‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có:
Câu chuyện 1: Cà phê cứt… người
Câu chuyện 2: Về nhà nhổ cỏ (Phần 1)
Câu chuyện 3: Tiệc khỏa thân
Câu chuyện 4: Chết là cái gì?
Câu chuyện 5: Chú cô ấy trở trành ông Tổng (Phần 2)
Câu chuyện 6: Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam
Câu chuyện 7: Linh hồn tượng đá (còn nữa)
Câu chuyện 1: Cà phê cứt… người
Câu chuyện 2: Về nhà nhổ cỏ (Phần 1)
Câu chuyện 3: Tiệc khỏa thân
Câu chuyện 4: Chết là cái gì?
Câu chuyện 5: Chú cô ấy trở trành ông Tổng (Phần 2)
Câu chuyện 6: Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam
Câu chuyện 7: Linh hồn tượng đá (còn nữa)
Câu chuyện 6: Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam
Nếu tôi nói ‘Việt Nam có phát triển’ thì sẽ có bạn bảo là tôi ‘nói theo’, ngược lại, nếu tôi nói là ‘Việt Nam không phát triển’ thì sẽ có bạn bảo là tôi nhìn cái gì cũng ‘bôi đen’: tôi có nói theo cũng chả được cái gì, mà có bôi đen cũng chả được cái chi, nên nhìn vấn đề này từ cái rẫy vậy, nó là sự thật, tôi không quan tâm là bạn đồng ý hay không đồng ý, vì đó là ‘cái rẫy’ của tôi, hay một ngày nào đó ghé rẫy tôi chơi, bạn sẽ có cái nhìn riêng của bạn, tôi không can thiệp!
*Như tôi đã kể ở một entry trước, hôm trước cả ‘xóm rẫy’ - đa số là dân lao động - tổ chức ăn Noel với nhiều… món ngon vật lạ, nhưng đa số người chỉ động đũa vào, có người chỉ ngồi ăn có 15’, rồi đứng dậy uống trà...; ra về, một phụ nữ phát biểu:
-Bây giờ sướng quá nên ăn cái gì cũng chả thấy ngon.
‘Ừ, đa số họ thích ăn món bình dân, như: canh rau đay, rau lang luộc, cà pháo mắm tôm, rau muống xào tỏi, chạo, cá suối kho tộ…’, tôi trả lời; và nói như vậy thì phát biểu ‘bây giờ (ăn) sướng quá’ - mặc dù chỉ có tính tương đối - cũng là một dấu hiệu của sự phát triển, thiệt… Còn vô số thứ sướng-khổ nữa...
NHƯNG…
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là ‘đầy tớ’ của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng… (Phan Chu Trinh)
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là ‘đầy tớ’ của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng… (Phan Chu Trinh)
Đây là phát biểu và ngôn ngữ của cụ Phan Chu Trinh cách đây cả trăm năm, nhưng vẫn còn rất đúng - nhất là câu 1 và câu 10, mặc dù không hoàn toàn đúng, có nghĩa là nếu thay cụm từ ‘ta’ bằng ‘hầu hết ta’ thì hay hơn, nhưng ta ngầm hiểu cách hành văn của ông là như vậy… Nhân tiện, tôi chỉ xin trích một phần lời bình bên dưới bài viết của thầy Dũng như sau:
-Nghị quyết thì rất hay/Báo cáo thì rất tuyệt/Nhưng chỉ là trang viết/Trang đời... thì ôi thôi...? (hatrongdam)
Ngoài ra, tôi đã viết trong entry trước là, mới đây, tôi có xem phim ‘2 guns’ (*), trong đó, đại để là Stig có hỏi ‘anh trung thành mù quáng với cấp trên, dù họ đã bán đứng anh à?’, Bobby trả lời: ‘Không, tôi chỉ trung thành với những người sống quanh tôi thôi’… Vâng, tôi thấy phương Tây có một triết lý giáo dục rất hay: thượng tôn tình bằng hữu, không tuân lịnh cấp trên một cách mù quáng, và chỉ làm cái mà mình thấy là đúng, và phải chăng vì thế mà đất nước họ phát triển rất nhanh!, các bạn hãy xem phim và tự có cảm nhận riêng của mình nhé.
Câu chuyện 7: Linh hồn tượng đá
Thầy Nguyễn Hoàng Phương (*) có viết cuốn ‘Anbe Anhxtanh’ (Anbert Einstein, 1879-1955), trong đó có viết rằng: Einstein có một mối tình ngắn và rất nóng bỏng với một nữ cầu thủ quần vợt người Nga - mới có 22 tuổi (nữ tình báo KGB!), nếu có kiếp sau thì ông mơ ước được làm một người thợ đóng giày!, và nhớ nhất là câu ‘cuối đời của ông là một nốt nhạc trầm’… Hồi trẻ, tôi hơi cười ‘mỉa’ cho ông Einstein (thọ 76 tuổi) nói riêng, và mọi ông già nói chung, là tại sao mà cuối đời mà ta là phải ‘trầm’!, nhưng bây giờ tôi đã… già rồi, và khi tiếng gọi từ ‘Cổ Mộ’ ngày càng… rõ, tôi mới khá hiểu được chữ ‘trầm’ này, đại khái là tại sao cuối đời của ta phải là một nốt nhạc ‘cao’ cơ chứ, các cụ nghĩ thử xem!
Cũng hồi trẻ, nếu không nhầm, một cách trực tiếp hay gián tiếp, tôi đã gần như liên tục được giáo dục theo những hình-chuẩn-lý-tưởng-đã-định-sẵn của ai đó như ‘Ruồi trâu’, Paven Coóc-sa-gin, Nguyễn Văn Trỗi, rồi ước mơ khá hơn là được gần gần như Trương Vô Kỵ, Tiêu Phong (nhân vật chính trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’ và ‘Thiên long bát bộ’ của Kim Dung) gì gì đó, chưa kể đến Khổng Minh, Triệu Tử Long, Tống Giang, hay Lôi Phong nào đó! May mà do nghiện cuốn ‘Anhxtanh’ mà mấy năm cuối (thời sinh viên) tôi đã chuyển sang hướng ‘Triết học tự nhiên’ và… tình yêu, và do đó, tôi ngày càng cảm thấy xa lạ với hai chữ ‘vĩ đại’ hay ‘muôn năm’ - tôi nói như vậy ắt sẽ có người ‘ném đá’, nhưng dù sao sự thực vẫn như vậy: càng ngày tôi càng đam mê những tư tưởng khoa học mới hay tiến bộ của nhân loại, mà có lúc tôi tự hỏi là tại sao mà ta phải được giáo dục để trở thành các ‘linh hồn tượng đá’ như vậy - một thứ linh hồn hơi bị cứng nhắc trong một cái thế giới đầy sinh động, nếu không muốn nói là vô cùng vô tận?, thiệt.
Tôi sẽ không định nghĩa ‘linh hồn tượng đá’ là cái gì, vì là tên của một sáng tác của nhạc sĩ Mai Bích Dung, mà tạm xem như là nó xuất phát từ đoạn dưới đây, các bạn hãy nghe bài hát do Tuấn Ngọc trình bày:
Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui...
Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai.
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Linh-Hon-Tuong-Da-Tuan-Ngoc/ZW60F6OD.html
Tất nhiên là tôi sẽ chết, có thể cái chết đến với tôi nhanh hơn các bạn tưởng, nhưng tôi không bao giờ nói là tôi sống theo một hình-chuẩn-lý-tưởng-đã-định-sẵn, chắc chắn là tôi (sẽ) không sống và làm như Kim Jong-un (tại sao?), mà tôi sống theo cách của tôi - mặc dù có bị ít nhiều hiểu lầm, trong đó, tôi không hề ngơi nghỉ việc ca tụng tình yêu - một sáng tạo kỳ tuyệt của ‘tạo hóa’:
Tinh cầu những nắng cùng mây
Xanh hư không đó, có màu áo em
Mỗi chiều nắng rụng bên thềm
Anh lung lay gió, anh mềm mại mây.
Tôi đang ốm… Tôi đang viết tiếp…
---------
Chú dẫn:
1-Cá suối kho tộ: một đặc sản của vùng Ngọc Hồi/Cửa khẩu Bờ Y: cá bắt ở suối, bỏ tủ lạnh (cho thịt dai), chiên hơi giòn, rồi mới kho vào tộ - có nhiều mỡ/dầu ăn nóng hơn 100 độ C; món cá này có vị đắng nên rất ngon.
2-Chạo: một món gỏi miền Bắc, làm bằng giò heo thui (rơm): xắt lát, trộn với cốc/khế, riềng, mè… và gia vị.
3-Nguyễn Hoàng Phương (1927-2004): GS Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiến sĩ vật lý, nổi tiếng với các tác phẩm như ‘Lý thuyết nhóm và ứng dụng vào cơ học lượng tử’, ‘Hiện tượng vô tuyến sinh học’, ‘Anbe Anhxtanh’, ‘Toán học cao cấp trong Kinh Dịch’!, ‘Những cơ sở của Triết học phương Đông và Tập mờ, Đông và Tây’, ‘Tích hợp đa văn hóa Đông - Tây’… được nhiều sinh viên và các giới khoa học ngưỡng mộ, xem thêm:
http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/C1778/C1779/2006/05/N7752/
4-Phan Chu Trinh, sinh 1872-1926, ‘…Sau đó, với phương châm 'tự lực khai hóa' và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân - tinh thần tự do, xây dựng cá nhân độc lập - tự chủ - có trách nhiệm với bản thân và xã hội, thay đổi tận gốc rễ nền văn hóa - tâm lý - tính cách - tư duy - tập quán của người Việt, phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây như pháp quyền - dân quyền - nhân quyền - dân chủ - tự do - bình đẳng - bác ái, cải cách trên mọi lãnh vực. …’ (wikipedia)
5-Phim ‘2 guns’ (Hai tay súng/Điệp vụ 2 mang, vai chính Mark Wahlberg, Denzel Washington, cộng với nữ diễn viên Paula Patton) là câu chuyện hài hước về Bobby và Stig, 2 cảnh sát điều tra ở 2 tổ chức khác nhau DEA và Hải quân Mỹ. Họ được giao nhiệm vụ thâm nhập vào băng đảng của ông trùm buôn ma túy Papi…, xem phim tại:
https://www.youtube.com/watch?v=bLVXEDK8s8A
Thầy Nguyễn Hoàng Phương (*) có viết cuốn ‘Anbe Anhxtanh’ (Anbert Einstein, 1879-1955), trong đó có viết rằng: Einstein có một mối tình ngắn và rất nóng bỏng với một nữ cầu thủ quần vợt người Nga - mới có 22 tuổi (nữ tình báo KGB!), nếu có kiếp sau thì ông mơ ước được làm một người thợ đóng giày!, và nhớ nhất là câu ‘cuối đời của ông là một nốt nhạc trầm’… Hồi trẻ, tôi hơi cười ‘mỉa’ cho ông Einstein (thọ 76 tuổi) nói riêng, và mọi ông già nói chung, là tại sao mà cuối đời mà ta là phải ‘trầm’!, nhưng bây giờ tôi đã… già rồi, và khi tiếng gọi từ ‘Cổ Mộ’ ngày càng… rõ, tôi mới khá hiểu được chữ ‘trầm’ này, đại khái là tại sao cuối đời của ta phải là một nốt nhạc ‘cao’ cơ chứ, các cụ nghĩ thử xem!
Cũng hồi trẻ, nếu không nhầm, một cách trực tiếp hay gián tiếp, tôi đã gần như liên tục được giáo dục theo những hình-chuẩn-lý-tưởng-đã-định-sẵn của ai đó như ‘Ruồi trâu’, Paven Coóc-sa-gin, Nguyễn Văn Trỗi, rồi ước mơ khá hơn là được gần gần như Trương Vô Kỵ, Tiêu Phong (nhân vật chính trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’ và ‘Thiên long bát bộ’ của Kim Dung) gì gì đó, chưa kể đến Khổng Minh, Triệu Tử Long, Tống Giang, hay Lôi Phong nào đó! May mà do nghiện cuốn ‘Anhxtanh’ mà mấy năm cuối (thời sinh viên) tôi đã chuyển sang hướng ‘Triết học tự nhiên’ và… tình yêu, và do đó, tôi ngày càng cảm thấy xa lạ với hai chữ ‘vĩ đại’ hay ‘muôn năm’ - tôi nói như vậy ắt sẽ có người ‘ném đá’, nhưng dù sao sự thực vẫn như vậy: càng ngày tôi càng đam mê những tư tưởng khoa học mới hay tiến bộ của nhân loại, mà có lúc tôi tự hỏi là tại sao mà ta phải được giáo dục để trở thành các ‘linh hồn tượng đá’ như vậy - một thứ linh hồn hơi bị cứng nhắc trong một cái thế giới đầy sinh động, nếu không muốn nói là vô cùng vô tận?, thiệt.
Tôi sẽ không định nghĩa ‘linh hồn tượng đá’ là cái gì, vì là tên của một sáng tác của nhạc sĩ Mai Bích Dung, mà tạm xem như là nó xuất phát từ đoạn dưới đây, các bạn hãy nghe bài hát do Tuấn Ngọc trình bày:
Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui...
Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai.
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Linh-Hon-Tuong-Da-Tuan-Ngoc/ZW60F6OD.html
Tất nhiên là tôi sẽ chết, có thể cái chết đến với tôi nhanh hơn các bạn tưởng, nhưng tôi không bao giờ nói là tôi sống theo một hình-chuẩn-lý-tưởng-đã-định-sẵn, chắc chắn là tôi (sẽ) không sống và làm như Kim Jong-un (tại sao?), mà tôi sống theo cách của tôi - mặc dù có bị ít nhiều hiểu lầm, trong đó, tôi không hề ngơi nghỉ việc ca tụng tình yêu - một sáng tạo kỳ tuyệt của ‘tạo hóa’:
Tinh cầu những nắng cùng mây
Xanh hư không đó, có màu áo em
Mỗi chiều nắng rụng bên thềm
Anh lung lay gió, anh mềm mại mây.
Tôi đang ốm… Tôi đang viết tiếp…
---------
Chú dẫn:
1-Cá suối kho tộ: một đặc sản của vùng Ngọc Hồi/Cửa khẩu Bờ Y: cá bắt ở suối, bỏ tủ lạnh (cho thịt dai), chiên hơi giòn, rồi mới kho vào tộ - có nhiều mỡ/dầu ăn nóng hơn 100 độ C; món cá này có vị đắng nên rất ngon.
2-Chạo: một món gỏi miền Bắc, làm bằng giò heo thui (rơm): xắt lát, trộn với cốc/khế, riềng, mè… và gia vị.
3-Nguyễn Hoàng Phương (1927-2004): GS Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiến sĩ vật lý, nổi tiếng với các tác phẩm như ‘Lý thuyết nhóm và ứng dụng vào cơ học lượng tử’, ‘Hiện tượng vô tuyến sinh học’, ‘Anbe Anhxtanh’, ‘Toán học cao cấp trong Kinh Dịch’!, ‘Những cơ sở của Triết học phương Đông và Tập mờ, Đông và Tây’, ‘Tích hợp đa văn hóa Đông - Tây’… được nhiều sinh viên và các giới khoa học ngưỡng mộ, xem thêm:
http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/C1778/C1779/2006/05/N7752/
4-Phan Chu Trinh, sinh 1872-1926, ‘…Sau đó, với phương châm 'tự lực khai hóa' và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân - tinh thần tự do, xây dựng cá nhân độc lập - tự chủ - có trách nhiệm với bản thân và xã hội, thay đổi tận gốc rễ nền văn hóa - tâm lý - tính cách - tư duy - tập quán của người Việt, phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây như pháp quyền - dân quyền - nhân quyền - dân chủ - tự do - bình đẳng - bác ái, cải cách trên mọi lãnh vực. …’ (wikipedia)
5-Phim ‘2 guns’ (Hai tay súng/Điệp vụ 2 mang, vai chính Mark Wahlberg, Denzel Washington, cộng với nữ diễn viên Paula Patton) là câu chuyện hài hước về Bobby và Stig, 2 cảnh sát điều tra ở 2 tổ chức khác nhau DEA và Hải quân Mỹ. Họ được giao nhiệm vụ thâm nhập vào băng đảng của ông trùm buôn ma túy Papi…, xem phim tại:
https://www.youtube.com/watch?v=bLVXEDK8s8A
Muội thăm Ca Ca ,bịnh mới khỏi viết bài dài.Muội dzìa,Ca Ca ăn uống mau khỏe nè.
Trả lờiXóaMến
Ui, bây giờ vẫn chưa... khỏe, nên ca ca chỉ xem bài và trả lời tí thôi, chưa viết tiếp được. Cám ơn muội nhé, tối vui nghen!
XóaThăm anh tối vui ạ!
Trả lờiXóaCấm ơn bạn PH, chúc tối vui!
XóaHôm qua muội có bình cho Ca Ca ,mất tiu rùi,thứ 7 vui nhìu hơn Ca Ca nè.
Trả lờiXóaMến
Trùi, hai ngày nay huynh không mở máy, vẫn còn mệt, giờ mới mở tí thôi, tối vui nghen!
Xóavomtroirieng [Blogger] Email 22.01.16@15:09
Trả lờiXóaHuynh à, 10 điều trên ko hoàn toàn đúng lắm với 1 số người
-điều 3: "hú hí với vợ con" là tốt mà, vả lại muốn đi du lịch cần có tiền, ko tiền thì ở nhà với người thân chứ biết làm sao
-điều 9: đôi khi sức cùng lực tận, chẳng thế lực, chẳng địa vị, tiền bạc thì niềm tin là chỗ dựa duy nhất, tin ai bây giờ, đành phải tin Trời Phật, đó là nim tin chẳng mất xu nào
(Lạy cụ Phan tha tội cho con)
Thường ta chọn cách 'hú hí với vợ con', makeno sự đời, hihi..., chứ biết làm sao hơn, đời quá phức tạp, hay người Tàu nói: 'sống tại giang hồ, thân bất vô kỷ', không những chỉ 'sống tại giang hồ' mà 'sống' nói chung, ta cũng không control (điểu khiển) được, híc...
XóaCám ơn VTR nghen, tối... ngọt ngào.
Lưu comt Ái Nữ:
Trả lờiXóaNếu ngày mai tôi chết: tôi đã chết
Mở mắt bừng, tôi thầm hỏi: cớ sao?
Chết là chết, và mọi chuyện sẽ hết
Ta biết gì mà hỏi nếu với ai!
Hihi..., chuyện có thật, huynh được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện, sau đó tỉnh lại: huynh bị bất tỉnh.
Lưu comt Nguyễn Thu:
Trả lờiXóaQuán cũ chiều nay: tôi với tôi
Trong cơn mơ ảo, ngỡ... qua rồi!
Một dáng tròn đi trong đôi mắt
Tôi rớt vòng say, in bóng... ai