Cái mà ta nói là ta biết, thật ra ta đang tự thú là ta không biết,
vì cái không biết luôn luôn là vô hạn.
Có một lần, hắn khuyên bạn hắn là đừng dại gì mà dựng nên một ý
niệm.
Nói đến “kiếm hiệp” thì có Kim Dung hay Cổ Long ra chặn đường xuất
chiêu rồi; nói đến thuyết tương đối thì có Einstein ra chào hỏi rồi; nói đến Vũ
trụ vạn vật hấp dẫn thì có Newton đứng nhìn mình rồi; nói đến triết lý thì có
Aristotle, Democrit, Socrate, Hegel, Kant, Sartre, Krishnamurti, Heidegger,
Neitzche (nhức đầu vì mấy cái ông này quá đi)…, rồi; nói đến thơ thì có
Shakespeare, Homer hay Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm… rồi, nói đến văn thì có
Dostoevsky, Lev Tolstoi, Maugham…rồi, nói đến võ thuật thì có Lý Tiểu Long,
Trương Tam Phong hay Hạ Đình Quốc Huy … rồi, nói đến hội hoạ thì có Michael
Langan, Picasso…rồi; nói đến âm nhạc thì có Beethoven, Mozart, Chopin hay Trịnh
Công Sơn, Phạm Duy, Văn Cao, …, rồi;
Thế giới có quá nhiều đại cao thủ, có quá nhiều người rất sâu sắc,
có quá nhiều người hiểu một bức tranh nào đó hơn ta nhiều, ta có cần phải lấy
một bức tranh nào đó để đào sâu nó không, trả lời: không!
Đúng vậy, có điên mới đưa ra ý niệm gì đó. Nếu ta nói cái gì mà có
người khác nói rồi, nói làm gì vô ích, Nhưng cũng có một tí xíu chỗ để ta tồn
tại, cái mà ta tưởng ta nói ra ai cũng biết hết, sư thật thì ngược lại! Ta chỉ
nói ta nhìn “nó” thế nào thôi, nhìn sâu quá đâm ra thành ý niệm, nhưng không phải
là chân lý, vì sự vật tự thân vận động, không cần biết đến ý niệm của ta.
Ta nói là người ta không có ý niệm, vậy vô hình chung ta nói là ta
có ý niệm, ta mà xưng là ta có ý niệm à: ta đang đưa ra một nghịch lý! Ta có
thể dung nhãn quan của ta để rọi vào cái thế giới này, tự ta, quyền của ta.
Nhưng ta rọi để làm gì? Thật khó trả lời? Để giải thoát, vô lý, vì giải thoát
là thế bế tắc của triết học. Nói cho người ta biết về ta, phản cảm, người ta
biết để làm gi? Nói để cho vui, có thể tạm chấp nhận được.
Có sự khác biệt giữa vô niệm và không ý niệm. Vô niệm là không có
cái gì cả (trẻ con/động vật thì vô niệm, người chết thì vô niệm, có một số
người có thể thiền đến vô niệm trong một khoảng thời gian hữu hạn). Còn ta có
thể ý niệm, hơn nữa, có thể ý niệm về cái không ý niệm. Bạn suy nghĩ kỹ sẽ thấy,
số không, nói nôm na trong thực tế, là không có (nhưng có số, đó là số không),
nên ta có thể ý niệm về số không. Quan trọng hơn, đó là có thể đứng lên trên
triết học, không còn triết học và không cần quan tâm đến cái gì là ý niệm nữa,
mọi thứ là tự nhiên nhiên nhiên thôi.
Làm sao kết hợp tất cả mọi bức tranh trong cuộc sống thành một bức
tranh duy nhất, đó là điều vô cùng khó và thậm chí là không tưởng. Có người
xuất ra một chiêu kiếm không có chiêu thức nào cả (xem bài 'vô chiêu') mà bao
hàm tinh tuý của tất cả mọi chiêu thức. Có một cách, kết hợp tất cả mọi bức
tranh trên thế giới thành không bức tranh nào cả. Đó lại chính là một bức tranh
khác - bức tranh vô niệm.
(Ngày 6/3/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét