Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

1336. Thiên tai địch họa (Thư giãn)

Người ta hay nói ‘thiên tai và nhân tai’ để tiện so sánh, hay ‘thiên tài và thiên tai’ là một lối nói móc kiểu Việt, tuy nhiên, xưa nay ta lại thường nghe một cụm từ Hán Việt* là ‘thiên tai địch họa’, mà một trong những cái hay của cụm từ này là dùng từ ‘tai’ đi với ‘họa’, trong ‘tai họa’...

Thiết nghĩ không cần phải tìm hiểu quá kỹ về các từ Hán Việt* vì ta không cần phải đi sâu vào lĩnh vực học thuật mà chỉ cần ‘hiểu ý’ là đủ!, vd như không cần phải tra ‘Tiểu Lý Phi Dép’ là gì, bởi vì đơn giản là họ Lý thì phi đao, còn Thị Dương thì phi... dép, hehe...

 

Cũng không cần phải ‘giú’* khi nói rằng... có không ít người có học triết nhưng không hiểu triết tí gì (do học để kiếm bằng, chức hay học kiểu cỡi ngựa xem hoa), chẳng hạn như nói rằng ‘Bão lũ hay lũ lụt chỉ là thiên tai’!

‘Kẻ không hiểu triết tí gì’ đó không hiểu rằng mọi tai họa ở đời đều có nguyên nhân ‘chủ quan’ và ‘khách quan’. Thiên tai là tất yếu, vì 'ông trời thì thời nào cũng thế', nên là ‘khách quan’, vì thế, vấn đề chủ yếu là nhân họa: ‘Nếu ta bắn vào quá khứ (thiên nhiên) một viên đạn thì tương lai sẽ trả lại bằng một viên đại bác’ (thậm chí là... bom nguyên tử!), và vì thế, ‘nhân họa’ thậm chí còn nguy hiểm hơn ‘địch họa’!

‘Nhân họa’ là gì?, là cái họa do chính con người gây ra, nói nhân bản hơn là cái mà mang lại tai họa cho người dân (H.1). Vì thế mà ‘kẻ mang tai họa lại cho người dân’ kể cả ‘giặc ngoại xâm’ là ‘thế lực thù địch’ chính hiệu con nai vàng của nhân dân, theo mọi nghĩa... Vì vậy, nếu kẻ nào đó nói ‘Bão lũ hay lũ lụt chỉ là thiên tai’ (hay là 'biến đổi khí hậu' gì gì đó) thì hình như kẻ đó vẫn còn sống dưới thời... Ngô Quyền hay Đinh Bộ Lĩnh!

 

Long long ago, ngày xửa ngày xưa, ông Lê-nin có công thức là ‘Nhiệt tình cộng ngu dốt bằng phá hoại’, nhưng ngày nay người dân nói có... sáng tạo hơn là ‘Tham lam cộng ngu dốt bằng đại phá hoại’!... Và tại sao phá rừng (phá biển, phát triển nóng, làm ô nhiễm môi trường...) là ‘đại phá hoại’ hay ‘đại thế lực thù địch’ (của nhân dân)? Không cần phải đọc sách, hãy hình dung vài ví dụ...

Ở các vùng ngoại ô hay miền núi/thôn quê ở VN, khi có một cái cống hay một dòng suối chảy xiết, người dân thường lấy mấy tảng đá chặn lại, cứ mười mét lại chặn một đống đá: kết quả là dòng nước chảy chậm lại đáng kể!... Khi bạn đi quét sân sẽ thấy. Sau khi trời mưa thì dưới những chiếc lá rụng vẫn còn đọng nước, thậm chí sau 2 hay 3 ngày sau, khi mặt sân đã khô rang thì dưới chúng vẫn còn ẩm ướt: chúng âm thầm giữ lại một lượng nước cho... đời!

Vai trò của các tảng đá hay lá cây nói trên cũng giống như những cái cây trong rừng vậy!... Trước đây (đại để là năm 1945, xem H.2), rừng VN có thể giữ được 95% lượng nước mưa, nay chỉ còn giữ lại được có khoảng... 5%!, không khó để suy ra rằng nay ta đã phá đi ít nhất là 70% diện tích rừng!, và 'Phá Rừng đại hiệp' đã góp công vô cùng to lớn cho... Thiên Tai đại giáo chủ!...

 

Nếu gọi vụ virus Vũ Hán vừa rồi là ‘tiểu Covid’ thì ‘phá rừng’ là... ‘đại Covid’... Vậy cuối cùng, ‘thiên tai địch họa’ là gì? Cuốn Vietnamese Dictionary định nghĩa là ‘Natural calamities and enemy-inflited destruction’, thế còn kẻ tham lam trong ‘tham lam cộng ngu dốt bằng đại phá hoại’ là ai?, stt ‘Từ điển tiếng Quảng’* có mục từ:

- ‘Dỏm’, ‘Đểu’. ‘Dỏm’ (chứ không phải ‘giỏm’) khác với 'xịn', là dở, giả, chất lượng thấp, ít nhiều hàm ý khinh khi..., dùng phổ biến như: hàng dỏm, khoa học dỏm, giáo sư dỏm, sư dỏm, lãnh đạo dỏm, tướng dỏm, nhà báo dỏm, kiểm lâm dỏm... Còn ‘đểu’ (chứ không phải ‘đẻo’) trong ‘đểu cán’, có nghĩa mạnh hơn, vd như: ‘xin đểu’ (bọn mãi lộ...), ‘thằng đểu’ là thằng lưu manh, lường gạt, lật lọng, không đáng tin cậy; ngoài ra, người ta cũng nói ‘gạo đểu’ là gạo để nấu cho chó ăn...

Trong đó có khoa học dỏm, lãnh đạo dỏm, giáo sư dỏm và... CB kiểm lâm dỏm (H.3), hahaha... 

Nó làm ta nhớ lại vụ 'thơ khác với nhà thơ', 'văn khác với nhà văn' và 'kiểm lâm khác với... lãnh đạo'... 

Nó lại đưa ta vào một giấc mơ Lạ: thấy Bao Thanh Thiên hiện lên với cái... 'Cẩu đầu đao'!.

 

H...ết.

---------

Chú dẫn:

1.       ‘Giú’ hay ‘Dú’ (tiếng Quảng) là giấu..., vd như: 'Trái cây mua về, chưa chín, người ta đem giú (rấm) trong hũ gạo'...

2.       Hán Việt: Đúng ra là ‘Việt Hán’, đã nói ở các bài trước.

3.       Từ điển tiếng Quảng: đăng trên fb Lá Bàng ngày 25/10, hay https://nhagomlabang.blogspot.com/2020/10/tu-ien-tieng-quang-va-vu-han-viet-suu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét