Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022
1773. Ba vương ngũ đế / ba vương tập đế !!!
Đăng ngày 4/10
Ý kiến riêng của tôi, không phụ thuộc vào các học.. giả.
---
Năm 2009, khi ngồi ở văn phòng ở ĐBSCL, tôi phải gọi mấy chục cú điện thoại ra HN, Nam Định, Hải Phòng... vì vụ người Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc, nói là 'Cóc chết quay đầu về hang' (thay vì nói theo kiểu Tàu là 'Hồ tử thú khâu' tức cáo chết quay đầu về núi/gò).
Sau đó tôi đáp máy bay ra HN rồi trực chỉ Nam Định, đến khu chùa Đình Vuông thuộc thôn Thức Hóa (xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) - mà được mệnh danh là một ngôi làng 'của cổ của cổ của cổ của cổ của cổ' của Việt Nam.
Quả nhiên mấy cụ già nói là 'Cóc chết quay đầu về hang', 'nghĩa là sao?', tôi hỏi, 'ý nói mấy người bỏ xứ đi làm ăn (đi HN thời Lê, Nguyễn, thời Pháp, đi Nga/Đông Âu trước và sau 75, đặc biệt là đi vào Nam làm ăn sau 75...), bị thất bại, trở về quê.. ăn bám bà con lối xóm'... Ý người miền Bắc nói là họ.. 'KHINH'!
Từ đó rút ra:
1) Dân ta nói một thành ngữ, ngạn ngữ, bài hò vè hay đồng dao nào đó thì, rất thường, họ hoàn toàn không biết gì về 'nghĩa Tàu'.
2) Lịch sử trải qua hàng ngàn năm, những thứ 'giao thoa văn hoá', nếu có, đã được dân ta chuyển thể dưới một dạng 'mới' cho phù hợp với 'cộng đồng Việt', và do đó, nó hoàn toàn khác với nghĩa 'gốc'.
3) Có 2 loại văn chương là 'văn chương bình dân' và 'văn chương bác học', trong đó, cả ngàn năm nay, 'hầu như' tất cả những cái gì 'tự nhiên-bình dân' của dân Việt ta đều bị giới sĩ phu ta cố tình nối với 'tư tưởng TÀU' mà người dân không hề có ý đó: Thật là vô cùng nguy hiểm!!!...
Ví dụ.
.Dân ta muôn đời gọi là 'hòn Non Nước' hay 'núi Non Nước' (xem trên Google), nhưng giới nghiện Tàu cố 'ép' nó hóa thành Ngũ Hành Sơn của TÀU với cả bãi 'kim, mộc, thủy, hỏa, thổ', kể cả cái gã Tôn Ngộ Không trời đánh cũng đã từng.. nhậu ở.. Đà Nẵng!!!, 'địt mẹ tiên sư bố chúng mầy!', bà chủ quán cà phê bỗng buộc miệng chửi...
.Mấy bà mẹ xứ Quảng thời ông Diệm... có ru con như sau:
-Cu cu chằn chằn/Mẹ Rằn đi chợ/Mẹ Lớ ở nhà/Bắt gà làm thịt/Bắt vịt chặt đuôi/Bắt ruồi chặt cánh/Đòn gánh có mấu/Con sấu có tai/Con nai có sừng/Trên rừng có cây/Sợi dây để cột/Cục bột làm mì/Viết chì để vẽ...
(Dị bản: như trên, và tiếp: ...Đòn gánh có mấu/Củ ấu có sừng/Bánh chưng có lá/Con cá có vây/Ông thầy có sách/Đào ngạch có dao/Thợ rào có búa)... Có liên quan đéo gì đến Tàu!!!...
Hãy đọc:
CHI CHI CHÀNH CHÀNH
...Sở dĩ vì sao ý nghĩa của bài đồng dao này không được nhiều người biết đến là do trong quá trình truyền miệng, "Chi chi chành chành" đã có có sự biến tấu về nội dung khá đa dạng và gần như hoàn toàn khác so với bản gốc.
Một phiên bản ('bác học' có) vần điệu hơn:
-Chi chi chành chành/Cái đanh thổi lửa/Con ngựa mất cương/Ma vương ngũ đế/Bắt dế đi tìm/Ù à ù ập...
Theo giải thích của sách Kinh Thi Việt Nam của nhà văn Trương Tửu, bài vè này được ghi lại trong giai đoạn lịch sử những năm 1856-1888 khi đất nước ta rơi vào loạn lạc, bị giặc Pháp xâm lược, triều đình rối loạn. Cụ thể là:
1) Câu đầu: Chu tri rành rành có nghĩa là bố cáo cho mọi người đều biết. 2) Câu 2: Cái đanh nổ lửa nói về tiếng súng của quân đội Pháp bắn vào Đà Nẵng. 3) Câu 3: Con ngựa đứt cương chỉ việc băng hà của vua Tự Đức vào năm 1883 và sự rối loạn của triều đình Huế lúc bấy giờ. Sự kiện này cho thấy câu "con ngựa mất cương" hợp lý và có ý nghĩa hơn 'con ngựa chết trương'. 4) Câu 4: Ba vương tập đế chỉ vào việc trong vòng chưa đầy 1 năm từ tháng 9 năm 1884 sau khi vua Tự Đức mất, đã có liên tiếp 3 vị vua thay nhau lên ngôi là Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi (nay người ta không đồng ý 'Hàm Nghi', mà là Dục Đức!, xem thêm trên mạng). 5) Câu 5: Cấp kế đi tìm nói về việc Tôn Thất Thuyết vì bị Thống Chế De Coursy xử ép nên đêm 22/5/1885 liều đánh úp dinh Khâm Sứ và đồn Mang Cá ở Huế. Việc thất bại, Thuyết đem vua đi trốn rồi truyền hịch Cần Vương đi khắp nơi. Quân Pháp một mặt lo dẹp loạn, một mặt cấp tốc cho người đi tìm vua Hàm Nghi để làm yên lòng dân. 6) Câu cuối: Hú tim òa ập chỉ vào việc tên Trương Quang Ngọc làm phản, cùng với suất đội hầu cận vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình, nửa đêm 26/9/1888 cùng 20 thủ hạ xông vào chỗ vua tạm trú ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bắt vua trong lúc đang ngủ...
*Pv, 02:37, 02/11/2019 (đăng trên báo Dân sinh, lưu ý rằng bài này được đăng trên nhiều báo trước năm 2017, và lỗi của báo chí hay trên fb là thường đăng bài của người khác mà.. quên mẹ nó đăng tên tác giả!)
Phiên bản mà có lẽ nhiều người từng nghe nhất là:
-Chi chi chành chành/Cái đanh thổi lửa/Con ngựa chết trương/Ba vươn bú tí/Bắt dế đi tìm/Ù à ù ập...
Phiên bản này tôi thường nghe mấy bà mẹ ở xóm tôi ở Đại Lộc, Quảng Nam, ru con vào trước và sau năm 1960 (thời ông Diệm), đéo có liên quan gì đến mấy thứ 'điển cố văn học' của TÀU cả!
Lại hoàn toàn và tuyệt đối không có liên quan gì đến ông 'Chả cá Lã Vọng' cách đây đến.. 3039 năm cả! ( = 1017 + 2022, Lã Vọng mần cú 'hồ tử thú khâu' vào năm 1017 TCN).
Và hoàn toàn và tuyệt đối không có liên quan gì đến mấy ông 'Tam hoàng Ngũ đế của TÀU' cách đây đến.. 4874 năm cả!!! ( = 2852 + 2022)...
...Làm sao mấy bà mẹ Việt Nam biết vụ 'chi chi chành chành' có từ năm... 2852 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN!!! (năm đầu tiên của 'Tam Hoàng' của TÀU)???
...Pu hột nhưn mà bả nói là Pu.. hột le!
...'Địt mẹ tiên sư bố chúng mầy!', bà chủ quán cà phê lại buộc miệng chửi và xách.. háng đi đâu cmn mất!, tôi đang chờ bả về để trả tiền cà phê đây nè!, híc...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét