Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

1512. Tư tưởng Vịt... và cái hại của Hán Việt (Thư giãn)

Tất cả đều phải tìm hiểu từ cái GỐC, đặc biệt là vụ từ 'Việt -> Hán Việt' (Việt Hán), nếu tìm hiểu từ cái râu ria thì tìm hiểu mãi cả đời cũng vẫn không ra!
Vừa rồi, nghe nói (nghe nói thôi!) vụ ‘Kit Test’, ‘máy tai nghe Quảng Nổ’ (hay vụ xe ‘VinFast’ Tàu với phụ tùng lăng quăng gì gì đó)... đều có ‘gốc’ hàng từ China!... Phải chăng người Vịt đã lấy cái sản phẩm ‘Made in China’, rồi ‘độ, chế’, rồi dán mác ‘Made in Vietnam’ vào, rồi xuất... tinh ra ngoài (người ngoài, nước ngoài), rồi bảo đó là ‘tư tưởng Việt’, rồi tưởng mình là cao nhân, là triết gia, tư tưởng gia và nổ lừng trời đất!... Và nếu không nhầm thì... (không kể từ thời Kinh Dương Vương đầy... ba xạo!)... kể từ thời Ngô Quyền đến nay, ta cứ xài cái mửng ‘Made in Tàu’ -> ‘Made in Việt Nam’ -> cái được gọi là... ‘tư tưởng Việt’!!!!!
Thật vậy, hãy lên facebook đọc cỡ chừng 100 stt, bạn sẽ thấy mùi ‘yêu khí’ Tàu bốc ra ngùn ngụt!
Lấy một ví dụ điển hình thôi, ta hay gọi ‘nước Mỹ’ và tưởng ‘Mỹ’ là một từ Hán Việt và có nghĩa là ‘đẹp’, hahaha...
Thật ra, ‘Mỹ’ đến từ phiên âm ‘Mỹ Lợi Kiên' (America), chưa kể Hoa Kỳ (cờ hoa), Hợp chúng quốc/Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (US hay USA)..., cách gọi trên là cách gọi của người Tàu (hay một số trong giới ‘tinh hoa đỏ’ của ta có gọi nước Tàu là ‘Trung Quốc’!!!)... Trong chúng ta có 50-50 gọi là ‘Mỹ’ hay ‘Hoa Kỳ’!..., hay nói thêm, ta không thể nói ‘đi sứ sang Tàu’ (thời phong kiến) là ‘đi sứ sang Trung Quốc’ được!, không thể nói ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ là ‘một ngàn năm đô hộ giặc Trung Quốc’ được, hay không thể nói ‘thịt heo kho Tàu’ là ‘thịt heo kho Trung Quốc’ được..., cách gọi Hán Việt đó (Mỹ, Hoa Kỳ, Trung Quốc...) đã làm mất đi từ GỐC của nó là ‘America’ hay ‘Chin/China’...
Tương tự cho từ ‘VIỆT’, ta không thể tra Từ điển Hán Việt hay ‘tư liệu Tàu’ là ‘việt’ là ‘cái búa’, hay ‘Việt’ trong ‘Việt Câu Tiễn’ hay trong ‘Bách Việt’... được!..., bởi từ GỐC ‘Việt’ (cổ): 1) được phát âm như thế nào!, hay 2) nghĩa là gì!... thì do ông bà tổ tiên ta quyết định chứ không phải do người Tàu... quyết định!
Và do chạy theo cái ‘râu ria’ của bọn Tàu hơn là truy tầm cái nghĩa GỐC của cha ông ta... mà cho đến nay chưa có ai định nghĩa được ‘VIỆT LÀ GÌ?’ cho thỏa đáng!...
Thật vậy, chả có gì mà phải ‘chạy theo cái ‘râu ria’ của bọn Tàu cả! (mà tiếng Quảng gọi là... ‘hưởi đít’ (Tàu), hahaha), như dưới đây:
1. Cần Thơ: Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre)... Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hoá, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "KÌNTHO", là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "lò tho"..., địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer "kìntho".
2. Mỹ Tho: Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, "mỹ" và "tho", không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt/Hán Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là "Srock MỲ XÓ" (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.
3. Sóc Trăng: Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer "SROCK KHLÉANG". Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.
4. Bãi Xàu: là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng... Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer "BAI XAO" có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.
5. Kế Sách: cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Củu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K'SACH, như vậy Kế Sách là sự Việt hoá tiếng Khmer "k'sach".
6. Cái Răng: thuộc Cần Thơ, là sự Việt hoá của "K’RAN", tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.
7. Trà Vinh: xuất phát từ "Prha TRAPENH" có nghĩa là ao linh thiêng.
8. Trà Cuông: ở Sóc Trăng do tiếng Khmer "Prek TRAKUM", là sông rau muống (trakum là rau muống).
9. Sa Đéc: xuất phát từ "PHSAR DEK", phsar là chợ, dek là sắt. Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer "srala",là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.
10. Cà Mau là sự Việt hoá của tiếng Khmer "Tưck KHNAU", có nghĩa là nước đen...
11. Thủ Đức Theo lời truyền khẩu của các vị bô lão ở địa phương: Khi xưa, có vị THỦ đồn đầu tiên ở nơi này tên là ĐỨC. Đến sau, ông Tạ Dương Minh đứng ra qui dân lập chợ buôn bán, nhớ đến công vị thủ đồn tên Đức, nên lấy tên và chức tước của ông mà đặt cho chợ, gọi là chợ Thủ Đức nay đã thành danh.
12. Gò Vấp: là tên một quận của tỉnh Gia Định. Gọi là Gò Vấp có ý nghĩa gì?... Theo truyền thuyết, cũng có thể tin được địa danh mang tên Gò Vấp, vì lúc trước nơi ấy là một ngọn NGỌN ĐỒI trồng cây VẤP (theo tiếng Chàm gọi là Krai, tiếng Việt là Vấp hay Lùn). Thứ cây Vấp là thứ cây mà dân Chàm coi như thần mộc, yểm hộ cho dân tộc Chàm.
13. Đồng Tháp Mười: Trong bài Địa danh, di tích, thắng cảnh trong vùng người Việt gốc Miên, tập san Sử Địa số 14, 15 năm 1969, ông Lê Hương viết: "Tháp mười là một trong những ngôi tháp làm bằng đá do vua Jayavarman VII xây cất khắp lãnh thổ để thờ vị thần Bà La Môn Lockecvera là vị thần chuyên trị bệnh cho nhân loại. Bên cạnh tháp có những căn nhà sàn gỗ lợp bằng đá mỏng,bằng ngói hay bằng lá thốt nốt để người bịnh nằm dưỡng bệnh do nhân viên y tế hoàng triều coi sóc. Những ngôi THÁP được xây dựng dọc theo các con đường lớn trong nước mà ngôi nằm trong ĐỒNG, tính từ địa điểm xuất phát, đứng vào hàng thứ MƯỜI. Thời gian trôi qua, tàn phá tất cả các công trình kiến trúc của cổ nhân, dãy nhà gỗ tiêu tan, chỉ còn một tượng sư tử đá và một linh phù (linga) cũng bằng đá, dưới bệ có khắc chữ Bắc Phạn (sanscrit) ghi tên Tháp thứ mười. Trong năm 1932, nhà khảo cổ Pháp Parmentier đã đi vào Đồng Tháp bằng ghe và xuồng để đọc những chữ khắc vào đó và phát giác ra ngôi tháp"...
14. Bến Tre: là sự gán ghép giữa tiếng Khmer và tiếng Việt. Xưa kia người Khmer gọi nơi đó là Srok Treay - srok là xứ, treay là cá. Sau người Việt thay chỗ người Khmer đến sinh sống làm chủ chốn đó, biến chữ srok thành BẾN nhưng chữ treay không dịch là cá mà phát âm theo tiếng Khmer thành TRE...
15. Bến Nghé: theo Trịnh Hoài Đức là cái bến uống nước của trâu con, do một tên rất cũ là Kompong Krabey (bến trâu) đã được Việt hóa. Nhưng ông Đốc phủ Trần Quang Tuất (1765-1825) cho rằng BẾN này có lắm con cá sấu chúng thường kêu ‘NGHÉ’ nên gọi là Bến Nghé...
16. Kinh Tàu Hủ: Bến Nghé là cái bến sông Saigon có tên là sông Bến Nghé... lấy nguồn ở Ban Bót (theo gia-định thống chí), còn cái rạch Bến Nghé nối dài bởi kinh TÀU HỦ (Arroyo chinois) ngày xưa có tên là Bình Dương, và chỗ nó chảy ra giáp sông Bến Nghé gọi là Vàm Bến Nghé...
17. Thị Nghè: hay là rạch Bà Nghè. Bà tên là Nguyễn Thị Canh, con gái thống suất Nguyễn Cửu Văn tức Văn Trường Hầu, đẹp duyên với một ông nghè. Để cho chồng bà tiện đường qua rạch hàng ngày vào làm trong thành,bà cho dựng một chiếc cầu mà dân sự có thể dùng được. Để tỏ lòng nhớ ơn một bậc nữ lưu, họ đã gọi cầu ấy là CẦU BÀ NGHÈ...
18. Cầu Ông Lãnh, cầu Muối, cầu Khóm, cầu Kho, cầu Học: trên rạch Bến Nghé hồi xưa có nhiều chiếc cầu ván dựng tạm cho người qua lại. Chiếc cầu nổi tiếng hơn cả là cầu Ông Lãnh, được xây nhờ công ông Lãnh binh thời tả quân Lê Văn Duyệt. Còn những chiếc cầu khác là Cầu Muối, Cầu Khóm (thơm), Cầu Kho và Cầu Học (giếng học)...
Vân vân...
(Theo các tác giả Hồ Đình Vũ, Huỳnh Minh, Vương Hồng Sển và Nguyễn Hiến Lê)
Nguồn: Tổng hợp của LHVV
Chí Phèo có nói là ‘Ai cho ta làm người lương thiện!’, còn nay chúng ta nói là ‘Ai cho ta cái quyền nói đúng’!... Vì sao?, vì fbker Mathew NChuong có stt là:
-Tết này anh không thèm đốt pháo. Vì đã có quan (to) phát biểu "nổ" banh trời!
Hahaha...
Và thấy chưa!, nếu tra về cái GỐC thì DÉLL có cái... Háng nào cả!, vì Háng Vịt cũng không phải là một sáng tạo gì mới của... đấng tạo hóa: nó rất... khai!
H...ết.
*Hình 1: Háng.. Vịt, kkk
*Hình 2: Xe VinFast Tàu với phụ tùng lăng quăng gì gì đó

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét