Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

1426. ‘Điện toán đám mây’ và luận điệu... cũ rích (Thư giãn)

Tôi ham thích học cái mới, kể cả tiếng Việt...
*
Chẳng hạn như câu ‘Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân’ (của Khổng Tử) thì ông Dale Carnegie dịch là ‘How to win friends and influence people’ rồi Nguyễn Hiến Lê dịch là ‘Đắc nhân tâm’: có vấn đề vì hơi bị Háng!, trong khi ‘How to stop worrying and start living’ thì cụ Lê dịch rất Việt là ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’: quả là mâu thuẫn!...
Tìm hiểu câu ‘Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân’ làm ta phải tra ‘kỷ’ là gì, ‘sở’ là gì, rồi ‘bất’, ‘dục’, ‘vật’... là gì: mệt thấy mẹ mà chưa chắc đã hiểu!... Tương tự như vụ ‘Đạo khả đạo phi thường đạo’ hay ‘Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu xuân phong’..., trước đây, hễ thấy cái gì, ai nói mà có Háng Việt thì ta... khiếp và nể thầm, cũng như tiếng Pháp, nhưng nói tiếng Anh thì... bình thường!: tiếng Háng có gì hay, tiếng Anh có gì... dở!, hahaha...
Vì sao?, vì chúng ta đã quen với các sự kiện như: Bách Việt, ‘Cào nghêu’, Đặng Tiểu Vô Bình, Hạ Long/Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa/Trường Sa, ‘Học đèn đom đóm’, Khổng Tử, Ngũ Hành Sơn, Quan Công, Thăng Long/Hà Nội, Tràng An, Trí tuệ siêu việt, Tử Cấm Thành, Vạn thế sư biểu, Yên Tử, Ỷ thiên kiếm/Thế thiên hành đạo, Vong/Sao..., nghe theo và nói lại như vẹt mà không bao giờ tự hỏi ‘tại sao?’, vd như:
Từ ‘Bách Việt’ có liên quan cái con mẹ gì đến từ ‘Việt Nam’ hay không?, có tuyên truyền Đại Hán trong đó không?..., trước khi gọi ‘Thăng Long’ thì Hà Nội có tên thuần Việt là gì?..., lúc nhỏ ‘cào nghêu’ và ‘học đèn đom đóm’ thì lớn lên sẽ trở thành... vĩ nhân?..., ‘trí tuệ siêu việt’ hay ‘trí tệ siêu vịt’?..., tại sao gọi ‘Yên Tử’ mà không gọi là ‘thầy Yên’?..., ‘người Tràng An’ là người... đéo gì?..., tại sao núi/đảo của Việt Nam mà gọi là ‘Hạ Long’, ‘Bạch Long Vĩ’ hay ‘Ngũ Hành Sơn’?..., tại sao gọi ‘Hoàng Sa’, ‘Trường Sa’ mà không gọi là ‘Bãi Cát Vàng’ hay ‘Bãi Cát Dài’?..., đặc biệt là ‘Quan Công’, ‘Khổng Tử’ hay Đặng Tiểu Vô Bình đã làm cái... đéo gì cho dân tộc Việt?, v..v...
*
Vì sao?
Không liên quan đến ‘chính chị’ hay đúng-sai ở đây, chẳng hạn như từ khi Trump ra ứng cử tổng thống Mỹ từ tháng 5/2016 đến nay, ông có khoảng 200 bài phát biểu chính, trong đó, tôi mới xem được có... 100 clip, híc...
Và vì là một nhà hùng biện nên ông Trump có đưa ra rất nhiều ‘từ/cụm từ phương Tây’, nói dễ hiểu là các điển tích/sự kiện/địa danh/nhân vật xuất phát từ ‘lịch sử-văn hóa phương Tây’ như: ‘bão Damrey’, 'bộ ấm chén China’, ‘24 người đoạt giải Nobel’, 'Lewis và Clark', ‘Melania’, ‘13.000 hòn đảo’, ‘Tự do mãi mãi’*... (phát biểu tại APEC Đà Nẵng)...
Nghĩa là gì?, có thể nhiều trong số chúng ta... đéo hiểu vì quen xài các ‘luận điệu... cũ rích’, xin lỗi!
*
Thật... nực cười cho mấy ông ‘Pha Kê Bốc’, chả hiểu... mẹ gì về CNTT mà lại làm xếp về CNTT, rồi làm thầy phong thủy đòi kéo đám mây này đám mây nọ về VN!...
Các học giả của ta (kể cả tôi) đã và đang sai lầm hay gọi ‘iCloud’ là ‘mây điện tử’ hay ‘đám mây điện tử’!... Thật ra, trong cuốn Hóa 12 trước 75 (Chu Phạm Ngọc Sơn...) có dùng cụm từ ‘vân đạo nguyên tử’ (atomic orbital) hay sau 75 dùng cụm từ ‘đám mây điện tử’ (electronic cloud) để chỉ ‘lưỡng tính sóng hạt’ hay ‘tính xác suất’ của electron... Lưu ý rằng 70% các từ khoa học của Tàu đều có nguồn gốc từ tiếng Nhật do nước Thanh cử sv qua học khoa học kỹ thuật ở bên Nhật vào trước và sau những năm 1900, xem phim Hoàng Phi Hồng (dì Mười Ba), Trần Chân/Hoắc Nguyên Giáp hay Tôn Trung Sơn...
‘iCloud’ - thuật ngữ của Steve Jobs - là điện toán đám mây hay ‘cloud computing’, còn chữ ‘i’ trong iCloud là ‘internet’:
-Điện toán đám mây, còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng “Internet”. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet và... mô hình điện toán mà mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây"... (wiki)
Cụ thể, khi ta viết một ‘entry’ hay ‘stt’ rồi ‘đăng’, thì dữ liệu này sẽ tồn tại mãi mãi trong ‘đám mây’, mà một cao thủ hacker sẽ dễ dàng lấy được, hãy xem phim ‘James Bond’, ‘Lưu Đức Hoa’ hay ‘Lương Triều Vỹ’...
Rộng hơn, ĐẤNG TẠO HOÁ đã có ‘iCloud’ từ hàng tỉ năm nay rồi! Thật vậy, những người Ả Rập đi trong sa mạc thường thấy lảng vảng các ‘clip’ đánh nhau của các chiến binh Hy Lạp hiện lên trên nền trời, thậm chí một ngày nào đó, ta có thể thấy rõ rành rành ‘clip’ Nguyễn Huệ đánh tên giặc Tàu Tôn Sĩ Nghị và quân xâm lược bành trướng dã man vào năm 1789 ở thành Thăng Long, ‘clip’ v/v quân ta đánh giặc Tàu ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc vào năm 1979-1989...: cái gì thuộc Thượng đế thì không bao giờ mất đi, theo Định luật Bảo toàn Dữ liệu Trần thế!
Điển hình như:
MỸ ĐÃ CÓ KHO DỮ LIỆU DI TRUYỀN CỦA PHÒNG THÍ NGIỆM VŨ HÁN (H.1, 2)
TTO - Các cơ quan tình báo Mỹ đang nghiên cứu kho dữ liệu di truyền liên quan đến phòng thí nghiệm Vũ Hán (TQ), họ nắm được với hy vọng đây có thể là chìa khóa để tìm ra nguồn gốc COVID-19.
Đài CNN ngày 5/8 cho biết kho dữ liệu khổng lồ nói trên chứa các thông tin di truyền về các mẫu virus từng được nghiên cứu tại Viện virus học Vũ Hán - nơi mà một số quan chức Mỹ tin rằng có thể là nguồn gốc phát sinh đại dịch COVID-19.
,,,Nguồn tin của CNN cho biết những máy móc liên quan đến việc thống kê và xử lý thông tin di truyền của các virus thường được kết nối với các máy chủ dựa trên nền tảng đám mây, và vì thế có thể bị tấn công.
Tuy nhiên, quá trình phân tích khối dữ liệu thô khổng lồ này thành những thông tin hữu ích cũng đặt ra một loạt thách thức. Trong đó có việc phải có máy tính đủ mạnh để xử lý lượng dữ liệu rất lớn này.
Để làm được điều đó, các cơ quan tình báo Mỹ phải sử dụng các siêu máy tính tại Phòng thí nghiệm quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, nơi tập hợp 17 viện nghiên cứu ưu tú của chính phủ Mỹ.
...Theo CNN, giới chức tình báo Mỹ sẽ tiến hành việc diễn giải dữ liệu thô nói trên trong vòng 90 ngày với hy vọng tìm ra câu trả lời bằng cách nào virus corona lây lan từ vật sang người. Nguồn tin của CNN cho biết việc giải thích được câu hỏi này là điều cần thiết để xác định liệu SARS-CoV-2 rò rỉ từ Viện virus học Vũ Hán hay được truyền từ vật sang người trong tự nhiên. Các nhà điều tra trong và ngoài Chính phủ Mỹ từ lâu đã tìm kiếm dữ liệu di truyền của 22.000 mẫu virus được nghiên cứu tại Viện virus học Vũ Hán. Dữ liệu này đã bị giới chức TQ gỡ khỏi Internet vào tháng 9-2019.
Chính phủ TQ đã từ chối công khai dữ liệu này... Trong khi đó, Mỹ tiếp tục ủng hộ WHO tiến hành giai đoạn 2 của cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc COVID-19.... (tuoitre-vn)
*
Thực tế hơn, bất chấp vô số vụ ‘giết người diệt khẩu’ xưa nay, bất chấp việc dùng ‘Tam thì não thần đan’, ‘chất độc Lạ’ hay ‘virus Lạ’, người Tàu thường có câu: ‘Có trời biết, đất biết, ngươi biết, ta biết, sao lại nói là không ai biết!’, vì thế, các ‘clip’ về chuyện ‘thâm cung bí sử’ của mấy lãnh tụ ở xứ Thiên đường, của mấy ông tham nhũng/Quan Ngại, hay của mấy ‘quan ngàn tỉ’ bỗng dưng rửng mỡ hay ‘nucac’ đi... chơi gôn vào cái LON COCA, à quên, chơi gôn vào... lỗ ở Bình Định mới đây... thì 100 hay 1000 năm sau, ‘nó’ vẫn còn nằm ở trong ‘đám mây’..., nhất là vụ 'Chiến tranh sinh học' hay con yêu nữ 'Bạch Cốt Tinh... virus Tàu'!
Tóm lại, chuyện thế giới hiện đại như ‘iCloud’ thì ta... đéo biết gì nhiều, trong khi đó, mấy cái ‘thứ Tàu’ nói trên (‘Thứ Tư Nghỉnh Cu’, Quan Công, Khổng Tử, Mô đại đế, Tạp đại đế - H.3...) mà ta... rất biết và đem ra chém gió... được gọi theo tiếng Quảng là ‘luận điệu... cũ rích’, hay nói theo kiểu miền Bắc là ‘xưa như trái dưa’ hay ‘cũ như cái mu’, à quên, ‘cũ như cái mũ’..., và do đó gây nên ‘đau khổ như con hổ’ cho lão bá tánh! (H.4), híc.. híc...
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. Bách Việt: Từ dùng từ thời Lã Bất Vi, trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’, vào năm 239TCN, ý nói bọn ‘Bách Man’ ngoài nước Tần, hay gọi giang hồ hơn là bọn ‘72 đảo chủ & 36 chúa động’ (bọn không thuận theo luật triều đình)...
2. Bộ ấm chén China: Quà cho Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington, được chở về trên chiếc tàu Mỹ đầu tiên đến China vào năm 1784.
3. 24 người đoạt giải Nobel: Ý nói số học giả/nhà khoa học Nhật Bản đoạt giải Nobel, tính đến năm 2017.
4. Lewis và Clark: Là 2 nhà thám hiểm đến bờ biển Thái Bình Dương vào năm 1804, theo lệnh của tổng thống Mỹ Thomas Jefferson.
5. 13.000 hòn đảo: Vạn Đảo, ý nói Indonesia.
6. ‘Tự do mãi mãi’: Nằm trong lời trăn trối của Tổng thống Mỹ John Adams vào tháng 4/1826.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét