Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

323. Khang Hi và ‘Khoa học về tham nhũng’


Bài viết này xuất phát từ một lời bình của blogger Nguyễn Xuân Khanh (trong entry 322) như sau: ‘Tự hào là người Việt Nam dù cho mình vẫn còn một số mặt ta chưa bằng ai. Nhưng phải nói là người Việt Nam mình thông minh sáng tạo chưa ai bằng mình...’.
Và dưới đây là một bài viết thuộc loại tản mạn, hay nói đùa là viết như phong cách ‘thơ Nguyễn Phong Việt’, hì…
*Lời bình trên làm mình nhớ tới từ ‘đoàn kết’: ‘một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao’ hay ‘đoàn kết là sức mạnh’.
Cha chú mình có kể chuyện rằng: Ngày xưa Kim Dung tự bị trục xuất ra khỏi Bắc Kinh (do viết nhân vật Nhậm Ngã Hành, trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’, có ám chỉ đến ai đó), rồi tự sống lưu vong ở Hồng Kông. Sau này, ông được mời quay lại làm Viện sĩ danh dự và giảng dạy triết tại Trường đại học triết Bắc Kinh. Lưu ý rằng Kim Dung không chỉ là người viết truyện kiếm hiệp nổi tiếng mà còn là giảng viên triết học, cũng như Lý Tiểu Long không chỉ đơn thuần là võ sư nổi tiếng trên thế giới mà còn là sinh viết triết của một Trường đại học tổng hợp (triết) bên Mỹ.
Cách đây vài năm, mình có đọc một tài liệu trên mạng nói rằng: Ngày xưa ‘Bắc Kinh’ vốn không thích triết gia Hồ Thích... Nhưng gần đây, họ lại dựng Hồ Thích trở thành một ‘triết gia cận-hiện đại’ của Tung Của! Sự kiện Mạc Ngôn mới đây cũng không ngoại lệ.
*Nói thêm tí, người theo Phật không bao giờ nói người theo Chúa là người ‘ngoại đạo’ hay ngược lại. Người ngoại đạo có gì không tốt, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, Trịnh Công Sơn, Đỗ Long Vân… có thể là người ngọai đạo, nhưng những người đã ngồi nhậu với mấy ổng đều nói là mấy ổng hiền khô à.
Và mặc dù mình biết rằng Bùi Giáng có lúc viết rất sâu sắc, có lúc viết rất ‘ngẫu hứng’, triết lý của ông thì tản mạn chả có hệ thống. Phạm Công Thiện thì rất siêu, nhưng ông lại tưởng là trên đời không có ai siêu bằng mình, nên ông viết cường điệu hóa, quá tả quá hữu, vì thế mà nhiều khi ‘cái tôi’ đã che lấp phần triết lý mà ông muốn thể hiện. Còn Đỗ Long Vân thì viết triết lý rất sâu sắc trong ‘Vô Kỵ giữa chúng ta’ (hay ‘Hiện tượng Kim Dung’), có gì đâu! Nhưng về trí tuệ thì Bùi Giáng, Phạm Công Thiện hay Đỗ Long Vân chả thua Hồ Thích chút nào, thậm chí có nhiều cái cao hơn, nên nếu ta không vinh danh Bùi Giáng, Phạm Công Thiện hay Đỗ Long Vân thì vinh danh Hồ Thích à!
*Nhiều người bị sa vào cái được gọi là trí tuệ (nhân vật Nể Hành chẳng hạn, trong truyện ‘Tam quốc chí’), nhưng trí tuệ là gì?, nó không chỉ là những gì trong sách vở mà còn, quan trọng hơn nhiều, là những gì có giá trị trong thực tế, trí tuệ càng sâu sắc thì càng đơn giản, và trí tuệ được cô đọng lại thành sự khiêm tốn mà sự phức tạp là kẻ thù của trí tuệ, quan trọng hơn cả, tự cao tự đại là kẻ thù nguy hiểm nhất của trí tuệ.
*Sáng nay, 6/3/2013, trong bản tin thời sự trên kênh VTV1, vào lúc 6g41’40”, một người nước ngoài đã giải thích về lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm ‘thật’ bằng một ví dụ như sau: nếu ta thả một quả trứng xuống bàn, nó sẽ vỡ; nếu ta thả một quả trứng có giấy tissue (giấy vệ sinh) và nhựa bọc bên ngoài, nó sẽ không vỡ. Mũ bảo hiểm thật có một lớp ‘đàn hồi mềm’ bên trong mà sẽ bảo vệ cho đầu ta tránh khỏi những va chạm nguy hiểm bên ngoài, còn đội mũ bảo hiểm giả cũng như là không đội mũ bảo hiểm. Đó là trí tuệ, nó được đặc trưng bằng sự đơn giản.
*Trước đây mình có gọi ‘khoa học về tổ chức’ là ‘tổ chức học’ (phương pháp ‘chọn thứ tự ưu tiên’ hay phương pháp ‘tối ưu hóa’), với tư cách là một khoa học độc lập như Toán học, Vật lý học hay Hóa học vậy. Nay mình hay gọi ‘khoa học về tham nhũng’ là ‘tham nhũng học’.
Trong lịch sử thế giới, tham nhũng góp phần rất lớn vào việc suy tàn của các triều đại, cụ thể ở Việt Nam như sau:
-Triều đại nhà Tiền Lê kết thúc: Lê Ngọa Triều ăn chơi sa đọa.
-Triều đại nhà Lý kết thúc: Lý Cao Tông chơi bời vô độ.
-Triều đại nhà Trần kết thúc: Trần Dụ Tông ham mê tửu sắc, xây dựng cung điện nguy nga, Chu Văn An về vườn; Trần Hôn Đức Công suốt ngày rong chơi, Trần Nghệ Tông nghe lời nịnh thần.
-Triều đại nhà Hậu Lê kết thúc: vua Lê Hiển Tông/Lê Chiêu Thống nhu nhược, Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền.
-Triều đại nhà Nguyễn (Tây Sơn) kết thúc: Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền, nạn bè phái...
-Triều đại nhà Nguyễn (Nguyễn Ánh) kết thúc: Khải Định thích ăn chơi và tiêu xài hoang phí, Bảo Đại tiêu xài vô độ và trụy lạc...
*Ngày xưa, vua Khang Hi vô cùng trăn trở về tệ nạn tham nhũng tràn lan trên khắp đất nước Trung Hoa. Vì thế, ông đã thực hiện các chuyến vi hành (gọi là ‘Khang Hi vi hành’) đến tận những nơi ông nghe đồn là có hiện thượng tham nhũng, tại đó, chính ông (cùng một số cận vệ thân tín) đã trổ hết tài năng điều tra, thu thập bằng chứng và xử lý vô cùng nghiêm khắc bọn tham quan ô lại.
Tuy nhiên, ‘sức người có hạn’, có lúc Khang Hi tuyệt vọng vì tệ nạn tham nhũng phổ biến: ở địa phương/xã nào cũng có, rồi ông sinh ra một số triết lý cá nhân bi quan đến nỗi muốn ‘chết đi’ hay từ bỏ ngôi hoàng đế để làm ‘lão bá tánh’ (rồi ông khám phá ra là ‘làm lão bá tánh thì khó hơn làm hoàng đế nhiều’, vì lão bá tánh thì không có quyền hành và thấp cổ bé miệng).
Nếu không nhờ sự quyết tâm hết mình của ông cộng với sự hỗ trợ tinh thần cao độ của Nghi Phi, Pháp Ấn, Tam Đức Tử, Tiểu Đào Hồng và tình yêu cao cả của các dân nữ như Nhạc Thanh Nhi, Tác Dung Nhi, Hiêp nữ giang hồ ‘Nghi Phi 2’… thì triều đại nhà Thanh đã kết thúc từ thời đó.
*Gần đây, một số nhân vật cao cấp hay nữ tổng thống Arroyo của Philippines có nói đại ý là ‘nạn tham nhũng ở Philippines làm băng hoại ít nhất là 2 thế hệ (= 50 năm)’. Tham nhũng như là con sâu đục thân nằm trong thân cây cà phê, là con sâu hại nằm sẵn trong nụ hoa mai, là 'hồn' ma túy nhập vào cơ thể của người nghiện hút, là con virus HIV nằm trong người mắc bệnh SIDA…, tựu trung, tham nhũng là kẻ hủy diệt sức mạnh/sự đoàn kết. Vì thế, việc nghiên cứu tham nhũng cần được xem như là một khoa học độc lập trong xã hội hiện đại.
*Trong entry 221, mình có gọi Khang Hi là ‘triết gia’ vì: những chuyến vi hành chống tham nhũng và những trăn trở về tham nhũng có hàm chứa đầy chất triết lý mà từng lời phát biểu của ông đã được cấp dưới tâm phục khẩu phục, và có thể gọi các chuyến vi hành của ông là các chuyến đi ‘triết lý’. Những trăn trở đó, mặc dù được hậu thế kể/diễn lại, nhưng nội dung sâu xa không kém những gì mà Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử hay Mạnh Tử đã suy nghiệm.
*Cuối cùng, có một nhà đại thông thái đã nói ‘ngươi là cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi’, còn nếu ngươi là tham nhũng thì sẽ trở về với cái gì, hỡi triết gia Khang Hi thân mến của tui? Hết.

17 nhận xét:

  1. Tất cả cuối cùng có phải cũng trở thành cát bụi hết, đúng không a? Cuộc sống vẫn vậy, đa chiều....A nhỉ? Chúc a một ngày nhiều niềm vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn có 1 chiều nữa, đó là chiều miền tím nữa đóa, cám ơn em, 8/3 vui vẻ và ngọt ngào nghen.

      Xóa
  2. Một bài viết sâu sắc, phân tích, bình luận, dẫn chứng...cụ thể... Hay! thích!

    Trả lờiXóa
  3. Một bài viết xuất sắc. lời lẽ sắc béng, câu văn khúc chiết, rành mạch, rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, luận bàn 1 cách...bác học! hay, thích!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn của mình khen là lời bình của LXH rất là tuyệt vời, LB rất trân trọng, chúc bạn ngày 8/3 thật vui vẻ và nồng nàn, NGLB.

      Xóa
  4. Anh ơi! Tham nhũng ở đâu cũng có. Anh "Gom" một phần thôi cũng mệt phờ râu.
    Lúc nào cũng khỏe nhé anh, để "Gom tiếp"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi:
      Lâu ngày mới thấy Ti-gôn
      Nên anh mừng quá, anh hồng nước da
      Hì...hì..., cám ơn Tím, chúc 8/3 vui vẻ và ngọt ngào nghen.

      Xóa
  5. Em khoái bài này, ngòi viết của anh thật bén và sâu sắc đó anh.
    Em sang thăm, mến chúc anh và gia đình tối thứ tư ngủ thật ngon giấc nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Ninh nhé, nghe N ở Biên Hòa! mà chưa được gặp, chúc mọi sự tốt lành nhé, thân.

      Xóa
  6. Không ngờ chỉ một lời bình của mình mà NGLB có một entry thật sắc bén. Hy vọng Tham nhũng học sẽ được nghiên cứu kỹ để những người lãnh đạo không còn phải đau đầu nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lb chỉ kể chuyện xưa thôi, rồi sực nhớ chuyện ngày nay, cái gì cũng cần suy nghĩ kỹ, hì..., và cần phải có thêm thời gian, cám ơn XK nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  7. xin chào nhà triết lí "lá bàng", một ngày bình yên nha! (nhưng bình yên có phải là triết lí phứt tạp không đấy bác?)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Mộc, mình chuẩn bị uống cà phê, cà phê đơn giản thui, hì..., thank bác, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  8. Lá Bàng mê chiện Tàoo heng , em hông rảnh xem phin Tàoo chiện Tàooo chán dậy á !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là chuyện dân gian Việt và quốc tế, 'lâu lâu đội tuyển nữ Việt Nam đấu với đội tuyển nữ Tàu tí thui cho dui'(đang có giải VTV Bình Điền đóa), LB thấy nữ cầu thủ bóng chuyển VN đẹp quá, thân.

      Xóa
  9. Bài viết của anh luôn đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức khảo cứu, tư duy và triết học. Phần lớn nhiều chứng tích lịch sử lâu nay em đã quên nhờ anh mà em được lục lại. Những người viết tâm huyết như anh rất hiếm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, LB thường nhớ về những điều mà ngày xưa bác/chú hay ba mình kể, và ngày nay có nhiều bạn vẫn thường hay kể chuyện đời cho LB nghen, rồi LB 'gom' lại và xử lý, hì..., cám ơn PTV, 8/3 vui vẻ và ngọt ngào nghen.

      Xóa