1. Con gà và con đại bàng
Hôm đó, vô tình tôi đi lạc vào một toà nhà rất đẹp, ở đó, tôi có gặp bà Trish (người New Zealand, thuộc Trung tâm ‘Inner Space’, SG), mà trông hiền như… phật. Bà có kể cho tôi nghe câu chuyện sau đây (trước đây Nick Vujicic cũng có kể, còn dưới đây là tôi tự kể lại theo ý mình):
Có một cái trứng chim đại bàng mà không biết làm sao đó (chắc là tại một cơn động đất nhẹ), lại lăn lọt vào một cái chuồng gà. May thay, cái trứng to ấy lại được một con gà mẹ ‘vui lòng’ ấp.
Rồi cái trứng này nở ra, và chú đại bàng con chung sống một cách tự nhiên với các con gà lớn nhỏ khác trong vườn, và chúng làm cho chú tin rằng mình cũng là một con gà bình thường như mọi con gà khác. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những con chim đại bàng bay trên trời, chú vẫn thấy có một cái khao khát bí ẩn nào đó là muốn được bay lên vùng trời cao rộng kia.
Một ngày nọ, có một ông nông dân bỗng phát hiện ra chú là một con chim đại bàng, bèn khuyên chú hãy bay lên trời cao và sống như chim đại bàng thực thụ. Chú bèn trao đổi sự việc với các con gà khác chung quanh. Nào ngờ, con nào con nấy cũng không tin, ‘dìm hàng’ chú, chế diễu chú, và bảo là chú ‘mơ hão’, và khuyên chú nên sống ‘thực tế hơn’:
-Hãy sống như nhưng con gà bình thường khác, hãy cúi đầu xuống đất, tìm bới những hạt thóc và ăn….
Và một ngày nọ, khi đang ở trên một tảng đá rất cao so với mặt đất, chú bỗng vấp ngã và rơi xuống. Chú sợ quá, bèn hết sức vùng vẫy để được cất mình lên, và trong trong cõi sống chết ngắn ngủi và hầu như tuyệt vọng đó, bỗng đôi cánh xòe ra và chú bay được lên trên không.
Từ đó, chú mới khám phá ra là mình có đôi cánh đại bàng, và đúng là một con chim đại bàng. Và cũng kể từ đó, chú không phải ‘cúi đầu xuống để tìm nhặt những hạt thóc cỏn con’, mà:
2. Chú rùa suy tư và cụ rùa già
Còn ở xứ rùa X nọ, có một chú rùa, mà cả đời, chú cảm thấy rất khổ tâm khi lúc nào cũng phải ‘Nam mô a di đà’ hết Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, rồi đến Socrat, Platon, Aristot, rồi đến Hegel, Nietzsche, Heidegger, Sartre, Camus, rồi đến Marx, Lenin, Mao, rồi đến Krishnamurti, Osho, Dalai Lama, rồi đến Shakespeare, Hemingway, Tagore, Khalil Gibran…, và chú cảm thấy là chả có ‘vĩ nhân’ nào ở xứ rùa của chú mà được thế giới niệm ‘Nam mô a di đà’ cả! Chú bèn đến nhà một cụ rùa già để xin thỉnh giáo... Và khi nghe ai nói chuyện, chú thường nhìn ra bầu trời xa xa, điều này có thể làm cho mấy cụ hiểu lầm là chú không tập trung nghe họ chém gió, nhưng không, chú phải liên hệ 10 hay 100 sự kiện có liên quan đến những gì mà họ đang nói - vì chú không chỉ có nghe, mà chú phải động não...
1. Chú hỏi:
-Tại sao con không thể bằng Khổng Tử? Tại sao Khổng Tử suốt đời cứ mãi là thầy của con, mà con không thể là thầy của Khổng Tử, vì trình độ của Khổng Tử so với bây giờ chưa bằng học sinh lớp 3 mà? Tại sao 10.000 năm nữa, dân ở xứ rùa X - như là những kẻ nô lệ vô điều kiện - phải cúi đầu trước một Khổng Tử cổ lỗ sĩ (out-timer) như vậy?
Cụ rùa liền quát to:
-Mầy là con gà thì cứ làm con gà, tại sao mà cứ đòi làm đại bàng hả? Mầy không nghĩ là mấy ‘con-gà-nô-lệ-Khổng-Tử’ khác sẽ ‘không phục’ mầy? Mầy coi chừng đó, mấy con gà đó đã là bạn tốt của mầy, nhưng nếu mầy động đến Khổng Tử là nó sẽ chụp mũ mầy, bằng cách quạt lại rằng ‘bây giờ mầy đang thất bại (!) nên tìm cách chửi… ổng’, nghe chưa?
Chú im lặng và nhìn ra bầu trời xa xa…
2. Chú hỏi:
-Tại sao con không thể tự chủ và độc lập suy nghĩ như là ông Nietzsche? Ổng nghĩ ra được cái này thì con cũng nghĩ ra được cái khác, mà có thể con nghĩ hay hơn ổng…
Cụ rùa liền quát:
-Mầy mà dám động đến Nietzsche là… tự đào mả cha mầy lên đó (!) Ông Nietzsche vĩ đại lắm đó nghe chưa, cái ngữ gà… Việt của mình mà nghĩ ra được cái thứ gì? Mầy cứ làm như những con gà khác, bằng cách cúi đầu xuống và suốt ngày cứ niệm ‘Nam mô a di đà Nietzsche’ là được rồi, nghe chưa?
Chú lại im lặng và nhìn ra bầu trời xa xa, và chỉ thấy ‘buồn ơi, chào mi’.
3. Chú hỏi:
-Tại sao Marx là vĩ đại, và ‘... vô địch muôn năm’? ‘Vô địch muôn năm’, tức là vô địch 10.000 năm đó…
Cụ rùa lại quát lên to chưa từng có:
-Mầy chưa biết mới sơ sơ tình bạn của Marx và Engels đã được cả… thế giới gọi là ‘Tình bạn vĩ đại và cảm động’ à? Mấy cuốn sách như ‘Tư bản luận’, ‘Biện chứng của tự nhiên’, rồi ‘Nhà nước và cách mạng’, ‘Bút ký triết học’… thì cái thứ gà như chúng mình 10.000 năm nữa cũng phải thờ, vì gà Việt làm sao mà có đủ ‘óc’ để hiểu được, nên vĩnh viễn không có chuyện giỏi bằng hay giỏi hơn mấy ông ấy, nghe chưa?
Chú cũng im lặng và nhìn lên bầu trời…
3. Cái này sẽ dẫn đến dân chủ hay độc tài?
Tôi nghe người ta thường nói về một cặp… phạm trù là: dân chủ và độc tài, hihi… Cái này cần phải nhìn một cách cẩn thận, chớ bắt chước kiểu luận lý ‘A là A’ của Socrat là nghe nói ‘dân chủ’ thì lập tức tin là dân chủ, nghe nói độc tài thì lập tức ‘ghét’ độc tài. Lưu ý rằng mọi sự việc đều có tính nghịch lý của nó: dĩ nhiên độc tài là rất xấu, vô cùng xấu, nhưng dân chủ phải có cái lý của nó, chứ không phải cứ chửi ‘độc tài’ mà thành dân chủ!
*
Viết đến đây, tôi mới nhớ lại các cháu gái ‘miền Bắc’ của tôi. (Các) cháu thường có đôi mắt hơi ẩn chút e lệ, nhưng khi tự tin thì nhìn thẳng, đen láy và sáng trưng. Vì vẫn còn tính cộng đồng (thôn quê ở miền Bắc vẫn còn đậm nét phong kiến, chứ chưa có dấu hiệu rõ nét tư bản hay ảnh hưởng chủ nghĩa ML), các cháu là những cô Tấm trong chuyện cổ tích, với đa số thời gian là quanh quẩn trong bếp/vườn hay ở ngoài đồng để giúp bố mẹ, nhưng đã giúp đỡ ai thì rất nhiệt tình, mà đã dẫn chú (Lá Bàng) đi chơi khắp các ao hồ, đê đập, sông ngòi, biển cả, núi non, kể cả lên đỉnh Fansipan… Và như những cô sáo nhỏ - véo von và vô tư - các cháu đã kể cho chú nghe vô số chuyện ở miền Bắc. Vâng, chú rất rung động, rưng rưng nước mắt và xin cám ơn các cháu ‘miền Bắc’ vô cùng yêu quý của chú.
*
Đến đây chắc các cháu (gái) ‘miền Nam’ lại kiện chú Lá Bàng, hihi… Các cháu nên biết rằng, dù sao, các cháu đã có ít nhiều ảnh hưởng của ‘chủ nghĩa tư bản’ với điều kiện thiên nhiên ưu đãi hơn ‘miền Bắc’, nên tỉ lệ ‘ngoan’ như các cháu ‘miền Bắc’ thì thấp hơn. Ngoài ra, tỉ lệ cao hơn là ‘bận’ chơi Facebook, chơi game, ăn diện, đi shopping, đi ăn chè/ăn hàng xén, thỉnh thoảng hát karaoke và làm tí… bia bọt, chơi xì-lát hay đánh bài ‘tiến lên’, thậm chí là phải ‘chạy mánh’ để kiếm tiền trong khi đang học đại học…, nên có dùng ‘excel-đầu-óc’ để tính toán hơn thiệt về kinh tế tí tí…, nhưng các cháu sẽ thấy rằng phân tích tiếp dưới đây của chú là:
-Đây là một lợi thế của dân chủ.
*
Nhiều năm sau đó, các cháu đã thành ‘tổng thầu’ của một đoạn đường đời nào đó - mà có thể là kỹ sư, bác sĩ, rồi làm thầy cô giáo, nhà văn/thơ, chuyên viên, giáo sư/tiến sĩ/nhà nghiên cứu, trưởng phòng/trưởng khoa, giám đốc, thậm chí là lãnh đạo tỉnh hay bộ trưởng/thứ trưởng…. ‘Chú’ mới đến thăm lại các ‘trò’ của mình, ngạc nhiên chưa!: các trò đã quên (gần) hết toán, lý, hóa, sinh, sử, địa, văn, ngoại ngữ… mà không thể dạy các kiến thức cơ bản này cho ‘con’ đang học cấp 2-3, thậm chí là lớp 4-5! (và vì thế mà chú đã có ‘good job’ (việc làm ngon lành) nhờ vào việc trở thành ‘giáo-sư-đa-hệ’, hihi…). Đa số các ‘trò’ hầu như không có tí khái niệm gì về triết học, ngoài việc lẩm bẩm như máy - mấy cụm từ như ‘vật chất có trước, ý thức có sau’, ‘vật chất không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển từ túi này sang túi khác’, ‘lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất’, ‘cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng’, rồi ‘biện chứng là… biện chứng’ gì gì đó…, mà nếu ‘chú’ hỏi thêm một tí thì ‘trò’ chả hiểu gì hơn, thiệt. Ngoài ra, đa số các ‘trò’ cũng không rành ngoại ngữ (tiếng Anh), hỏi ra thì mới biết là có học đi học lại mấy khóa nhưng học không vô, vì bận… kiếm ‘chiền’! Một điều (khá) chắc chắn là đa số các cháu hầu như không biết gì về lịch sử Việt Nam, địa lý thế giới…, nhất là về thơ/văn, hội họa và âm nhạc, sorry (xin lỗi).
Ví dụ, khoảng năm 2003, đi với một kỹ sư miền Bắc - mà trên ô-tô lúc nào cũng dán mắt vào tờ báo Tuổi trẻ hay Thanh niên, chú có hỏi đùa là:
-Em có biết hai nhạc sĩ nổi tiếng của Pháp là ‘xemongradion’ và ‘xitmongdodiem’ không?
Anh ta vội chối bây bẩy:
-Anh đừng hỏi em, em có biết gì về nhạc của Pháp hay Tây đâu!
Ha..ha..ha…
-Em có biết hai nhạc sĩ nổi tiếng của Pháp là ‘xemongradion’ và ‘xitmongdodiem’ không?
Anh ta vội chối bây bẩy:
-Anh đừng hỏi em, em có biết gì về nhạc của Pháp hay Tây đâu!
Ha..ha..ha…
*
Người ta nói:
-Cái đẹp cứu thế giới.
Ngoài một số ít mơ trở thành tương đương với ‘13 ba nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia’ (xem đường dẫn bên dưới), các cháu chỉ học để… kiếm tiền, nên sau đó đã vội ly dị ‘khoa học cơ bản’? Các cháu chỉ học triết để có ‘điểm 5’ đủ qua cầu, mà chỉ học như máy có duy nhất một loại triết, thế thì ‘cái đẹp’ thực sự của thế giới triết học ở đâu? Các cháu không cảm thụ được thơ/văn/nhạc/họa, thế thì ‘cái đẹp’ của cuộc sống hay thế giới tự nhiên ở đâu?
Và cái đẹp - làm người ta rung động trước thế giới, nên họ có thể cảm thông cho ‘kiếp người’, và do đó, có thể tha thứ cho cái tội lỗi ‘vô minh’ của người đời, nhưng các cháu chỉ ‘học thuộc lòng’ có một loại triết học, không cảm thụ được thơ/văn/nhạc/họa, không biết ‘khám phá nội tâm’, và do đó, sau này thế nào các cháu cũng ‘hướng ngoại’ mà chỉ biết trân trọng ‘đồng tiền’:
-Cái này sẽ dẫn đến dân chủ hay độc tài?
Các cháu tự trả lời nghen.
v..v...
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng người Việt có tính thích ra đường chém gió hơn là vô nhà tĩnh tâm để mà ‘khám phá ra sức mạnh nội tâm’ của chính mình, tôi còn nghĩ rằng nếu 10.000 năm nữa mà ta vẫn phải cúi đầu tôn thờ mấy cái ông ‘vô địch muôn năm’ nói trên, thế thì lúc đó trình độ dân trí của ta cách các nước khác là 10.000 năm à!
Và với câu chuyện ‘con đại bàng’, tôi nghĩ rằng việc ‘khám phá ra sức mạnh nội tâm’ là rất quan trọng, vô cùng quan trọng, mà nên đưa nó vào chương trình giáo dục cho các cháu từ cấp mẫu giáo và tiểu học: ‘giáo dục cho các cháu, trước tiên là giáo dục đạo đức, trước khi nói đến các kiến thức khác’ (Obama), để làm sao cho (các) cháu không bị nghĩ mình là một ‘con gà’ nữa, mà sẽ vươn cánh 'đại bàng’…
Ôi, các cụ rùa của ta nói như… ông trời, nhưng lại có đầu óc của một... con gà, và qua các sự việc với cụ rùa già, tôi mới nghĩ thầm là ‘thôi rồi, còn chi đâu em ơi’. Và nói chung là tôi phải làm một… con gà, mà không có hy vọng là sẽ gặp được một Bao Thanh Thiên, Nietzsche hay Einstein… của VN trong kiếp này, phải không các bạn?
(HẾT)
--------
Chú thích:-‘Chuyện con gà và con đại bàng’, xem thêm: http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/254.html
-‘Nhà nước và cách mạng’, ‘Bút ký triết học’, ‘Lenin toàn tập’: là các tác phẩm của Lenin, riêng ‘Bút ký triết học’ thì ông viết chèn vào lề phải, trái, trên và dưới của các trang sách, với rất nhiều chữ ‘Sic!’, còn ‘Lenin toàn tập’ là tập hợp các tác phẩm, bài viết và bài phát biểu của Lenin, gồm 54 tập.
-‘Mười ba nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao?’, xem thêm: http://news.zing.vn/13-nha-vo-dich-Duong-len-dinh-Olympia-gio-ra-sao-post442740.html
-‘Xemongradion’, ‘xitmongdodiem’: là các nói đùa của các cụm từ ‘xê mông ra đi ông’ và ‘xít mông dô đi em’.
Ái Nữ [Blogger] Email 20.04.15@07:38
Trả lờiXóaUi cha, Lá Bàng dám viết cả một entry để dìm hàng Gà Mái? Rồi sau có gì thì đừng kêu oan nhé, con gà Lá Bàng kia vẫn chỉ như một con rùa thôi, vẫn còn "hư vô" lắm chưa tỉnh mộng đâu.
Uh, mỗi con gà nhìn thế giới mỗi khác, ví dụ dưới đây là cách nhìn của bạn Lý Minh Tâm:
Xóa-Minh Tâm Lý (facebook)
Em chào huynh nhà chém gió ạ.
2 giờ trớc
Ha..ha..ha...
Lienlien Tran, Hoang Cuc Mshc, Bút Chì và Lý Minh Tâm, Trần Minh Châu, Trần Hồng Dũng, Hoàng Anh... 'thích' (bài) này.
Trả lờiXóaLienlien Tran, Hoang Cuc Mshc, Bút Chì và Lý Minh Tâm, Trần Minh Châu, Trần Hồ Dũng, Hoàng Anh, Lão Quang Thầu, Mộng Bình, Huong Pham, Chiều Tím, Hoài Phố... 'thích' (bài) này.
XóaLưu comt Nguyenchunhac:
Trả lờiXóaBạn làm tôi nhớ Sơn La
Đèo Pha-Đin, ghé, khói hòa cùng mây
Điền viên với những tháng ngày
Gợi Lai Châu, thấy nhòa nhòa dáng sương.
Lưu comt Thu Nguyen:
XóaXuân ước gì em bay tới đây
Người cong cong gọn, hút mắt này
Xuân gieo ân ái, và xuân... ảo
Nhưng vẫn còn đây, một thoáng say.
Chào cả nhà
Trả lờiXóaCon đại bàng dù sống chung với đàn gà , thì nó vẫn là con đại bàng . Con ngỗng dù sống chung với thiên nga thì mãi mãi vẫn là ngỗng . Bởi vì gà và ngỗng không có cốt cách uy dũng như đại bàng , không có cốt cách thanh cao như thiên nga . Nhì nhận của LB rất đúng : Trong mỗi một con người đều có một tiềm năng , cũng bởi con người vì quá tự ty nên không nhận ra được tiềm năng đó của mình để mà phát huy mà thôi . Cũng giống như nhiều học giả , họ có thể biết nhiều học rộng , có tầm nhìn xa bao quát hết mọi thứ , nhưng lại không thể nhìn được chính bản thân mình . Sự thiếu tự tin này dẫn đến trong mọi cuộc tranh luận , họ viện dẫn các tích xưa , lời của người này người nọ ( phải tây mới sang ) để che đi sự tự ty trong người họ . Họ quên một điều , họ là chính họ , không ai có thể làm thay , suy nghĩ thay cho mình mà phải tự lực cánh sinh . Hạnh phúc chỉ trọn vẹn khi chính mình làm , chính mình nghĩ chứ không phải ai khác giúp mình
Triết học vốn rất cần cho cuộc sống . Cuộc sống vốn đa dạng , triết học cũng vậy , nếu chỉ dạy duy nhất một loại triết học , thì tôi tin trươc , nay , và mãi sau này học sinh vẫn ngán học triết . Học sinh chỉ học đối phó để lấy điểm mà thôi , thì thử hỏi làm sao vận dụng triết học vào trong cuộc sống
( Cơm áo không đùa với khách thơ ) . Muốn tồn tại trong dòng chảy cuộc sống hiện tại , bắt buộc anh phải bươn chải kiếm tiền . Bọn trẻ cũng vậy " trừ những nhà giàu có " tôi thấy cũng rất tốt bởi vì : Tụi nhỏ vừa học vừa làm sẽ va chạm với cuộc sống , tích luỹ được kiến thức ngoài " TRƯỜNG ĐỜI " sẽ tốt thêm cho cuộc sống sau này , tôi thông cảm cho các bạn trẻ về điều này
Ngoại ngữ rất quan trọng cho các bạn trẻ , nếu không rành ngoại ngữ thì chỉ như người mù khi hội nhập với thế giới
Kẻ LB nghe , tôi có bốn đứa con , ba gái đầu cậu Út năm nay thi đai học . Từ năm lớp 3 tôi bắt ra trung tâm ngoạ ngữ học , vì học trong nhà trường không đủ. Vì thế mấy đứa con tôi đứa nào cũng giỏi tiếng anh thậm chí hai đứa đầu còn biết thêm tiếng trung . Một đứa làm ở công ty kiểm toán của Anh , một đứa làm ở công ty tài chính của Mỹ, thu nhập khỏi bàn cãi . Còn đứa thứ ba còn học năm 3 cũng đang làm thêm ở một công ty nước ngoài , nói thế để biết ngoại ngữ quan trọng đến thế nào .
Viết mấy dòng này để biết , các bạn trẻ đừng than van đổ thừa cho số phận . Không ai cứu được mình bằng mình tự cứu mình . Tiền bạc , hạnh phúc không phải bỗng dưng từ trên trời rơi xuống mà phải tự mình tìm kiếm
"Con đại bàng dù sống chung với đàn gà, thì nó vẫn là con đại bàng. Con ngỗng dù sống chung với thiên nga thì mãi mãi vẫn là ngỗng . Bởi vì gà và ngỗng không có cốt cách uy dũng như đại bàng, không có cốt cách thanh cao như thiên nga... Trong mỗi một con người đều có một tiềm năng, cũng bởi con người vì quá tự ty nên không nhận ra được tiềm năng đó của mình để mà phát huy mà thôi. Cũng giống như nhiều học giả, họ có thể biết nhiều học rộng, có tầm nhìn xa bao quát hết mọi thứ, nhưng lại không thể nhìn được chính bản thân mình. Sự thiếu tự tin này dẫn đến trong mọi cuộc tranh luận, họ viện dẫn các tích xưa, lời của người này người nọ (phải Tây mới sang ) để che đi sự tự ty trong người họ...":
Xóa-Bạn đã hiểu rõ điều mình muốn viết, ngoài ra, chuyện kể về 4 đứa con của bạn là thú vị, vì:
-Mình thích nhìn vào thực tế để viết, chứ không thích nhìn vào... màn hình để viết, hihi...
Cám ơn bạn, chúc chiều an bình.
Thì bạn LB gặp Giáo là đủ rùi, cần gì gặp mấy ổng cho đau cái lẩu! hehe...
Trả lờiXóaTrời, tưởng đâu là gặp... Giáo chủ chứ, mừng hụt, mà nếu gặp thì sẽ 'lau cái đã' đó, hihi... Tối vui Giáo nhé.
XóaHehee hẹn hoài anh mà chưa thấy gặp!
Trả lờiXóaUi da, bây giờ mới thấy lời bình này, cám ơn bạn PH nhé, chúc ngủ ngon.
Xóa