Có 4 tư thế nghe chuyện:
Tư thế 1: Lắng nghe người ta nói, xem có điều gì hay không, thỉnh thoảng mỉm cười.
Tư thế 2: Nghe người ta nói, suy nghĩ kỹ, rồi xin có ý kiến khách quan.
Tư thế 3: Nghe người ta nói, có suy nghĩ, rồi nói rằng ý kiến của tôi như thế này thế nọ, nhằm khoe khoang cá nhân mình.
Tư
thế 4: Chưa nghe người ta nói xong, không cần suy nghĩ, đã nhảy xổm vào
miệng người ta, giống như một người nhậu mà nhảy vào giữa bàn tiệc mà
ngồi.
Chắc
bạn thừa biết ai nghe chuyện ở tư thế 4 rồi, đó là chuyện thường ngày
như cơm bữa. Chắc bạn cũng có thể biết ai nghe chuyện ở tư thế 2,3 rồi.
Nhưng hãy chỉ giùm một người nghe chuyện ở tư thế 1 nhé?
À,
hắn tiếp tục câu chuyện bằng cách nói những ông/bà X, Y, P, A, B dưới
đây trong bài này hay trong blog này chỉ có tính chất minh họa. Có thể
thay bằng R, S, T, U, V nào đó.
Khoảng
1999, có một hôm nói chuyện về một cuốn sách với một ông P. nọ. Hắn mới
vừa nói đến trang đầu, ông P. bỗng nói sai rồi, sai dấu “phẩy” gì đó.
Rồi y nói lung tung hết thời giờ, rồi bận đi làm; sau đó, hơn 10 năm
trôi qua, y không có dịp được bàn về cuốn sách này nữa. Ôi, y mới nghe
đoạn đầu của trang 1 thì đã nhảy xổm vào chỉ trích một từ hay một dấu
phẩy nào đó (chưa chắc đã đúng), trong khi cuốn sách dày hơn 100 trang,
buồn thay.
Tại
sao ta không lắng nghe về/xem một cuốn sách từ đầu đến cuối, đọc vài
lần, 10 lần hay 100 lần, suy nghĩ kỹ và thấu đáo, rồi hãy bình luận cũng
đâu có muộn. Hay là người ta muốn cướp lời nói của người khác hay là sợ
mất phần hay là muốn lập tức chứng tỏ mình là quan trọng (một cách ảo
tưởng).
Tương
tự như vậy, trước đây hắn có làm việc với một ông xếp, một ông tài vụ
và một ông tổ chức. Ông tài vụ, hắn chưa dứt lời, ông ta lập tức băng
ngang qua có ý kiến, ý kiến dài và không ngừng. Hắn thầm nghĩ, may là
ông ấy chỉ có chức vụ bình thường, chứ nếu ông ấy làm lớn thì cấp dưới
sẽ được phát biểu ý kiến ra sao?
Có
một hôm, có một ông A đang nhắc đến ông V. nào đó. Ông B đang nghe bỗng
nhảy qua ông V2 rồi nhảy vọt qua ông V3. Ông A nói 'thôi, hãy tập trung
vào ông V. thứ nhất đi'.
Hắn
ngồi mỉn cười, ông B nghe nói về một người duy nhất mà nhảy ra 3 người,
có thể nhảy thêm nữa. Nôm na, nó tương đương với việc một người làm
việc gì đó trong 10 năm mà phải tốn hết hơn 30 năm vì không tập trung
vào mục tiêu chính. Phép so sánh này hàm chứa một ý khác, nhưng không xa
lắm với câu chuyện này.
Rồi
ở một Trung tâm công nghệ thông tin, có một ông X nọ hướng dẫn bổ sung
cho ông Y vài đường cơ bản về IT. Chỉ cho người ta biết, thực hành vài
ba lần rồi là xong. Ông X lại chồm tới sát ông Y, hắn cảm nhận là ông
này thiếu điều muốn cầm tay ông Y ấn vào bàn phím. Ông X sau đó lại yêu
cầu ông Y làm một việc gì đó cho mình. Trời! chuyện gì đến thì sẽ đến,
có gì phải vội.
Chỉ
cho người ta biết thêm một kỹ năng gì đó được gọi là đào tạo tại chỗ
(OJT trong tiếng Anh), nếu lồng ghép mục tiêu cá nhân vào đào tạo thì sẽ
gây hiểu lầm nghiêm trọng. Không loại trừ ai. Chắc là vì ông X không bao giờ quan sát người khác với tư cách là một “đệ tam nhân” nên không khách quan nhìn thấy sự kiện này.
Nghe một đường, vô tình hay cố ý làm một nẻo, nó thuộc vào một trong 4 cách nghe nói trên, các bạn hãy ngẩm nghĩ thử xem.
(Ngày 11/3/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét