Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

177. Những thiên tình sử của Việt Nam

(LTS: Khái niệm về thế nào là ‘thiên tình sử’ cần phải được xác định, trong phạm vi ‘entry’ này, người viết chỉ ghi lại những cảm nghĩ của mình về một số nhân vật đã đi vào huyền thoại, chắc chắn bài viết không phải là một công trình khoa học. Nếu mình may mắn lắm thì chỉ là 'Mạc Tiểu tiên sinh' (khác với Mạc Đại tiên sinh), chỉ dạo lại khúc 'Tiêu Tương dạ vũ' (Đêm mưa trên bến Tiêu Tương) nhè nhẹ thôi, đâu dám 'gom' hết các thiên tình sử xưa và nay của Việt Namxin lưu ý rằng bài viết này đã được cập nhật ngày 13/11/2012 trên cơ sở entry 'Những thiên tình sử của Việt Nam' đã đăng tải trong trang Web 'Thi nhân Việt Nam đương đại', xem dưới)

1. Có bạn phát hiện trong các bài viết của mình có phản phất nét Kim Dung, mình không phủ nhận, thực ra mình cũng ‘hổng thích’ như vậy, mình có làm việc chung với các cô gái Tàu, Hà Lan, Úc, Anh, Mỹ, In-đô, Thái Lan, Philippine, Nepal, Ấn Độ, ..., nhưng nhìn tổng thể, mình thấy 'nữ' Việt Nam là… đẹp nhất, và mình tin vào nhận xét của mình, hì..hì…
Các bạn thử nghĩ xem, nhắc đến chuyện tình thì người ta nhắc đến nhiều nhất như Romeo và Juliet, cảm động và vang dội như Tiểu Long Nữ và Dương Quá (trong truyện ‘Thần điêu đại hiệp’), đau khổ như là Hứa Văn Cường và Trình Trình (trong phim ‘Bến Thượng Hải’ hay ‘Khúc bi ca của tình yêu’), bi tráng như Tiêu Phong - A Châu/A Tử (trong truyện ‘Thiên Long bát bộ’), vô vọng như Scarlett và Ashley/Rhett (trong truyện ‘Cuốn theo chiều gió), biến động như Cleopatra và Mark Antony, tuyệt vọng như Anna Karenina và Vronsky (trong truyện Anna Karenina), tội nghiệp như Margarit và Duval (trong truyện 'Trà hoa nữ)...
Ngoài ra, còn có các cặp tình nhân như Heathcliff và Catherine (trong truyện ‘Đồi gió hú/Đỉnh gió hú’), Jane Eyre và Róchester (trong truyện ‘Jên Erơ’), Jack và Rose (trong phim ‘Titanic’), Napoleon và Josephine, Juan và Evita Peron, và còn có các thiên tình sử (diễm lệ) của Trung Quốc như Đường Minh Hoàng - Dương Quý Phi, Tây Thi - Phạm Lãi, Chu Du - Tiểu Kiều, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Vương Chiêu Quân, Võ Tắc Thiên, Từ Hi thái hậu, Điêu Thuyền, Mộc Quế Anh, …
Tức thiệt, chả lẽ không có thiên tình sử nào của VN nào bằng bi kịch Romeo và Juliet! Có lẽ các nhà văn/thơ của ta chưa có khả năng viết nên một áng văn bất hủ như của Shakespeare, chưa có đạo diễn tài năng như Trương Nghệ Mưu, chưa có thể đóng những phim hoành tráng như Thần Điêu đại hiệp, Tam quốc chí, Thủy hử, Nữ hoàng Cleopatra, Titanic, Giải phóng châu Âu… Thật ra, ta cũng có một số phim như ‘Chạy án’, ‘Vật chứng mong manh’, ‘Kiều nữ và đại gia’, ‘Chuyện làng Nhô’, 'Cánh đồng bất tận', 'Đất và người', …, nhưng hình như các nhân vật trong các phim trên không gây được ấn tượng lâu dài, ví dụ khi nhắc đến phim ‘chạy án’, người ta thường nói ‘cái anh chàng gì con ông thứ trưởng đó’, khi nhắc đến phim ‘kiều nữ và đại gia’, người ta thường nói ‘cái cô mà đẹp đẹp là hoa hậu hay á hậu gì đó’, hay khi nhắc đến phim 'cánh đồng bất tận', các cháu nói 'nhân vật chính là cái ông gì đó không rõ', nhưng ai cũng nhớ 'Chu Văn Quềnh'!, …
Và tức thiệt, ngay cả những thành ngữ về chuyện tình mà người ta hay sử dụng trong các quán cà phê/bàn nhậu cũng của Tàu luôn, như ‘giang sơn và mỹ nhân’, ‘đa tình tự cổ không như hận, xứ hận miên miên vô tuyệt kỳ (đa tình từ xưa để mối hận, hận này dằng dặc có bao giờ nguôi)’, ‘thiên thu vạn tải khổ cũng yêu’, ‘vẻ đẹp thiên tiên thoát tục, siêu dật vô song’, ‘đẹp liêu trai’, ‘đẹp nghiêng thành đổ nước’, …
Tất nhiên, ta cũng có những thành ngữ chẳng kém gì như 'khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan', 'mây gió trăng hoa tuyết núi sông', 'một tòa thiên nhiên', 'khối tình Trương Chi', 'đôi mắt hồ thu', 'đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy', 'thắt đáy lưng ong', 'đôi gò bồng đảo sương còn ngậm', 'trà Bắc Thái, gái Tuyên Quang', 'dáng đứng Bến Tre', 'không thể kiềm hãm cái sự sung sướng đó lại', 'thiên thần bé nhỏ'...

2. Thực ra, những thiên tình sử của Việt Nam nếu biết khai thác thì giá trị nghệ thuật và nhân văn của nó chả kém gì (thậm chí hơn) các loại hình truyện tình yêu của phương Tây, của Tàu hay của Hàn Quốc. Có thể kể ra vài cái tên như chuyện tình Tiên Dung - Chử Đồng Tử, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Trọng Thủy - Mỵ Nương, Trương Chi - Mỵ Nương, Lý Công Uẩn - Giáng Bình, Huyền Trân công chúa - Trần Khắc Chung, Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga, Lý Thánh Tôn - Ỷ Lan phu nhân, Nguyễn Huệ - Ngọc Hân công chúa, Nguyễn Công Trứ - Đào nương, Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ, Dương Vân Nga - Lê Hoàn, Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thái Học - Cô Giang, Lưu Trọng Lư - Điềm Phùng Thị, Vũ Hoàng Chương - Tố Uyển, Lan và Điệp, K’lang và H’biang (thiên tình sử LangBiang), ..., trong bài viết này, mình chỉ có cảm tưởng về một số chuyện tình mà mình hay nghĩ đến mà thôi.
Theo yêu cầu của một bạn đọc, sau đây mình xin trích vài dòng về các triều đại VN và chỉ có tính chất tham khảo: Thời Kinh Dương Vương và các vua Hùng (khoảng thế kỷ thứ 11! đến thứ 3 TCN), thời Bắc thuộc (từ thế kỷ thứ 2 TCN đến năm 938), nhà Ngô (939-967), nhà Đinh (968-980), nhà Tiền Lê (980-1010), nhà Lý (1010-1225), nhà Trần (1225-1427), nhà Hậu Lê (1428-1788), nhà Tây Sơn (1788-1802), nhà Nguyễn (1802-1954), thời Nam-Bắc (1954-1975), thời Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975- nay). Để dễ nhớ, ta có thể dùng cụm từ sau 'Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn'. (Nguồn: ‘Các triều đại Việt Nam - Tâm Nghĩa)


Sau đây là các câu chuyện tình của Mỵ Nương, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Huyền Trân, Nguyễn Thị Lộ và Nam Phương

a- Chuyện tình giữa Mỵ Nương và Sơn Tinh-Thủy Tinh:
Thời vua Hùng Vương thứ 18 có một người con gái là Mỵ Nương, xinh đẹp tuyệt trần: ‘Tóc xanh viền má hây hây đỏ. Miệng nàng bé thắm như san hô. Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ. Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ’ (Nguyễn Nhược Pháp). Nàng được vua hết mực yêu thương, vì thế vua tổ chức kén rể để tìm một chàng trai xứng đáng với con gái mình. Một hôm có 2 chàng trai đến xin cầu hôn công chúa, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. 
Sơn Tinh hay còn được gọi là Tản Viên Sơn Thánh (là một người có thực, xuất thân là ‘nông dân áo vải’, tên là Nguyễn Tuấn), theo truyền thuyết, chàng là vị thần cai quản núi Ba Vì (trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, cao 1281m, còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn), có tài hoán chuyển núi non. Còn Thủy Tinh là thần nước (vùng sông Sông Hồng, sông Đà, sông Thao…), có tài hô phong hoán vũ.
Cả hai đều có tài năng xuất chúng, có sức mạnh phi thường và đều xứng đáng làm con rể của vua Hùng. Để quyết định ai sẽ là rể, nhà vua thách cưới với những lễ vật rất quý hiếm như ‘voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao…’.
Điều đó thể hiện vua rất ‘thiên vị’ với Sơn Tinh!, chắc là vua đã có bàn tính và có ý định gả con gái cho Sơn Tinh - là người miền núi (ở gần, dễ thăm viếng!). Và điều này đã tạo điều kiện thuận lợi vô cùng cho Sơn Tinh là người miền núi, lại ở gần, nên chẳng bao lâu sau đó, chàng đã đến trước dâng lễ vật, lấy được công chúa và rước dâu đưa về núi Tản Viên.
Ngược lại, điều này lại gây vô cùng khó khăn cho Thủy Tinh - người vùng sông biển, ở xa, dĩ nhiên là chàng đến trễ. Bị ‘phổng tay trên’ mất người đẹp, nên chàng vô cùng ‘hận tình’, bèn đem binh tôm tướng cá rượt theo, dâng nước lên núi Ba Vì để đánh nhau với Sơn Tinh. Nhưng nước biển dâng cao lên bao nhiêu thì núi dâng cao lên bấy nhiêu. Thủy Tinh thất bại đành phải rút quân về biển, chàng ôm mối hận tình ngày càng tăng, nên hàng năm cứ xua quân lên tấn công Sơn Tinh, và mối hận tình này kéo dài mấy ngàn năm nay!

b- Chuyện tình giữa Dương Vân Nga và Lê Hoàn:
Dương Vân Nga (952-1000) là một trong 5 hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh, thời đó người ta thường gọi bà là ‘Dương thị’, còn Dương Vân Nga là tên gọi của thời nay, tên ‘Vân Nga’ là từ ghép của hai từ ‘Vân Lung’ và ‘Nga My’ là tên hai thôn của cha mẹ bà, thuộc huyện Gia Viễn và Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ngày nay. 
'Theo các truyền thuyết dân gian, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da của bà hoàng hậu họ Dương trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ: 'Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn. Mắt kia sao mọc cờn cờn. Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân...'. Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê…
Khi nghe tin Đinh Tiên Hoàng đã mất, tự quân còn nhỏ, nhà Tống muốn thừa cơ sang cướp ta. Lúc quân Tống sắp kéo sang, các tướng đồng lòng với Phạm Cự Lượng truất phế Đinh Tuệ, suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Chính bà đã tự tay lấy Hoàng bào khoác vào vai Lê Hoàn và giúp ông làm nên việc lớn...’ (blogger trantung)
Về chuyện tình của Thái hậu Dương Vân Nga, nghe nói bà là ‘Hoàng hậu 2 triều’, thậm chí là ‘Hoàng hậu 3 triều’ (!)…, mình có cảm giác bà giống như một ‘Cleopatra’ của Việt Nam.

c- Chuyện tình giữa Ỷ Lan và Lý Thánh Tôn:
Ỷ Lan (1044!-1117) có tên thật là Lê Thị Yến hay Lê Thị Khiết, thường được dân gian gọi là ‘Yến cô nương’, cha làm quan nhỏ trong kinh thành (Thăng Long), mẹ mất sớm khi nàng mới 12 tuổi, cha lấy vợ kế rồi ít lâu sau qua đời, nàng sống chung với mẹ kế. Nàng là một thôn nữ nghèo, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm ở làng Sùi (hay làng Thổ Lỗi, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay). 
Mùa xuân năm 1063, Vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con nối dõi nên đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đó là một ngày hội lớn, xa giá vua đi đến đâu thì các quan trên dưới và trăm họ ra nghênh đón đến đấy, chiên trống ầm ỉ, các thanh nam thanh nữ, nhất là trẻ con đều ùa ra xem.
Đi ngang qua hương Thổ Lỗi, vén rèm ra xem quang cảnh thơ mộng của đồng quê, vua bỗng thấy thấp thoáng trong ngàn dâu xanh mướt có bóng một cô thôn nữ mặc áo trắng trắng, dáng cong cong, nàng không quan tâm đến đoàn người 'hoàng gia' ồn ào này, mà cặp mắt lơ đãng đang nhìn lên trời mây non nước xa xôi. Vua lấy làm lạ, bèn cho lính hầu ngừng kiệu, vời người con gái ‘kiêu căng’ đó đến hỏi chuyện.
Tiếp chuyện với vua, nàng đối đáp thông minh, ăn nói dịu dàng, lễ phép: ‘Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng mẹ cha, không dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng…’. Càng nhìn kỹ, vua càng thấy rõ là nàng vô cùng xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, cuốn hút làm mê mẫn lòng người, có phong cách ung dung, thần thái, khác hẳn những cô gái mà vua đã từng gặp - ‘một con phụng hoàng trong loài người’ mà chỉ có vua Lý Thánh Tôn có cặp mặt vô cùng tinh ý mới phát hiện ra được. Từ những giây phút đó, nàng đã chinh phục được trái tim nhà vua…  Rồi vua ‘đưa nàng về dinh’ tức là về kinh thành Thăng Long, sau đó vua càng ngày càng yêu quý nàng và phong làm Ỷ Lan cung phi. Ngoài ra, vua còn cử thầy ‘đào tạo’ và xây riêng cho nàng một cung gọi là cung Ỷ Lan để kỷ niệm ngày gặp nàng đang ‘đứng tựa gốc lan’. Từ đó nhân gian quen gọi nàng là ‘Ỷ Lan phu nhân’.

d- Chuyện tình giữa Huyền Trân và Trần Khắc Chung:
Huyền Trân công chúa (1287-1340) là con gái của Trần Nhân Tông. Rất ít tư liệu mô tả về vẻ đẹp của nàng, sau đây là vài dòng mà mình tìm được: ‘Công chúa ngước lên nhìn nhũ mẫu, hai bàn tay ngọc với những ngón thon dài vẫn giữ khư khư trên mặt cuốn sách để ngỏ. Đôi mắt tròn với hàng mi xanh đậm nhướng lên nhìn nhũ mẫu với vẻ nài nỉ 'Xin nhũ mẫu thư cho một chút, tôi đang đọc đến chỗ hay'…Đôi má ửng hồng lên như một trái đào khoe mã, khẽ nhếch cặp môi đỏ mọng như tô son, để lộ ra hai hàm răng nhỏ, trắng muốt như những hạt ngô nếp (theo maxreading.com).
‘Sau một lần tình cờ đến yết kiến Vua Nhân Tông tại cung điện riêng, tướng Trần Khắc Chung (?-1330) vô tình giáp mặt công chúa. Sắc đẹp thầm kín, nhu mì, đoan trang của người đẹp cùng diện mạo tuấn tú, khí phách oai dũng của vị võ tướng đã khiến cả hai lập tức xao xuyến, rung động’ (theo khoahoc. baodatviet.vn).
Năm 1306, vì mối quan hệ ‘triều cống’ giữa hai nước, Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu là châu Ô và chấu Rí (từ đèo Hải Vân tới phía bắc Quảng Trị ngày nay).
Năm 1307, Chế Mân mất, Trần Khắc Chung được vua cử sang Chiêm Thành để cứu nàng. Theo truyền thuyết, sau khi cứu công chúa, Trần Khắc Chung đã đi về bằng đường biển (tại Quảng Bình) chứ không về đường bộ, và hai người đã ‘yêu nhau’ trên đường đi...

đ- Chuyện tình giữa Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi:
Nguyễn Thị Lộ, 1398-1442, quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là một cô là cô gái bán chiếu, Nguyễn Trãi cảm nàng có tài sắc vẹn toàn nên đã vì nàng mà đã làm nhiều bài thơ nổi tiếng và sau đó đã lấy nàng làm vợ thứ:
‘Lúc này, ở ngoài phố vọng lại tiếng rao của hàng quà rong nghe rất động lòng. Nguyễn Trãi nhận ra Nguyễn Thị Lộ. Trong giây khắc, trái tim ông ngừng đập. Con người cũ trong ông chết đi. Giây khắc sau ông sống lại, bắt đầu chuyển thành con người khác. Nguyễn Trãi cau mày. Ông đã gặp người này ở đâu? Từ bao giờ: 'Một đóa đào hoa khéo tốt tươi. Tường xuân mơn mởn thấy xuân cười. Động phong ắt có tình hay nữa. Kiện tiển mùi hương dễ động người…’ (theo 4phuong.net)
Nàng theo Nguyễn Trãi phò vua Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh, đồng thời dạy học cho con cháu của các thủ lĩnh và các quan lại trong triều. Đến đời vua Lê Thái Tông, nàng được phong chức ‘Lễ nghi học sĩ’ để dạy cho các cung nữ và tư vấn cho nhà vua về việc trị nước, bà đã có công lớn trong sự bền vững của triều Lê.
Có người nói chính vì có sắc và tài, nàng đã vô tình dính líu vào cái chết của vua Lê Thái Tông, mà đã gây ra vụ ‘thảm án Lệ Chi Viên’ (bị tru di tam tộc), theo sử gia Ngô Sĩ Liên, vua là người không đứng đắn, đã ở lại qua đêm với nàng rồi đột ngột qua đời, còn sử gia Phan Huy Chú thì gọi nàng là ‘yêu nữ’!, người ta còn đồn rằng cả vua và Nguyễn Trãi đều chết vì chữ ‘sắc’!
Đây là một nghi án lịch sử mà khoảng hơn 20 năm sau (1442-1464), vua Lê Thánh Tôn đã ban chiếu minh oan cho bà. Một số kết luận có khoa học ngày nay cho rằng đó là do ‘chủ mưu’ của Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh vì ghét tính 'cương trực' của Nguyễn Trãi, và/hay muốn giữ bí mật cái 'bào thai' trước đây của bà!.

e- Chuyện tình giữa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ:
Ngọc Hân tên thật là Lê Ngọc Hân, sinh ngày 25/5/1770, là công chúa thứ 21 của vua Lê Hiển Tông, là một trong những 'viên ngọc quý' của nhà Hậu Lê, được nhân dân gọi là 'Bà Chúa Tiên' hay 'Hoàng Hậu Phú Xuân'. Lúc lấy Nguyễn Huệ, nàng mới có 16 tuổi, là người giỏi văn thơ, xinh đẹp, nết na, còn trong trắng và hoang dại - một sự hấp dẫn 'đến mùa' về giới tính đủ làm cho vị anh hùng Nguyễn Huệ ‘sa lưới tình’.
Khi biết tin mình được gả cho Nguyễn Huệ (hôn phối 'chính trị' do Nguyên Hữu Chỉnh sắp đặt), Ngọc Hân rất lấy làm lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Ngày mồng mười Tết, về đến nhà chồng, đêm động phòng hoa chúc, nàng mới thấy chàng hoàn toàn khác với một vị tướng đầy quyền bính trong tay. Chàng đối xử với nàng từ tốn, dịu dàng và nhỏ nhẹ như một người anh trai với một người em gái bé bỏng, thế là bản giao hưởng ‘Nam-Bắc’ đã bắt đầu dạo lên những âm điệu tuyệt kỹ.
Vì Nguyễn Huệ là người sống đầy tình cảm, đầy nhân tính và rất thương ‘thiên thần bé nhỏ’, nên đã chinh phục được trái tim người đẹp. Trưa mồng bảy Tết Kỷ Dậu, khi cưỡi trên lưng voi tiến vào thành Thăng Long, chiến bào còn khét lẹt mùi thuốc súng, được nhân dân đón mừng, rồi các bô lão tiến đến tặng cho Nguyễn Huệ một ‘cành đào Nhật Tân’, vị hoàng đế áo vải đó đã không say men chiến thắng, mà lập tức phái người gửi trực chỉ về Nam cho ‘trái tim’ vô cùng yêu dấu của mình.
Nguyễn Huệ chết sớm khi nàng mới có 22 tuổi, nàng đã khóc, dòng lệ của nàng đã chảy dài theo lịch sử…

f- Chuyện tình giữa Nam Phương và Bảo Đại:
Nam Phương hoàng hậu (1914-1963) là hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống dưới triều Nguyễn (1802-1945), là ‘viên kim cương cuối cùng của triều Nguyễn’ và cũng là hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. 
Bà có tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4/12/1914 tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có nhất nhì ở miền Nam thời bấy giờ.
Nam Phương là tên do Bảo Đại đặt: ‘Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là ‘Hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud)’ và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng - màu dành riêng cho Hoàng Đế’ (Bảo Đại - Hồi ký ‘Con rồng An Nam’).
Lúc nhỏ nàng học ở Sài Gòn, năm 12 tuổi đi học ở Pháp (mang quốc tịch Pháp, tên là Marie Thérèse Lan, nhũ danh Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào) và tốt nghiệp ‘tú tài toàn phần’ tại đấy. Nàng còn là người rất xinh đẹp, nghe đồn rằng nàng đã từng 3 năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương (wikipedia), cho đến nay ở Việt Nam chưa có ai đạt kỷ lục này (!).
Các bức hình chụp lúc 18-19 tuổi cho thấy nàng có dáng người thanh lịch, miệng chúm chím như san hô, môi duyên, mũi dọc dừa, cặp mắt thường nhìn về xa xôi và ẩn chứa trong đó một khát vọng nào đó, khuôn mặt hiền, thanh tú và đủ tươi...
Đám cưới của đôi ‘trai tài gái sắc’ này (Bảo Đại và Nam Phương) diễn ra ngày 20/3/1934, khi đó chàng mới 21 tuổi, còn nàng mới 19 tuổi. Là người đàn bà đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn, nàng xuất hiện giữa cung Càn Chánh với một vẻ đẹp lộng lẫy…

3. ...Thực ra chung quanh chúng ta không thiếu gì những mối tình đẹp và có thể là bất tử, có điều là chúng không được may mắn rơi vào 'ống kính' của nhà văn/thơ hay nhà soạn nhạc/kịch lớn, ví dụ ta biết đến Diễm xưa, Mộng Cầm, Hoàng thị, Lan và Điệp, Nàng trinh nữ tên Thi, Châu Pha, Chí Phèo - Thị Nở, Đặng Thùy Trâm..., vì họ có gắn liền với tên tuổi của Trịnh Công Sơn, Hàn Mặc Tử, Phạm.Duy, Nguyễn Công Hoan/Trần Hữu Trang, Hoàng Thi Thơ, Lê Dinh, Nam Cao hay Đặng Thùy Trâm (nhật ký). Ngoài ra, có một số góp ý của bạn đọc như ‘Ủa, còn mối tình bên lò gạch cũ nữa, sao không thấy NGLB nhắc đến... nếu xét theo tiêu chí công chúng hoá?’ hay ‘Quá khứ là như vậy, thế còn hiện tại thì sao (anh Trỗi - chị Quyên...)?’, mình có trả lời là mình không có tham vọng ‘gom’ hết các thiên tình sử của Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.

Cuối cùng, mình xin thay lời kết luận bằng một góp ý thực tế của bạn 'Kim Phụng': "Nếu một trong những thiên tình sử trong bài của anh Lá Bàng mà được điện ảnh làm phim thì thế nào em cũng tìm xem, anh ạ! Em coi phim lịch sử nước ngoài nhiều lắm, mà sao lịch sử nước ta lại trốn đi đâu mất tiêu rồi! em tìm hoài hổng thấy! giờ bảo Trương Vô Kỵ, Dương Quá, Quách Tĩnh, Hoàng Dung, em còn biết, chứ như Huyền Trân công chúa, thì muốn biết em lại phải tra Google, chứ đâu có nói rành rọt như lịch sử nước ngoài được! hic hic! Hôm nay cảm ơn bài viết của anh Lá Bàng nhiều! Nhờ nó mà em biết thêm được một số thiên tình sử của nước ta!".
-------------------------------------
Bài viết 'cũ' đã được đăng trong trang Web 'Thi nhân Việt Nam đương đại':


* Chuyện tình giữa Huyền Trân công chúa và Thượng tướng Trần Khắc Chung, Trần Khắc  Chung, ?-1330, thời vua Trần Nhân Tông, khác với tướng Trần Khát ‘Chân’, 1370-1399, thời vua Trần Nghệ Tông. Huyền Trân công chúa, 1287-1340, là con gái của Trần Nhân Tông, năm 1306, nàng được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu là châu Ô và châu Rí (từ đèo Hải Vân tới phía Bắc Quảng Trị ngày nay). Chuyện tình này đã được in thành truyện bằng tranh trước giải phóng và gây ấn tượng với mình cho đến giờ, mình ấn tượng về đoạn Trần Khắc Chung lao vào hỏa trường để cứu Huyền Trân công chúa (!), ấn tượng nhất là đọan nói sau khi cứu công chúa, Trần Khắc Chung đã đi về bằng đường biển (tại Quảng Bình) chứ không về đường bộ (mất cả năm, có người nói đùa là để cho lâu hơn!). Chuyện ‘2 người’ này vẫn thường được nhắc nơi quán cà phê, tuy nhiên, đã và đang được rất nhiều nhà sử học bàn cãi, có nhiều người không đồng ý là có chuyện đó. Trừ sử gia Ngô Sĩ Liên (và một vài sử gia khác), ông cho rằng chuyện đó là có thật và là 'thông dâm!', nhưng nên lưu ý là 2 người đã có một mối tình 'thanh mai trúc mã' trước đó, vả lại người Tàu không bao giờ đánh giá như vậy qua vụ tương tự của 'Tây Thi - Phạm Lãi'; ông còn cho rằng Trần Khắc Chung có vài động thái 'không đẹp' trong thời đó, nhưng mình thiết nghĩ nếu vậy thì làm sao mà Huyền Trân yêu chàng và vua đã cử chàng đi cứu Huyền Trân! Theo mình, đây là một cuộc hôn phối chính trị, mình nghiêng về giả thiết là VN và Chiêm Thành đã thống nhất giải pháp là để Trần Khắc Chung giải cứu Huyền Trân công chúa để giữ tình hòa hiếu giữa 2 nước.

* Về chuyện tình giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, mình không viết nhiều vì các bạn đều biết, và đa số các bạn hẳn đã xem phim này mới được chiếu trên ti vi trong thời gian gần đây.

* Về chuyện tình giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân công chúa, Ngọc Hân (1770-1799) là con vua Lê Hiển Tông, được nhân dân gọi là 'Bà Chúa Tiên' hay 'Hoàng Hậu Phú Xuân', theo mình, chính Ngọc Hân đã làm cho Nguyễn Huệ thêm vĩ đại, hơn là những may mắn ông ta đã đem lại cho nàng (có nhiều truyền thuyết về sự đối xử tệ hại của chế độ Nguyễn Ánh đối với mẹ con nàng). Lúc lấy Nguyễn Huệ năm 1786, Ngọc Hân mới có 16 tuổi, giỏi văn thơ, xinh đẹp, nết na, còn trong trắng và hoang dại. Đây là một cuộc hôn phối chính trị do Nguyễn Hữu Chỉnh mai mối, gần như là ‘ép hôn’, mà sau đó một cô gái thuộc dòng dõi vua chúa đã đem lòng yêu thật sự một chàng nông dân áo vải xuất thân ở đèo An Khê (huyện Tây Sơn, Bình Định), đặc biệt là nàng đã tư vấn cho vua Quang Trung về văn hóa và giáo dục. Có phải cuộc tình này bắt đầu vào 'tháng bảy mưa ngâu' không mà nó lại kết thúc sớm vào năm nàng 22 tuổi (kiếp này chưa trọn chữ duyên, ước gì kiếp khác vẹn tuyền lửa hương), khi ông chết, nàng đã làm bài ‘Ai tư vãn’ khóc thương chồng nổi tiếng (có câu ‘dẫu rằng non nước biển đời, nguồn tình chắc chẳng chút vơi đâu là’), và cũng vì Nguyễn Huệ là người sống đầy tình cảm, đầy nhân tính và rất thương ‘thiên thần bé nhỏ’, mà đã chinh phục được trái tim người đẹp (năm 1789, sau khi chinh phục thành Đống Đa, ông đã gửi ngay một 'cành đào Nhật Tân' về tặng nàng). Hình như chưa có ai khai thác hết mối tình tuyệt đẹp trong quả tim của Ngọc Hân.

* Về chuyện tình giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cũng có nhiều truyền thuyết, Nguyễn Thị Lộ, 1398-1442, quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là một cô là cô gái bán chiếu, Nguyễn Trãi cảm nàng có tài sắc vẹn toàn nên đã vì nàng mà đã làm nhiều bài thơ nổi tiếng và sau đó đã lấy nàng làm vợ thứ. Nàng theo Nguyễn Trãi phò vua Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh, đồng thời dạy học cho con cháu của các thủ lĩnh và các quan lại trong triều. Đến đời vua Lê Thái Tông, nàng được phong chức ‘Lễ nghi học sĩ’ để dạy cho các cung nữ và tư vấn cho nhà vua về việc trị nước, bà đã có công lớn trong sự bền vững của triều Lê. Có người nói chính vì có sắc và tài, nàng đã vô tình dính líu vào cái chết của vua Lê Thái Tông, mà đã gây ra vụ ‘thảm án Lệ Chi Viên’ (bị tru di tam tộc), theo sử gia Ngô Sĩ Liên, vua là người không đứng đắn, đã ở lại qua đêm với nàng rồi đột ngột qua đời, còn sử gia Phan Huy Chú thì gọi nàng là ‘yêu nữ’!, người ta còn đồn rằng cả vua và Nguyễn Trãi đều chết vì chữ ‘sắc’! Đây là một nghi án lịch sử mà khoảng hơn 20 năm sau (1442-1464), vua Lê Thánh Tôn đã ban chiếu minh oan cho bà. Một số kết luận có khoa học ngày nay cho rằng đó là do ‘chủ mưu’ của Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh liên kết với một số quan lại trong triều ghét tính ‘cương trực’ của ông (truyện 'Sao khuê lấp lánh' sau giải phóng của Nguyễn Đức Hiền đã lột tả được tính cách 'tĩnh lặng' đầy triết lý của ông trước sự phù phiếm của thế tục).

* Về chuyện tình của Nguyễn Công Trứ và Đào nương, Nguyễn Công Trứ, 1778-1858, năm 73 tuổi, ông đã yêu một ả đào hay đào nương mới có 18 tuổi, người ta đồn rằng nàng tên là 'thị Sử', còn ông thì giả làm kép đàn để chòng ghẹo nàng. Là một danh tướng triều Nguyễn, đồng thời là Doanh điền sứ (như bộ trưởng nông nghiệp ngày nay), một ‘nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử trung đại’, có tính ‘ngông’ từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ dần có triết lý sống ‘phong nguyệt vô tận’ hay ‘thuyền quyên ứ hự, anh hùng biết chăng’, ... Nhìn dưới giác độ bản thể luận, 'phá tính' của ông đã đem lại đậm nét 'thú nhàn' của người VN, vào chùa mà dám dắt theo một 'thiên thần bé nhỏ', mặc kệ những đàm tiếu của nhân gian (gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng), khác xa với ý niệm về 'tiêu dao' của người Tàu. Về cuối đời, ông đã say mê tham gia chơi và sáng tác trên 100 bài ca trù hay hát ả đào (một loại hình văn hóa phi vật thể của VN, lúc ấy tại Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và đã lấy một đào nương làm vợ (thiếp), thời đó thuộc loại ‘xướng ca vô loại’ mà đã làm say lòng một danh tướng, một nhà thơ lớn và cũng là một triết gia, thiết nghĩ nàng không thuộc loại tầm thường.

* Về chuyện tình của Thái hậu Dương Vân Nga, 952-1000, nghe nói bà là ‘Hoàng hậu 2 triều’, thậm chí là ‘Hoàng hậu 3 triều’ (!), có 3 đời chồng liên tiếp đều là vua, đó là Ngô Xương Văn (Hậu Ngô vương), Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, mình có cảm giác bà giống như một ‘Cleopatra’ của Việt Nam. Vì quan niệm ‘gái chính chuyên’ thời đó là vô cùng phức tạp, nên các nhà viết sử thời phong kiến cũng phải ngập ngừng khi chấp bút viết những dòng bình luận về bà, nó vẫn còn để lại bao bàn luận cho đến ngày nay. Việc biết khai thác tính đặc dị và uẩn khúc trong mối tình của bà về ‘vai trò lịch sử của bà’ và ‘việc lấy nhiều chồng của bà’, thiết nghĩ là sẽ có kịch tính hay tính bi tráng rất lớn.

* Về chuyện tình của vua Lý Thánh Tôn và Ỷ Lan phu nhân, Ỷ Lan thường được dân gian gọi là ‘Yến cô nương’, 1044?-1117, quê ở Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ai cũng biết, khi vua đi đến đâu cũng có tiền hô hậu ủng, có bao nhiêu quan lại cấp dưới hầu tiếp, xun xoe, rất nhiều người xúm lại quanh vua để lấy ‘danh’, trong khi đó có một người con gái ‘áo tím’ vẫn điềm nhiên tư lự suy nghĩ dưới gốc cây dâu, nàng có phong thái của ‘một con phụng hoàng trong loài người’, mà chỉ có vua Lý Thánh Tôn có cặp mặt vô cùng tinh ý mới phát hiện ra được. Là một thôn nữ xinh đẹp, đoan trang, dịu dàng, thanh nhã, thông minh và ăn nói phân minh, nàng đã chinh phục được trái tim nhà vua, sau này càng được vua yêu quý và phong làm Ỷ Lan phu nhân, và càng về sau, nàng lại rất có thiên tư về nội trị (và kiến trúc) mà đã đóng góp rất lớn cho cơ nghiệp của nhà Lý, nàng không thua gì các vị minh quân trước và sau thời đó, và nàng quả xứng đáng với câu ‘đàng sau sự thành công (vĩ đại) của một người đàn ông, luôn có bóng dáng của một người phụ nữ’.

* Chuyện tình Lan và Điệp là một ‘thiên tình sử’ đạt được mức xã hội hóa và phổ biến nhất ở VN, mà cụ thể bước vào bất kỳ một phòng hát Karaoke nào, ta cũng có thể nghe vang vọng bài hát ‘Chuyện tình Lan và Điệp’ do Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng sáng tác. Chuyện này khởi nguồn từ tác phẩm ‘Tắt lửa lòng’ của Nguyễn Công Hoan xuất bản lần đầu tiên vào năm 1933, nói về mối tình của Điệp vì mắc mưu của một viên quan phủ địa phương mà phải phụ tình vị hôn thê của mình để lấy Thúy Liễu (con gái quan phủ), Lan tuyệt vọng bỏ đi tu, khi Điệp tìm được nàng thì nàng đang trong cơn hấp hối và trút hơi thở cuối cùng. Truyện này sau này đã được rất rất nhiều văn nghệ sĩ tham gia chế tác và diễn xuất thông qua cải lương, chèo, ca kịch và điện ảnh, đặc biệt là soạn giả như Viễn Châu, Trần Hữu Trang, Loan Thảo, ... Người ta ví chuyện tình Lan và Điệp như là một ‘Romeo và Juliet’ hay một ‘Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài’ của Việt Nam.

* Về chuyện tình giữa Mỵ Nương và Sơn tinh/Thủy Tinh thì ai cũng biết, nhưng đặc biệt một trong những người ngưỡng mộ chuyện tình này lại là một nhà thơ ‘bất tử’ trong ‘Việt Nam thi nhân tiền chiến’, đó là Nguyễn Nhược Pháp. Được đọc từ cuối những năm học tiểu học, đến bây giờ mình vẫn còn nhớ:
Tóc xanh viền má hây hây đỏ
Miệng nàng bé thắm như san hô
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ 
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ
, và
Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.
Quỳ lạy cha già, lên kiệu bạc,
Thương người, thương cảnh, xót lòng đau.
Nhìn quanh, khói tỏa buồn man mác,
Nàng kêu: "Phụ Vương ôi! Phong-châu!" ...

8 nhận xét:

  1. Anh ơi em chưa quen với blog mới này . Nó không đẹp gì hết , chán quá à hic hic...

    Trả lờiXóa
  2. Uh, tập dần dần em à, anh cũng hiểu được 50% rồi, chắc phải mất cả tuần, tối vui nghen.

    Trả lờiXóa
  3. Em sang tới rồi đây anh Lá Bàng có nhà khg ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn MTB lặn lội từ bên xứ Obama qua thăm, tí nữa anh dẫn đi măm măm bún riêu nghen, hì..hì..., cám ơn hóc.

      Xóa
  4. Chaiii ui ! Tìm Bàng như the tìm chiêm .
    Chiêm bay hướng bắc tui tiềm hướng Nem ! Hic ! Hic !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ tìm được LB rồi, đừng 'hóc' nữa nghen, hì..hì...

      Xóa
  5. Tìm mãi mới thấy LB
    Ngồi day lâu quá , đành lòng vê thôi
    Sang mừng nhà mới bạn tôi
    Nước chẳng được mời..." Cắp dít đi zia "

    Trả lờiXóa
  6. À, chiều nay LB có món Bún giò (hầm măng với đuôi heo + sườn)và bia SG đỏ, mời QH nhé, hì..hì...

    Trả lờiXóa