Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

324. Nhân đọc truyện Kỷ Hiểu Lam, Tể tướng Lưu gù và Hòa đại nhân

Nửa tháng nay, mình định đăng mấy bài thơ cho vui, nhưng chưa có thời giờ, thôi viết vài bài đã rồi tính sau. Dưới đây là một ít tư liệu lý thú về Kỷ Hiểu Lam, Tể tướng Lưu gù và Hòa đại nhân. Ngoài ra, mình cũng có tham khảo thêm về sử Việt.
Ba nhân vật này đều là các chính trị gia nổi tiếng, có chức vụ cao dưới triều Thanh, nằm trong ‘Nội các đại thần’ (như thủ tướng/bộ trưởng ngày nay vậy). Trong số 3 người thì Tể tướng Lưu gù sống lâu nhất (thọ 86 tuổi), rồi đến Kỷ Hiểu Lam (thọ 81 tuổi), còn 
Image result for hòa đại nhânHòa Thân chết sớm (thọ 49 tuổi, vì bị treo cổ).

Kỷ Hiểu Lam (1724-1805) trải các đời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long và Gia Khánh, là một trong những đại trí thức của Trung Hoa thời đó: ‘Ông giữ chức quan Tổng biên tập biên soạn bộ Tứ khố toàn thư, chép 10.254 loại sách, gồm 172.860 quyển, cơ hồ thu nạp hết kinh sách văn học sử Trung Quốc thời vua Càn Long về trước. Phải điều động đến vài ngàn sĩ tử, học giả làm việc ròng rã 20 năm mới xong. Ông soạn thêm một số sách khác, viết bút ký Duyệt Vi thảo đường được xem là Liêu trai chí dị thứ hai’ (theo vietbao.vn).
Ông chủ yếu hoạt động dười thời vua Càn Long, được vua tin cậy (nhưng cũng có lúc bị bãi nhiệm và đày về biên giới Ô Lỗ Mộc Tề hết mấy năm).
Ông còn là bạn thân của Lưu Dung và là đồng nghiệp của Hòa Thân. Được xếp vào loại đệ nhất tài tử vào thời đó, vào cuối đời, ông chán ngán cảnh quan trường, sống rất phong lưu và xem tình yêu là số một: ‘nếm mỹ tửu và kề cận mỹ nữ đất Dương Châu, lui tới cả chốn lầu xanh Đệ nhất thị Hồng kiều’.

Tể tướng Lưu gù’ có tên là Lưu Dung (1719-1805), cũng trải qua các thời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long và Gia Khánh, ông đã từng làm quan với các chức Lễ bộ thượng thư, Đại học sĩ… và là con rể của Lục Vương gia (một phần nhờ đổ Trạng nguyên).
Vì là bạn thân của Kỷ Hiểu Lam, ông được họ Kỷ đặt biệt hiệu là Lưu la oa (‘la oa’ có nghĩa là lưng gù). Khác hẳn với Hòa Thân, ông là một vị quan xa lạ với tham nhũng, ăn mặc giản dị, thích ăn bắp, khoai lang, sắn, nhất là món bánh tráng rán cuốn hành.
Ngoài ra, ông còn là một vị quan luôn luôn chịu trách nhiệm về những gì mà ông đã thực hiện trước dân, vì thế ông được ‘lão bá tánh’ yêu quý và ca tụng như thần thánh:
‘Giữa đất trời sừng sững một cái cân.
Nhân dân chính là cán cân.
Ngài là quả cân giữ cho giang sơn yên ổn thăng bằng.
Nào là công danh, nào là tham vọng.
Nào là thẳng ngay, nào là gian dối.
Ngài luôn luôn phân định rạch ròi.
Lưng gù nhưng tấm lòng ngay thẳng.
Nghiêm minh mà vẫn vui tươi.
Ngài để lại cho đời bao tiếng thơm.
Còn mãi lưu truyền cho hậu thế’.

Hòa đại nhân’ hay Hòa Thân (1750-1799) xuất thân từ một gia đình nhà võ, không giàu có lắm. Tuy không có bằng cấp nổi trội, nhưng thuở nhỏ ông là một cậu bé có thiên tư, có một nền học vấn rất cơ bản, lớn lên lại rất chịu khó tự học, vì thế có lúc làm đến chức Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc…., đặc biệt là ông rất có tài về ‘nâng cần’ (= nịnh).
Ông là ‘sủng thần’ của vua Càn Long, đã từng tư vấn nhiều ‘giải pháp’ trị nước cho vua và được đề bạt thăng chức đến 47 lần (mà được xem là ‘vị vua thứ hai’ vào thời đó). Tuy nhiên, ông yêu ‘tiền’ hơn dân mà đã đem hết trí lực và sức lực trong đời ra để vơ vét càng nhiều càng tốt, ông đã từng tuyên bố: ‘thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có’, và ngày nay Cung Vương Phủ vẫn còn đó: ‘Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2’, và 'Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh’ (theo ttvnol.com).
Vì thế, ông được nhân dân phong tặng danh hiệu ‘Đệ nhất tham quan’. Sau khi vua Càn Long chết, do những tác động hữu hiệu của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung, Hòa Thân bị vua Gia Khánh hạ lệnh thắt cổ giữa chợ, thế là Đệ nhất tham quan cũng đành phải ‘tủi nhục’ về với cát bụi.

Đọc Tàu thì phải hiểu ta, nếu không thì đừng đọc Tàu! Ở Việt Nam cũng có các nhân vật không kém phần nổi tiếng và rất phức tạp (đều có hai mặt tích cực và tiêu cực), ví dụ như Tô Hiến Thành, Trần Thủ Độ, Chu Văn An... 

-Tô Hiến Thành (1102-1179) là người văn võ song toàn, là võ quan dười thời vua Lý Anh Tông/Lý Cao Tông và làm đến chức Thái úy. Ông có công lớn trong việc bình loạn Thân Lợi (y bị chém đầu, còn các thành viên nổi loạn thì được tha) và mở mang bờ cõi Đại Việt (về phía Tây Bắc, chống quân xâm lược Chân Lạp, bình Chiêm Thành…). Có truyền thuyết kể rằng: Khi Tô Hiến Thành bị bệnh nặng sắp chết, có quan tư vấn chính sự là Vũ Tán Đường hàng ngày đến chăm sóc, còn đại thần Trần Trung Tá vì bận việc nước nên ít đến thăm. Thái hậu hỏi: ‘Sau này ông chết thì ai sẽ là người thay thế?’. Ông đáp: ‘Là Trần Trung Tá’. Thái hậu lại hỏi: ‘Tại sao vậy?’. Ông trả lời: 'Nếu chọn người hầu hạ tôi thì tôi chọn Vũ Tán Đường, còn nếu chọn người thay thế tôi để lo việc cho dân cho nước thì tôi chọn Trần Trung Tá’. (Tiếc thay Thái hậu không nghe lời, Lý Cao Tông sau đó chỉ lo ăn chơi sa đọa, nhà Lý suy vong). Câu nói nổi tiếng này của ông đã được lưu truyền trong dân gian cho đến nay.

-Trần Thủ Độ (1194-1264) được lịch sử đánh giá là người sáng lập ra nhà Trần, và trên thực tế ông có quyền hơn vua trong 40 năm đầu nhà Trần (1226-1264). Bằng các thủ đọan chính trị khác nhau, có lúc ông đã đối xử với con cháu nhà Lý bằng thái độ ‘nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc’, nhưng ngoài việc là một vị Thái sư rất nghiêm minh, ông còn góp phần làm sản sinh ra các minh quân như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông... mà đã đánh tan quân Nguyên-Mông làm vinh danh cho dân tộc Việt, và trong đó ông có câu nói nổi tiếng: ‘đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo’ (theo vn.answers.yahoo.com). 

-Chu Văn An (1292-1370) là người không ham bước chân vào chốn ‘quan trường’ nên đã mở trường dạy học riêng bên kia bờ sông Tô Lịch ở đất Hà Thành, một trong những mục tiêu của ông là để truyền bá tư tưởng Khổng giáo vào Việt Nam (vào thời đó là chuyện bình thường). Thời Trần Minh Tông, ông có ra làm việc ở Quốc tử giám và làm quan Thái phó dạy cho thái tử. Đến thời Trần Dụ Tông, nhận thấy bọn quan lại làm quá nhiều điều thương thiên bại lý, ông dâng sớ xin chém đầu 7 nịnh thần (Thất trảm sớ) nhưng vua không nghe nên ông chán nản từ quan về vui thú điền viên tại núi Phượng Hoàng (Hải Dương) và lấy bút hiệu là Tiều Ẩn (người làm rừng ở ẩn). Hiện trong đền thờ ông có 2 câu đối:
Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc
Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong
(Cuối đời Trần là thời nào, ngâm vịnh rong chơi há chẳng phải là cái thú vui của bậc hiền giả? Núi Phượng vẫn còn dấu vết ở ẩn, đỉnh non vẫn mãi mãi ngưỡng mộ phong thái của kẻ triết nhân!).

Đến đây tôi xin nói thêm vài dòng ngoài ‘chính sử’ với 2 câu chuyện nhỏ.
Khi Tôn Ngô Không gặp đối thủ, y thường nói:
-Ngươi có biết ông ngoại của ngươi đây là ai không? Ông là Tề Thiên Đại Thánh đã từng đại náo Thiên Cung đấy. 
 Đối thủ của y bèn trả lời:
-À, ta biết rồi, ngươi là Bật Mã Ôn đã từng giữ ngựa cho Ngọc Hoàng đấy chứ gì?.
Nghe xong, Tôn Ngộ Không tức quá trời…

Một hôm, có một ‘lão bá tánh’ vô tình gặp Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung ở Thiên đình, ổng mới kể rằng:
-Ở dưới hạ giới có một con bò, vì nó tưởng nó là Tề Thiên Đại Thánh nên vươn dài cái lưỡi ra liếm khắp nơi.
Nghe xong, hai ông Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung cười quá trời...

Và sáng nay mình có nói với một người bạn là định đóng hơn mấy trăm cái entry này lại, bạn mình mới ngạc nhiên hỏi
-Sao vậy?
Mình mới nói đại ý là:
‘Con người phải vướng vào một nghịch lý, đó là: ‘cái tốt và cái xấu’ là 2 viên ngọc đẹp lấp lánh của vũ trụ, tạo hóa đã tạo ra nó chắc là có lý riêng của ngài, việc bị tác động bởi ngoại lực ‘tốt-xấu’ vào đầu ta quá nhiều làm nảy sinh ra một chất độc là ‘hư vô’, vì thế ngài cũng lập tức tạo ra một chất giải độc thần diệu cho loài người, đó là tình yêu.
Chắc Kỷ Hiểu Lam cũng nghĩ vậy...

---------------------------------- 
Các nguồn tham khảo chính:
-http://ttvnol.com/f_69/p-18642423 
-http://vietnamese.cri.cn/541/2011/03/28/1s153451.htm 
-http://vietbao.vn/Van-hoa/Ky-Hieu-Lam-phong-luu-tai-tu/45143903/105/ 
Và các tài liệu khác có liên quan.

15 nhận xét:

  1. HV sang chúc anh chiều thứ năm thật khỏe,vui,hạnh phúc nhé anh !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Hoa Vàng đã ghé nhà, chúc 8/3 vui vẻ ngọt ngào nghen.

      Xóa
  2. hiii đọc bài mới của anh và ngẫm nghĩ - hiii đọc các bài viết của anh, bắt buộc ng đọc k nghĩ k được- nghĩ về những cái tốt và xấu( xưa và nay..)nghĩ về những vấn đề trong cs.
    mưa ghé thăm anh- trò chuyện cùng anh chút- nhân ngày QTPN cho mưa gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến những người thân và bn bè của anh nhé LB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chu choa, mấy hôm nay Tiểu nữ có vui kg? Lb viết cho vui í mà. Ngày mai vui thật nhìu nhìu nghen.

      Xóa
  3. ‘Con người phải vướng vào một nghịch lý, đó là ‘cái tốt và cái xấu’ là 2 viên ngọc đẹp lấp lánh của vũ trụ, tạo hóa đã tạo ra nó chắc là có lý riêng của ngài, việc bị tác động bởi ngoại lực ‘tốt-xấu’ vào đầu ta quá nhiều làm nảy sinh ra một chất độc là ‘hư vô’, vì thế ngài cũng lập tức tạo ra một chất giải độc thần diệu cho loài người, đó là tình yêu’…

    Một triết lý đáng để suy ngẫm ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn triết gia cởi mở của LB, chúc 8/3 ngọt ngào và... vui nhìu nhìu, hôm nay LB mời uống cà phê nhé.

      Xóa
    2. Anh LB ơi, bây giờ mới đọc thấy lời mời này ... hu hu hu

      Xóa
    3. Uh, blogspot chỉ báo comment mà không 'báo trả lời comment', híc.. híc...

      Xóa
  4. Trả lời
    1. Ui, bây giờ LB mới thấy lời comt này, rất xin lỗi, cám ơn nhiều nghen.

      Xóa
  5. Hay quá,tks nhiều,toàn những thông tin có ích được tổng hợp lại gọn gàng và dễ hiểu :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn LuLu, khi viết, LB cố gắng giảm tư liệu tối đa và viết theo cảm tưởng tự nhiên của mình...
      Chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  6. Thăm anh, chúc anh tói an vui nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, Cỏ dại đấy à, có blogger là Nguyễn Thị Xuân Khanh (hay Khánh), dễ nhầm quá nếu không có cái avatar.
      Cám ơn CD nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa
  7. Bổ sung tư liệu:
    ĐỆ NHẤT THAM QUAN HOÀ THÂN
    Hòa Thân (Heshen) thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu, sinh năm 1750 là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long...
    5 ngày sau khi Càn Long mất, ngày 12/2/1799, Hòa Thân bị bắt… Sau khi bị hạch tội, 10 ngày sau đó, vua Gia Khánh… bắt ông TỰ VẪN TẠI NHÀ (bằng dải lụa) lúc mới có 49t…
    Tổng cộng gia sản của Hòa Thân (và đồng bọn) ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, …TƯƠNG ĐƯƠNG SỐ TIỀN MÀ QUỐC KHỐ NHÀ THANH PHẢI MẤT 15 NĂM MỚI THU ĐƯỢC… (Tìm hiểu lịch sử, fb)

    Trả lờiXóa