Cỏ dại ơi,
nàng đừng khóc nữa
Nắng tà
chiều mưa rớt áo anh
Trời buồn
chả có màu xanh
Người buồn
mắt chả long lanh tí nào
Sao anh trả
lời là bí mật
Khi hỏi
rằng 'có thật yêu em?
Trời! anh
nhớ mãi ngày đêm
Trời! anh nhớ mãi dáng mềm ai trao
(Oan cho
anh! - NGLB)
Mình nhớ lại thật tức cười,
mà là cười khổ. Biết đâu những dòng tâm sự dưới đây có thể là một điều lý thú
với các blogger!
Số là trước đây, mỗi lần mình vận
chuyển theo người là hai ngàn cuốn sách, nếu tính ít nhất trong đời mình có năm lần vận chuyển thì mình ‘ngốn’ trên mười ngàn cuốn
sách. Sau khi ‘ăn trái cấm’ thì mình còn lại khoảng 2000 cuốn sách. Trong nhà, trừ
mình, thì không có ai đọc sách hết, thỉnh thoảng mình về nhà: lúc thì đau
lòng thấy sách nằm dưới bếp để… chụm lửa, lúc thì đau lòng thấy sách được dùng
để gói cái gì đó, lúc thì đau lòng thấy sách nằm trong toilet...
Thất vọng quá, mình bèn đốt hết số sách đó đi, chỉ để lại những cuốn có
giá trị như Vật lý tiến hóa luận, Góp nhặt cát đá, Trang Tử - Nam hoa kinh, Binh
thư yếu lược, Bút ký triết học, Bồ Đề Đạt Ma, Biện chứng của tự nhiên, Từ điển
triết học, Từ điển danh nhân thế giới, Từ điển Hán-Việt, Thủy hử, toàn bộ sách
của Kim Dung/Cổ Long… và sách học tiếng Anh. Một lý do nữa là đọc sách quá
nhiều là rất có hại, đơn cử, mình tạm cho là ở miền Nam trước giải phóng có 3
tay bút cự phách là Nguyễn Hiến Lê, Bùi Giáng và Phạm Công Thiện thì hết 2 người
là có ‘vấn đề’ (xin vui lòng xem entry 257 và 232, đường dẫn cho ở dưới).
Trong số sách đó, mình chỉ chọn ra 7 cuốn/bộ sách có ảnh hưởng lớn nhất
đến cuộc đời của mình. Và nếu nói trên trời dưới đất mà bỏ qua chuyện tình yêu
- tình dục thì còn gì là đời, nên mình không loại trừ sách gây tác động không
nhỏ đối với mình về chuyện tình dục. Và
dĩ nhiên đây không phải là công trình nghiên cứu và vì đọc đã lâu nên mình không thể
nhớ chính xác ‘hết’ các tư liệu bên dưới, chúng được sắp thứ tự ưu tiên như sau:
1. ‘Cuộc sống và sự nghiệp’
Khoảng năm
1975-1980, Nhà xuất bản Kim Đồng có cho ra đời bộ sách ‘Cuộc sống và sự nghiệp’ gồm có 9
tập, nói về các danh nhân thế giới và trong nước, hình như chia theo các hình
thái phát minh (liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp/kỹ thuật, văn hóa,
khoa học cơ bản…).
Những bài viết trong bộ sách đó đã ảnh hưởng xuyên suốt cả cuộc đời mình
và gây cho mình một niềm đam mê nghiên cứu, và rất nhiều
minh họa trong blog này một phần nhờ các câu chuyện từ cuốn sách trên. Mình
nhớ các câu chuyện:
-Andersen
(An-đéc-xen) xấu trai, cả đời không có người yêu, trong một chuyến xe
thổ mộ tối không thấy mặt nhau, ông kể chuyện hay đến nỗi 6 cô gái đều
hôn ông!,
-Archimède quá hưng phấn vì một phát kiến 'thủy tĩnh học' đến nỗi mà vẫn còn cởi truồng chạy ra đường và kêu rầm lên
‘ơ-rê-ca!’ (tìm thấy rồi), đang ngồi với bài toán hình tròn của mình thì một tên lính La
Mã xông vào giết chết, mà ông chỉ kịp kêu lên: ‘đừng động vào cái hình tròn của
ta!’,
-Aristotle vừa đi với Alexandre đại đế qua sa mạc, vừa thu thập tư liệu để viết sách,
-Edison đã phát mình ra bóng đèn, máy
điện báo, máy thu thanh…, có lần ông trình cho cấp trên một lúc 50 phương án thiết
kế tàu thủy!, trong lúc các kỹ sư khác chỉ trình mỗi người có một phương án,
-Einstein coi thường tiền bạc, không phân biệt được điếu thuốc bị mốc và
không bị mốc, ông là bạn thân của anh hề Charlie Chaplin (Sác-lô)…,
-Faraday đang ở trên trụ điện, chạy vội đến trường giảng bài trong lúc quần áo còn dính đầy dầu mỡ,
-Heraclite với câu nói nổi tiếng: 'không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông',
-Newton suy nghĩ về chiếc vỏ sò bên bờ biển, thay vì đun trứng thì đun
cái đồng hồ, thay vì đục 2 cái lỗ dưới bức tường cho chó và mèo cùng chui, lại
đục riêng 2 cái cái lỗ!,
-Pavlov (Páp-lốp) là một nhà sinh vật học mà não bộ và cơ thể không có
dấu hiệu lão hóa khi chết!,
-Pythagore với câu nói nổi tiếng: 'con người nhìn cái bóng của mình trên tường mà tưởng mình là vĩ đại',
-Xi-ôn-cốp-ki là người đầu tiên đã vạch ra những phát thảo về tàu vũ trụ
và đã nghĩ đến chuyện du hành trên không gian,
-Wright (2 anh em) đã phát minh và sản
xuất ra chiếc máy bay đầu tiên…
Sau này lên mạng, mình thấy không ít bạn đọc đề nghị Nhà xuất bản Kim
Đồng nên chỉnh lý và tái bản bộ sách đó, mình rất hoan nghênh.
2. ‘Gương danh nhân’:
Ngoài các cuốn sách ‘học làm người’ như: Kim chỉ nam của học sinh, Tự
học để thành công, Nghệ thuật nói trước công chúng..., Nguyễn Hiến Lê
(1912-1984) còn kể lại tấm gương những danh nhân (gương hy sinh/gương nghị lực)
với các đề tài rất đa dạng, văn phong đơn giản, thu hút và dễ hiểu, như:
-Ford (Henrry Ford) là nhà sản xuất ô tô theo ‘phương thức sản xuất dây
chuyền’ mà Lê-nin khuyên người Nga nên học hỏi,
-Franklin
thả diều bị sét đánh và rồi sáng chế ra cột thu lôi,
-Louis Braille là người sáng tạo ra chữ viết cho người mù…,
-Marie Curie kiên trì mấy năm đun mấy tấn quặng Uraninit mới được vài
gam muối phóng xạ và phát hiện ra 2 nguyên tố polonium và radium..., và chồng
bà bị xe ngựa cán chết,
-Pasteur bị liệt một bán cầu đại não mà vẫn cho ra các phát kiến khoa
học vĩ đại như nghiên cứu về bệnh cúm gà, tìm ra vắc-xin chữa bệnh chó
dại...,
-Quản Trọng là nhà ‘kinh bang tế thế’ đại tài và tình bạn giữa ông và
Bảo Thúc Nha,
-Robert Peary là kỹ sư hàng
hải người Mỹ (và 5 người nữa) là những người đầu tiên đã đến được đỉnh Bắc cực!,
-Rockefeller là tỉ phú ‘làm giàu bằng cách tiết kiệm từng xu’ và dạy cho
cháu nội mình quan điểm này, và
-Schliemann (Heinrinch Schliemann) là nhà khảo cổ kiên trì học và biết
trên 50 ngoại ngữ...
Và những người tàn tật/khuyết tật (cụt 2 tay, mù mắt, bệnh nan y…) phấn
đấu vượt qua số phận của họ và làm nên những sự nghiệp vĩ đại.
Những câu chuyện này làm cho mình ngưỡng mộ những danh nhân biết kiên
trì vô kể để đi đến thành công, thông cảm và trân trọng đối với những người 'thất thế', và từ đó
gợi cho mình hướng tới một triết lý lấy ‘tình yêu’ và ‘khát vọng sống’
làm cơ sở…
3. ‘Trang Tử - Nam
hoa kinh’:
Trong
số những người dịch cuốn ‘Trang Tử - Nam hoa kinh’ thì theo mình,
Nguyễn
Duy Cần (1907-1988) dịch 'thoát' nhất (còn có các bản dịch khác của
Nhượng Tống, Nguyễn Hiến Lê…), ngoài ra hiện nay có một số blogger mơ
ước sở
hữu cuốn sách này. Tất nhiên mình còn ảnh hưởng cuốn 'Góp nhặt cát đá',
'Cái cười của thánh nhân', 'Câu chuyện dòng sông'..., nhưng mình chỉ
chọn đại diện.
Và theo cách hiểu của mình (nói cho cùng, tư tưởng của nhân loại là một),
về cơ bản, tư tưởng của Trang Tử (365-290 TCN) hay tư tưởng trong ‘Đạo đức
kinh’ của Lão Tử, không khác với Phật giáo, rất gần gũi với Thiền, có lúc không
khác lắm với Thiên chúa giáo (‘hãy xin thì sẽ được, hãy tìm
thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho’ hay ‘ngươi là cát bụi
thì sẽ về với cát bụi’), tư tưởng này còn phù hợp với nền văn minh lúa nước của
các dân tộc/bộ lạc sống phía Nam sông Dương Tử (trong đó có Việt Nam) trong hơn
2000 năm nay…
Mình vẫn nhớ:
-‘Đạo khả đạo phi thường đạo’ (Đạo chẳng thể nghe được, nghe được không
phải là nó. Đạo chẳng thể thấy được, thấy được không phải là nó - ‘Tri Bắc
du’), hay
-‘Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường, chết chăng, sống chăng?' (‘Vô thường’), hay
-‘Hồn
ta hỡi, hãy tiêu diêu,
Tung
đôi cánh rộng khinh phiêu chín tầng…
Hãy
tung cánh chim bằng muôn dặm,
Cưỡi
gió mây bay thẳng về Nam
Bay về
quê cũ giang san,
Hồ
trời vùng vẫy miên man thỏa tình’ (tóm tắt ‘Tiêu tiêu du’, Nguyễn Văn Thọ)...
Nói chung, mình rất thích phiêu diêu tính và tiêu dao tính trong tác phẩm của ông, nhờ đó mà mặc
dù có vô số lần mình rất đau khổ/tuyệt vọng nhưng cuối cùng mình vẫn cố gắng
đạt được trạng thái xem cuộc đời như ‘không’, vì không có cách gì khác, nếu
không muốn tự tử thì chí có cách là ‘không-chứa-chấp-nó-trong-đầu’…
4. ‘Thần điêu đại hiệp’, ‘Thiên long bát bộ’ và ‘Ỷ thiên đồ long ký’:
Những
mối tình trong các tác phẩm của Kim Dung (sinh 1924) thường có phiêu
diêu tính (tạm
hiểu là nó thoát tục và quá lãng mạn!), trong đó cuối cùng thì Dương
Quá-Tiểu
Long Nữ, Trương Vô Kỵ-Triệu Minh hay Lệnh Hồ Xung-Doanh Doanh... cũng từ
bỏ giang hồ, bỏ mặc thế sự phù du để ‘về’
tận hưởng tình khúc âm dương (thực ra, nếu Tiêu Phong không vì tầm thù
rửa hận thì
y và A Châu đã về hoang mạc để nuôi dê và hưởng tình khúc âm dương ở đó
rồi). Ngoài ra, các chuyện tình của Sở Lưu Hương, Lục Tiểu Phụng, Tiểu
Lý phi đao... (trong truyện võ hiệp của Cổ Long) cũng không kém phần hấp
dẫn.
Phiêu diêu tính trong các mối tình của Kim Dung là có liên quan đến tư tưởng
của Trang tử/Lão Tử, Phật giáo và đạo Hồi. Nhiều câu dẫn giải trong Cửu âm
chân kinh, Cửu dương thần công, Dịch cân kinh, Càn khôn đại na di tâm pháp, Tâm
pháp luyện công của phái Toàn Chân, Độc cô cửu kiếm, Thái cực quyền…, Kim Dung đều ít nhiều dựa vào Nam hoa
kinh, Đạo đức kinh, Kinh dịch, Phật/Thiền học hay Kinh Kô-ran… mà chế tác ra.
Mình vẫn nhớ như in:
Lai như thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung!
Tạm dịch (từ nhiều nguồn):
Đến như nước chảy, đi như gió
Không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu!
…Thực ra, để việc yêu đương được ‘ngọt ngào’ đã là quá sức người rồi, nếu bỏ bớt ‘sự đời’ thì xác suất thất bại thấp. Còn nếu ta lại lôi thêm chuyện tranh giành tiền bạc, đấu đá chức quyền, hãnh tiến ngoài xã hội… vào trong tình yêu, thì nó làm cho tình yêu có khả năng bị ‘tha hóa’ và do đó cả hai dễ bị rơi vào thế giới ‘ảo’ mà vô tình không biết được, do đó xác suất thất bại rất cao. Tất nhiên, mọi cách nhìn nhận đều có tính chất tương đối, đôi khi thực tế xảy ra lại không giống như kinh nghiệm sống.
Lai như thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung!
Tạm dịch (từ nhiều nguồn):
Đến như nước chảy, đi như gió
Không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu!
…Thực ra, để việc yêu đương được ‘ngọt ngào’ đã là quá sức người rồi, nếu bỏ bớt ‘sự đời’ thì xác suất thất bại thấp. Còn nếu ta lại lôi thêm chuyện tranh giành tiền bạc, đấu đá chức quyền, hãnh tiến ngoài xã hội… vào trong tình yêu, thì nó làm cho tình yêu có khả năng bị ‘tha hóa’ và do đó cả hai dễ bị rơi vào thế giới ‘ảo’ mà vô tình không biết được, do đó xác suất thất bại rất cao. Tất nhiên, mọi cách nhìn nhận đều có tính chất tương đối, đôi khi thực tế xảy ra lại không giống như kinh nghiệm sống.
5. ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’ (How to stop worrying and start living):
Cùng với cuốn ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’, cuốn ‘Đắc nhân tâm’ (cách
chinh phục lòng người) của Dale Carnegie (1888-1955) là các tuyệt tác của nhân
loại...
Thời trẻ, mình rất bướng bỉnh, không chịu học ‘đắc nhân tâm’, bây giờ
nghĩ lại rất hối hận, vì nếu áp dụng nó thì mình đã thành công ít nhất gấp 5-10
lần, thậm chí nhiều lần hơn nữa (nhưng để giải thích tại sao thì dài dòng
lắm).
Nhưng từ trẻ cho đến nay, mình vẫn kết cuốn ‘Quẳng gánh lo đi và vui
sống’ vì nó dạy cho người ta cách giảm bớt nỗi khổ sầu, biết cách sắp xếp tốt
để làm giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, thậm chi nó còn dạy cho ta một
phương pháp tổ chức tốt…
Một trong những cách để hóa giải đau khổ trong cuốn sách đó là ta hãy đề
ra nhiều phương án, sau đó so sánh và chọn phương án tối ưu (tốt nhất), mặc dù
cách này không phải là luôn luôn có lý, nhưng đa phần là hợp lý, chẳng hạn ta
đi 10 chỗ để mua hàng thì thường chọn được hàng tốt hơn là chỉ đi 1 chỗ. (Sau
năm 1917, có một nguyên soái người Nga (không nhớ tên) đã viết cuốn ‘Những
nguyên lý của phương pháp tổ chức’, chắc còn lưu tại Thư viện Đà Nẵng, và được
mình đánh giá là cuốn sách hay nhất cho tới nay về ‘tổ chức học’).
6. ‘Biện chứng của tự nhiên’:
Thời sinh viên, đề tài triết về ‘sự tương tác trong vũ trụ’ (hay
‘tính biện chứng của không-thời gian’) được mình viết một phần dựa vào cuốn ‘Biện
chứng của tự nhiên’ của Engels (Ăng-ghen). Tất nhiên mình còn ảnh hưởng các cuốn 'Tình bạn vĩ đại và cảm động', 'Tiếng chuông đồng hồ cung điện Kremlin', 'Những mẫu chuyện về Ulyanov'..., nhưng mình chỉ chọn đại diện.
Engels (1820-1895) chỉ học hết lớp 12, nhưng là người cực kỳ thông minh,
rất giỏi khoa học tự nhiên và mê ‘Thần thoại Hy Lạp’.
Ông có nhiều bài bình luận quân sự cực hay đến nỗi người ta gọi 'anh' là ‘đại
tướng’... Ngoài những tác phẩm như ‘Biện chứng của tự nhiên’, ‘Tác dụng của lao
động chuyển hoá vượn thành người’, ‘Về lịch sử người German cổ đại’, ông đã
viết nhiều tuyệt tác khác, ngoài ra còn giúp Marx (Các
Mác) hoàn chỉnh phần còn lại của bộ ‘Tư bản luận’ (tập 2 tâp 3) sau khi Marx chết.
Cuốn ‘Biện chứng của tự nhiên’ của ông đã tổng hợp một cách xuất sắc sự
tiến hóa biện chứng của thế giới tự nhiên, tổng hợp được nền khoa học của nhân
loại (liên quan đến bản chất của toán, lý, hóa, sinh...) từ thời cổ đại đến cận-hiện
đại, trong đó, khái niệm tương tác trong thế giới Vật lý cũng như tính biện
chứng của không-thời gian đã được ông đề cập rất cơ bản... Và phải nói rằng,
theo mình, cho đến nay chưa có cuốn sách nào về triết học tự nhiên hay hơn cuốn
sách ‘Biện chứng của tự nhiên’ của Engels.
7. ‘Thủy hử’:
‘Thủy hử’ là thiên anh hùng ca của Thi Nại Am (1296!-1370!), nói về 108 vị
anh hùng 'võ lâm' Lương Sơn Bạc thời nhà Tống như Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Tiều
Cái, Tống Giang, Ngô Dụng, Lý Quỳ…. Hiện nay mấy ai mà không biết chuyện ‘Võ
Tòng đả hổ’, ‘Mối hận Kim Bình’, ‘Lâm Xung’…
Lá nào dậy giấc mơ tiên
Hoa nào dậy giấc giao duyên cuối chiều
Bán đi một bóng cô liêu
Mua về một dáng mỹ miều cong cong
Hoa nào dậy giấc giao duyên cuối chiều
Bán đi một bóng cô liêu
Mua về một dáng mỹ miều cong cong
(Hoa mua
- NGLB)
Tuy
nhiên cuốn sách này vô tình đã gây ‘chấn động’ tình dục cho mình không
ít, chứ không phải tại ‘Liêu trai chí dị’ hay ‘Hồng Lâu mộng’… vì Thủy
hử còn
nói các mối tình rất dâm loạn và hấp dẫn giữa đại gia Tây Môn Khánh và
Pham Kim Liên,
giữa nhà sư Bùi Như Hải và Phan Xảo Vân:
-Khi Tây Môn Khánh tán được và ‘ngủ’ với Phan Kim Liên lần đầu tiên, đến
giờ mình vẫn còn nhớ câu: ‘thế là mưa xuân tơi tả, vũ trụ quay cuồng’. Gần đây
Tàu còn cho sản xuất phim cấp 3 là ‘Mối hận Kim Bình’ mười phần hấp dẫn!
(Diễn viên Phó Nghệ Vỹ đóng vai Phan Kim Liên trong phim 'Tân Thuỷ hử')
-Bùi Như Hải lợi dụng mấy lần đến cầu siêu cho linh hồn cha của Dương Hùng (chồng của Phan Xảo Vân) mà lén gian dâm với nàng ở tại nhà riêng. Một hôm nàng mượn cớ đi cúng chùa, rồi vào thẳng phòng riêng của sư mà có treo nhiều tranh ‘nóng’, nay mình vẫn còn nhớ câu: ‘nàng từ từ cởi bỏ xiêm y, nằm trên giường chờ đợi, hai mắt mơ màng nhìn vào một khoảng trời xa lạ’.
Tuy nhiên, ‘Thủy hử’ có lợi thế là giúp cho mình viết những đoạn nói về
tình yêu và tình dục khá… tốt!
...Tất nhiên là còn nhiều nhiều nữa (văn hóa/văn học Hy-La cổ đại, Mỹ La-tinh, Châu
Âu, Nga, Tàu, Ấn Độ, Việt Nam, các tư tưởng tôn giáo…), đây chỉ là viết cho vui, thiếu gì blogger đọc
nhiều, hiểu rộng, nên mỗi người ảnh hưởng sách một cách khác nhau, nhưng nói gì
thì nói, sách gì thì sách, điều quan trọng nhất vẫn là… thực tế!
----------------------------
Các entry có liên quan:
-Entry
257: Phạm Công Thiện: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1041681
-Entry 232: Bùi Giáng:
http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/1015996/index
Mình đang cần tìm cuốn "Tình bạn vĩ đại và cảm động" mà không biết tìm ở đâu :(
Trả lờiXóaÀ, theo mình biết, cuốn đó có ở thư viện Đà Nẵng, Daklak, hay tp HCM...
XóaChiều vui nhé.