1. Mở đầu
Trước tiên, bài viết này không đề cập đến vấn đề tôn
giáo/tâm linh, hay nói một cách khác là không đề cập đến triết lý Hồi giáo.
Sáng nay, nói chuyện với 1 sinh viên, LB mới ngạc nhiên và tự hỏi: ‘Tại sao hầu hết những sự kiện xung đột lớn trên thế giới trong vòng 10 năm nay đều có liên quan đến yếu tố Hồi giáo, hẳn phải có một bí mật nào
đó?’.
Sau đó, LB mới tìm hiểu về Hồi giáo, và ‘gom’ được một số
nội dung ban đầu. Lưu ý rằng các thông tin bên dưới chỉ có giá trị tham khảo.
2. Vài nét về đạo Hồi
-Đạo Hồi ra đời khoảng thế kỷ thứ 7.
Có thể nói đạo Phật ra đời cách đây 2600 năm, đạo Chúa
(Ki-tô giáo/Công giáo) ra đời cách đây 2000 năm, ...và có các cuộc tranh cãi trên
mạng về 'đạo nào có trước', nhưng nhiều blogger cho rằng đó không phải là điều
quan trọng:
‘Đạo nào có trước không hề quan trọng các bạn ak, quan trọng đạo
nào cứu được bạn đời sau... Trên thế giới này có biết bao nhiêu Đạo: Kể sơ sơ
mấy đạo lớn như Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo...Riêng tại Việt Nam
có tới 10 đạo: 1- đạo Ông bà, 2- đạo thờ Thần, 3- đạo Khổng, 4- đạo Lão,
5- đạo Phật, 6- đạo Công giáo, 7- đạo Tin lành, 8- đạo Hòa Hảo, 9- đạo Cao Đài,
10- đạo Hồi'. (theo google.com.vn/giaidap).
-Có các nhánh chính là Sunni, Sufi, Shia, Kharijite, và Kalam, lượng tín đồ khoảng 1,5 tỉ người (hoặc 20% dân số thế giới). Về số người theo các tôn giáo, có một vài tổng hợp như sau:
‘Kitô
giáo: 2,1 tỷ người (trong đó 1,6 tỷ người đạo Thiên Chúa, còn lại là Chính
Thống Giáo và Tin Lành ), Hồi giáo: 1,5 tỷ người, Ấn Độ giáo : 900 triệu người,
Đạo giáo: 400 triệu người, Tôn giáo dân gian Trung Quốc: 394 triệu người, Phật
giáo: 365 triệu người(*) (tín đồ chính thức), Tôn giáo của các bộ
tộc : 300 triệu người, Nho giáo: 150 triệu người, Tôn giáo truyền thống Châu
Phi: 100 triệu người, Thần đạo: 30 triệu người, Đạo Sikh: 23 triệu người, Do
Thái giáo: 14 triệu người, Bahá'í giáo: 9 triệu người, Cao Đài: 2,4 triệu
người, Đạo Jain: 1,2 triệu người. (theo google.com.vn/giaidap)
'Hiện nay, hầu hết các tường thuật có tính cập nhật từ một
một nhóm chuyên gia Hoa Kỳ và PBS ước tính có từ 1,2 đến 1,57 tỷ người Hồi giáo trên
thế giới, hoặc khoảng 20% trong 6,8 tỉ người trên toàn cầu vào năm
2009. Khoảng 13% số người Hồi giáo sinh sống tại Indonesia,
quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, 25% tại Nam Á, 20%
tại Trung Đông, 2% tại Trung Á,
4% tại các quốc gia Đông Nam Á khác, và 15% tại châu Phi hạ Sahara. Các cộng đồng Hồi giáo
khá lớn cũng hiện diện tại Trung Quốc và Nga, và nhiều nơi tại vùng Caribe.
Những cộng đồng cải đạo và nhập cư Hồi giáo có mặt ở hầu như mọi nơi trên thế
giới'. (theo wikipedia.org)
(*) Theowikipedia.org thì đến nay có khoảng 400-500 triệu Phật tử đã 'quy y tam bảo', còn
người theo đạo Phật thì có khoảng 1,2-1,6 tỉ người.
-Hồi giáo gọi là Islam, còn người theo đạo Hồi (người đã quy
phục Thượng đế) gọi là Muslim (tiếng Anh, phiên âm từ tiếng Ả Rập). Thời Đường,
vào thế kỷ thứ 8, có nước Hồi Hột giúp vua Đường dẹp loạn An Lộc Sơn, nên họ
được gọi là người ‘Hồi Hồi’. Cho đến thế kỷ 14, nhà Nguyên gọi họ là người
Thanh Chân giáo, rồi nhà Minh gọi là người A-lạp-bá (phiên âm từ danh từ Ả
Rập), Ngày nay, tiếng Hán gọi là Y-Tư-Lan giáo (Yīsīlánjiào, phiên âm từ danh
từ Islam), còn tiếng Việt vẫn sử dụng từ Hồi giáo.
-Hồi giáo là một tôn giáo độc thần, trong đó, đấng mà họ tôn
thờ là Thượng đế Ala. Lưu ý rằng nhiều tín đồ không thừa nhận cách gọi ‘Thánh
Ala’ hay ‘tiên tri Muhammad’, mà gọi là 'Thượng đế' hay 'Thiên sứ':
‘Thánh Ala ?! Khoảng thời gian sau ngày đất nước
Việt Nam độc lập hoàn toàn vài năm, mọi người bắt đầu thấy cụm từ “thánh Ala”
được dùng, đầu tiên là trong những phim ảnh, tiểu thuyết dịch từ nước Nga (lúc
đó còn gọi là Cộng hòa Liên bang Xô Viết), sau đó được sử dụng qua các phương
tiện thông tin khác, đến nay đa số mọi người tại Việt Nam đã quen dùng cụm từ
này, nhưng riêng những tín đồ Islam dùng ngôn ngữ Việt trong cũng như ngoài
nước Việt Nam đều xa lạ, dị ứng và không hề có bất kỳ một tín đồ có ý thức nào
đồng ý dùng cụm từ này.
Theo đức tin của tất cả mọi người Muslim: Đấng Thượng Đế ALLAH (SWT) vô cùng vĩ
đại, không có bất kỳ một nhân vật nào được so sánh ngang hàng với Ngài, Ngài là
Đấng Duy Nhất Sáng Tạo muôn loài vạn vật từ vô hình đến hữu hình, từ siêu vi
vật thể đến vũ trụ bao la, từ mầm sống đầu tiên đến sự hủy diệt cuối cùng
v.v…tất cả đều tùy thuộc vào Sáng Tạo và quyền Quyết Định của Ngài… Trong tôn
giáo Islam không hề có ngôi vị nào gọi là thánh cả!
Nhà tiên tri Môhamet? Cùng một cách như trên, nhiều người Muslim cứ thắc mắc
mãi không biết vì sao mà Rosul Muhammad (SAW) lại được gọi là: Nhà tiên tri?
…Nếu Việt hóa cách gọi Đấng Tạo Hóa chỉ có từ tạm dùng là
Thượng Đế ALLAH; Rosul hoặc Nabi Muhammad tạm thời dùng từ Thiên Sứ Muhammad mà
thôi’. (http://www.haidang....thanh-ala...tien-tri-mohamet).
3. Chủ nghĩa Hồi giáo
cực đoan!
Ngày nay, ta thường nghe thời sự về các cuộc ‘bạo động’ (!)
của người Hồi giáo ở Indonesia, Malaysia, Philipphines, Nga, Thái Lan, Ấn Độ…
và các nơi khác. Và mới đây là ở Syria mà những người nổi dậy bị tổng thống Bashar al-Assad gọi là người ‘Hồi giáo cực đoan’, từ này cũng được thế giới ‘phương Tây’, đặc biệt là cựu thủ tướng Anh - Tony Blair:
‘Ông Blair, người đã dẫn dắt Anh quốc tham gia cuộc chiến ở
Afghanistan và Iraq, bác bỏ việc cho rằng các chính sách của ông đã làm thổi
bùng lên chủ nghĩa cực đoan.
Khi được hỏi về việc người dân ở Chechnya, Kashmir,
Palestine, Iraq và Afghanistan nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của nước ngoài,
ông nói các chính sách Tây phương được đưa ra nhằm đương đầu với những người
theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bởi họ "có cái nhìn tụt hậu, nguy hại và
lạc hậu.
...Ông Blair nói những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tin rằng bất kỳ điều gì làm nhân danh đức tin của họ đều là đúng đắn hết, kể cả việc sử dụng vũ khí hóa học, sinh học hay vũ khí hạt nhân (theo bbc.co.uk)’.
‘Bạn thấy không,
điều gì đang xảy ra ở các nước Ả rập? Không phải là phong trào Hồi giáo đang
giành chính quyền mà chính là những kẻ Hồi giáo cực đoan. Nạn nhân là hàng
nghìn người dân thường vô tội bị tàn sát. Những người hồi giáo cực đoan đó
chiến đấu không phải để chống một đảng phái chính trị nào. Mà chủ nghĩa hồi
giáo cực đoan đang muốn giành chính quyền và áp đặt giáo lý của họ’ (theo
tienphong.vn).
Nhưng nhiều tín đồ Hồi giáo không đồng ý với từ ‘Hồi giáo
cực đoan’:
‘Khi cuộc bầu cử dân chủ đã bị hủy bỏ ở Algeria hoặc khi vận động
cho dân chủ Hồi giáo ở Ai Cập bị treo không xét xử thích hợp, việc này đủ để
bào chữa cho thương hiệu gán cho họ thành người Hồi giáo cực đoan.
Không có câu hỏi nào cần thiết để được hỏi. Chủ nghĩa cực đoan có
nghĩa là khủng bố. Khủng bố có nghĩa là nguy hiểm. Nguy hiểm minh chứng cho sự
loại trừ những người có trách nhiệm. Ngược lại, khi Israel ném bom khu vực dân
cư ở Lebanon hoặc khi lực lượng dân quân người Serbia tàn sát người Hồi giáo,
phụ nữ và trẻ em vô tội ở Bosnia, thì thuật ngữ người Do Thái cực đoan hoặc
người cực đoan Kitô giáo lại không bao giờ được dùng để đề cập đến họ. (theo
islamvietnam.vn)
4. Anh ta rất ghét người
Mỹ!
Cách đây khoảng 15 năm, LB có dịp được làm việc chung với
một người Hồi giáo (nam, đến từ Pakistan ),
mình nhớ một số ấn tượng chính:
-không ăn thịt heo (hay các động vật có cổ họng)
-số 0 là do người Hồi giáo phát minh ra!
-rất thích người Việt
-không quá khắc khe với vấn đề tình dục, và đặc biệt là
-rất ghét người Mỹ…
Thực ra, cái mình thắc mắc là ‘tại sao anh ta rất ghét người
Mỹ?’. Trước mắt, một nhà báo (Đất Việt) đã trả lời giùm mình như sau:
‘Trong những năm gần đây, khi cái nhìn thù địch đối với
người Mỹ được cải thiện đáng kể ở Indonesia thì xuyên suốt khu vực Trung Đông
và Nam Á, sự thù địch đối với người Mỹ lại không hề suy giảm. Một câu hỏi đặt
ra là, tại sao người Hồi giáo lại “ghét cay ghét đắng” người Mỹ? Để hiểu được
điều này cần phải đi sâu vào thế giới quan Hồi giáo.
Người Hồi giáo có xu hướng nhìn nhận và đánh giá các sự kiện
hiện tại thông qua lăng kính của một câu chuyện lịch sử lâu đời. Lăng kính này
hướng về thời kỳ Trung Cổ khi các lực lượng Kito giáo liên tục tìm cách phá vỡ
sự kìm kẹp của Hồi giáo đối với con người. Người Hồi giáo, tất nhiên, không dễ
dàng nhượng bộ.
Đến sau vụ 11/9, đa số người Hồi giáo cũng tin rằng, nước Mỹ
sẽ phải thoái lui khỏi thế giới Hồi giáo.
Tuy nhiên, Mỹ cũng không dễ dàng chịu đầu hàng như vậy. Thay vào đó, Washington tiến vào Afghanistan ,
Iraq
và mở rộng hơn nữa lực lượng tại vùng đất của người Hồi giáo. Do đó, nhiều
người Hồi giáo theo thuyết âm mưu băn khoăn liệu có phải Mỹ cố tình sắp đặt vụ
tấn công 11/9 nhằm mục đích biện minh cho cuộc xâm lược này. Đặc biệt là khi
cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố “một cuộc thập tự chinh” chống lại
chủ nghĩa khủng bố vô hình chung nhắc nhở cộng đồng Hồi giáo về câu chuyện lịch
sử lâu đời liên quan đến sự thù địch của người Mỹ đối với thế giới Hồi giáo.
Cho đến tận ngày nay, người Hồi giáo vẫn tin rằng cuộc đấu
tranh tiếp diễn và trong thời đại ngày nay thách thức sẽ lớn hơn. Phương Tây
vẫn bị cho là luôn tìm cách phá hoại ngầm thế giới Hồi giáo khi các quốc gia
phương Tây nắm được sức mạnh quân sự có khả năng đe dọa và thống trị thế giới
Hồi giáo cũng như ủng hộ cho chính phủ độc tài, chuyên quyền trong khu vực sẵn
sàng bợ đỡ phương Tây.
Dễ thấy nhất là, Mỹ ủng hộ Israel, quốc gia được xem là “tàu
sân bay của Mỹ” trong thế giới Hồi giáo.
Ngoài ra, sự giận dữ đối với người Mỹ biến thế giới Hồi giáo
trở thành môi trường thuận lợi giúp các nhóm khủng bố tuyển lựa chiến binh
thánh chiến, cung cấp tiền bạc và dễ dàng hoạt động mà không phải lo sợ về sự
can thiệp đáng kể của chính quyền.
Bằng chứng rõ nhất là việc Bin Laden có thể hoạt động tại
Pakistan trong suốt một thời gian dài bất chấp sự truy lùng ráo riết của Mỹ kết
hợp với cả lực lượng Pakistan.
…Chủ nghĩa tư bản là cội nguồn của mọi rắc rối? (theo
baomoi.com)
5. Một nhận định hay
Một blogger tự do là ‘Vi Anh’ đã có một nhận định đáng tham khảo sau:
Một blogger tự do là ‘Vi Anh’ đã có một nhận định đáng tham khảo sau:
‘Thực vậy trên Trái Đất này có ba
tôn giáo độc thần chánh yếu: Ky tô giáo, Do thái giáo, và Hồi giáo. Vào thế kỷ
16, Do thái giáo và Ky tô giáo hòa giải với nền văn minh đương đương đại. Giáo
sĩ Do thái, linh mục - mục sư Ky tô giáo, học giả nỗ lực tìm ra một con đường
chung để đạo và đời ở Tây Phương cùng nhau đi tới: Tôn giáo là mẫu số của
cuộc đời, nhưng thần quyền và thế quyền tách biệt. Dân chủ pháp trị, tư do kinh
tế, quyền cá nhân và nhân quyền là những yếu tố căn bản, định đề
của cuộc sống đạo và đời ấy. Đó là những định đề của nền văn minh Tây Phương mà
linh hồn là Do thái và Ky tô giáo như Kinh Cựu và Tân ước, nên còn gọi là văn
minh Do thái_ Ky tô.
Thực ra những ý niệm này xuất phát
từ người Hy lạp nhưng chỉ phát triển được vào thế kỷ thứ 15 và 16 khi Do thái
giáo và Ky tô giáo hòa giải được với nhau. Hòa giải này là chất men, làn gió
tạo nên một cuộc cách mạnh khoa học, nghệ thuật, văn học, âm nhạc làm văn minh
Tây Phương vượt trội các nền văn minh khác và làm sáng danh nền văn minh Tây
Phương, mà thế giới chưa từng thấy so với nhiều thời kỳ văn minh khác trong
lịch sử Nhân Loại.
Còn Hồi Giáo phát triển vào thế kỷ
thứ 7, có nhiều triệu người trên thế giới theo nhưng đa số là những người bình
dân. Từ khi có Giải Nobel, người gốc Hồi Giáo chiếm 1,2 tỷ người, bằng 20% tổng dân số của nhân loại, nhưng chỉ có 7 người chiếm được giải
Nobel. Trong khi đó người gốc Do Thái chỉ có 14 triệu, chỉ bằng
0.02% lại chiếm Nobel đủ loại, khoa học, văn học, hòa bình, và con số
hằng trăm.
Trong giáo lý Hồi Giáo có
những nét mà những người cực đoan có thể khai thác để chống nền văn minh Do
thái - Ky tô nên những người Hồi Giáo cực đoan thường tiếm dụng, lợi dụng.
Trong lịch sử khi những người cực đoan này thắng thế, nắm được giáo quyền hay
chánh quyền, thì họ tấn công Tây Phương gọi là làm Thánh Chiến. Hồi giáo tấn
công văn minh Tây Phương lần đầu vào thế kỷ thứ 7, kế đó vào thế kỷ thứ 16 và
17. Vào năm 1863, quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ của Đế quốc Ottoman đánh tới cửa
thành Vienne (thủ đô nước Áo bây giờ). Đây là
trận thư hùng giữa Hồi Giáo và văn minh Tây Phương.
Trong cuộc đụng độ của hai nền văn
minh Hồi Giáo và Tây Phương này, Hồi giáo thua. Hồi giáo thua và thụt lùi. Tây
Phương thắng và tiến tới. Từ trận đó văn minh Tây Phương và văn minh Hồi
Giáo không tìm được con đường hòa giải với nhau. Một tình cờ lịch sử đầy thích
thú, Tây Phương thắng, Hồi giáo thua trong trận thư hùng này vẫn là ngày 11
tháng 9, trùng với ngày quân khủng bố Hồi Giáo cực đoan Al Qaeda tấn công Nữu
Ước, và Hoa thịnh đốn, thủ đô kinh tế và chánh trị của Mỹ, đệ nhứt siêu cường
thế giới và lãnh đạo Tây Phương.
Cuộc khủng bố 11/9 của tổ chức
Al Qaeda ở một mức độ nào đó là sự khai hỏa của cuộc xung đột bằng chiến tranh
võ lực lần thứ ba của Hồi giáo cực đoan đối với văn minh Tây
Phương. Đó là một hình thái chiến tranh mới, một tổ chức nhỏ, một nước
nhỏ có thể tấn công một nước lớn mạnh, chiến lược gia Mỹ gọi là Chiến tranh bất
cân xứng nhưng vô cùng nguy hiểm, địch không có mặt nhưng ở đâu cũng có thể có,
lúc nào cũng có thể có, khó ngàn lần hơn chiến tranh qui ước là sở trường của
Mỹ. Mỹ phải tung nhiều thứ quân đi khắp 30 quốc gia trên thế giới để săn lùng
các tổ khủng bố lúc thì nằm im, lúc thì hoạt động. Mỹ phải đập rắn đập ngay đầu
và tiên hạ thủ vi cường, đánh nhà cầm quyền Taliban A Phú Hãn và lật đổ
Hussein ở Iraq .
Bài học từ cuộc khủng bố 11/9, Tây
Phương đang sống trong hoàn cảnh một nhóm nhỏ người có thể giết nhanh và
nhiều người. Phương tiện của thời đại quân khủng bố tận dụng: phi cơ phản lực
dùng như bom, cell phone dùng bấm ngòi bom từ xa, phóng xạ yếu của nguyên tử
làm bom dơ, vi trùng bịnh than, bịnh đậu mùa dùng làm đạn giết hành loạt người
Tây Phương. Tình báo dù thượng thặng cũng khó có thể giải đoán, phát hiện,
ngăn chận 100% được. Mức an toàn sinh mạng, an toàn chánh trị của Tây Phương
xuống rất thấp. Mà đạo lý, tiêu chuẩn, chẩn mức pháp lý Tây Phương không thể
làm như quân khủng bố làm được, Tây Phương bó tay trước kẻ Ác tự do hoành hành
về đạo lý.
Do vậy kết quả chiến tranh Iraq
và A Phú Hãn cũng như cuộc chiến chống khủng bố không đáng kể so với sức người,
sức của Tây Phương đã sử dụng. Đối lập, báo chí, và một phần lớn công
chúng dễ mất kiên nhẫn, hay đặt lại vấn đề hòa hay chiến, chiến đúng hay sai
với nhà cầm quyền từng chứa chấp và yểm trợ Hồi Giáo cực đoan. Sở dĩ như vậy vì
nóng vội chỉ thấy mặt nổi của tảng băng không như ý muốn mà không thấy phầm
chìm, cốt lõi, then chốt, và mục đích sau cùng của hai cuộc chiến.
Đây là một cuộc chiến vừa chiến
tranh võ trang vừa chiến tranh chánh trị, ý thức hệ pha tôn giáo. Phải câu dầm,
kiên nhẫn, dài hơi mới thắng. Thắng lợi sau cùng không phải số xác chết đếm
được của quân khủng bố và những người bị sách động đi Thánh Chiến, làm cảm tử
quân giết hại quân Tây Phương hay quân liên minh với Tây Phương. Thắng lợi sau cùng
là tạo điều kiện, giúp đỡ cho những người Hồi Giáo ôn hòa lên thay đổi
những người Hồi Giáo cực đoan đang soán đoạt quyền lãnh đạo các giáo phái Hồi
Giáo và guồng máy thông trị ở một số nước ở Trung Đông.
Với quan niệm hành quân quân sự và
chánh trị đó, chiến tranh Iraq
và A phú Hãn đang tiến đến thắng lợi từ từ. Phụ nữ Hồi Giáo lâu nay coi
như nô lệ của đàn ông bắt đầu vào học đại học ở Iraq và A Phú Hãn. Hai nước đang
tiến dần đến một hiến pháp mà các phe phái có thể tương nhượng và chấp nhận
nhau được. Ả rập Saudi, Ai cập, Lebanon tiến dần đến con đường hòa giải
với Tây Phương. Người dân bắt đầu chán ghét loại chiến tranh khủng bố.
Không ai có thể trong thời gian
ngắn làm cho người dân chịu hàng ngàn năm dưới ách giáo quyền đứng lên và đứng
vững trên hai chân tự do, dân chủ. Phải cần có thời gian để khối người Hồi Giáo
ôn hòa phát triển về tư tưởng dân chủ và số lượng. Lúc đó một cuộc cách mạng
nhân dân mới mong thành đạt. Quân đội của những giáo lãnh mới rung tay khi được
lịnh bắn vào con em, bè bạn nổi dây đòi tự do, dân chủ, nhân quyền và
quay súng trở lại chống nhà độc tài lợi dụng tôn giáo cho quyền lợi riêng tư
(theo motgoctroi.com).
6. Kết luận
Bạn jp PN có nói: ‘Hồi giáo có cực đoan có ôn hòa. Và nói hướng về cái xấu là
bạn nhìn từ góc nhìn của bạn. Nếu bạn đặt mình là người Hồi giáo luôn được dạy
rằng phải bảo vệ tôn giáo mình bằng mọi giá thì chuyện "tử vì đạo" là
hạnh phúc. Cực đoan cũng ở chỗ đó... Đạo Hồi hoàn toàn không xấu. Nhiều nước đạo Hồi có xã hội văn minh đáng nể. Chỉ
trách là một số nơi tín đồ bị lợi dụng chết táng mạng cho lợi ích của một nhúm
người. Mà điều này không chỉ có ở Hồi giáo mà còn khắp thế giới, có điều mức độ
có khác nhau thôi… Làm thằng dân quèn đáng thương lắm, bạn có nghĩ thế không? (Câu
trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn - vn.answers.yahoo.com)
Còn LB chỉ tạm nói trong entry ‘Chiến tranh Mỹ - Syria ’ như sau:
‘Gây chuyện với người Hồi giáo sẽ tạo ra một hố thẳm ngăn cách không đáy và vô
thời hạn giữa thế giới tinh thần Mỹ/Tây phương và Hồi giáo’.
Quả thật là vẫn còn rất nhiều điều khó hiểu, các blogger hiểu
biết nhiều hay giúp LB với nhé, xin rất rất cám ơn…
--------------------
Các tài liệu tham
khảo chính:
Bashar al-Assad (có
liên quan): http://m.tienphong.vn/the-gioi/644198/Tai-sao-My-phuong-Tay-quyet-lat-do-tong-thong-Syria.html
Chủ ngĩa Hồi giáo
cực đoan: http://www.islamvietnam.vn/vi/tim-hieu-islam/2136-chu-nghia-cuc-doan-hoi-giao-la-gi.html
Đạo
nào có trước?: http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=00b076d9bbef1c14
Hồi giáo: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồi_giáo
Hồi giáo cực đoan: http://motgoctroi.com/DienDan/HoiGiaoCucDoan.htm
Hồi giáo cực đoan…
vì sao?: http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100707071407AAfBb5I
Người Hồi giáo: http://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Hồi_giáo
Phật giáo: http://vi.wikipedia.org/wiki/Phật_giáo
Thế giới Hồi giáo
ghét Mỹ: http://www.baomoi.com/Vi-sao-the-gioi-Hoi-giao-ghet-cay-ghet-dang-My/119/7086029.epi
Tony Blair (có liên
quan): http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/09/100904_islam_blair.shtml
Hồi giáo gọi là Islam, còn người theo đạo Hồi (người đã quy phục Thượng đế) gọi là Muslim (tiếng Anh, phiên âm từ tiếng Ả Rập). Thời Đường, vào thế kỷ thứ 8, có nước Hồi Hột giúp vua Đường dẹp loạn An Lộc Sơn, nên họ được gọi là người ‘Hồi Hồi’. Cho đến thế kỷ 14, nhà Nguyên gọi họ là người Thanh Chân giáo, rồi nhà Minh gọi là người A-lạp-bá (phiên âm từ danh từ Ả Rập), Ngày nay, tiếng Hán gọi là Y-Tư-Lan giáo (Yīsīlánjiào, phiên âm từ danh từ Islam), còn tiếng Việt vẫn sử dụng từ Hồi giáo.
Trả lờiXóaLưu comt Hj ha:
Trả lờiXóaLong lanh một giọt sương
Ngủ trên đôi mắt sáng
Ngủ trên làn da trắng
Liếc nhìn ai vương vương.
Lâu ngày mới thăm ko biết LB còn nhớ Muội ko ta...hi
Trả lờiXóaUi, LB chỉ bít Thúy Vi (hình như là Mùa Đông), còn Thùy Vi thì kg... nhớ, sr nghen,
Xóacám ơn đã ghé nhà, chiều ngọt ngào.
-Có phải bạn không bso giờ quên cô Forgetmenot?
Xóa+Có
-Thì đó là yêu, hì.. hì...
East and West
Trả lờiXóaEast and West !!!
Trả lờiXóaCám ơn bạn hoang do,
Xóaở HN có tổ chức phi chính phủ là 'East and West' (=Đông Tây hội ngộ'),
hy vọng tương lai sẽ vậy, hì...
tks, chúc tối vui.
Lưu comt Robert Nguyễn:
Trả lờiXóa"Sáng ngước ra, mặt trời bên kia mái
Khoảng lặng nào tê tái kẻ nghĩ suy
Cà phê đen nhấm nháp đòi trà Bắc
Dáng cong nào khoảnh khắc có rồi đi"
tím sang thăm NGLB nè! Bài viết về Hồi giáo của LB thật sâu sắc. Thank LB nhìu nha! Nhờ bài viết mà tím đây mới hiểu thêm một chút về đạo này. Trưa an lành nha! tím chúc.
Trả lờiXóaCám ơn sư muội nghen, LB cũng muốn hiểu rõ hơn về Hồi giáo, chiều nay LB có khách nên giờ này mới mở máy được, tối ngọt ngào.
XóaEm ghé thăm anh cuối tuần... Chúc anh nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Trả lờiXóaCám ơn Xuân Duy nghen, avatar ẹp vá, hì..., tối ngọt ngào.
XóaCảm ơn bài viết thật hay, thật dài của anh nha ! Đọc mỏi mắt quá rồi nè, chẳng dám bàn loạn gì thêm nữa....hihi
Trả lờiXóaChúc anh chiều chủ nhật vui vẻ.
Bài viết này ngắn thôi (chữ lớn),
XóaLB hơi tiếc phần tư liệu (Chữ nhỏ), vì để lâu rồi chả biết tìm chỗ nào,
thank sư muội, tối ngọt ngào.