(Cái này mình chỉ gởi cho truongvankhoa
mà thôi, sau khi Khoa góp ý thì mình mới ‘open’ được, có gì mạo phạm, xin đại
xá, chủ yếu mình viết là vì mình ‘kết’ bạn mà thôi)
Hôm trước, hắn tìm hiểu thêm một ít thông tin
về ĐLNV vì trước đó hắn đã được đọc ‘Bài thuyết trình - 2005’ của ông ấy, từ đó
hắn thấy xuất hiện ra sự kiện trên cộng đồng mạng cái được gọi là ‘cuốn sách
Tài năng và đắc dụng’, ‘vĩ cuồng’ hay ‘vĩ nhân’ và vài lời tuyên bố hơi thái
quá của NV làm kích thích hắn quan tâm hơn..
Mở google, search tên ông này thì có nhiều
người bình luận lắm, nhưng hắn đặc biệt chú ý tới 2 từ ‘vĩ nhân’, đặc biệt chú
ý vì không hiểu sao mà cộng đồng mạng lại đề cập nhiều đến 2 từ ‘vĩ nhân’ hay
‘vĩ cuồng’ trong thời gian giữa năm 2011. Có nhiều bài viết lắm, hắn đang làm
việc mà, đọc không xuể, vả lại hắn đâu có quan tâm đến vấn đề này lắm đâu. Nhờ
một câu nhắn tin qua điện thoại có cụm từ ‘tâm thần hoang tưởng’, ‘háo danh’ làm
hắn lại quan tâm thêm một tí nữa và cũng
nhờ vì thế mà hắn có ‘duyên’ gặp vankhoa.
Thế là hắn tìm đọc từ khóa ‘con người và vĩ
nhân’ trong google thì vô tình xuất hiện bài viết ‘Khi doanh nhân trở thành vĩ nhân!’ của truongvankhoa, ban đầu hắn không
đọc kỹ lắm đâu vì hắn nghĩ rằng đây cũng chỉ là một bài viết như các bài viết
khác thôi, hắn lại chưa tham gia cộng đồng mạng bao giờ, nên hắn đã comment cho
vankhoa như là một đại diện của cộng đồng mạng. Sau đó, hắn mới biết bài viết
trên là ở trong blog của vankhoa. Hắn quan tâm đến sự dẫn mạch văn từ chỗ nói về
Tập đoàn Trung nguyên -> PR (Public Relations) -> cuốn sách ‘Tài năng và
đắc dụng’ -> Nhà xuất bản chính trị quốc gia -> Vĩ nhân -> Doanh nhân
VN -> sự sai lầm, … Hắn thích nhất là những câu có các từ ‘giả tạo, dối trá,
hoang tưởng, hào nhoáng, phù phiếm, triệu chứng lâm sàng, vụng về, tồi tệ, giọt
nước trong đại dương’ mà rất xứng đáng được sử dụng cho sự kiện này.
Vì không biết rõ về vankhoa và vì văn phong y
viết như một nhà báo chuyên nghiệp, hắn liền tưởng y là một phóng viên của một
tờ báo nào đó ở Sài Gòn, báo Tuổi trẻ chẳng hạn, nên hắn định mời vankhoa đi
uống cà phê (y ở Đà Nẵng!). Hắn tiếp tục tìm hiểu về vankhoa và dần dần đi đến
những suy nghĩ sau đây:
- Hắn có xem một tấm ảnh của vankhoa trong bài ‘Sinh nhật’, mới nhìn qua, không phải vì
ấn tượng là y là sống ở Đà Nẵng, mà thú thật y giống như một người Quảng Nam –
Đà Nẵng thật;
- vankhoa, có lẽ, là một nhà lý luận ‘tốt’ về
lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực tản mạn khác trong ‘Tài sản ảo’, ‘Sống ảo’, ‘Lời
tiên tri huyền thoại’, ‘Ngày tận thế’, …, và hình như y có tiềm năng và
thiên tư trong việc bình luận thơ văn và ca nhạc!;
- Ngoài ra những tấm hình mà vankhoa minh họa có
tính nghệ thuật, trông cũng hợp và hấp dẫn, không biết y có thì giờ đâu mà tìm
được những tấm ảnh hay như vậy; …
Theo hắn, vankhoa viết và bình luận tập trung
vào các lĩnh vực sau đây:
- ngân hàng và liên quan
- ca nhạc, thơ văn
- một số đề tài tản mạn khác
Mới mở blog ra, hắn liền thấy bài ‘Tài sản ảo’, hắn thật sự kinh ngạc vì
bài này (cũng như các bài chuyên ngành tương tự như ‘Nhân sự thời lạm phát ngân hàng!’, ‘Những tội đồ tín dụng’, …) có
lập luận chặt chẽ, văn chương chuyên nghiệp, người viết có ‘nội lực hùng hậu’
như là đang giảng dạy trong một trường ĐH Ngân hàng nào đó!, nhiều tư liệu
trong và ngoài nước được trích dẫn và phân tích, nhiều thành ngữ được sử dụng
đủ tính chất ‘châm biếm’ nhưng không nặng nề, …
Sau đó, hắn đọc tiếp bài ‘Nắng chiều’, hắn thấy người viết cũng kỳ công sưu tập nhiều tư liệu
và không hiểu vì sao y lại biết nhiều thông tin nước ngoài đến vậy, các bạn
biết đấy, viết bình luận xã hội thì ngay cả một câu ngắn cũng không đơn giản. Bài
‘Lê Uyên Phương – Một thời vang bóng’
gây ấn tượng hơn, vì tác giả đã thành công khi đưa người đọc vào những cảm nhận
đầy lãng mạn. Bài ‘Anh đến thăm em đêm ba
mươi’, ‘Em đi lễ chùa này’, ‘Ngày xưa hoàng thị’ cũng thành công, tuy nhiên hắn không tìm được cảm nhận
của vankhoa ở đoạn kết.
Hình như bài viết ‘Đêm cuối cùng’ tác giả viết chưa hết, chưa có phần cảm nhận của
tác giả và cũng không gây được ấn tượng như trong bài ‘Nắng chiều’. Tương tự,
bài ‘Ly rượu mừng’, ‘Trần Quảng Nam và
những tình khúc trong hoài niệm’ hình như còn thiếu ý, chỉ có vài dòng dẫn
đến một số lời bài hát, có lẽ vankhoa chưa có thời gian bổ sung thêm. Cũng vậy,
bài ‘Số tất niên: Mùa xuân nói về tương
lai của nhân loại’ dường như là một bài ‘tiến cử’ hay nhu vankhoa nói là
‘post’, bài này hắn không rõ ý hay mục đích của tác giả. Ước gì bài nào của
vankhoa cũng ‘đẹp’ như bài ‘Nắng chiều’ hay ‘Lê Uyên Phương – Một thời vang
bóng’ này.
Những bài viết khác như ‘Lời tiên tri huyền thoại’, ‘Ngày tận thế’ cũng đậm nét trí tuệ và
phân tích tư liệu, đặc biệt là bài ‘Cuồng
tín’ được hắn đánh giá rất hay, nhất là ở câu kết luận.
Cũng có một số thắc mắc thêm:
- Quảng Nam - Đà nẵng cũng có một số danh nhân,
ít nhất là trên mạng, như Bùi Giáng, Hạ Đình Quốc Huy, ..., mà tầm cỡ đã khỏi biên
giới VN trong một thời gian dài, không biết vankhoa có cảm hứng viết về các đề
tài trên không?
- Trong bài ‘Khi doanh nhân trở thành vĩ nhân!’,
tác giả có đề cập đến cụm từ ‘các vĩ nhân Việt Nam’ được hiểu như thế nào?
- Thật lòng, ước gì hắn biết cách nhìn nhận
chung của vankhoa về con người, xã hội (VN), loài người, thế giới hay vũ trụ
như thế nào?
- và …
Tóm lại trong các bài viết, ngoài tính chất trí
tuệ, chuyên nghiệp, dồi dào tư liệu và không thiếu tính lãng mạn, còn thể hiện
đâu đó một số triết lý về cái được gọi là ‘tham vọng ảo’ mà hắn rất thích vankhoa
là ở chỗ này. Xin cám ơn vankhoa.
10g49, sáng
ngày 7/9/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét