Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022
1728. Thầy Háng và 'bắc kim thang cà lang bí rợ'
Đăng ngày 23/8
Ngay cả ngõ cụt cũng là điểm xuất phát nếu bạn biết 'quay xe'? (Trương Văn Khoa)
---
Ta có công thức:
-Con Kong ở đảo Đầu Lâu -> tuổi trẻ thiếu hiểu biết -> tìm, học hỏi thầy Háng -> ông.. nội của con Kong đảo Đầu Lâu!
Hahaha... Thầy Háng là ai? Thầy 'Háng' khác với thầy 'Hán', vì thầy 'Háng' có.. đuôi, kkk... Hôm nay tôi gặp.. may, vì có nhiều fbker định nghĩa giùm tôi. Lưu lại kẻo mất!
THẦY HÁNG!
-Tui bữa giờ quạu lắm với cái đám Tự điển miền Nam tự phong rồi giải thích theo kiểu hàn lâm, cứ như tích Tàu. Bực lắm nhưng cứng họng, vì biết họ giải thích ẩu nhưng văn phong họ ngon quá, còn tui thì chưa tìm ra lý lẽ đúng để cãi. Bài này hay quá chừng, đúng chất trò dân gian miệt vườn... (Ryan DG)
-Nhiều người ảo tưởng vị thế "khai hoá" cho dân miền Tây nên mặc sức nói khùng nói điên rồi đăng báo anh ơi... (Hai Le)
-Ôi thế mà có nhiều chiên gia lý giải thật thâm diệu rồi còn gắn ghép các câu chuyện ma quỷ rụng rợn... (Hãy) trả lại sự trong sáng cho.. con trẻ! (Hong Nghi Le)
-Thủ phạm là mấy vị được phong hoặc tự phong là "nhà nghiên cứu Nam bộ"... Đọc mấy bài đó, chỉ biết phì cười. Tiếc là mấy kiểu nguỵ thuyết này nó lưu hành quá rộng rồi, con em... không khéo lại bị sai theo... Cách hiểu theo văn bản sẽ khiến mọi thứ cực kỳ tối nghĩa... (Hai Le)...
...Lưu ý rằng từ 'miền Nam' hay 'miền Tây' ở đây không chỉ nói miền Nam không thôi, còn 'Nam bộ' thường chỉ sau 75...
Dưới đây xin giới thiệu 2 bài đồng dao miền Tây:
-Bắc kim thang
Bắc kim thang cà lang bí rợ/Cột qua kèo là kèo qua cột/Chú bán dầu qua cầu mà té/Chú bán ếch ở lại làm chi/Con le le đánh trống thổi kèn/Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.
https://youtu.be/dxr8CP8h7vI
-Vè gái lỡ thời
Ống tre khô người ta còn chuộng
Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông người ta còn vớt
Bậu lỡ thời như ớt chín cây
Ớt chín cây người ta còn hái
Bậu lỡ thời như nhái lột da
Nhái lột da người ta còn xáo
Bậu lỡ thời như áo vá vai
Áo vá vai người ta còn bận
Bậu lỡ thời như rận cắn đêm
Rận cắn đêm người ta còn bắt
Bậu lỡ thời như giặc Hà Tiên
Giặc Hà Tiên người ta còn đánh
Bậu lỡ thời như cánh chim bay
Cánh chim bay người ta còn bắn
Bậu lỡ thời như rắn cụt đuôi
Rắn cụt đuôi người ta còn sợ
Bậu lỡ thời như nợ kéo lưng
Nợ kéo lưng người ta còn trả
Bậu lỡ thời như trã nấu ăn
Trã nấu ăn người ta còn rửa
Bậu lỡ thời như lửa chán lan
Lửa chán lan người ta còn tưới
Bậu lỡ thời như lưới giăng ngang
Lưới giăng ngang người ta còn cuốn
Bậu lỡ thời như muốn người ta
Muốn người ta người ta không muốn
Xách cây dù đi xuống đi lên. (Gia Huy Tran st)
...Lưu ý rằng 'bắt' trong 'bắt bớ' khác với 'bắc' trong 'bắc cầu'..., 'trả' trong 'trả lại' khác với 'trã' trong 'cái trã' (kho cá):
-Chầu rày bạn cũ xa rồi
Cái trách cũng vụt, cái nồi cũng quăng
Cái trã trong bếp ném phăng
Cái chén trong sóng cũng văng ra ngoài
...Thấy Việt ngon hay Háng.. ngon!
Tôi không có thói quen share bài của người khác, chỉ trừ khi giới thiệu cho các bạn đọc thêm cho.. vui, thank Hai Le !
BẮC KIM THANG: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1747096772303049&id=100010082284940
Vì, làm cái gì thì cũng phải có ý kiến riêng của mình, nếu không thì đừng làm!
Thầy Háng là cái máy DELL gì!
Coi chừng bị dính vô cái bẫy Háng.. thối của chính mình!
...Đang mở 'Còn lại một mình - EDM':
https://youtu.be/f5zfM6PFRAU
Ngước lên, nắng vàng rực rỡ, quán cà phê chỉ.. còn lại một mình...
H..ết.
*Cà lang bí rợ là cách cột dây nhanh, túm hai đầu dây rồi cứ vậy và vặn xoắn thật nhanh theo một chiều sau đó thả nhẹ tay cho dây chùng lại một chút cho nó tự siết lại và tự cuốn tròn như con ốc, sau đó chỉ cần nhét nhẹ hai đầu dây vào bên dưới mối xoắn là xong.
*Bắc kim thang có hai cách hiểu, một là bắc giàn hình chữ A cho dây đậu leo lên; hai là làm một cái hình tam giác cân bằng cây có ba chân, dùng để trong cái nồi hấp bánh hoặc là chưng mắm.
Trong bài ca này, cần hiểu theo cách thứ hai. Lý do, bài ca này không phải ngồi yên mà ca, nhưng là ca trong một trò chơi mà ba đứa con nít móc ba cái chân vào nhau, một chân đứng trụ, còn chân kia thì chân đứa này gác lên chân đứa khác, gài lại thành một kiểu kết nối y như làm cái kim thang. Sau khi gài chân xong thì mới ca và nhảy theo vòng tròn, càng nhảy càng nhanh, cho tới khi trật giuộc sứt ra, đứa nào cả hai bàn chân chạm đất hoặc mất thăng bằng té ngã là coi như thua, đứa nào đứng lại cuối cùng là thắng, mấy đứa đứng ngoài cũng vừa ca vừa vỗ tay phụ hoạ, thấy đứa nào té ngã thì cả đám vui cười chúi nhủi.
*Cột qua kèo là kèo qua cột: cái kim thang thì đóng đều đẹp và không có gối các thanh gỗ lên nhau, nhưng khi chơi trò bắc kim thang thì chân đứa này gài lên chân đứa kia làm kèo, ba chân trụ làm ba cây cột.
*Chú bán dầu qua cầu mà té: ngày xưa chỉ có cầu tre hay cầu độc mộc và cầu ván, vì vậy khi gánh dầu đi qua cầu này, dầu sóng sánh đổ ra thì trơn trợt bậc nhất, vì thế đứa té ngã đầu tiên chính là chú bán dầu đi qua cầu vậy.
*Chú bán ếch ở lại làm chi: có lẽ nhiều nơi khác cũng có cách nói tương tự, dân miền Tây cũng dùng "chụp ếch" là cách nói vui của chuyện té ngã. Đây là đứa thứ hai bị té và trò chơi kết thúc.
*Con le le đánh trống thổi kèn/Con bìm bịp thổi tò tí te tò te: Đây là hai đứa đứng chầu rìa bên ngoài, khi hai đứa kia bị té thì tụi nó cười vui và sẽ được thay vào chơi vòng mới, hai đứa bị té sẽ ra chầu rìa. Cần lưu ý, "đánh trống thổi kèn" cần hiểu là sự vui vẻ khoa trương tỏ ra cho người khác biết chứ không phải hiểu là đánh trống và thổi kèn. Tương tự "thổi tò tí te", "gáy o o", "nổ râm ran"... là mô tả thái độ tự mãn mình làm được còn người khác thì không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét