Tất cả chúng ta đều là những con thiên nga loang lổ!
Loang lổ nên không thiếu gì đau khổ
...Nên ít khi ta đứng giữa chợ đời
Mặc cho sấm nổ mưa rơi
Ta về ngắm cá lội nơi bờ hồ
Loang lổ nên không thiếu gì đau khổ
...Nên ít khi ta đứng giữa chợ đời
Mặc cho sấm nổ mưa rơi
Ta về ngắm cá lội nơi bờ hồ
Lâu lắm rồi, khi còn trẻ, mình có nghe người ta kể một câu chuyện cổ tích liên quan đến ‘con thiên nga đen’. Mấy ngày nay mình cố nhớ lại chi tiết câu chuyện đó, nhưng nhớ không nỗi..., đây là truyện kể dân gian nên ai nghĩ ra không quan trọng lắm, mà vấn đề là ở nội dung và ý nghĩa của nó.
Đại khái câu chuyện là có một người đàn bà bị một nàng tiên biến thành một con thiên nga đen, vì trước kia bà ấy là một người xấu xa độc ác. Để rửa sạch lời nguyền rủa của nàng tiên hay để rửa sạch những tội lỗi của mình, người đàn bà này hàng ngày phải tắm nước tiên để xóa đi màu đen xấu xí của mình. Nói chung dần dần bà ta cũng chuyển thành một con thiên nga trắng, nhưng trắng không hoàn hảo, dù bà ta có tắm nhiều đến đâu đi chăng nữa, trên đầu bà ta cũng vẫn còn một đám lông màu đen.
Bà ta không thể trở thành một con thiên nga hoàn toàn trắng!, và điều này có nghĩa là bà ta đã trở thành một người tốt, nhưng không hoàn toàn tốt, mà bất cứ lúc nào, nếu còn 'sắc máu', bà ta cũng có thể trở thành một kẻ xấu xa tàn ác như thường.
Câu chuyện này làm mình nhớ một ‘hồi’ trong truyện Tây Du Ký, có một ông Trụ trì (Kim Trì hòa thượng) của một chùa nọ đã tu gần 200 năm và ông ta hoàn toàn hy vọng là chỉ vài ngày nữa là được lên Niết Bàn.
Nhưng có một thử thách đã đến, trong thời gian ông Trụ trì chờ lên Niết Bàn thì Tam Tạng đi ngang qua, ông ta bèn khoe với Tam Tạng mấy cái áo cà sa quý mà ông đã sưu tập cả đời người. Ai ngờ Tôn Ngộ Không có tính háo thắng, lại lấy cái áo cà sa của Tam Tạng (là một kỳ trân dị bảo hiếm có trên thế gian, do Phật bà tặng) đem ra mà khoe với ông Trụ trì. Ông Trụ trì thấy trong đời ổng chưa bao giờ được mặc một cái áo cà sa quý như vậy nên nảy sinh lòng ham muốn và năn nỉ Tam Tạng cho mượn và mặc cái áo cà sa đó trong một đêm thôi, rồi ra đi cũng mãn nguyện!
Cũng trong đêm ấy, một nhóm sư sãi đã tổ chức đốt nhà nghỉ của thầy trò Đường tăng, rồi con yêu Hắc Phong (Hắc Hùng Tinh), là bạn 'thân' của ông Trụ trì, xuất hiện tranh đoạt áo cà sa. Tôn Ngộ Không và Hắc Phong đánh nhau long trời lỡ đất, bất phân thắng bại, ngôi chùa bị thiêu rụi hoàn toàn, ông Trụ trì xấu hổ tự tử chết, sau này phải nhờ đến sự can thiệp của ... Phật bà Quan Âm, cuộc chiến mới kết thúc.
Chính vì cái tính muốn ‘khoe khoang/háo thắng’ đi đôi với lòng ‘ham muốn’ không kiềm chế được này mà 'một con thiên nga đang sắp sửa trở thành hoàn toàn trắng đã biến thành hoàn toàn đen': ông Trụ trì đã chết một cách đau khổ, đầy ân hận và phải cam chịu xuống địa ngục, hơn nữa, đã gây ra một hệ lụy là đem lại bao nhiêu thảm cảnh cho ngôi chùa, cho toàn thể đệ tử trong ngôi chùa đó, và thậm chí cho rất nhiều bàn dân thiên hạ nữa.
…Con thiên nga không bao giờ mất hết 'đám lông màu đen trên đầu', ta là 'thiên nga', nên ta cũng vậy. Con người luôn luôn đứng mấp mé bên bờ... vực thẳm, mà:
Giữa thiên đàng và địa ngục cách nhau chỉ có một ‘sát na’.
Giữa thiện và ác cách nhau chỉ có một ‘sát na’.
Giữa đúng và sai cách nhau chỉ có một ‘sát na’.
Đại khái câu chuyện là có một người đàn bà bị một nàng tiên biến thành một con thiên nga đen, vì trước kia bà ấy là một người xấu xa độc ác. Để rửa sạch lời nguyền rủa của nàng tiên hay để rửa sạch những tội lỗi của mình, người đàn bà này hàng ngày phải tắm nước tiên để xóa đi màu đen xấu xí của mình. Nói chung dần dần bà ta cũng chuyển thành một con thiên nga trắng, nhưng trắng không hoàn hảo, dù bà ta có tắm nhiều đến đâu đi chăng nữa, trên đầu bà ta cũng vẫn còn một đám lông màu đen.
Bà ta không thể trở thành một con thiên nga hoàn toàn trắng!, và điều này có nghĩa là bà ta đã trở thành một người tốt, nhưng không hoàn toàn tốt, mà bất cứ lúc nào, nếu còn 'sắc máu', bà ta cũng có thể trở thành một kẻ xấu xa tàn ác như thường.
Câu chuyện này làm mình nhớ một ‘hồi’ trong truyện Tây Du Ký, có một ông Trụ trì (Kim Trì hòa thượng) của một chùa nọ đã tu gần 200 năm và ông ta hoàn toàn hy vọng là chỉ vài ngày nữa là được lên Niết Bàn.
Nhưng có một thử thách đã đến, trong thời gian ông Trụ trì chờ lên Niết Bàn thì Tam Tạng đi ngang qua, ông ta bèn khoe với Tam Tạng mấy cái áo cà sa quý mà ông đã sưu tập cả đời người. Ai ngờ Tôn Ngộ Không có tính háo thắng, lại lấy cái áo cà sa của Tam Tạng (là một kỳ trân dị bảo hiếm có trên thế gian, do Phật bà tặng) đem ra mà khoe với ông Trụ trì. Ông Trụ trì thấy trong đời ổng chưa bao giờ được mặc một cái áo cà sa quý như vậy nên nảy sinh lòng ham muốn và năn nỉ Tam Tạng cho mượn và mặc cái áo cà sa đó trong một đêm thôi, rồi ra đi cũng mãn nguyện!
Cũng trong đêm ấy, một nhóm sư sãi đã tổ chức đốt nhà nghỉ của thầy trò Đường tăng, rồi con yêu Hắc Phong (Hắc Hùng Tinh), là bạn 'thân' của ông Trụ trì, xuất hiện tranh đoạt áo cà sa. Tôn Ngộ Không và Hắc Phong đánh nhau long trời lỡ đất, bất phân thắng bại, ngôi chùa bị thiêu rụi hoàn toàn, ông Trụ trì xấu hổ tự tử chết, sau này phải nhờ đến sự can thiệp của ... Phật bà Quan Âm, cuộc chiến mới kết thúc.
Chính vì cái tính muốn ‘khoe khoang/háo thắng’ đi đôi với lòng ‘ham muốn’ không kiềm chế được này mà 'một con thiên nga đang sắp sửa trở thành hoàn toàn trắng đã biến thành hoàn toàn đen': ông Trụ trì đã chết một cách đau khổ, đầy ân hận và phải cam chịu xuống địa ngục, hơn nữa, đã gây ra một hệ lụy là đem lại bao nhiêu thảm cảnh cho ngôi chùa, cho toàn thể đệ tử trong ngôi chùa đó, và thậm chí cho rất nhiều bàn dân thiên hạ nữa.
…Con thiên nga không bao giờ mất hết 'đám lông màu đen trên đầu', ta là 'thiên nga', nên ta cũng vậy. Con người luôn luôn đứng mấp mé bên bờ... vực thẳm, mà:
Giữa thiên đàng và địa ngục cách nhau chỉ có một ‘sát na’.
Giữa thiện và ác cách nhau chỉ có một ‘sát na’.
Giữa đúng và sai cách nhau chỉ có một ‘sát na’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét