1. Trước
tiên, mình quan niệm viết không phải là lý luận mà là suy luận, quan trọng hơn
cả là ‘suy nghiệm’ bằng cách không đi theo lối mòn mà những người đi trước đã vạch ra, và
suy nghiệm từ đâu: từ thực tại... Trong entry
‘Tiểu Long Nữ thời nay 2’, ngoài các bạn ủng hộ, có 1 bạn phản ứng mạnh khi
mình thắc mắc rằng trong thế giới Phật/Chúa thì phụ nữ không đóng vai trò số một!... Khoảng 1 năm sau, bạn ấy trực tiếp đến nhà riêng của mình, có lời ‘xin lỗi’ và nói
rằng khi bình luận cho entry này, bạn ấy đang xỉn.
2. Nghĩ kỹ, hình
như mình không lầm khi có thắc mắc như vậy.
Hãy quay
lại thế giới của thần Dớt (Zeus), ta thường thấy xuất hiện 3 nữ thần quan trọng
là Thiên hậu (Hera), Athena và Venus. Thiên hậu chỉ đóng vai trò ‘ghen tuông’
trong các cuộc tình vụng trộm của thần Dớt và tham gia vào vài cuộc chiến tranh
ở trần thế (trận chiến thành Troia), trong khi đó Athena và Venus lại xuất hiện
hầu như trên khắp các 'mặt trận' vì Athena là nữ thần trí tuệ (bảo vệ ‘hòa bình’ cho thành Troia) và quan trọng hơn,
Venus là nữ thần ‘tình yêu và sắc đẹp’, nhưng vai trò số một vẫn là đàn ông.
Hãy quay
lại thế giới của Ngọc Hoàng Thượng Đế, dĩ nhiên là ngài có vợ, nhưng Thiên hậu
chỉ là một cái bóng mờ ảo sau lưng ngài. Nhân vật nữ quan trọng nhất trên Thiên
đình là Tây Vương Mẫu nhưng bà ta chỉ xuất hiện khi có ‘Hội nghị bàn đào’, còn
bà Nữ Oa chỉ xuất hiện với cái ‘Kính chiếu yêu’ khi có yêu cầu. Ngoài ra, trong
truyện ‘Tây du ký’, Phật bà thường xuất hiện nhưng là chấp hành chỉ dụ của Phật
tổ... Rõ ràng vai trò số một vẫn là đàn ông.
Hãy quay
lại thế giới Hy-La cổ đại, ta thường biết đến các triết gia, khoa học gia hay chính trị gia như Aristote, Platon, Socrat, Democritus, Heraclitus, Euclid,
Archimède, Pythagore, Alexandre đại đế, Caesar, Antonious…, hình như người ta
chỉ còn nhớ đến nữ hoàng Cleopatra! Rõ ràng vai trò số một vẫn là đàn ông.
Hãy quay
lại thế giới Trung Hoa cổ đại, trong vô số đàn ông nắm quyền lực (cả về mặt tư
tưởng), chỉ có vài ‘tinh cầu’ như Võ Tắc Thiên hay Từ Hi thái hậu nằm lẻ loi, có
Thái Bình công chúa, Hoa Mộc Lan, Mộc Quế Anh, Phàn Lê Huê, Nghiêm Vịnh Xuân…
xuất hiện thấp thoáng, có Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Qúy Phi làm ‘nền’ cho sự nổi bật của Câu Tiễn/ Phạm
Lãi, Lã Bố, Đường Minh Hoàng…
Hãy quay lại thế giới ‘Phục Hưng’ (và cho đến nay), ta thường nghe Shakepeare, Descartes, Voltaire, Leonardo Da Vinci, Michelangelo, Mozart, Beethoven, Newton, Napoleon, Khang Hi/Càn Long, Hegel, Nietzche, Sartre, Tagore, Krishnamurti, Khalil Gibran, rồi Einstein, Hinbert, Hemingway, Picasso, Obama…, mà chỉ điểm xuyết vài cái bóng của Marie Curie, nữ hoàng Elizabeth, Kovalevskaya (nhà toán học), Shinawatra (nữ Thủ tướng Thái Lan)… Rõ ràng vai trò số một vẫn là đàn ông.
Ngoài ra,
trong ‘Thế giới Thập Bát Văn Hào’ do quốc tế bình chọn vào năm 1874 (Trương Vĩnh Ký đứng
hàng thứ 17), nghi ngờ rằng không có phụ nữ, mà nếu có thì tỉ lệ phụ nữ rất
nhỏ. Mới đây, ngày 11/3/2011, quốc tế (nhà xuất bản Watkins Books tại
thủ đô London ) đã bình chọn ‘100 nhân vật có ảnh
hưởng tâm linh nhất thế giới’ (Thiền sư Thích Nhất Hạnh đứng hàng
thứ 4), trong đó tỉ lệ phụ nữ chỉ chiếm có 24%... (theo blog MLD). Lại rõ ràng vai trò số một vẫn là đàn ông!
Còn nhiều
nhiều nữa...
3. Tại sao
vai trò số một trên mọi mặt trận trong lịch sử là đàn ông - một câu hỏi vô cùng
khó giải đáp. Trước mắt, dường như đó là sự ‘phân công’ trong thế giới tự nhiên
mà trong đó đàn ông đóng vai trò định hướng - chủ động hơn và phụ nữ đóng vai
trò bảo toàn (conservation, preservation) cho định hướng đó - thụ động hơn (!)
mà định hướng quan trọng nhất là bảo toàn nòi giống. Người ta không
sai khi nói rằng thời nguyên thủy, vì đàn ông là những người đi săn bắn nên có
tư duy lý tính/định hướng không gian tốt hơn, còn đàn bà lo việc săn sóc con
cái/nội trợ nên có tư duy cảm tính tốt hơn. Nếu quả như vậy thì cũng không có
gì đáng thắc mắc lắm, bởi lẽ người ta thường gọi phụ nữ là ‘phái yếu’.
Nhưng thế
giới tự nhiên lại có một quy luật rất quan trọng khác, đó là quy luật bù trừ,
hiểu nôm na là nếu một tập thể/cá thể bị thiệt thòi về mặt này thì sẽ có mặt
khác nổi trội hơn. Trong một truyện kiếm hiệp Tàu (quên tên) đã xây dựng nên 6
nhân vật được gọi là ‘Lục tàn’, trong đó người mù thì tai rất thính, người khó tiếp
cận về trí tuệ thường rất khỏe, người bị hạn chế về hoạt động chân tay thường có
năng khiếu về sử dụng đồ cơ giới, người yếu đuối thường dùng cơ mưu, người trầm
tư thường hay sáng tạo…, ví dụ như nhân vật ‘mù’ Tạ Tốn (trong ‘Ỷ thiên đồ long
ký’), nhân vật ‘khỏe’ Hồng Thiên Cân (trong phim ‘Phương Thế Ngọc’) hay Hercules (trong ‘Thần thoại Hy Lạp’), nhân vật ‘cơ mưu’ Tôn Tẫn (trong 'Đông Chu liệt quốc') hay Hàn Tín (trong ‘Hán Sở
tranh hùng’), nhân vật ‘cơ học’ Newton (trong ‘Vật lý cổ điển’), nhân vật ‘lập
dị’ Einstein (trong ‘Vật lý hiện đại’)…
4. Vậy phụ
nữ với tư cách là ‘phái yếu’ được tạo hóa bù trừ cái gì? Đó là ‘đàn ông ngự trị
thế giới, nhưng đàn bà lại ngự trị đàn ông’, quá công bằng!
Thần Dớt vì
nàng Europe mà hóa thành con bò mộng quỳ xuống bên nàng, Trư Bát Giới vì Hằng Nga mà bị đày xuống trần
gian làm con heo, Sơn Tinh và Thủy Tinh vì Mỵ Nương mà đánh nhau mấy ngàn năm, Chu U Vương ‘bán’ giang san để mua nụ cười của Bao Tự, danh tướng Antonious vì Cleopatra mà xung đột với (hoàng đế) Augustus mà kết quả cuối cùng là cả 2 vợ chồng đều bị thất bại và chết thảm, Đường
Minh Hoàng vì Dương Quý Phi mà quên cả giang san, Đoàn Dự vì Vương Ngữ Yên mà
không màng đến ngôi vị hoàng đế, Trương Vô Kỵ vì Triệu Minh mà từ bỏ chức Giáo
chủ ma giáo để về nhà ‘vẽ lông mày’ cho nàng, Lý Thánh Tông vì cô gái hái dâu
mà xây dựng cung Ỷ Lan, Chế Mân vì Huyền Trân công chúa mà dâng Châu Ô và
Châu Rí cho Đại Việt (thời Trần Nhân Tông), Tú Uyên vì Giáng Kiều mà bỏ cả việc
đèn sách công danh, Napoleon vì Josephine mà tự nguyện quỳ xuống dưới chân nàng,
Khang Hi yêu Tát Dung Nhi hơn sinh mạng của mình, Bùi Giáng vì Kim Cương mà
chung tình đến 40 năm, Kim Dung vì thần tượng một phụ nữ có vóc dáng giống Tiểu Long Nữ mà viết nên truyện 'Thần điêu đại hiệp'…
Với quy
luật bù trừ này, đàn ông thường phải nịnh/ga-lăng đàn bà và phụ nữ tha hồ tung
hoành trong võ lâm với 2 chiêu thức vô địch thiên hạ là 'nước mắt' và ‘sáng nắng chiều mưa’.
Với quy luật bù trừ này, đàn ông thường sợ vợ, đó là nhiều khi phụ nữ quan
trọng hơn ông trời, không phải ngẫu nhiên mà người ta có câu ‘ở nhà nhất vợ,
nhì trời’. Với quy luật bù trừ này, phụ nữ đôi khi quan trọng bằng giang san
hay thậm chí quan trọng hơn giang san, không phải ngẫu nhiên mà người ta đưa
lên hai bàn cân với thành ngữ ‘giang san và mỹ nhân’. Với quy luật bù trừ này,
nhiều đàn ông mắc bệnh dại gái: ‘bắt thang lên hỏi ông trời, có tiền cho gái có
đòi được không?’. Và cũng với quy luật bù trù này, đối với đàn ông thì vũ trụ nằm trong đáy mắt của người đàn bà, đàn ông phải quỳ gối và dâng đóa
hoa hồng để bày tỏ tình yêu với mỹ nhân hay suốt đời làm thơ vì
mỹ nhân…
Gặp anh bên nầy rồi.Vui quá!
Trả lờiXóaCám ơn Huandrums, ta lại gặp nhau, chúc ngày mới tốt lành.
Xóacó lý lắm!
Trả lờiXóakết luận: đàn bà là nhất! hehe...
Chính xác, đàn bà không những có thể làm chao đảo đàn ông mà còn làm chao đảo cả giang san, hì..hì...
XóaKết luận thêm lần nữa, đàn bà là... đàn bà, ka ka
XóaNăm mới chúc anh có nhìu bài mới về "chị em bọn em" nha !
Trả lờiXóaHì hì !
LB tức cừ quá nè, cứ nghĩ rằng cô pé Chuồn chuồn ớt mới có 17 tuổi!, hì..hì..., cám ơn nghen, chúc chiều vui.
XóaAnh cứ nghĩ đi Chuồn Chuồn lúc nào cũng bé bỏng á ...
XóaUh, LB đoán là Chuồn chuồn ớt khoảng 20 tuổi, thiệt, hì...
XóaChời ơi ! Lá Bàng nhiều kinh nghiệm thế ??? Nhưng không có phụ nữ thì thế giới buồn lắm anh nhỉ , lấy đâu cảm hứng cho Lá Bàng ... dziết blog ! Hic , hic !
Trả lờiXóaỪ nhỉ, nếu kg có phụ nữ thì Lá bàng không có entry nào, híc..híc...
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaSóng biển chào Nhà... quét lá bàng (hôm qua, chủ nhân nói có ý định thế mà)
Trả lờiXóaViệc không muốn chia sẽ bài đăng, hôm qua sóng nhầm, nay nói lại là : vào thiết kế, vào google, bỏ dấu v ở ô " nhắc chia sẽ sau khi đăng bài" là ok
À, đúng rồi, hèn gì LB mò mãi mà kg được, cám ơn anh, chúc ngày mới tốt lành.
XóaTóm lại đần ông chịu khó đi làm về nộp tiền cho vợ .Right ?
Trả lờiXóaÀ, không, Lá Bàng quan sát thấy khi Napoleon và dân nữ Betsy 'yêu nhau' thì sự việc hoàn toàn ngược lại với thực tế, Betsy mới là hoàng đế, còn Napoleon lại là một tên nô lệ! Hì..hì...
Xóaem đã thấy nhà anh chúc anh chiều an vui
Trả lờiXóaCám ơn Hà Thu nghen, gặp lại rất mừng, tối ngọt ngào.
XóaChế Mân vì Huyền Trân công chúa mà dâng Châu Ô và Châu Rí cho Đại Việt, chứ không phải Chế Bồng Nga.
Trả lờiXóaĐã kiểm tra Google, đúng, đã chỉnh sửa, thank bạn, happy new year 2015.
Xóa