Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

896. Tôi nghĩ về chữ Tết (Chuyện Tết)

LTS: Tôi bận đi… phượt vài ngày, nên trả lời lời bình có chậm trễ, mong các blogger thông cảm!
---------
Thôi thôi, xin kiếu mấy ông, không có KUÀI LÈ hay KU AI LÈ gì hết, mà chỉ có TẾT VIỆT NAM thôi!


‘Táo quân’ - háo hức mong giờ chiếu
Sáng dậy, loanh quanh chúc Tết người
Chiều về thơ thẩn mơ hương tím
Em!, chuyện ta-Tàu, vẫn thế sao!

1
Chiều hôm qua - mồng một, ngoài một… tiểu đội, còn có 2 cặp vợ chồng ghé nhà chúc Tết, tôi có nói với họ:
-Nhìn cái Tết này mình có nghĩ… là nên dồn Tết ta vào Tết Tây để ‘ăn’ một lúc luôn thể…; sáng mồng một Tết, tôi thấy người ta đi chùa quá trời, kẹt xe quá trời, nên nếu dồn Tết ta vào Tết Tây thì có cả Chúa, cả Phật, cả ta, cả Tây: ta đang sống vào ‘thời @’ mừ!…
‘Người ta nói cái Tết là dịp để ‘đoàn tụ’, nhưng vợ chồng tui và ông gặp nhau đều đều, nếu cần thì ‘ới’ một tiếng là gặp ở quán cà phê hay quán nhậu ngay!, có gì muốn ‘đoàn tụ’ thì đoàn tụ ở đây, chuyện gì mà đến ngày mồng một mới đoàn tụ!’, cặp vợ chồng giám đốc nói.
‘Còn cả nhà tui với ông mới ngồi nhậu với nhau chiều… hôm qua!, hôm nay lại gặp nhau để ngồi… cắn hạt dưa à!’, cặp vợ chồng nhà kế bên nói…
*
Nói chung là nghe tôi định đề xuất ý này lên… Tổng thống Việt Nam, họ đều cười, và nói:
‘Cái Tết ‘đoàn tụ’ ngày xưa là rất quan trọng vì người nhà đi xa làm ăn sinh sống, do khoảng cách địa lý hay kinh tế khó khăn, mà hiếm có dịp về, nhưng bây giờ phương tiện tàu xe hiện đại, nhanh chóng, muốn đoàn tụ thì mấy hồi!’;
‘Tối nay, có 2 vợ chồng đứa cháu, một cặp ở Sài Gòn, một cặp ở Hải Phòng bay về đây ăn Tết một cái rẹt, hết có trên dưới một tiếng đồng hồ chứ mấy!’;
‘Hôm nay, có 2 cú gọi điện hỏi thăm, con ông bác ở Singapore không về được, con ông chú ở Thái Lan cũng không về được, ai cho nghỉ học!, nghỉ họ đuổi liền!, vì Tết của mình chứ có phải Tết của họ đâu!’.
‘Bà Phạm Chi Lan đề nghị ‘nên dồn Tết ta vào Tết Tây’, nghe nói ông Võ Tòng Xuân cũng vậy!…, cũng nghe nói có vài tay giang hồ mạng ‘ném đá’ mấy ông/bà này quá trời, đó chỉ là ý kiến cá nhân thôi mà!’…
*
-‘Ôi, Tết này mấy nhà máy lớn, cơ sở công nghiệp sản xuất dây chuyền hay sản xuất đại trà của nước ngoài mới mệt!, vì công nhân nghỉ cả nửa tháng: Tết của mình chứ có phải của họ đâu!... Và chỉ có Việt Nam với Tàu* mới có cùng cái Tết âm lịch như vậy thôi!’, anh chàng chạy xe ta-xi nói.
‘Anh chàng này ngó thế mà… thông thái’, nên tôi chấm câu này là câu phát biểu hay nhất đầu năm mới!

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

895. Tôi không quan tâm (Chuyện Tết)

CHÚC CÁC BLOGGER NĂM MỚI VUI, KHỎE VÀ CÓ TÌNH YÊU... MỚI!

LTS: Bài này tôi viết theo yêu cầu của một blogger (tôi đã hứa thì tôi làm), và chỉ viết ngăn ngắn thôi. Ngoài ra, vì Tết nhứt, không có thì giờ, nên một số bài thơ mà tôi tặng cho các blogger từ ngày 25/11/2016 đến 25/1/2017, tôi sẽ dần dần đăng trong phần lời bình dưới bài này. Thân mến.
---------

Những câu thơ nhỏ, đêm ai... thở
Mơ đắng trần gian, đảo đảo hồn
Mặt trăng trắng lạ, ai thèm… muốn
Mưa xuống trần ai, ai ngất ngây

Tôi ngó vậy mà rất bận, hầu như không có thì giờ để mở máy vi tính (chơi blog, facebook), vì thế, tôi làm mấy xâu chìa khóa, giao cho mỗi bà hàng xóm một xâu, 
để mấy bả có việc gì thì mở cửa vào nhà tôi xử lý công chuyện hộ... Lưu ý rằng tôi không có... đụng chạm gì đến họ hết, mặc dù tôi cũng là người bằng da bằng thịt, và lại rất thích 'chìn', tại sao?, trả lời đơn giản, tại vì tôi không hề đụng chạm đến họ.
*
Đầu tối hôm nay, một bà góa qua nhậu món tiết canh lòng lợn với tôi... Lúc đó trên ti-vi đang chiếu một vị lãnh đạo nào đó đang chăm chú nhìn vào một tờ giấy đọc một bài diễn văn hùng hồn gì gì đó!, tôi không để ý... Nhưng để xem tình cảm của người dân điển hình này (giới 'im lặng') yêu, ghét lãnh đạo như thế nào, tôi mới hỏi:
-Chị có thích ông này không?
-'Tôi không quan tâm', chị không thèm nhìn lên cái ti-vi, và trả lời.
-Tại sao?
-Thì ổng không quan tâm đến tôi thì tôi không quan tâm đến ổng...
Câu 'ổng không quan tâm đến tôi thì tôi không quan tâm đến ổng' tối nay được tôi chấm là một trong những câu hay nhất của năm!

Dưới đây tôi sẽ lần lượt kể, từ gần đến xa...

1
Ôi, chiều nay phải tham gia làm món 'dồi miền Bắc', vừa làm vừa thở dài, trước đó lại phải chạy đôn chạy đáo đi mua sắm một số đồ linh tinh để chuẩn bị bay qua ăn Tết bên... Mẽo (nghe nói bên đó 'nạnh nắm'), nên nhức mỏi hết cả người, tôi liền nằm úp xuống giường để... thở.
Số là trưa nay, ông giám đốc có mua một con heo mọi khoảng 11kg (móc hàm); có lẽ nhà ổng ăn không hết nên chạy xe ô-tô đến vứt cho nhà tôi nửa con:
-Nam mô a di thò phò, thiện tại!, thiện tại!, làm sao bần tăng ăn cho hết!
Lúc đó tôi đang chạy đến nghĩa trang để thắp hương mộ ông già, về nhà đã thấy một... bà góa khác đang ở sau vườn nhà tôi, thở hổn ha hổn hển, lấy hết sức dồn 'nhân' vào trong cái phèo dài cả mét!
Ôi, làm món dồi miền Bắc quả là rất phức tạp, tôi có tham gia làm vài lần rồi, nhưng quên... Không biết cái bà này vào bếp nhà tôi từ lúc nào mà cái chậu 'nhân' đã sẵn sàng! Dĩ nhiên là bả phải băm vụn tim, gan, phèo, phổi, sụn...,  băm hành tỏi, rang và giả đậu phụng, thêm tiêu, bột ngọt gì gì đó, rồi trộn đều với huyết heo... (Tôi) giúp bả lộn ngược cái phèo lại (bên trong ra bên ngoài), bả bỏ cái phễu lọt vào cái lỗ phèo bên trên, rồi bốc bỏ 'nhân' vào lòng cái phễu, rồi lấy chiếc đũa chọt chọt chọt, vừa chọt vừa nặn - cho nhân chạy đều khắp khúc dồi, rồi lấy dây chỉ buộc chặt hai đầu lại... Rồi bả bỏ mấy khúc dồi cong vòng vòng, tính ra cả 7-8m, vào một cái nồi to (có thể nấu 5 lon gạo)!, híc..híc... Rồi bả đun lửa liu riu cỡ 60 độ - để nó khỏi bị 'bục', thỉnh thoảng lấy cây kim chọt vào - để nước máu ra bớt, cho dồi nó chắc...
Nhìn thấy cái thau đỏ máu, máu chảy ròng ròng xuống cánh tay bả, hay rớt vào thau, rớt xuống sàn nhà..., tôi vừa làm vừa thở dài, trong lòng 'nam mô' liên tục, mặc dầu tôi không theo đạo Phật:
-Ôi, chỉ có một mình tôi ăn, giỏi lắm thì mời bả ở lại ăn chung, mà tôi chỉ ăn ngoại giao có tí xíu à, thế mà bả mần món 'heo mẹt'* làm đến 10 người ăn đến... 3 ngày cũng không hết!...
Đó là do tôi không thông minh lắm, chứ bả thì lanh lắm... Nhấc cái điện thoại Nokia lên, bả gọi í a í ới, tí nữa thì có hết ông giám đốc, ông làm rẫy, đến bà chủ quán cà phê, bà thợ may... qua nhà tôi để... nhận phần, cứ 30' phút là có người vào, mà cuối chiều nay tôi phải tiếp khách ná thở, chỉ riêng cái thao tác đi ra vào mở cổng thì cũng bằng khoảng cách của một vận động viên chạy bộ đường dài Olympic*, híc..híc...; nhưng cái đống thịt heo còn lại chất đầy tủ lạnh làm tôi thấy rất phiền!...

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

894. Lâm Ấp Tàu và Lâm Ấp ta… (Truyện ngắn)

Vào 1000 năm TCN, sứ nước Việt Thường ở Quảng Bình (hay Huế) đi bộ, thỉnh thoảng có cỡi… lừa, cắp nách con chim trĩ trắng đến tặng Chu Thành Vương ở cách xa 4000km, mà con chim trĩ đó vẫn còn sống nhăn răng và…  nhảy Hip Hop cho thiên triều xem!!!, ha..ha..ha…

Anh Hai à,
Ngồi quán cà phê, nhớ lại những tuyên truyền của bọn hướng dẫn viên du lịch Tàu hoạt động ‘lậu’ ở nước ta mới đây, như: ‘VN trước kia là đất của Tàu, nổi loạn giành độc lập’ hay ‘chỗ nào có cây thốt nốt là đất của Campuchia…’, rõ ràng là có ý đồ xấu, và bọn lạ đó cũng không ngờ rằng những nơi có Tháp Chàm hay ‘Linga’… lại là (có phần) đất của người Việt xưa!
Nhân đọc được bài ‘Lâm Ấp liên minh Lạc Việt nổi dậy đánh đô hộ Trung Hoa’* của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Diễn, em mới có dịp ôn lại thời Tàu đô hộ (cười): …Kế bên quận Nhật Nam xưa là Lâm Ấp từ Quảng Bình đến Huế (từ 221TCN), qua khỏi đèo Hải Vân là Chăm Pa (hay Hồ Tôn*, từ năm 192) và xa hơn nữa là Chiêm Thành (cùng tồn tại) - đã hình thành một dãy dài dọc ven biển VN của các nước trên theo thời gian, kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay, và em thấy rằng lịch sử ‘Việt’ này có rất nhiều chi tiết về các sự kiện quân sự, chính trị, văn hóa..., dù không chính xác lắm, nhưng:
- Đủ để viết thành những cuốn sách như ‘Đông Chu liệt quốc’ hay ‘Hoàng Lê nhất thống chí’… để con cháu ta có cơ hội tìm hiểu rõ thêm về cội nguồn ‘độc lập về ý thức hệ’ của tiền nhân ta: tiếc thay!
Và dưới đây là câu chuyện.

1
Nôm na, dân Lâm Ấp ‘tại chỗ’ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh*, ‘nước’ này tồn tại hơn 1000 năm, từ 221 TCN đến năm 808, có tiền-tổ tiên chủ yếu là Malay, rồi Cao Miên, Chiêm Thành, Việt…, thậm chí là Mông Cổ (đến từ châu Phi từ 150.000 năm trước, tài liệu đã dẫn), nên có phần là nói tiếng 'lai' Malay, và họ cũng chính là ‘một trong những’ tổ tiên của người Việt ngày nay!
*
Tại sao Lâm Ấp? Theo sử sách Tàu thì: Do ‘năm 221TCN, Tần Thủy Hoàng xua quân xâm lăng các nước Việt phương Nam (sông Dương Tử!). Nước Việt Thường bị đánh bại, quý tộc Việt Thường ở ‘kinh đô Lâm Ấp’ (?) bèn đưa dòng họ và quân đội theo đường biển chạy về phương Nam và đổ bộ lên vùng đất sau này gọi là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc nước Âu Lạc của vua Thục An Dương Vương và tị nạn ở đó; (vì thế) họ thân thương gọi vùng đất mới này là (Tân) Việt Thường, là Lâm Ấp'…
Tại sao Tượng Lâm? Tương tự. Do khoảng 260 năm sau!, ‘đời Hán đổi (Lâm Ấp VN) làm huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam’ (giáp giới với quận Cửu Chân), và sau đó chính thức thành lập nước Lâm Ấp vào khoảng năm 192, có kinh đô là ‘Khu Túc’ ở Huế (Quảng Bình!, theo wikipedia)..., rồi đến Vương quốc Chăm Pa hay ‘Hoàn vương quốc’ vào nửa đầu thế kỷ thứ 7 (tài liệu đã dẫn), trong đó Hoàn vương là ‘vua của các vua’, theo GS Lương Ninh (bachkhoatrithuc.vn)...
Tại sao Việt Thường? Tương tự. Nếu không nhầm, do nó là tên một bộ lạc/dân tộc xuất xứ ở khu hồ Phiên Dương và hồ Động Đình - giáp giới nước Tần!, rõ ràng qua câu chuyện họ cử sứ ‘đi bộ’ đến dâng chim trĩ trắng cho Chu Thành Vương vào tk 11 TCN… Tên Việt Thường này được nhập khẩu vào VN (xem trên), và vì cộng đồng Tàu này hòa nhập với cộng đồng Văn Lang, rồi Âu Lạc tại chỗ qua nhiều đời, nên người dân quen gọi là (dân/nước) Việt Thường!, vd như trong câu ‘Tháng năm ngày tết Đoan Dương. Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang’!
Nhưng… 'Các nhà nghiên cứu hiện nay dẫn các ý kiến của H. Maspero, Vũ Phạm Khải, Tá Bá Nghĩa Minh, thống nhất phản bác ý kiến trên và khẳng định: Tượng Quận mới được Tần Thủy Hoàng mở trong cuộc chiến tranh Việt-Tần ở phía nam TQ, trong đó quân Tần mới chỉ tiến tới Quảng Tây’ (wikipedia), do đó:
- Các ghi chép của các sử gia Tàu thời phong kiến là… rất méo mó, vì 'nâng cần', vì xem dân Việt là dân ‘Man’ (man di mọi rợ), và chủ yếu là, vì ‘tư tưởng Đai Hán’ - muốn dân ta bị đồng hóa!
*
Ngược lại với sử Tàu, theo một số sử gia ta (hay Pháp) thì ‘Nguồn gốc của từ Lâm Ấp là phiên âm của từ ‘dừa’ (tiếng Chăm cổ gọi là ‘Li-u’)! Thế kỷ thứ 5-6, nước Lâm Ấp đối diện với nước Phù Nam
. Đời sau, người Chăm Pa có 2 nhà vua là Narikera Vamsa - bộ lạc Dừa và Kramka Vamsa - bộ lạc Cau. Tiếng Chăm cổ gọi ‘dừa’ là Li-u, ‘cau’ là Pu-nang; tiếng Mã Lai hiện đại cũng gọi ‘cau’ là Pi-nang. Giả thuyết này có thể chứng minh được mối quan hệ giữa hai nhà vua Dừa và Cau…; còn Tượng Lâm là địa danh ở ta, có nghĩa là ‘rừng voi’… Sau khi vua Khu Liên* qua đời, chữ Phạn trở thành chữ viết chính thức của các triều vương. Các bia ký tìm được trong giai đoạn này đều khắc bằng chữ Phạn. Quốc thư trao đổi của Lâm Ấp với Trung Hoa thời đó được viết bằng chữ Phạn thay vì chữ Hán. Thời cuối Lâm Ấp (thời Chăm Pa/Tiền Chiêm Thành), văn hóa Ấn Độ trở thành văn hóa chính của vương quốc. Ấn Độ giáo và Phật giáo bắt đầu được truyền bá’... (wikipedia)
‘Người Chàm được sử sách Tàu bắt đầu mô tả thời Đông Hán năm 102 SCN… Và theo các tài liệu của người Tàu, niên đại chính thức của sự thành lập vương quốc của người Chàm (cộng người Lâm Ấp và Tàu tị nạn) là vào năm 192, cố đô là Chà Bàn (Đồ Bàn) ở Bình Định… Chúng tôi đã dẫn chứng những tài liệu của sử gia Phạm Cao Dương và một số học giả khác ghi lại từ các sách sử Trung Hoa nói về các cuộc chiến tranh giữa Trung Hoa và Lâm Ấp đồng thời chỉ ra những phần quan trọng để xác minh rằng Lâm Ấp không phải là Chàm (mặc dù có rải rác vài bộ lạc Chàm), mà:
- Lâm Ấp là một dòng dân rất gần với Việt tộc’.  (tl đã dẫn)
Ngoài ra, họ Phạm là họ chủ yếu của người Lâm Ấp, mà blogger Yueshangshi cho rằng: ‘Theo ngữ âm, họ Phạm của Lâm Ấp là từ phiên âm của từ ‘Phom’ trong tiếng Khmer cổ, nghĩa là ông chủ, thủ lĩnh hay ‘tộc trưởng’ (lichsuvn.net)…
Khá có lý!
*
Tóm lai, cũng vì sự trùng tên của mốt số đại danh, à quên, địa danh vào thời Tàu đô hộ, mà một số sử gia nhầm lẫn mà cho rằng tên của nước ta là Việt Thường, nhưng nó lại ở tuốt tận bên Tượng Quận, phía nam sông Dương Tử (Trường giang) bên Tàu!!!, và cách Tượng Lâm bên ta ‘trên’ 2967 + 550 = 3517km*:
- Vào 1000 năm TCN, sứ nước Việt Thường ở Quảng Bình (hay Huế) đi bộ, thỉnh thoảng có cỡi… lừa, cắp nách con chim trĩ trắng đến tặng Chu Thành Vương ở cách xa 4000km, mà con chim trĩ đó vẫn còn sống nhăn răng và…  nhảy Hip Hop cho thiên triều xem!!!, ha..ha..ha…

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

893. Dưới một phần trăm cho... Tê Cu (Truyện ngắn)

Thân em đơn lạnh trên nền tối
Cong dáng thần tiên đã đã thèm
Đâu ngờ Bỗng Điên đà dậy bão
Say sóng triền miên, đau đớn em!

Cháu chín tuổi ơi,

-A lô, cháu đấy à. (Vâng). Cho chú gặp mẹ ‘Núi rừng Anu’ tí!
-Tôi là ‘Núi rừng Anu’ đây!
…Buồn cười là có lần, cách đây mấy năm, chú có gọi điện thoại cho một blogger, hình như là cô ấy mắc cỡ sao ấy mà cho con gái ra nói chuyện với chú và truyền đạt ‘chỉ đạo’ của cổ!; cho nên lần sau gọi ra… đỉnh Fansipan, nghe giọng nói của một fbker giống như giọng của cô bé, chú mới gọi nàng này bằng cái nick là ‘cô bé chín tuổi ‘, ha..ha…
Còn sao gọi ‘Tê Cu’? Số là nhà văn Lỗ Tấn có một nhân vật mà chú rất thích dùng là AQ, đọc là ‘A Quy’ hay ‘A Cu’ - chú chọn cách hai…, cũng như thầy/cô giáo nói ‘cho một tứ giác Em Anh Pê Quy (MNPQ)’ chứ không phải Mờ Nờ Pờ Quờ!... Và A Cu ‘ra đời’ vào năm 1922, tạm nói là cùng thời với… ‘cu ba’ của Bảo Đại - vì lúc đó ông mới là ‘cậu bé 9 tuổi’ à, hi…; đó là A Cu ‘thời Bảo Đại’, chứ còn thời ‘hại điện’ này lại sinh ra anh chàng Tê Cu, hi…
Và ngẫu hứng, tôi nói:
-Cháu biết hôn? Trong toán cấp một, khi người ta cho cái gì đó, ví dụ ‘1% của X’, mà nếu muốn biết số đó là bao nhiêu thì cháu lấy số X bớt đi hai con số 0 (hay lùi đi hai dấu phẩy…), làm tương tự cho một phần ngàn…
Và dưới đây là câu chuyện mà tôi chém gió với ‘cô bé 9 tuổi’ - nhưng không phải 9 tuổi - qua điện thoại về chủ đề ‘dưới một phần trăm cho Tê Cu’…

1
Chú chém gió về các loại ‘tặc’ tí nghen…
Tối qua trên ti-vi, chú thấy VTV1 dùng từ ‘than thổ phỉ’, rồi đọc trên mạng mới biết là nói về các ‘Godfather’ (Lão Đại) của xã hội đen về than ở Quảng Ninh*… Ôi, đã nghe mỏi tai cẩu tặc, dâm tặc, đạo tặc, lâm tặc, hải tặc… rồi!; sao nay trên… thế giới lại mọc lên như nấm lắm thứ ‘tặc’ thế!, nào là ‘ăn mặc hở hang’ tặc, bằng giả tặc, bia rượu tặc, ‘Bỗng Điên’ tặc, cà phê tặc, cá chết tặc, cát tặc, chó tặc, ‘dáo dác’ tặc, ‘đái bậy’ tặc, đâm chém tặc, ‘độc’ tặc/‘fọoc-ma-ra’ tặc, hàng giả tặc, ‘hóng hớt’ tặc, kẹt xe tặc, ‘lấn chiếm lòng lề đường’ tặc, lễ hội tặc, ‘màu mè’ tặc, mãi lộ tặc, mèo tặc, mít tặc, muối tặc, ‘ngàn tỉ’ tặc, ‘nổ/chảnh’ tặc, ‘ô nhiễm môi trường’ tặc, phá rừng tặc, tham nhũng tặc, ‘tham quyền cố vị’ tặc, than tặc (làm than thổ phỉ), ‘thành phố biến thành sông’ tặc, thép tặc, ‘thương lái Tàu’ tặc, ‘thực phẩm không an toàn’ tặc, tiêu tặc, ‘tiến sĩ giấy’ tặc, xả thải tặc, vàng tặc, vú sữa tặc…; đó là chưa kể GATO tặc, NATO tặc, SELFIE tặc, TROLL tặc (ghen ăn tức ở, chém gió, chụp ảnh tự sướng, dìm hàng), hay các thứ tặc khác như ‘mánh mung, chôm, chỉa, chọt, lươn, cọ’ của mấy tay chợ trời hay ‘Diệu thủ thư sinh’ mà dân Sài Gòn hay nói… Bởi vậy, để mô tả mạnh sự kiện tiến hóa… quái dị này, người Tàu đã mang sang để… giáo dục dân ta với bộ phim:
-‘Xác chết loạn giang hồ’* (xem đường dẫn bên dưới), ha..ha…
*
Rồi tôi nói thực tế hơn… ‘Ôi, mới đây nghe ở xứ rùa X có vụ ‘Hà Nội ô nhiễm không khí gấp đôi Sài Gòn’*, ‘Kẹt xe từ trên trời đến dưới đất’ mà có phần liên quan đến vụ ‘cháy chợ Nha Trang’ (không có lối để xe cứu hỏa vào)…; còn nghe nói đêm giao thừa năm con gà này sẽ có ‘Táo quân 2017’ đó, trong đó, người ta sẽ ‘trạng quỳnh’ câu ‘Chọn cá hay chọn thép’ của tên Chu Xuân Phàm Tục, mà ông bà ta có nói: ‘Con cóc là cậu ông trời. Hễ ai đánh nó là trời đánh cho’, nay có người nói:
-Con cá biểu hiện ông trời
Hễ ai giết nó thì xử ‘chín đời’ hắn nuôn!’
Tức là Bao Thanh Thiên sẽ ‘tru di cửu tộc’ bọn chúng bằng... ‘cẩu đầu đao’ nuôn, ha..ha…

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

892. Sân khấu cuộc đời (Truyện ngắn)

Tại sao các ngươi vẫn còn phân biệt đối xử, vẫn còn dựng lên cái ‘sân khấu cuộc đời’ đầy chết chóc này trước mắt ta!


Qua ‘nhà’ em gái xem bài mới
Lại thấy rơi rơi mấy giọt chờ
Chiều về, mong đắng ngẩn ngơ
Xa xa thơm dáng, anh lơ mơ... chiều

Bạn thân mến,
Từ chiều hôm qua, trời đổ mưa, ‘người ta thường nói là cõi đời 'ô trọc', nên ta nằm trằn trọc là... đúng rồi!’ mình đã nhắn cho bạn trên ‘phây’... Hôm nay trời âm u, mưa dai, buồn không đi chơi đâu được, nên mình sẽ kể cho bạn nghe về chuyện ‘sân khấu cuộc đời’, ‘hai đứa con của Mạc Ngôn’ và ‘hai đứa con sinh đôi Mỹ-Trung Quốc’, rồi ‘đau khổ tuyệt vời’…

1
Là người sống qua buổi giao thời giữa hai chế độ, trong đó mình đã từng làm bí thư Đoàn nho nhỏ - của lực lượng TNXP, trực tiếp hay gián tiếp phụ trách sơ sơ có… 4000 đoàn viên thôi (cười), mà tình cảm của mình đối với họ vẫn còn nguyên xi, cụ thể là khoảng 10 năm trước, mình có dịp trở về thăm bến xưa; và đây là hồi ký*:
‘Tôi đã từng là… cán bộ đoàn, thiệt đó: Hồi ở TNXP, qua mấy cuộc biểu diễn văn nghệ, tôi có quen một cô gái tên là Hồng Nhạn, và sau này, mỗi lần thấy chim hồng nhạn là tôi lại nhớ đến cô ấy, mấy mươi năm sau, tôi có dịp quay lai ‘chiến trường’ xưa, Hồng Nhạn đã gọi một số nữ TNXP quen biết đến và chiêu đãi tôi món ‘kỳ đà bảy món’ ngon… nhất thế gian, hihi..., vâng, tôi nhớ các bạn hồi TNXP của tôi lắm’,
thế mà sau này mình có đọc mấy bài của Dương Thu Hương, thấy cô TROLL ‘bạn’ của mình, mình cảm thấy không hài lòng lắm!…; sau đó lại đọc sơ mấy trang đầu của cuốn ‘Bên thắng cuộc’ của Huy Đức thì mình liền gấp sách lại, bởi không có gì lạ!, và bởi mình chính là ‘người trong cuộc’!, thậm chí còn trải nghiệm nhiều hơn!
*
Mấy năm sau vào đại học, mình không chịu giữ chức vụ nào nữa cả… Một hôm, anh bí thư Đoàn ‘lớn’ của trường (chưa chắc đã ‘lớn’ hơn mình, hi…) tham gia biểu diễn văn nghệ - một loại vũ đạo cá nhân, không lời…. Từ cuối sân khấu nhìn lên:
-Chợt phát hiện ra cái thế giới… chính trị lòe loẹt, phù phiếm và đầy tính giả tạo này mà mình đã từng làm, mình bỗng cảm thấy… buồn nôn!
Trong một đêm lửa trại, mình có chọc cô bí thư Đoàn trường (cơ sở) bằng cách ra hát tặng cổ bài ‘Ra giêng anh cưới em’ (nhạc Lư Nhất Vũ & Lê Giang)…, chắc bây giờ cổ vẫn còn nhớ về cái kỷ niệm này!
Anh bí thư cũng tốt! (một trong số này mới đây nghe nói được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại học Quốc gia SG gì đó), sau đó gởi giấy mời mình đi học để kết nạp…, nhưng tiếc thay mình đã không còn quan tâm đến cái ‘sân khấu cuộc đời’ này nữa…
Ra trường, anh có bước ra từ văn phòng Đoàn để chào tạm biệt mình, nhưng có lẽ lúc đó phần nào 
 quá thất vọng do không được vào dạy triết ở trường NAQ TW (vì không có hộ khẩu TP), nên mình đã tảng lờ, và có lúc nghĩ lại, mình cảm thấy khá ân hận…
Nói tóm lại là do cuộc đời bôn ba phiêu bạt khắp trong nước (và nước ngoài) nên mình may mắn trở thành người ‘vô hình’ mà được đi xuyên thấu qua hầu hết các tổ chức lớn nhỏ và do đó nặng tình cảm, nên mình không có thiên vị ‘lề trái’, ‘lề phải’, hay ‘Việt nội’, ‘Việt ngoại’… gì hết, mà chỉ có cái gì làm mình ‘rung động’ thì mình 'thík'…

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

891. 'Vô úy thí' và trít họk (Truyện ngắn)

cái này không phải là… triết học thì cũng là ‘trít họk’, cần quái gì mà phải đi tụng ‘Tịch tà kiếm phổ’ của người ta, phải hôn chú?

Phước Hải sáng trời, sương biến đâu
Chàng du khách nhỏ, ngẩn ngơ trời
Rùa vô lượng kiếp, rùa vẫn thế
Ta nghĩ đau đời, ngươi nghĩ sao!

Gã cái bang lại ghé quán cà phê cũ… Ở đó, hắn gặp lại cái ông cư sĩ - mà cách đây 3 tháng - đã nhắc đến từ ‘pháp thí’, nay lại nhắc đến từ ‘vô thí’… Câu chuyện xảy ra từ đây.

1
Trước tiên, ‘cái bang’ là cái gì nhỉ?
Trong các truyện kiếm hiệp Tàu, ‘Cái Bang’ có nghĩa là phái ăn mày, nhưng ý nghĩa của nó đôi khi lại vượt xa hai chữ ‘ăn mày’. Ví dụ như Bang chủ sáng lập ra nó là lão ‘ăn mày’ Hồng Thất Công nhưng lại ‘ăn sướng’ hơn cả hoàng đế (ăn vụng!, trong truyện ‘Anh hùng xạ điêu’). Tuy ăn mặc rách rưới, tồi tàn, nhưng nhân cách ‘uy vũ bất năng khuất’ - ‘không để kẻ khác cao bởi vì ta quỳ xuống’, sẵn sàng trừ gian diệt bạo, và coi thường danh lợi… của lão lại gấp ngàn lần mấy tên cẩu hoàng đế thời… đó!, còn mấy cái thứ Đại Hán, đại đế, đại gia, đại bán nước, đại tham quan hay đại gian… gì gì đó thì cả đời lão không thèm liếc!
Ở bên ta, ăn mày vẫn là ăn mày, bên Tây beggar vẫn là beggar, khác với một tên beggar nào đó bên Dubai có thu nhập 1,6 tỉ/tháng*:
-Bằng lương của một tiến sĩ… thanh liêm ở ta làm mọt kiếp cả đời!
*
Nền văn học Tàu có cái hay là xây dựng hình tượng gì ra hình tượng đó, chả vì thế mà trên blog hay fb, ta thấy các nick name như Đoàn Chính Thuần, Đoàn Dự, Tiêu Phong, Tiểu Long Nữ, Vương Trùng Dương… Ta cũng có các hình tượng như Châu Văn Quềnh!, Chí Phèo/Thị Nở, Thúy Kiều VN, Trạng Quỳnh*..., thế mà ta lại không xây dựng các tượng đài… ngàn tỉ đại diện cho văn hóa Việt, mà lại sơn cái Văn Miếu ở Hà Nội màu trắng bóc trông chẳng giống ai!, lấy hoa nhựa vàng cài vào con rồng dân gian bằng cây cảnh có sẵn ở Hải Phòng - trông giống con Pikachu hay con cá Tràu được bôi trét bằng vàng… dẻo!, thậm chí có ai đó đã từng đòi xây dựng tượng đài thờ ‘Khử Tổng’ ở Vĩnh Phúc, hay thờ Quan Công ở Sóc Trăng… (mà có mấy ông ‘sứ giao’ hay ‘tí suyễn’ được cậy để giải thích, nghe có vẻ có ný, nhưng chả nọt nỗ tai tí lào!), chả lẽ ta xấu hổ về các hình tượng Việt chăng!
Gã nghĩ rằng văn hóa ngàn đời vẫn là văn hóa, văn hóa Việt ngàn năm vẫn là văn hóa Việt, triết lý Việt ngàn năm vẫn là triết lý Việt, lịch sử Việt ngàn năm vẫn là lịch sử Việt! Thiết nghĩ nên xem văn hóa là số một, rồi mới đến chính trị-khoa học kỹ thuật-kinh tế, mà nếu lấy ‘chính trị làm thống soái’, không lấy khoa học kỹ thuật làm nền tảng, thì chỉ tổ sinh ra… trọc phú* mà thôi!… Văn hóa dân tộc thì phải kế thừa và phải bảo tồn tính đặc dị của nó, chứ không phải ‘bắt chước’ hay ‘nam mô’ là được, chả lẽ thay Lý Huỳnh, Trương Khả*, ‘ông Ba Gan’*… bằng Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt hay Thành Long!, chả lẽ thay Dương Vân Nga, Ỷ Lan phu nhân, Huyền Trân công chúa, Ngọc Hân công chúa hay Nam Phương hoàng hậu bằng Tây Thi, Võ Tắc Thiên, Thái Bình công chúa, Từ Hi thái hậu, Hoàn Châu cách cách! Chả lẽ phải nghiên cứu văn hóa Tàu, tiếng Tàu mới làm rõ văn hóa ta, tiếng ta!, phải nghiên cứu lịch sử Tàu mới làm rõ lịch sử ta!, còn văn hóa Tây hay tiếng Tây, chưa kể đến các nền văn hóa xa gần khác, thì lại… cho chó ăn chè! Và chả lẽ nghiên cứu lẹt xẹt vài cái sử vụn vặt mà có thể trở thành sử gia! - mà các blogger hay gọi là ‘giả sư’!… Tóm lại:
-Chả lẽ lấy cá tra thay bằng cá Tràu mà lại đòi ‘cao’ bằng người!

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

890. Thượng đế chơi trò chẵn lẻ (Truyện ngắn)

vội tung đồng xu lên… cầu may: ‘mặt trái’ - xui!, ngài bèn kêu lên thất thanh: Trời ơi trời, hép mi!, hép mi!

Khuya trời thức dậy, người vắng bóng
Dạo bước loanh quanh hết mấy vòng
Thiên thần cong dáng đâu không thấy
Chỉ thấy cà phê, thuốc… khói bay

Ngài bỗng bật cười lên khanh khách khi nghĩ ra cái ‘trò chơi chẵn lẻ’… Đó là khi tung đồng xu lên, nếu ra ‘mặt trái’ là xui, đen đủi, nghịch, còn ‘mặt phải’ là hên, may mắn hay thuận (ngài thích dùng từ ‘hên xui’ của dân miền Tây đó mừ!)… Trước tiên, ngài cũng có lời tâm sự rằng dưới đây là ‘thượng đế’ trong đời thường, mà có thể là ‘Thần Zeus’ hay ‘Thiên đế’ trong Thần thoại Hy Lạp, ‘Bua K’lơi’ trong Thần thoại Mường, hoặc ‘Ngọc Hoàng thượng đế’ trong Tây du ký…
Khi nghĩ ra trò chơi này, ngài liền mần một cú thử nghiệm, đó là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016 vừa rồi, ngài cho ông Trump là mặt trái (vì cùng vần T!), còn bà Hillary là mặt phải, rồi tung đồng xu lên, chụp, nó ra mặt trái:
-Quả nhiên ông Trump thắng cử, ha..ha..ha…
Tại sao ngài lại dùng từ ‘trái, phải’ bằng tiếng Việt như là ngôn ngữ quốc tế mà không dùng từ ‘left, right’ trong tiếng Anh, hay ‘tả, hữu’ trong Háng-Vịt (mà ngài hổng thít)?, bởi vì ‘nể’ vài người Việt nào đó tự xưng là ‘đỉnh cao trí tệ’ hay ‘ngọn hãi đăng của nhân noại’, chưa kể đến việc ‘nước ta hình chữ ét-xì, so với thế giới cái gì cũng hơn’!... Nghĩ cũng giận thiệt, ‘báng bổ!, báng bổ!’, vì:
-Đỉnh cao trí tuệ là ta đây!
Tại sao đôi khi ngài lại nói… ngọng, vd, thay vì nói là ‘nhân loại’ thì ngài nại lói nà ‘nhân noại’?, vì ngài mới quen một thiên thần bé nhỏ ở Đồng bằng sông Hồng, cụ thể là ở Hải Phòng, và ngài đã tranh thủ học… lóm!… Lưu ý là đôi khi ngài cũng có xài ‘ngôn ngữ @’ vì ngài ‘thik’, và tuy mới lấy được cái chứng chỉ A* về cách chơi facebook, cũng như Anh văn, mà mới đây có thấy ai đó hô ‘viva Trương Phi’ tùm lum, ngài mới giật mình môt cái đụi, vì tiếng Việt chỉ có từ ‘muốn nằm’, tiếng Háng-Vịt là ‘vạn tuế’, tiếng Mẽo là ‘long live’, còn:
-‘Viva’ là thứ tiếng qué gì, là thượng đế khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, nên ta xin buồn-chịu.com, không rảnh để học!

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

889. Trở về Phương Lâm xưa (Truyện ngắn)

anh thấy những đoàn xe có màu sắc sặc sỡ - trên một cái nền trời đen tối, hư vô - chạy mãi, chạy mãi, chạy liên tục, không ngừng nghỉ, không biết từ nơi nào đến, và cũng không có nơi nào để đến.

Mỗi bước chân em, sen rơi từng đóa
Ta đỡ gót chân, xáo động lòng tà
Hương em rơi xuống, hồn ta rên rỉ
Chẳng biết gì, vội chết cõi thiên thai

Em iu,
Anh nhớ tới bài hát Trở về mái nhà xưa*: ‘Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh. Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh. Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh. Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn…’,  mà đặt tên cho truyện ngắn này, bởi không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Phạm Duy đã chấm nó là một trong những bản tình ca bất tử của thế giới!
...Vài thiên thần bé nhỏ thường gọi anh là ‘anh Hai’, không phải là một ‘anh lớn’ của dòng họ, cũng không phải là loại ‘Hắc công tử, Bạch công tử’* của miền Tây, lại càng không phải là ‘ông 3D’ hay ‘tay Minh chủ’ gì đó của miền Nam, mà do anh là kẻ ‘chỉ nói một lời, chứ không nói hai lời’ hay kẻ ‘một đi không trở lại’, nhưng lần này:
-Anh đã trở lại Phương Lâm…
*
Ngày xưa, có lần anh đã bị… đảo chính ở chốn này…; khi đó, là một ‘ông cố vấn’ và với một cú điện thoại ra Hà Nội, anh đã gián tiếp cho... một ‘ông cố vấn giả’ vốn rất chất phát và ngây ngô nơi chợ đời mà bị bọn tiểu nhân lợi dụng - về vườn; nghĩ lại anh hơi có chút ân hận (nhưng đã hết lâu rồi, vì ổng chỉ là một thủ kho gì đó nên về quê làm thủ kho lại là đúng rồi!)… Hoàn toàn ngược lại, mấy năm nay, vùng đất Phương Lâm này đã cử các… thiên thần bé nhỏ ra đón tiếp anh, và hạnh phúc không thể nào hơn!
Hơn 10 năm sau, do số phận mà thỉnh thoảng anh có ghé cái xứ ‘đặc sản tiêu’ này nhậu vài lần, nhớ chuyến đi thăm Vườn quốc gia Cát Tiên, chùa ‘Thích Nhất Hạnh’ (anh gọi vậy vì có một ‘vụ lùm xùm’ có liên quan đến ông, ở Bảo Lộc), và nhớ nhất là các thiên thần bé nhỏ… Cuối năm 2014, anh có đi dự đám cưới của một nàng (mà nghe đồn là mới trở thành bà chủ của ‘EatuHoney’, cười) - tổ chức ở Phương Lâm… Nôm na, nó ở cuối Đồng Nai, giáp Bảo Lộc, 2-3km lân cận cây số 129, khoảng giữa đường đi SG-Đà Lạt: đi từ SG -> Ngã ba Dầu Giây -> Định Quán -> Phương Lâm… Chạy từ UBND huyện Định Quán đến thị trấn Phương Lâm*, anh thấy rất nhiều đầm nuôi ‘tôm càng xanh’* - một đặc sản của vùng này - có cái có diện tích đến vài chục héc-ta… Ông cha nhà thờ (Giáo xứ Ngọc Lâm) nói chuyện rất có lý bằng cách dẫn dắt cho người nghe - một cách tự nhiên - về cái tình… dục từ khi có loài người đến nay, mà nay vẫn có một anh bạn còn khen lấy khen để và cho đó là bài giảng hay nhất (!)…
*
Và khuya hôm kia, anh lại ghé Phương Lâm…

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

888. Giáo chủ ma giáo (Truyện ngắn)

Tên Giáo chủ ma giáo võ công… ‘cao thâm khôn lường’* mà đã từng tự xưng là ‘Cô đơn bất bại’ bỗng thấy hiện ra trước mắt hắn một cái vũ trụ cong thơm phức không thể nào cưỡng nổi…

Tràng An nước biếc vào xa đáy
Nước chảy về đâu? đến chỗ nào?
Dáng nàng thơm phức phương trời: khát!
Ướp ngạt hồn ai, rát chiều tà!

Hắn nằm mơ… Thấy mình cỡi mây bay ra Hải Phòng, nơi có phà Bính, phà Rừng… Mặc dù đã đi gần hết các tỉnh, nhưng hình như tên 'Giáo chủ ma giáo' này đã không có mối tình nào ở đấy, trừ một người bạn vong niên là cô pé ‘Violet Baby’ - hồi đó mới có 13-14 tuổi, 6 năm rồi không gặp (mà chắc vĩnh viễn không gặp được!), chắc năm nay nàng đã 19 tuổi rồi!
*
Phà Rừng* giáp giới giữa Hải Phòng và Quảng Ninh (kế Nam Định, Thái Bình), là nơi mà Trần Hưng Đạo đã đánh thắng giặc Nguyên-Mông, nay vẫn còn lưu lại những cây cọc nhô lên sừng sững trên dòng sông - càng rõ hơn mỗi khi triều xuống.
Có một thằng, hình như ‘theo Tàu’!, nói rằng ‘úi dào, nói dốc, mấy cái cọc hồi năm 1288 nay sao còn?’. ‘Đồ… theo Tàu’, hắn nghĩ thầm rồi trả lời ‘chứ cái chùa Một Cột* từ thời nhà Lý năm 1049 - vẫn còn thì sao?... ‘Hiện nay có hai bãi cọc được phát hiện: Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh
 (thuôc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh); bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê; bãi hiện còn hàng trăm cọc, …cắm theo hình chữ ‘chi’; cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy; độ dài trung bình các cọc từ 2-2,8m, có cọc dài tới 3,2m; phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8-1m; đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5-trên 1,5m; toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2m, nhô cao từ 0,2-2m... Một bãi cọc phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc thị xã Quảng Yên nói trên), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100m, dài 300m… (wikipedia)’... Hơi bị đuối lý, tên này vội bào chữa một cách ú ớ ‘úi, lịch sử VN nói vậy chứ chả phải vậy đâu’ (!)…
Khách về, hắn nghĩ tiếp: ‘Thực ra, mấy cây cọc đó có thể còn, hay có thể do người dân ‘bổ sung’ sau này, có gì đâu!, nó vẫn ở ngay chỗ đó, chiến tích lịch sử vẫn là chiến tích lịch sử, anh hùng vẫn là anh hùng’… Nghĩ đến chữ ‘anh hùng’, hắn bỗng thấy đau lòng, sao người xưa lại anh hùng thế!, còn… nay thì chỉ biết ‘nam mô ông Rất Lấy Làm Quan Ngại’, không lẽ người thời nay đã ‘Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?’ (Thế Lữ), hay đã trở thành ‘ung hành’ hết rồi sao! (cười)
*
Từ đám mây đáp xuống Hải Phòng, lúc đó đã hơn 8g tối, hắn thấy nàng ẩn hiện trong một đám sương mù, may lắm chỉ thấy được chiếc áo len màu mận tím, với mái tóc có nhiều cuộn xoắn như một số phụ nữ vẫn thường làm ở tiệm uốn tóc... Bởi vì chỉ nhìn thấy đàng sau lưng nàng, nên hắn chỉ đoán được là nàng rất ‘cong’, có thể có làn da trắng mịn, với đôi mắt lộ vẻ thông minh, và rất đẹp khi nàng thu mái tóc nấp sau tai phải và để mái tóc còn lại che gần hết nửa mắt trái…
Thấy ‘Tề thiên đại thánh’ từ trên trời rơi xuống, nàng ngạc nhiên hỏi: ‘Ơ, huynh đấy à?’… Nói qua nói lại một hồi thì Ngộ Không mới nhớ lại được là mình đã quen cô pé từ 5-6 năm trước trong một chuyến đi… trừ ma diệt yêu, nhưng dù sao thì cái tình cảm rung động khá ngắn ngủi đó vẫn còn trong tim Lão Tôn…
Một hồi sau nàng hỏi:
-Huynh thích phụ nữ thế nào?
Ối giời ơi, hắn ngọng! Đối với giống đực thì phụ nữ ‘ẹp’ nào cũng… thơm phức: ‘Dáng nàng thơm phức phương trời: khát! Ướp ngạt hồn ai, rát chiều tà!’, nhưng nếu nói về tính bền vững thì hắn trả lời:
-Thường huynh thích ‘cong’, thích phụ nữ thích 'tình' nhưng kín đáo, và không giận dỗi cà giựt..., chắc thế thôi.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

887. ‘Lưỡng quốc trạng nguyên’ bị thất nghiệp (Truyện ngắn)

Nếu ngày nay Phùng Khắc Khoan hay Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sống thì sẽ có ‘job’ không anh nhỉ?

Tàn một mùa hoa, bóng em tôi
Chiều trôi qua cổng, dáng nghiêng sầu
Cuộc đời rong ruổi, anh chưa ghé
Đã thấy mộ phần, trong mắt ai

Thất nghiệp là ‘jobless’ hay ‘no job’ trong tiếng Anh!, tức là không có việc làm (vd, cho triều đình…) mà ở nhà mần cho NATO (tức nà ‘chém gió’, chứ hổng fải nàm cho ông Trùm đâu!), chứ có gì đâu mà phải Hán-Việt, nhưng lâu lâu khoe ‘háng rộng’ tí cho… uy!

1
Hồi trẻ, tôi đó đọc truyện (nếu không nhầm là trong cuốn ‘Cuộc sống và sự nghiệp’ - NXB Kim Đồng) nói về một danh nhân Việt rất ‘ngộ cuộc đời'…, bị vua đuổi việc, về nhà, ông vui vẻ nói với người nhà là:
-Hết thời ta có việc làm rồi,
rồi 10 năm sau, khi vua lại gọi vào triều làm tiếp, ông cũng vui vẻ nói:
-Đến thời ta có việc làm lại rồi.
Tôi cứ nhớ mãi tích này, và đôi khi dùng nó để an ủi chút chút cho cái cuộc đời ‘vạn khó’ của mình - bởi vì ‘Ma đưa lối quỉ dẫn đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi’ (Nguyễn Du)…
…Mấy chục năm trôi qua, cứ nhớ lộn xộn là câu chuyện trên nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Lương Thế Vinh, nào ngờ mới đây tra lại mới biết là nói về Lưỡng quốc trạng nguyên* Phùng Khắc Khoan (1528-1613), và nào ngờ ông bị mất việc đến gần… 30 năm!?:
-Trịnh Kiểm mất… Chính trong thời gian này đã xảy ra một biến cố lớn trong đời Phùng Khắc Khoan. Một lần trong khi phản biện một chính sách nào đó mà Phùng đã làm phật ý (không rõ là với vua hay Tả tướng quốc Trịnh Tùng?) mà ông bị giáng chức, bị đày vào tận miền tây Nghệ An. Ba năm bị đày ải nơi lam sơn chướng khí, Phùng vẫn kiên định, thanh thản… Hậu thế có thể tìm thấy trong một sáng tác của ông, bài ‘Lâm tuyền vãn’… Chừng như phong thái ung dung tự tại cùng tình cảm gắn bó với quê hương đất nước qua nỗi niềm quấn quýt với phong vị thức quê dân dã của Phùng trong ‘Lâm tuyền vãn’ đã khiến Trịnh Tùng ngộ ra nhiều điều…, khi đó Phùng đã tuổi 53! Gần 30 năm, có dài chậm chạp quá không để dùng một trung thần, hơn nữa đó lại là một người tài? Trịnh Tùng bèn gọi Phùng về phục chức… (m.tienphong.vn)
*
Sở dĩ tôi hay nghĩ về Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm*, Phùng Khắc Khoan*, Lương Thế Vinh*, Đoàn Thị Điểm… vì họ là những cao nhân trong đời, đặc biệt là Lương Thế Vinh - người ‘có tầm nhìn khoa học-kỹ thuật’ từ những năm 1470 và được đưa vào chương trình thi cử* đến 450 năm sau!
Nghĩ miên man… Nguyễn Trãi nói ‘thời nào cũng có hào kiệt’, dĩ nhiên, nhưng tôi lại nghĩ khác tí, đó là ‘thời nào cũng có lãnh đạo không biết sử dụng hào kiệt’, do GATO (ghen ăn tức ở, thù dai), do cái ‘cục đại’ hay ‘ế thức hị’ gì đó, do 'bắt chước kẻ bắt chước'…, nhất là do tham nhũng quyền lực/nhóm lợi ích… mà đưa con cháu của mình lên.
…Ngày xưa, Văn Thiên Tường* đã có câu (được thể hiện trong thơ Nguyễn Công Trứ) là:
-Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh,
câu này được đặt rất đẹp vào miệng của Trương Tam Phong (phim ‘Ỷ thiên đồ long ký’, diễn viên nam chính: Đặng Siêu), khi các cao thủ Mông Cổ đến uy hiếp phái Võ Đang và dụ dỗ ông ‘làm vương đất Bắc’, thì ông trả lời rất phong thái ‘ta thà làm quỷ nước Nam’ - như người cùng thời của ông cũng là một ‘nhất đẳng tôn sư’ của Đại Việt là Trần Bình Trọng* đã nói!
Nay, thời thế làm tôi nghĩ khác, và nghĩ 2 câu trên là:
-Con người từ xưa ai không chết
Sao để lòng tham thúi sử xanh.
Ha..ha..ha…

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

886. Anh nên viết ‘truyện ấy’ (Truyện ngắn)

LTS: Truyện này được viết theo yêu cầu của một người bạn. Lưu ý rằng đây không phải là một câu chuyện về tình dục, mà về thân phận con người - được nhìn dưới góc độ tâm sinh lý… Và CÁM ƠN VÀ GỞI LỜI CHÚC MỪNG NĂM MỚI ĐẾN CÁC BLOGGER THÂN QUEN!
---------
Đêm, khuya rồi thao thức mãi chi em
Người, nếu đến, chỉ đôi giờ quên khổ
Ngắm tà chiều, gọi đắng ở trên cao
Ta than thở: sao lòng mình vẫn lạnh!

Nàng là một trong những người phụ nữ khốn khổ và tội nghiệp…
Con người sinh ra, khốn khổ, ‘thường’ không phải là do chế độ, do lãnh tụ vĩ đại, do chiến tranh, thiên tai, bệnh tật hay bom nguyên tử…, mà có lẽ do bị hành hạ bởi nhân thế, hoặc bởi thế giới nội tâm vô cùng khó hiểu với ‘cái con’ rất nhiều hơn của họ, họ sinh ra đời là để khổ, để chịu đựng cái khổ, để chấp nhận nó, và chết: chết là hết, và chết là giải thoát!
Hắn nhớ mạnh lại những chuyện xưa với cách nhìn của một thanh niên, và cách nhìn của một kẻ ‘tri-thiên-mệnh’ - bốn mươi năm sau đó - đối với một phụ nữ hầu như là ‘chiếu trên’ (cấp trên trong xưng hô):
-Nói chung, hồi trẻ là một kẻ bên trong có khao khát ‘tình khúc âm dương’ bừng bừng như núi lửa, nhưng bên ngoài hầu như hắn không hề có bất cứ động thái gì. Tại sao?

1
Hắn nằm trên giường đọc Thủy hử… Hồi đó kinh tế nước ta còn quá khó khăn…, người ta đã may cho hắn một cái quần đùi bằng vải ‘thương nghiệp’…, ánh nắng giữa buổi sáng chiếu qua khung cửa sổ bằng gỗ, dễ thấy ‘khu rừng’ của hắn lộ khá rõ qua lớp vải màu xanh lá mạ và mỏng… Nàng tiến đến, ngồi kế bên hắn, giả vờ hỏi ba câu bốn chuyện…, hắn tự nhiên đoán biết là nàng đến để làm gì, cái đó của hắn chợt hơi… động, và với một linh cơ tự nhiên, hắn lấy cuốn sách che lại, còn nàng ngồi nghía… chỗ đó một tí, rồi lẳng lặng ra về…