‘rớt’ còn 5,8 tỷ mặc dù đã mua & sử dụng từ 1/4!... Bí thư tỉnh Quảng
Ninh yêu cầu UBND chỉ đạo rà soát, làm rõ toàn bộ hồ sơ, thủ tục mua máy
Realtimes PCR xét nghiệm COVID-19!... Máy Realtimes PCR (Đức) trị giá 10 tỷ của
Sở Y tế Hải Phòng là ‘đồ đi mượn’ để xét nghiệm nhé. Các bác đừng lăn tăn ‘rách
việc’ của bố!... Trang web C.ty Thiết bị Y tế Phương Đông cung cấp máy
Realtimes PCR (Đống Đa-Hà Nội) báo lỗi, TGĐ Nguyễn Xuân Thành tắt điện thoại!,
v..v...
Và
cuối cùng là câu hỏi ‘Đường lên đỉnh Olympia’:
-Có bao nhiêu Sở Y tế & CDC mua máy Realtimes PCR xét nghiệm COVID-19 với giá cao hơn 7 tỷ đồng?
-Có bao nhiêu Sở Y tế & CDC mua máy Realtimes PCR xét nghiệm COVID-19 với giá cao hơn 7 tỷ đồng?
Ai
trả lời được thì sẽ được thưởng 35.000 usd để đi qua Sydney (Úc) du học, học
xong ở lại nước ‘Úc giãy chết’ mần việc với lương cao nuôn!, mại dô!, mại dô!, pờ-li-dờ!... Riêng ‘đám quần
chúng không biết gì’ thì... không biết gì, nên họ nói lung tung, như: ‘Con virus
tham nhũng còn nguy hiểm hơn con virus Corona’!, hay ‘Đểu còn xấu hơn cả xấu’!... Tại
hạ cũng thuộc ‘đám quần chúng không biết gì’ nên cũng không biết, nên tự hỏi: Cái
gì đểu và ai đểu?
*
Quay
lại chuyện của ông chủ quán cà phê... Ổng nói tiếng Việt vô cùng phong phú, và
ta bị mắc lỗi nghiêm trọng là do ở sự ‘ngộ nhận’... Chiều nay, ổng có nói về
đơn vị hành chính nhỏ nhất ở VN... ở miền Bắc gọi là ‘thôn’, miền Trung gọi là
‘làng’, miền Tây gọi là ‘ấp’, các tỉnh giáp Campuchia gọi là ‘sóc’ (trong ‘Sóc
Trăng’!* hay ‘sóc Bam Bo’ ở Bình Phước), người Lào (và một số dt khác) gọi là ‘bản’,
các dt ở Tây Nguyên gọi là ‘buôn’... Ở bên Tàu, chẳng hạn thời nhà Tống, dưới tỉnh,
phủ/quận, huyện/châu là ‘hương' hay 'trấn’ (tương đương với xã ở VN), vd như phủ
Khai Phong, huyện Tường Phủ, trấn Thành Quan (đều ở tỉnh Hà Nam hay Nam Kinh
trước đây), cuối cùng mới đến ‘trang’ (mà ta hay gọi trùng ‘Hán+Việt’ là ‘thôn
trang’) như Sử gia trang, Chúc gia trang (trong ‘Thủy hử’)... Thú
vị hơn là một câu chuyện dưới đây.
NÓI LÁI - một sản phẩm chơi chữ "kinh điển" của người
Việt Nam.
Chắc hẳn trong này ai cũng biết, hoặc từng học qua về trò nói lái. Nói lái chủ yếu được sử dụng trong việc bông đùa, hoặc mỉa mai, tính trang nghiêm nó mang lại gần như không có... Ví dụ: Chúng mình đập chuông nhé? Ở đây, "đập chuông" là "đuông chập", "đuông chập" là "đâm chuột", "đâm chuột" là "đâm tí", "đâm tí" là "đi tắm"... Có một số kiểu nói lái, nghe qua tưởng tiếng Tây, tiếng Tàu, nhưng kỳ thực vẫn là tiếng Việt chứ nào có Tây Tàu gì ở đây! Ví dụ: "quýt xơ măng bông sên" là "quăng xơ mít bên sông"... Nói lái cũng được sử dụng rất nhiều trong các câu hát: "Cái con cá đua là con cua đá", "Kẻ cơ thần trở lại Cần Thơ"... Nói lái cũng được sử dụng rất nhiều trong các câu đối: "Giai nhân tái đắc, giai nhân tử/Anh hùng khai đống, anh hùng tiêu" (tái đắc = tắt đái, khai đống = không đái). Hoặc câu đối nổi tiếng của vua Tự Đức mà cho đến giờ chưa một ai có thể tìm được vế đối nào chỉnh hơn: "Kia mấy cây mía", "Có vài cái vò"... Nói lái, cũng đi kèm với cực kỳ nhiều trong các giai thoại dân gian của người xưa, như Trạng Quỳnh, Hồ Xuân Hương, Thủ Thiệm...
Với ông Trạng Quỳnh, chắc kinh điển nhất là về "đại phong"... Lại vẫn về Quỳnh, một lần khác, thấy bà Chúa ra khỏi cung dạo chơi. Tính Quỳnh thì vốn thích ghẹo người khác, sẵn thấy cái ao gần đó đang có mấy cây bèo, nên mới giơ chân lên đá mấy cái. Bà Chúa thấy lạ, cho người truyền hỏi, thì Quỳnh mới trả lời: Bẩm bà, trời nóng không có gì làm, đá bèo chơi! (đá bèo = đéo bà). Bà Chúa nghe biết rằng Quỳnh xỏ mình, cũng tức lắm. Nhưng không làm gì được, đành bỏ về... Cũng vẫn là Quỳnh, người ta kể rằng ở quê ông có một pha tượng đá trần truồng đứng giữa đồng, miệng tủm tỉm cười, tay thì trỏ xuống chỗ..., người ta gọi là tượng Bà Banh, và đồn nhau rằng tượng này rất thiêng. Thế là Quỳnh viết ngay một bài thơ dán vào bức tượng: "Khen ai "đẽo đá" tạc nên mày/Khéo đứng ru mà đứng mãi đây/Trên cổ "đếm đeo" dăm chuỗi hạt/Dưới chân "đứng chéo" một đôi giày/Ấy đã phất cờ treo ghẹo tiểu/Hay là bốc gạo thử thanh thầy/Có ngứa gần đây nhiều góc dứa/Phô phang chi ở đám quân này!" (đẽo đá = đéo đã, đếm đeo = đéo đêm, đứng chéo = đéo chứng). Không biết bài thơ của Quỳnh có linh thật hay không nhưng từ đó tượng Bà Banh mất thiêng luôn!
Về ông Thủ Thiệm, vì lần đó muốn chê bai thói xa hoa lãng phí trong tiệc cưới của nhà nọ, Thủ Thiệm mới mua một tấm lụa, viết lên ba chữ thật to "Miêu bất tọa". Trong tiệc rượu, nhiều người hỏi, Thủ Thiệm mới giải thích rằng: "miêu bất tọa" là "mèo không ngồi", "mèo không ngồi" là "mèo đứng", "mèo đứng" là "mừng đéo"... Hoặc như Hồ Xuân Hương, bà cũng sử dụng cực kỳ nhiều hình thức nói lái trong thơ của mình, nhưng vì nó quá bậy nên người viết xin được phép không trích vào đây.
...Có tích kể rằng, xưa có một nghị viên họ Lại làm nghề buôn lợn (người xưa hay gọi là lái lợn), vì y chèn hép nên nhiều người ghét lắm. Một hôm, không biết ông con giời nào làm một câu đối ở lăng mộ nhà y: "Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua/ca tụng sinh phần "quan lớn Lại" (lớn lại = lái lợn). Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới dái, một lòng tôn trọng "cụ trong dân" (là trọng cu...!).
Fb Kênh đọc truyện.
Chắc hẳn trong này ai cũng biết, hoặc từng học qua về trò nói lái. Nói lái chủ yếu được sử dụng trong việc bông đùa, hoặc mỉa mai, tính trang nghiêm nó mang lại gần như không có... Ví dụ: Chúng mình đập chuông nhé? Ở đây, "đập chuông" là "đuông chập", "đuông chập" là "đâm chuột", "đâm chuột" là "đâm tí", "đâm tí" là "đi tắm"... Có một số kiểu nói lái, nghe qua tưởng tiếng Tây, tiếng Tàu, nhưng kỳ thực vẫn là tiếng Việt chứ nào có Tây Tàu gì ở đây! Ví dụ: "quýt xơ măng bông sên" là "quăng xơ mít bên sông"... Nói lái cũng được sử dụng rất nhiều trong các câu hát: "Cái con cá đua là con cua đá", "Kẻ cơ thần trở lại Cần Thơ"... Nói lái cũng được sử dụng rất nhiều trong các câu đối: "Giai nhân tái đắc, giai nhân tử/Anh hùng khai đống, anh hùng tiêu" (tái đắc = tắt đái, khai đống = không đái). Hoặc câu đối nổi tiếng của vua Tự Đức mà cho đến giờ chưa một ai có thể tìm được vế đối nào chỉnh hơn: "Kia mấy cây mía", "Có vài cái vò"... Nói lái, cũng đi kèm với cực kỳ nhiều trong các giai thoại dân gian của người xưa, như Trạng Quỳnh, Hồ Xuân Hương, Thủ Thiệm...
Với ông Trạng Quỳnh, chắc kinh điển nhất là về "đại phong"... Lại vẫn về Quỳnh, một lần khác, thấy bà Chúa ra khỏi cung dạo chơi. Tính Quỳnh thì vốn thích ghẹo người khác, sẵn thấy cái ao gần đó đang có mấy cây bèo, nên mới giơ chân lên đá mấy cái. Bà Chúa thấy lạ, cho người truyền hỏi, thì Quỳnh mới trả lời: Bẩm bà, trời nóng không có gì làm, đá bèo chơi! (đá bèo = đéo bà). Bà Chúa nghe biết rằng Quỳnh xỏ mình, cũng tức lắm. Nhưng không làm gì được, đành bỏ về... Cũng vẫn là Quỳnh, người ta kể rằng ở quê ông có một pha tượng đá trần truồng đứng giữa đồng, miệng tủm tỉm cười, tay thì trỏ xuống chỗ..., người ta gọi là tượng Bà Banh, và đồn nhau rằng tượng này rất thiêng. Thế là Quỳnh viết ngay một bài thơ dán vào bức tượng: "Khen ai "đẽo đá" tạc nên mày/Khéo đứng ru mà đứng mãi đây/Trên cổ "đếm đeo" dăm chuỗi hạt/Dưới chân "đứng chéo" một đôi giày/Ấy đã phất cờ treo ghẹo tiểu/Hay là bốc gạo thử thanh thầy/Có ngứa gần đây nhiều góc dứa/Phô phang chi ở đám quân này!" (đẽo đá = đéo đã, đếm đeo = đéo đêm, đứng chéo = đéo chứng). Không biết bài thơ của Quỳnh có linh thật hay không nhưng từ đó tượng Bà Banh mất thiêng luôn!
Về ông Thủ Thiệm, vì lần đó muốn chê bai thói xa hoa lãng phí trong tiệc cưới của nhà nọ, Thủ Thiệm mới mua một tấm lụa, viết lên ba chữ thật to "Miêu bất tọa". Trong tiệc rượu, nhiều người hỏi, Thủ Thiệm mới giải thích rằng: "miêu bất tọa" là "mèo không ngồi", "mèo không ngồi" là "mèo đứng", "mèo đứng" là "mừng đéo"... Hoặc như Hồ Xuân Hương, bà cũng sử dụng cực kỳ nhiều hình thức nói lái trong thơ của mình, nhưng vì nó quá bậy nên người viết xin được phép không trích vào đây.
...Có tích kể rằng, xưa có một nghị viên họ Lại làm nghề buôn lợn (người xưa hay gọi là lái lợn), vì y chèn hép nên nhiều người ghét lắm. Một hôm, không biết ông con giời nào làm một câu đối ở lăng mộ nhà y: "Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua/ca tụng sinh phần "quan lớn Lại" (lớn lại = lái lợn). Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới dái, một lòng tôn trọng "cụ trong dân" (là trọng cu...!).
Fb Kênh đọc truyện.
...Nó
cũng là một trong những minh họa v/v ‘giữa văn hóa Việt và Tàu là không có
‘tương cmn đồng’ gì hết!
***
Ổng còn có một tin nữa, đó là vụ anh un-hỏi bị ‘die’ hay ‘sống thực
vật’ gì gì đó!, bả mới nói là ‘tin ngỗng’, hehe... Đó là tin (chỉ lấy từ một nguồn
cho tiện lợi):
-GIÓ ĐÃ XOAY CHIỀU/ÔNG TRỜI CÓ MẮT/BÌNH AN THẾ GIỚI/HẾT LO HẠT
NHÂN... (fb Nguyễn Thành)
Lời bình: Sỹ Liêm: Coi chừng người khác lên còn ghê hơn!... Nguyễn
Thành: Hên xui... kkk... Sỹ Liêm: Hên xui gì cũng không ảnh hưởng đến Việt Nam!...
Lá Bàng: Nghe nói 'Thượng đế chủ thể - Juche' (H.3)... die rồi, ẻm lên thay!
...Hí hí, Thượng đế cũng phải... die!
...Hí hí, Thượng đế cũng phải... die!
...Và cũng về vụ ẻm lên thay, Cô Vy này không thích cu tê, à quên,
...Tê Cu!
H...ết.
---------
*Chú
dẫn:
1. Phản
ánh: Ý thức là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên
ngoài vào bộ óc con người... (wattpad-com)
2. Tên gọi
Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà
ra. Srok tức là "xứ", "cõi”... Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang"
rồi sau đó thành Sóc Trăng... (wiki)
*Của người ta...: Bài
đọc thêm về vụ Sử Việt... ‘giả’!, trích một đoạn của thiền sư Lê Mạnh Thát (hơi dài, nhưng các bạn chịu khó đọc tí nhé!): Ông
khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập
nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư)
là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata
từ Ấn Độ truyền vào VN thời Hùng Vương mà thôi... Ông cho rằng không có chuyện
Triệu Đà đánh An Dương Vương ("vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!")
và nhà Thục cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Có nghĩa là, cho đến năm 43
(SCN), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, Văn Lang vẫn
là một nước độc lập... Lý do, trước đây ta viện dẫn từ 4 tài liệu cổ sử TQ, đó
là Giao châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí và Nhật Nam truyện,
trong đó 3 tài liệu KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC. Trong khi đó, căn cứ vào những tài liệu
lịch sử chính thống xưa nhất của TQ là Sử ký của Tư Mã Thiên và Tiền Hán thư, HOÀN
TOÀN KHÔNG THẤY có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương hay tương tự... Vậy, nước
ta chưa bao giờ thuộc Nam Việt của Triệu Đà bên TQ! Nước ta từ thời ‘Hùng Vương’
vẫn là một nước độc lập kéo dài cho đến năm 43, nghĩa là giai đoạn Bắc thuộc lần
thứ nhất KHÔNG TỒN TẠI... Lý giải của ông về các sai sót trong việc chép sử trước
đây: Ông cho rằng trước đây đã dùng những sử liệu KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY để viết sử
rồi cứ đinh ninh như vậy cho tới nay! Từ Đại Việt sử lược trở đi, theo ông, là
do "những người viết sử đã KHÔNG BAO GIỜ chịu nghiên cứu và cân nhắc một
cách kỹ càng những sử liệu mà họ dùng"! Ông cho rằng, để viết lịch sử nước
ta vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, phải dùng "những báo cáo của
Sử ký và Tiền Hán thơ..., dù biết rằng sự kiện của mọi cuốn sử chính thống TQ từ
Sử ký trở đi KHÔNG NÊN được chúng ta tin cậy hoàn toàn”... Nhà sử học (tự
phong???) Dương Trung Quốc cho rằng, tất cả những cái đó phải được xem xét cụ
thể trên nhiều phương diện như độ tin cậy của sử liệu, phương pháp phân tích của
tác giả và phải đặt trong tổng thể với các nguồn tư liệu khác. Các bộ kinh Phật
đương nhiên là hết sức quý, nhưng nó cần được giải thích sự khác biệt với các
nguồn tư liệu khác cũng có giá trị riêng của nó, kể cả truyền thuyết và dã sử.
Không phải cứ nói đến “chính sử” của triều Lê (Đại Việt Sử ký toàn thư) do những
sử gia tên tuổi biên soạn đã là chân lý tuyệt đối! Bởi trước hết, nó là sản phẩm
của những cá thể hay triều đại..., nhiều khi xuất phát từ những lợi ích không
thể gọi là tuyệt đối vì dân tộc mà căn bản là của GIỚI CẦM QUYỀN! (Lê Mạnh
Thát, đăng trên fb Dung Tran)...
...(Sưu
tầm thêm) ‘Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc do An Dương Vương thành
lập vào thế kỷ thứ 3 TCN. Hiện nay, thành Cổ Loa nằm
ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội... Theo sử sách xưa, thành được xây
quanh co CHÍN lớp, chu vi CHÍN dặm, sâu nghìn trượng, xoáy tròn như hình ốc.
Nên được gọi là LOA THÀNH (“loa” có nghĩa là con ốc). Thành còn có tên nôm là
Chạ Chủ và nhiều tên khác như KHẢ LŨ (“Lũ” có nghĩa là quanh co nhiều lớp), CÔN
LÔN THÀNH (ý nói thành cao như núi Côn Lôn bên TRUNG QUỐC) hoặc VIỆT VƯƠNG
THÀNH (thành của VUA XỨ VIỆT), dân địa phương gọi bằng tên tiếng nôm là THÀNH
CHỦ... Ngô Quyền cho đóng đô ở thành Cổ Loa. Ngô Quyền đã tiến hành nhiều cải
cánh khác nhau. Mà điển hình là việc tu sửa lại thành Cổ Loa thành nơi trung
tâm về quân sự, kinh tế và văn hóa của cả nước. Tuy vậy Ngô Quyền chỉ tại
vị được 6 năm, một tòa thành Cổ Loa hoàn toàn mới của triều đại nhà Ngô như ý
kiến của một số nhà nghiên cứu, thật khó có điều kiện khả thi!’
(huynhhieu-travel-com)... ĐỀ NGHỊ CÁC NHÀ SỬ HỌC NGHIÊN CỨU LẠI!, VÌ VÀO TK
3TCN THÌ 'GIAO CHỈ' CHƯA LỆ THUỘC TÀU!, NÊN DÂN DÉLL BIẾT TIẾNG HÁN!, NÊN LÀM SAO MÀ CÓ VỤ
‘TRƯỢNG' HAY 'CỬU’! ( = 9, LÀ SỐ... ĐẸP CỦA NGƯỜI TÀU), ‘KHẢ LŨ’, RỒI NHỮNG ‘ÂU LẠC’, ‘AN
DƯƠNG VƯƠNG’, ‘MỴ CHÂU’, HAY ‘LOA THÀNH’/‘VIỆT VƯƠNG THÀNH’ (TÍNH LUÔN CẢ VỤ
DANH TỪ ĐỨNG SAU TÍNH TỪ, HOÀN TOÀN TRÁI VỚI CÁCH NÓI CỦA NGƯỜI ‘VIỆT’!), CÒN
‘CÔN LÔN THÀNH’ HAY 'THÀNH CHỦ' LÀ CÁI CMN GÌ?, CHƯA KỂ VỤ ‘VUA XỨ VIỆT’ HAY... ‘TRUNG QUỐC’ (HỒI
ĐÓ LÀM GÌ CÓ VỤ TỪ ‘VIỆT’ HAY ‘TRUNG’!), V..V... PHẢI CHĂNG CÁC HỌC ‘GIẢ’ XƯA
NAY ĐÃ RẤT THIẾU TỰ TRỌNG, NẾU KHÔNG MUỐN NÓI LÀ ‘RẤT... KHỐN NẠN’!, KHI ĐÃ VÀ
ĐANG CỐ GÁN GHÉP CÁC MÔ THỨC HÁN HAY THUẬT NGỮ HÁN VÀO MỘT CÁI THÀNH MÀ HIỂN NHIÊN
ĐÃ TỪNG ĐƯỢC XÂY DỰNG BỞI CHÍNH NGƯỜI VIỆT XƯA!... C/c: Phạm Hiền, Đào Dũng Tiến, Dung Tran...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét