Trong khi chờ xem trận VN vs Campuchia tối nay:
-Nguyễn Đút Xen, Thích Nhừ Tật hay Chinh Văn Trù... nói gì, viết gì tôi không quan tâm, mà có quan tâm đến bài viết này!
(lược dẫn từ bài viết của Nguyễn Quốc Tấn Trung)
CHỮ QUỐC NGỮ ĐÃ CỨU TIẾNG VIỆT KHÔNG BỊ "DIỆT CHỦNG NGÔN NGỮ" (LINGUISTIC GENOCIDE)!
I/ Chế độ THỰC DÂN với xu hướng "DIỆT CHỦNG NGÔN NGỮ":
Tại châu Mỹ Latin, gần như toàn bộ các quốc gia tại đây đều sử dụng tiếng nói và chữ viết của Tây Ban Nha (hoặc Bồ Đào Nha) lúc còn chế độ thực dân, để làm ngôn ngữ chính thức cho đến hiện nay!
Toàn bộ những ngôn ngữ bản địa ở châu Mỹ Latin đang đứng trước bờ vực "tuyệt chủng".
Ở châu Phi, có đến 29 quốc gia sử dụng tiếng Pháp làm tiếng nói và chữ viết chính thức (tiếng nói bản địa chỉ còn ít người sử dụng).
Để kiếm sống trong mô hình xã hội do chánh quyền thực dân xây dựng, nhiều người dân bản địa buộc phải học ngôn ngữ của giới thực dân, có sẵn và dễ tiếp cận. Trong khi đó, không gian phát triển và tiến hóa của chữ viết và tiếng nói bản địa bị chèn ép đến khi hoàn toàn biến mất!
Đây là quá trình được gọi là “diệt chủng ngôn ngữ” (linguistic genocide, hoặc linguicide).
II/ RÀO CẢN DUY NHỨT NGĂN TIẾNG VIỆT KHÔNG BỊ "DIỆT CHỦNG", TỪ ĐÂU?
Xu hướng của những đế quốc "chủ nhân" là kiểm soát và đồng hóa văn hóa của quốc gia thuộc địa. Mà đồng hóa văn hóa không gì bằng đồng hóa ngôn ngữ bởi chính ngôn ngữ của quốc gia "chủ nhân"!
(Không đế quốc thực dân nào lại "ngờ nghệch" bỏ công bỏ sức để tạo ra một loại chữ viết mới cho người dân thuộc địa mà không phải ngôn ngữ của chính quốc gia "chủ nhân")
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha buộc người dân bản địa phải nói và viết bằng tiếng Bồ, tiếng Tây Ban Nha.
Người Pháp cũng như vậy, họ không bỏ công chế ra chữ viết cho người châu Phi. Mà họ ép buộc, và đã thành công trong việc đồng hóa ngôn ngữ của gần cả một châu lục phải nói và viết tiếng Pháp!
Thực dân Pháp, ngay từ đầu, đã có chủ trương ép người dân VN sử dụng tiếng Pháp ngày càng nhiều để trở thành tiếng nói chính thức và phổ thông. Họ đã làm như vậy, NHƯNG không thành công vì chỉ có một số ít (so với dân số) học tiếng Pháp - sự thực này khác hoàn toàn với châu Phi.
Vậy, rào cản duy nhứt ngăn Việt Nam không rơi vào hoàn cảnh của các quốc gia châu Phi, đó là và chỉ có thể là: CHỮ QUỐC NGỮ!
Mời quí bạn thủng thẳng đọc tiếp.
III/ "CHỮ QUỐC NGỮ LÀ HỒN TRONG NƯỚC"
Chữ Quốc ngữ, cần nhắc lại cho những kẻ mắc bịnh mất trí nhớ lịch sử, là đã hình thành, có mặt hơn 200 năm trước khi người Pháp ra sắc lệnh về "học chữ Quốc ngữ".
III.1) Kỳ thực, người Pháp cũng không mặn mà với việc thúc đẩy chữ Quốc ngữ (như nhiều người đọc sử ba chớp ba nháng tưởng tượng ra đâu)!
Bởi vì người Pháp thất bại khi việc nói và viết tiếng Pháp đã không thể trở thành ngôn ngữ phổ thông tại VN, thành thử họ phải nghĩ đến phương án "dùng chữ Quốc ngữ" (là văn tự đã thành hình vào thế kỷ 17 bởi các giáo sĩ truyền giảng Phúc Âm, văn tự này mang tính chất "nhà Đạo", lâu lắm, trước khi thực dân Pháp đặt chân đến VN).
Nghị định số 82 do Thống đốc Lafont ký, đề ra cột mốc năm 1882 sử dụng chữ Quốc ngữ tại Nam Kỳ, điều này chỉ nhằm mục tiêu quản lý và truyền bá văn hóa Pháp (sau khi truyền bá bằng Pháp ngữ đã không thành công như mong đợi).
Và, đây là điều quí bạn cần chú ý:
Trong tài liệu "Colonialism and Language Policy in Viet Nam" (Chủ nghĩa thực dân và chính sách ngôn ngữ tại VN), John De Francis cho biết người Pháp rất hạn chế trong chính sách phổ biến Quốc ngữ. Mục tiêu của thực dân Pháp là tối đa 10% người VN được đào tạo thông thạo Quốc ngữ mà thôi!
III.2) Vì sao?
Bởi vì thực dân Pháp cũng rất ngần ngại phổ biến chữ Quốc ngữ ra đại chúng. Thứ chữ viết này dễ chinh phục người bản địa - vì CHỮ QUỐC NGỮ CHỨA ĐƯỢC QUỐC ÂM (tiếng nói Việt), mà như vậy chữ Quốc ngữ có thể được người VN dùng để tập hợp, quảng bá tinh thần yêu nước chống lại thực dân!
Trong thực tế, quả đúng là như vậy. Chữ Quốc ngữ đã mang đến một cơ hội hoàn toàn mới cho người bản địa.
Nhận thấy điều này, trí thức cả nước nhanh chóng ủng hộ chữ Quốc ngữ, kêu gọi mọi người hưởng ứng rộng rãi, vào những thập niên đầu thế kỷ XX! "Hội Truyền bá Quốc ngữ" được hình thành. Các trí thức dẫn đầu phong trào yêu nước "Đông Kinh Nghĩa Thục" liên tục cổ súy, ca ngợi chữ Quốc ngữ.v.v...
Ngay đến nhà Hán học, am hiểu chữ Hán, Trần Quý Cáp đã khẳng định: "CHỮ QUỐC NGỮ LÀ HỒN TRONG NƯỚC".
Chí sĩ yêu nước, Phan Châu Trinh, gióng tiếng: "KHÔNG BỎ CHỮ HÁN THÌ KHÔNG CỨU ĐƯỢC NƯỚC NAM"
(Vì sao? Mời đọc bài cho tỏ tường: https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1334038957030081)
III.3) THAY LỜI KẾT
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có một thứ chữ viết phổ thông, dễ tiếp cận, biểu âm, và quan trọng hơn là tách biệt hoàn toàn với cả ngôn ngữ Pháp và ngôn ngữ Hán, CHỈ dành cho TIẾNG VIỆT và người Việt Nam!
CHỮ QUỐC NGỮ đã là hàng rào bảo vệ người VN giữ được TIẾNG VIỆT, và là hàng rào ngăn cản thực dân Pháp không thể sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức.
Nói cách khác, chữ Quốc ngữ đã giúp cho tiếng nói bản địa (Tiếng Việt) của chúng ta thoát khỏi nạn "diệt chủng ngôn ngữ"! - như tình cảnh biến mất tiếng nói bản địa tại nhiều nước châu Phi, châu Mỹ Latin ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét