Về đây mà uống cà phê
Về đây anh sẽ đê mê hồn người
Về đây 'em' mặt cười tươi
Về đây em tặng nụ cười ấy cho
Về đây em rủ hát hò
Về đây em rủ qua đò ngắm trăng
Về đây em ngón búp măng
Về đây em bớt giá băng cho chàng
Về đây anh khỏi lang thang
Về đây sưởi ấm đông tàn qua xuân
Về đây tình khúc tuyệt luân...
Nói đến Đường Huyền Tông là nói đến Dương Quý Phi, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Dương Quốc Trung, Lý Mão, An Lộc Sơn, Cao Lực Sĩ…, họ đóng vai trò gì trong thiên tình hận Đường Huyền Tông - Dương Quý Phi?
Những thành ngữ như ‘hoa nhường nguyệt thẹn’, ‘mặt như hoa phù dung’, ‘mày như lá liễu’. ‘Đường Minh Hoàng du nguyệt điện’, ‘vũ khúc nghê thường’, ‘cung Quảng Hằng’, ‘giang san và mỹ nhân’, ‘đa tình từ xưa để mối hận’… có liên quan gì đến chuyện này?
Ngoài những truyền thuyết lúc thật, lúc hoang đường về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Đường Huyền Tông trong lịch sử Tàu, hậu thế còn ngưỡng mộ! 'thiên tình hận' lãng mạn giữa ông và Dương Quý Phi, mà trong đó, ông là một trong những siêu chuyên gia ‘sa lưới tình’?
Đường Huyền Tông (685-762), tức Đường Minh Hoàng, tên là Lý Long Cơ. Ông là hoàng đế thứ 6, làm vua được 44 năm, lâu nhất trong số các vua thời nhà Đường.
Từ nhỏ, vì được giáo dục tốt và có khái tính, Lý Long Cơ được Võ hậu (Võ Tắc Thiên) nâng đỡ và phong làm Lâm Tri Vương. Sau khi Võ hậu mất, Lý Đán nhường ngôi cho Lý Long Cơ. Lý Long Cơ lấy tên hiệu là Đường Huyền Tông, đồng thời dẹp loạn Thái Bình công chúa.
Ông đã đưa đất nước đến một trong những thời kỳ cực thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa và là thời kỳ vàng son của lịch sử thế giới. Kế tục sự nghiệp của các đời vua trước, ông tập trung vào việc phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, ngoại giao, chỉnh đốn bộ máy quan lại trong triều, trọng dụng hiền tài… mà ta được biết như: ‘trao đổi hàng hóa trong toàn bộ khu vực châu Á dọc theo ‘Con đường tơ Lụa’ nổi tiếng (Route de la soie)’, giao lưu với Ả Rập, La Mã, Ba Tư, Ấn Độ…, phát triển Phật giáo, có nhiều nhân tài nổi tiếng như nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…, còn cho quân xâm chiếm bán đảo Triều Tiên, củng cố nền thống trị ở An Nam (Việt Nam)… Sự cực thịnh đó đã khiến Đường Huyền Tông sa vào hưởng lạc bằng một lối sống trụy lạc và xa hoa tột đỉnh.
Ông còn là người rất ‘mê gái’, có 59 người con (30 trai và 29 gái), năm 57 tuổi, ông gặp và say mê Dương Quý Phi mà bỏ bê việc triều chính, nội bộ triều đình lủng củng, đại loạn An Lộc Sơn xảy ra. Trong thời gian An Lộc Sơn tấn công Trường An, do tình hình khẩn cấp, thái tử Lý Hanh được quân đội ủng hộ xưng đế là Đường Túc Tông, trong khi đó nội bộ phe An Lộc Sơn có vấn đề, nội bộ tàn sát lẫn nhau, con là An Khánh Tự và đồng bọn giết An Lộc Sơn (năm 757), quân phản loạn trở nên suy yếu và tan rã, rồi bộ tướng Sư Tử Minh đầu hàng, phe Đường Túc Tông thắng trận.
Năm 762, Đường Túc Tông dẹp loạn xong xuôi, rước cha về Trường An phong làm Thái Thượng Hoàng. Sau đó, vì quá thương nhớ Dương Qúy Phi, Đường Huyền Tông lâm trọng bệnh mà mất, thọ 77 tuổi.
Dương Qúy Phi và Đường Huyền Tông:
Là một trong ‘tứ đại mỹ nhân’ trong lịch sử Trung quốc, Dương Quý Phi (719-756) có tên thật là Dương Nguyệt Nhi, tên thường gọi là Dương Ngọc Hoàn, là con gái út trong một gia đình của một gia đình quan lại, sinh ở Tứ Xuyên. Nàng vốn thông minh, từ nhỏ được học ca múa nhạc nên sau này có tài gẩy đàn tì bà, lại giỏi âm nhạc và biết sáng tác một số khúc hát và điệu múa… Đến năm 10 tuổi, cha mẹ chết, nàng đến sống với bác ruột ở Lạc Dương. Khi nàng 17 tuổi thì được tiến cung hầu hạ và trở thành vợ của Thọ vương Lý Mão (hoàng tử thứ 18), nhưng không có chăn gối vì khi đó chàng còn nhỏ, trong lúc nàng là một ‘đóa hoa’ dậy thì đang triển nở xinh tươi lộng lẫy.
Trước khi gặp Dương Ngọc Hoàn, trong số các quý phi, Đường Huyền Tông yêu nhất là Vũ Huệ Phi. Huệ Phi mất, ông ngày đêm buồn bã nhớ thương người tình cũ, các cung tần mỹ nữ khác không thể làm cho ông khuây khỏa được.
Thế rồi chuyện xảy ra giữa ông và Dương Quý Phi như sau. Số là Lý Mão có một ái phi/vợ là Dương Ngọc Hoàn vô cùng xinh đẹp. Hoạn quan Cao Lực Sĩ là một người rất trung thành với vua, khi y đi chơi ở phủ Thọ vương, thấy nàng đúng là tuyệt thế giai nhân ‘khuynh quốc khuynh thành’ bèn giới thiệu với vua.
Gặp nàng, vua liền mê mẫn thần hồn, nét mặt đang buồn vời vợi bỗng trở nên tươi rói và nở nụ cười rạng rỡ… Thấy vậy, Cao Lực Sĩ bèn dùng mưu để giúp vua chiếm đoạt nàng bằng cách đưa nàng vào chăm sóc nhang khói cho Huệ Phi (ở Tập Linh Đài), do đó nàng không còn là vợ của Lý Mão nữa, y lại chọn người đẹp khác để làm vợ của chàng...
Quả nhiên, sau khi lấy được Dương Quý Phi, vua vô cùng thỏa mãn và dần quên được hình bóng của Huệ Phi. Khi gặp nàng, vua đã gần 60 tuổi, nhưng vẫn đa tình, rất phong lưu, vì quá ham mê tình dục, cơ thể suy nhược, nên phải uống thuốc ‘trợ tình hoa’ để đủ sức ‘vui vẻ’ cùng nàng.
Vì có vẻ đẹp ‘thiên tiên thoát tục, siêu dật vô song’ nên nàng được vua vô cùng sủng ái, nàng còn có một thứ quyền lực vô hình khiến vua bị mê hoặc mà chiều chuộng nàng đủ mọi thứ trên đời! Vua phong nàng làm quý phi (hay hoàng hậu Đại Đường, vì lúc đó không có hoàng hậu), phong cha của nàng là Dương Huyền Diễn làm Binh bộ thương thư, phong anh họ của nàng là Dương Xuyên (Dương Quốc Trung) làm Tể tướng và nắm giữ binh quyền, còn ba chị em của nàng cũng được phong làm ‘Phu nhân’ của 3 nước là Hàn, Quốc và Tần...
Quá si mê Dương Quý Phi, ngày đêm vua bám lấy nàng, bày yến tiệc, đàn ca hát xướng… Có một lần nàng muốn đi tắm ở một cái suối có cảnh đẹp như nơi tiên giới, mà nghe đồn là ai tắm sẽ được trường thọ, suối này ở Quái Nam (Tây An), đường lên suối vô cùng khó khăn, vua chìu ý nàng bắt quan dân địa phương cực khổ làm cầu đường rất gấp trong vòng nửa tháng tốn đến hàng vạn lạng bạc và cả trăm người chết! Sau này có 10 bức họa tuyệt vời vẽ về nàng đang tắm ‘tiên’, gọi là ‘Quái Nham Quý phi toàn dục bích họa’ (nghĩa là ‘Bức họa trên vách tả cảnh Dương Quý Phi tắm suối ở Quái Nham, được vẽ vào ngày 25/5/752).
Cái chết của Dương Quý Phi:
Sau khi được phong Tể tướng, Dương Quốc Trung có uy quyền nghiêng ngã thiên hạ, ‘dưới một người, trên vạn người’, nhưng y lại là người bất tài, tự cao tự đại, lo cũng cố quyền lực cho dòng họ và có âm mưu làm phản. Đường Huyền Tông lại tin dùng Tiết độ sứ An Lộc Sơn (người Đột Quyết) và giao cho y kiểm soát một nửa quân đội của triều đình. Dương Quốc Trung thì ghen tị và mưu hại An Lộc Sơn, ngược lại, An Lộc Sơn thì thù ghét Dương Quốc Trung. Vì thế, An Lộc Son có cơ hội và âm mưu làm phản.
Năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn (được gọi là lọan ‘An sử’), tự xưng là Yên Đế, lấy khẩu hiệu chính trị là ‘trừ bỏ gian thần Dương Quốc Trung’, đem đại binh gồm 15 vạn quân tấn công Lạc Dương rồi thẳng tiến chiếm kinh đô Trường An (năm 756), quân của Đường Huyền Tông bị đại bại, 20 vạn quân bị chết.
Lúc đó, Đường Huyền Tông (70 tuổi) cùng với Dương Quý Phi và một số quần thần bỏ chạy vào đất Thục. Ngày 14/7/756, khi mọi người chạy đến vùng Mã Ngôi thì binh lính không chịu đi nữa, một phần là vì lương thực đã hết, một phần họ cho rằng Dương Quốc Trung và Dương Quý Phi là nguyên nhân của đại loạn, và cho rằng nàng là mầm mống của một ‘Võ hậu’ thứ hai, thậm chí còn cho rằng chính nàng gian dâm với An Lộc Sơn nên mới có chuyện này (có tư liệu nói rằng An Lộc Sơn xin làm ‘con nuôi’ của Dương Quý Phi để tiện ra vào cung và gian dâm với nàng). Họ đã nổi loạn giết chết Dương Quốc Trung và ép vua phải hạ lệnh treo cổ Dương Quý Phi, xác của nàng được chôn vội bên đường. Thế là kết thúc cuộc đời của một tuyệt đại mỹ nhân trong lúc nàng mới có 38 cái xuân xanh, và thế là sản sinh ra cái được gọi là ‘thiên tình hận!
Các văn sĩ, thi sĩ và nghệ sĩ ca tụng sắc đẹp của Dương Quý Phi:
-Thành ngữ ‘hoa nhường nguyệt thẹn’:
Vào thời nhà Đường, người ta quan niệm phụ nữ đẹp và hấp dẫn là phải tròn trịa, hơi mập một tí, nói như ngôn ngữ bây giờ là phải ‘mẩy’ (hay ‘có da có thịt’, ‘điện nước đầy đủ’…). Thành ngữ Tàu xưa có câu ‘Yến ốm Hoàn mập’, ý nói người đẹp Triệu Phi Yến thời Hán là ‘mình dây’, còn người đẹp Dương Quý Phi thời Đường là ‘tròn trịa’.
'Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kiềm được, buông lời than thở: ‘Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?’. Lời chưa dứt lệ đã tuôn rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại… Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Quý Phi là ‘tu hoa’, có nghĩa là nàng có sắc đẹp đến nỗi hoa phải xấu hổ, hay ‘hoa nhường nguyệt thẹn’. .
-Lý Bạch và Ngô Tất Tố ca tụng Dương Quý Phi:
Có tư liệu nói rằng Lý Bạch yêu Dương Quý Phi!, quan hệ giữa 2 người rất gần gũi, vua ghen, Lý Bạch phải xin từ quan. Ông đã làm bài thơ ‘Thanh bình điệu’ để ca tụng sắc đẹp của nàng: ‘Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung. Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng. Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến. Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng’.
Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng,
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong.
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông (Ngô Tất Tố dịch)
-Bạch Cự Dị và Tản Đà ca tụng Dương Qúy Phi:
Bạch Cư Dị có bài ‘Trường hận ca’ nói về thiên tình hận giữa Đường Huyền Tông và Dương Qúy Phi, ý nói ‘đa tình từ xưa để mối hận’, ông có một số câu mà hậu thế vẫn thường hay nhắc nhở: ‘Phù dung như diện liễu như mi. Đối thử như hà bất lệ thùy’.
Phù dung đó! Mặt ai đâu tá?
Mày liễu đâu? Cho lá còn như!
Càng trông hoa liễu năm xưa
Càng xui nước mắt như mưa ướt đầm (Tản Đà dịch)
và ‘Thiên trường địa cửu hữu thì tận. Sử hận miên miên vô tuyệt kỳ’
Đa tình từ xưa để mối hận
Mối hận này dằng dặc có bao giờ nguôi.
Riêng hai câu này, mình lại thích cách dịch của thời @ như sau:
Yêu ai bằng yêu người tình
Hận ai bằng hận người mình đã yêu.
-Đường Minh Hoàng du nguyệt điện - Vũ khúc nghê thường (chuyện Tàu):
Mỗi đêm trăng rằm, Đường Minh Hoàng bày yến tiệc và cùng với Dương Quý Phi thưởng thức ánh trăng và xem ‘Vũ điệu nghê thường’ để tưởng tượng như là hai người đang hưởng lạc thú ở nơi Nguyệt Điện (cung trăng).
Theo sách Dị văn lục, chuyện kể rằng, một đêm Trung thu, Đường Minh Hoàng thấy trăng sáng, đẹp, bèn mơ ước được lên đấy để chơi, nhờ có đạo sĩ La Công Viễn (hay Diệp Pháp Thiện) hóa một giải lụa trắng thành một cái cầu để đưa vua lên Nguyệt Điện. Trên đó, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, ông được xem các tiên nữ với xiêm y rực rỡ, múa hát trong tiếng nhạc du dương, ông xem mê say thì trời sáng, tí xíu nữa quên về trần thế nếu không có đạo sĩ này nhắc. Về nhà, ông nhớ lại điệu vũ ấy rồi chế tác ra khúc ‘Nghê Thường vũ y’ cho cung nữ múa hát.
Theo sách Đường thi, nghê là cầu vồng, thường là xiêm y (màu áo dài xanh viền vàng, sọc vàng hay màu 5 sắc cầu vồng = màu nghê thường!), vũ y là dệt bằng lông chim. Nghê Thường vũ y là vũ khúc Bà La Môn trước tiên ở Ấn Độ (nước Quy Tư, tồn tại từ đầu Công nguyên, nay không còn nữa), theo Con đường tơ lụa mà truyền qua Tây Lương (thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay), rồi truyền đến Trung Hoa.
-Nguyễn Gia Thiều có 2 câu thơ nói về ‘Vũ khúc nghê thường’:
Dẫu mà tay múa, miệng xang
Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng (Cung oán ngâm khúc)
Và Đoàn Thị Điểm/Đặng Trần Côn (!) cũng có 2 câu thơ:
Đong đưa khoe thắm, đưa vàng
Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha (Bích Câu kỳ ngộ)
-Chuyện 'Vũ khúc nghê thường' cải biên ở Việt Nam nội dung cũng như trên, nhưng có thêm nhân vật Hằng Nga. Tại cung Quảng Hằng, Đường Minh Hoàng gặp Hằng Nga, được nàng chiêu đãi các bài múa do tiên nữ trình diễn gọi là ‘Nghê Thường vũ y’, ở đấy, ông đã buông lời trêu ghẹo tán tỉnh Hằng Nga, nàng tức giận bỏ đi. Sau đây là một đoạn trích trong một vở cải lương do nghệ sĩ Vũ Luân (vai Đường Minh Hoàng) và Tú Sương (vai Hằng Nga) trình diễn:
-Đường Minh Hoàng: Tiên thánh hay người trần cũng có trái tim, nơi đây chỉ có hai ta sao nàng nỡ lòng hờ hững. Hằng Nga hỡi, hãy để cho ta được một lần thỏa nguyện, dù đổi cả giang san ta cũng cam lòng… Hằng Nga! Hằng Nga ơi! hãy đến đây với ta!… Nàng hiểu cho ta vì men nồng vũ khúc hay ta say vì Hằng Nga một nhan sắc trang đài?... Nàng đã cho ta một lần gặp gỡ. Sao phải cam đành muôn thủa phải cách xa...
-Hằng Nga: Vẫn bao lời ong bướm, vẫn đôi câu sỗ sàng! Xin quay gót lui về chốn trần gian… Là thiên tử xin người cẩn ngôn, gìn giữ chốn thiên môn nghiêm cấm, giở thói trăng hoa e rước họa cho mình… Thiên luật nghiêm cung thiếp phải vẹn gìn. Là thiên tử sao đắm mình vào tửu sắc, biết bao đời vua tan sự nghiệp vì họa thủy hồng nhan, đây là tiên bồng đâu phải chốn trần gian, đừng để tiếng mang Đường Minh Hoàng bất chính… Ngài hãy quay về tỉnh giấc du sơn, thần dân Đường quốc đang mong chờ minh chúa! Tiên và trần khó thể giao hòa. Lời đã cạn, Hằng Nga xin lui....
Cổ nhân có nói như sau: ‘Quốc sắc triêu hàm tửu. Thiên hương dạ nhiễm y’, có nghĩa là ‘Sắc nước sáng say rượu. Hương trời tối ướt áo’; ‘Khuynh quốc khuynh thành vị đa tình’, có nghĩa là ‘Nghiêng nước nghiêng thành bởi thói đa tình’; ‘Tự cổ mỹ nữ danh họa thủy’, có nghĩa là ‘Từ xưa đàn bà đẹp đều là mối tai họa’; ‘Triết phu thành thành. Triết phụ khuynh thành’, có nghĩa là ‘Người đàn ông giỏi dựng nên thành trì, người đàn bà đẹp làm nghiêng ngã thành trì’, còn Bạch Cư Dị nói là ‘Đa tình từ xưa để mối hận’…
Người ta thường nói Napoleon có sự nghiệp là thế này thế kia, Khang Hy - Càn Long có sự nghiệp là thế này thế nọ, rồi Đường Huyền Tông... Nhưng lột hết cái vỏ bên ngoài của ‘củ hành’ thì còn lại cái lỏi hay cái nhân bên trong là cái gì, ý nói là tận cùng sâu thẳm bên trong tâm hồn của con người nói chung là muốn cái gì? Ngạc nhiên chưa!, cái cuối cùng của họ là 'khát vọng sống' hay ‘khát vọng tự do’ - nói nôm na như hiện nay là ‘em về tinh khôi’ - mà một trong những cứu cánh đó là tình yêu, với minh họa khá hiện đại, chuyện tình cuối đời của Napoleon và Betsy là một ví dụ điển hình.
Còn ngày xưa, Đường Huyền Tông, một trong những vị hoàng đế vĩ đại của Tàu, vì muốn ‘về tinh khôi’ mà cuối đời lại quá si mê Dương Quý Phi đến nỗi bỏ mặc cả giang san! Mình đã tả ở trên: ‘Vua vì ngày đêm buồn bã nhớ thương Dương Qúy Phi nên lâm trọng bệnh mà chết’, còn trong bài vọng cổ trên: ‘Hằng Nga hỡi, hãy để cho ta được một lần thỏa nguyện, dù đổi cả giang san ta cũng cam lòng’, như vậy là chuyện Đường Huyền Tông sẵn sàng ‘đổi giang san để lấy mỹ nhân’ không những được biết nhiều ở Trung Hoa mà còn lan truyền đến Việt Nam, điều này cho thấy ông quả là một trong những vị vua ‘mê gái’ có thể nói là... vô địch thiên hạ!
Nói chung, hoàng đế cũng chết, tuyệt đại mỹ nhân cũng chết, ta cũng sẽ chết, mà chết là hết. Dù sao, dưới giác độ ‘được chết dưới gốc cây phù dung là hạnh phúc của đàn ông’ và cá nhân ông, tình yêu của Đường Huyền Tông cũng rất lãng mạn! Và dù sao, Dương Quý Phi quả thật là quá đẹp, tuyệt đẹp, đến nỗi mà nhiều người đã làm thơ ca tụng sắc đẹp của nàng, và cho đến nay cũng không thiếu gì đàn ông còn mơ tưởng đến nàng:
Em là tất cả mối tình si
Ngày đêm vọng mãi tiếng thầm thì
Hình ai in mãi trong tim đó
Chết lịm hồn anh, khúc biệt ly!
loay hoay mới qua được nhà bạn nè!
Trả lờiXóagiáo cũng còn lọng cọng lắm!
hehe... miễn tụi mình đừng lạc nhau là được ha!
ngủ ngon nhe!
Uh, LB cũng khó khăn, DS bạn bè mới có 4 người, trừ LB ra thì còn có 3 người, kg biết add nick, híc..híc...
XóaUh, LB cũng khó khăn, DS bạn bè mới có 4 người, trừ LB ra thì còn có 3 người, kg biết add nick, híc..híc...
Trả lờiXóaOi! Sao NGLB up bài viết lên Blogspot nhanh thế nhỉ!
Trả lờiXóaLoay hoay mãi mới tạo Blog xong.
Hic mỗi lần dọn nhà mệt quá!
À, Vy copy bên yahoo.blog rồi dán vào bên google.blog, rồi lưu, mất nửa phút/entry
Xóa1 giờ up được 120 entry, 10 giờ up được 1200 entry
"như vậy 1 ngày up được 2880 entry"
hì..hì...
Lưu:
Trả lờiXóa-Mưa buồn rả rích suốt đêm
Khuya trời lành lạnh bỗng thèm bờ môi
Trái tim đa cảm đâu rồi?
Đến đây em nhé, cùng ngồi cà phê
Vòng tay em, rất đê mê
Mơn man anh cảm cận kề thịt da
Trời mưa mới thú em à
Thì thầm to nhỏ, quấn ra, quấn vào.
Lưu:
Trả lờiXóa-Lâu ngày bỗng thấy tái tê
Anh xa, anh nhớ, anh về mãi say
Nghê thường vũ điệu thiên thai
Thương ai, thương quá, thương hoài chả quên
Chạnh lòng lại nhớ đến em
Đường cong cong ấy, mềm mềm dáng ai
Mây theo làn gió bay bay
Anh như khói thuốc, say say theo nàng.