Dường như, nhưng không ‘dường như’ gì hết, mà không còn nghi ngờ gì nữa, việc dịch thuật từ tiếng Tàu sang tiếng Việt (cũng như việc dịch sử Tàu sang sử Việt) trong cả ngàn năm nay là đặc biệt nguy hiểm, nhất là đối với tư tưởng, triết học, triết lý, lịch sử, chính trị, phê bình văn học, điện ảnh, âm nhạc... mà có thể làm cho Việt Nam liên tục bị từ ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ này đến ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ khác!..., vì xưa nay nhiều người dịch thường cố tình gán ghép sự hiểu biết quá hư ảo hay quá 'gù' của mình về ‘Lão + Trang + Khổng + Phật + thần thánh hóa/huyễn hoặc hóa + cái tôi’, trong khi có thể các tư tưởng gia/người sáng tác không nghĩ gì nhiều về Lão, Trang, Khổng, Đạo hay Phật cả!... Vài ví dụ...
Với câu ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’, ông Dale Carnegie dịch thoát sang tiếng Anh là ‘How to win friends and influence people’ tạm hiểu là ‘Làm thế nào để chinh phục lòng người’, nhưng Nguyễn Hiến Lê bỗng nổi hứng mà dịch sang... tiếng Việt là ‘Đắc nhân tâm’, làm ta rất khó hiểu mà phải tra từ điển Hán Việt bỏ mẹ!..., tuy nhiên, trong khi đó, tương tự, ‘How to stop worrying and start living’ cũng của Dale Carnegie thì Nguyễn Hiến Lê lại dịch rất ngọt xớt, rất thuần Việt và rất dễ hiểu là ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’, hahaha...
Ngoài ra, tuy trước 75, Từ Khánh Phụng dịch sang tiếng Việt có vẻ rất dễ hiểu là ‘Cô gái Đồ Long’, nhưng lại rất khó hiểu, vì trong truyện không hề có cô gái nào ‘chém rồng’ tức là giết vua cả!..., trong khi đó, sau 75, Lê Khánh Trường và Lê Việt Anh dịch là ‘Ỷ thiên đồ long ký’ (The Heaven Sword and Dragon Saber) tuy nghe hơi khó hiểu tí nhưng lại đúng với nội dung, vì truyện này có cốt ý: ‘Kiếm của ta, từ đâu đến và đi về đâu, tình yêu và thù hận, tình khó vẹn tròn/Đao của ta, cắt vỡ khoảng không dài, là đúng hay sai, hiểu cũng chẳng thấu/Ta say, một khoảng mông lung, ân và oán, là ảo ảnh, là hư vô/Ta tỉnh, là giấc mộng xuân, sống và chết, một nhát thành vô vọng’, phản ánh cái triết lý ‘Đao kiếm như mộng - Swort Dream’ của người Tàu sống dưới ‘chế độ Khổng’ ngày xưa hay ‘chế độ Mao-Tập’ ngày nay:
*Châu Hoa Kiện: https://www.youtube.com/watch?v=dOIcZWQbKKc
Chưa kể bản dịch tiếng Anh ‘Heart of Perfect Wisdom Sutra’ tạm hiểu là tâm kinh về trí tuệ hoàn hảo, thì được dịch sang... tiếng Việt là ‘Bát Nhã tâm kinh’ làm tuyệt đại đa số trong chúng ta... DÉLL ai hiểu!..., trong khi đó ‘Kinh Dịch’ được nhà nghiên cứu người Anh Richard Rutt dịch sang tiếng Anh là ‘the Book of Changes’ tức là ‘cuốn sách nghiên cứu về sự biến đổi’ - rất dễ hiểu!...
Vân vân...
*
Nếu suy nghĩ như trên thì tôi có thể bị troll là ‘độc quyền về chân lý’, vậy hãy đọc một bài viết được bình là... ‘tinh tế bậc nhất’!:
‘KIM DUNG HIỂU ĐƯỢC ĐẠO PHẬT NHỜ BẢN DỊCH TIẾNG ANH!’
...Gia sản văn học của ông đã có 15 bộ truyện võ hiệp (sáng tác từ 1959 đến 1972). Sau thảm kịch của con trai, Kim Dung bắt đầu chú tâm đọc kinh sách nhà Phật. Lúc đó ông cho biết: "Tôi thực ra chẳng biết gì về đạo Phật"! Điều này khiến nhiều người chưng hửng! Sao!, chẳng phải ông là người viết nên cuốn "Thiên Long bát bộ" hay sao! Với cuốn này, có nhiều… nhà nghiên cứu, nhà báo ở Việt Nam từng tán dương rằng Kim Dung cực kỳ uyên bác về Phật học ắt phải tẽn tò!, bởi vì Kim Dung, vâng, chính tiểu thuyết gia này cho biết ông thực ra cũng chỉ hiểu đạo Phật lớt phớt thôi!
...Kim Dung là người quá thông minh để có thể lướt qua nhiều cuốn sách luận giải về Phật học, rồi đưa vào chỗ này chỗ kia trong tiểu thuyết sao cho hấp dẫn. Tắt một lời, tài năng "đa văn" của ông cũng giống như một số người có biệt tài giảng thuyết, tạo ra màn sương lung linh về trí não, ru hồn người đọc/người nghe đến mê mẩn... Sau cái chết bi thương của con trai (1976), ông đã bỏ ra nhiều năm sau đó đọc nhiều bộ Kinh Phật bằng chữ Hán để tìm sự giải thoát. Và, quí bạn có biết rằng, Kim Dung cho biết ông hoàn toàn thất vọng vì không tìm ra câu trả lời!
...Thế rồi, cho đến khi Kim Dung tìm đọc tại ĐH Oxford một số kinh Phật chuyển ngữ trực tiếp từ tiếng Phạn (Sanskrit) sang tiếng Anh. Lời Phật thuyết giáo giản dị đến không ngờ! "Tôi đọc và hiểu Phật giáo là từ bản TIẾNG ANH", ông cho biết, sau đó đã quy y... Quí bạn thấy gì?
a) Kinh Phật từ tiếng Sankrit khi chuyển ngữ qua tiếng Hán, là tiếng mẹ đẻ của Kim Dung, tréo ngoe thay, lại làm cho ông càng đọc càng mờ mịt! (Vì sao?) Là bởi vì Phật giáo đại thừa ở Hoa lục đã đưa "văn hóa Trung Hoa" (ở đây là Khổng giáo, Lão giáo) với những ngôn từ rất hoa mỹ, thậm chí "bí hiểm", trong khi chuyển dịch và chú giải kinh Phật. Hậu quả là lời thuyết giáo trong kinh Phật và các bộ luận giải về kinh Phật ngày càng rậm rịt bởi hàng rào chữ nghĩa Hán tự "đa văn". Điều này dẫn đến - trong tiếng Phạn gọi là "jñeyāvarṇa” (hindrance of knowledge) - "sở tri chướng"!...
b) Kim Dung quá đỗi trung thực, hơn nữa ông còn dũng cảm để thốt lên "chẳng hiểu sách Phật viết bằng Hán tự muốn nói gì"! Ông đứng vượt lên trên và cách xa với những người ưng làm dáng trí thức bằng những "chữ Phật", nói như vẹt!
c) Cùng dịch từ nguyên ngữ Sanskrit, bản TIẾNG ANH trở nên sáng sủa hơn hẳn so với bản tiếng Hán - mà lý do được nêu ở trên là có sự can thiệp của tư tưởng Lão, Khổng làm bóp méo trong các bản dịch của Phật giáo đại thừa Trung Hoa... Ông cho biết ông đọc bản tiếng Anh "The Heart Sutra" (Bát Nhã tâm kinh) với phần chú giải cũng bằng tiếng Anh của chính ngài Đạt Lai Lạt Ma, và ông hiểu đạo Phật tỏ tường là nhờ bản dịch tiếng Anh!
d) Tiếng Sanskrit hiếm hoi người Việt biết được. Thành thử có 2 con đường: 1) Sanskrit => dịch qua tiếng Hán => dịch qua tiếng Việt; 2) Sanskrit => dịch qua tiếng Anh => dịch qua tiếng Việt... Sanskrit chuyển ngữ qua tiếng Tàu (Hán tự) - chưa nói tới, sau đó, dịch tiếng Tàu qua tiếng Việt - thì ngay cả người Tàu uyên bác như Kim Dung đọc vào rồi thấy mờ mịt, dễ khiến cho không ít người đọc mắc căn bịnh "ngộ chữ"!
Quí bạn tìm đọc bộ kinh này qua bản tiếng Anh & chú giải của đức Đạt Lai Lạt Ma - vào Google gõ "The Heart Sutra", hoặc "Essence of the Heart Sutra", có bản PDF để tải xuống miễn phí... Ai giỏi giang, hãy thương chúng sanh mà phát đại nguyện gắng sức dịch bản tiếng Anh sang tiếng Việt để giúp rất nhiều người trong chúng sanh khỏi bịnh "ngộ chữ" truyền kiếp!
(QUA BI THƯƠNG, KIM DUNG NÓI GÌ VỀ KINH PHẬT CHỮ HÁN?, trích, Mathew Nchuong)
*
Và âm nhạc hơn...
Bài hát ‘Người đến từ Triều Châu’ của nhạc sĩ Văn Tâm Vô Quý người Đài Loan, có tên nguyên bản là ‘Hỏi lòng không hổ thẹn’, phản ánh cái triết lý ‘Never give up’... vô địch của các cao nhân đắc đạo:
-‘Lúc chưa được như ý xin đừng oán trách/Khi gặp trắc trở cũng đừng nên nản lòng/Sao lại oán trách ông trời, rồi tủi thân một mình/Nửa tỉnh nửa mơ, rồi cảm thấy nhỏ bé tự ti/Đời người nhấp nhô như cơn sóng/Được và mất chỉ nằm trong ý nghĩ mà thôi/Thành công, thất bại đều nên thản nhiên mà đối mặt/Sinh mạng thật đáng quý, đừng bỏ phí những tháng năm, đừng hổ thẹn với lòng’:
*Trác Y Đình: https://www.youtube.com/watch?v=30PSeVB0iIM
Triết lý gì mà... vô địch? Có thể tóm tắt qua lời bình của một học viên thuộc Trung tâm Hoa ngữ Ánh Dương: ‘Có Tâm hồn Cao Thượng Đạo Đức Trong Sáng Luôn Hướng Thượng Hướng Thiện’...
Tuy nhiên, khi tải sang Việt Nam, thì:
-‘Nghìn trùng xa ai còn vấn vương sông hồ/Mà nơi đây bỗng dừng bước phiêu du/Ở đây có bếp lửa hồng/Và nơi đây có mối duyên nồng/Cùng nơi đây em đang chờ anh xây mộng kết tơ... Ngày anh đến ấm lại mùa đông giá lạnh mịt mờ/Ngày anh đến cánh hoa vườn em ngát hương/Sẽ không còn những u buồn/Chúng mình mãi gắn bó suốt đời nhau... Ngày anh đến với em/Gió cũng hát lao xao/Cung đàn, én chao vườn xuân':
*Quang Linh: https://www.youtube.com/watch?v=Oyd1TpMS9wE
Cái triết lý ‘ngọc quý’ mấy ngàn năm của người Tàu này lập tức bị ‘Vịt hóa’ thành ‘Tình yêu nam nữ - luyến ái - em em anh anh’ để câu... view!, xin lỗi!
Rộng hơn, sự việc ‘Vịt hóa’ này có thể làm đảo lộn 100% ‘ý’ của người sáng tác..., vd cụ thể như Trương Tam Phong tuy có sáng tạo ra Thái cực quyền (kế thừa từ Dịch cân kinh của phái Thiếu Lâm) để rèn luyện thân thể nhưng trên thực tế thì ông không hề và không bao giờ là một võ sư!..., hay:
-Người Tàu (theo nghệ thuật Hát Bội thịnh hành từ thời Tống) đã chia mặt người ra làm 3 loại: 1) mặt trắng, 2) mặt đỏ và 3) mặt đen..., ‘mặt trắng’ dùng để chỉ dạng thư sinh mà rất dễ là ‘ngụy quân tử’ (vd như Nhạc Bất Quần), ‘mặt đỏ’ ý nói người trung thành cẩn cẩn (vd, Quan Công) và ‘mặt đen’ để chỉ sự trung can nghĩa khí..., do đó mà Bao Công, tiến sĩ thời Tống Nhân Tông - kẻ đẹp trai với dáng dấp khá là ‘bạch diện thư sinh’ lại có... 'mặt đen'!...
Vâng, luận về lịch sử, ‘lấy sử Tàu để viết sử Việt, tác giả nếu kg phải là thằng điên thì cũng là thằng nghiện Háng!’... Bản chất tư tưởng Tàu vốn chuyên... đổi trắng thay đen, làm cho người Vịt xưa nay cứ tưởng là tay Bao Hắc Tử có cái... đít đen thùi lùi, nào ngờ ổng có nước da trắng trẻo và do đó ổng cũng có món... 'đít dát... vàng’, à quên, đít ổng trắng... vỗ bì bạch!
H...ết.
---
Hình 1: Huyễn hoặc
Hình 2: Ỷ thiên đồ long ký - Đao kiếm như mộng: Vui vẻ một đời, bi ai một kiếp!
Hình 3: ‘Sắc tức thị không, không tức thị sắc... Bản lai diện mục của vạn vật đều là không'!, Bát Nhã tâm kinh
Hình 4: Mông trắng vỗ bì bạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét