Sáng cà phê sáng, nghĩ linh tinh
Nghĩ đến dân ta, sử nước mình
Nặng nề sử Bắc, vương màu xám
‘Em’ đến bên cười, sáng chữ xinh
Nghĩ đến dân ta, sử nước mình
Nặng nề sử Bắc, vương màu xám
‘Em’ đến bên cười, sáng chữ xinh
Hình như là một con rùa núi, Lão nhỏ con nhưng rất lanh lợi và năng động, cứ cựa quậy bò đi bò lại đông tây nam bắc suốt ngày đêm…, đặc biệt là trên mai của Lão có một cái lỗ, hổng biết ai đã xiềng vào đó một sợi xích mà đi đâu Lão cũng kéo rê cái xích này, trông thật là ‘khắc khổ’!... Không cần dùng ‘Phương pháp đồng vị phóng xạ’ hay ‘Cơ học lượng tử của Schrodinger hay Heidelberg, người ta cũng thừa biết là Lão cũng cỡ 4-5000 tuổi rồi!
Kéo cái ghế nhựa ra, làm một hớp cà phê Ban Mê, vớ tay
lấy một điếu Yett Virginia rẻ tiền (nhưng hút cũng được!), tiện tay cầm luôn
chén trà Bắc hớp vào mồm, Lão ‘khà’ một cái trông thấy đã!... Chả biết Lão đến
quán cà phê này từ lúc nào, nhưng lúc tôi mơ gặp Lão khi Lão lão đang lầm bầm:
- Mịa nó, ta mà là ‘Thần Kim Quy’ à!, ta đã từng đi học bên Hoát-Sin-Ton mấy năm mà còn chạ hịu hết!, huống gì dân - nói làm cả xứ Rùa ta tra từ điển Háng-Vịt thấy mụ nội nuôn! Ta vốn sống ở vùng miền núi giáp ‘nền văn minh lúa nước’, nên mai của ta có màu xám pha xanh rêu…, nhưng mấy tay ‘giả sư’ vừa rồi định làm tượng đài của ta ở Hồ Gươm màu ‘vàng chóe’ - xin nỗi, ta có thể có chút màu ‘vàng đốm’* của Tô Hoài, chứ màu vàng dẻo của mấy tay hoàng đế Tê Cu thì ta không dám nhận!... Và nếu gọi ta là ‘thần Rùa’ hay ‘thần Rùa vàng’ theo đúng ngữ pháp tiếng Việt thì có phải đã hơn không!, có phải ‘tự hào Việt’ hơn không!
À, ta là ông thủy tổ của Chí Phèo, nên kể chuyện dưới đây có sử dụng ngôn ngữ ‘Đan Mạch’ tí tí, và đôi khi có nói ngọng tí tí, có gì bọn… cháu, chắt, chút, chít các ngươi hãy... ‘empathize’ (thấu cảm) cho ta nhen!, ‘ài em xo ri, ái em xò rì’!
- Mịa nó, ta mà là ‘Thần Kim Quy’ à!, ta đã từng đi học bên Hoát-Sin-Ton mấy năm mà còn chạ hịu hết!, huống gì dân - nói làm cả xứ Rùa ta tra từ điển Háng-Vịt thấy mụ nội nuôn! Ta vốn sống ở vùng miền núi giáp ‘nền văn minh lúa nước’, nên mai của ta có màu xám pha xanh rêu…, nhưng mấy tay ‘giả sư’ vừa rồi định làm tượng đài của ta ở Hồ Gươm màu ‘vàng chóe’ - xin nỗi, ta có thể có chút màu ‘vàng đốm’* của Tô Hoài, chứ màu vàng dẻo của mấy tay hoàng đế Tê Cu thì ta không dám nhận!... Và nếu gọi ta là ‘thần Rùa’ hay ‘thần Rùa vàng’ theo đúng ngữ pháp tiếng Việt thì có phải đã hơn không!, có phải ‘tự hào Việt’ hơn không!
À, ta là ông thủy tổ của Chí Phèo, nên kể chuyện dưới đây có sử dụng ngôn ngữ ‘Đan Mạch’ tí tí, và đôi khi có nói ngọng tí tí, có gì bọn… cháu, chắt, chút, chít các ngươi hãy... ‘empathize’ (thấu cảm) cho ta nhen!, ‘ài em xo ri, ái em xò rì’!
*
‘Có thằng Cuội già ôm một mối mơ’…
Đọc các tài liệu về ‘Lịch sử’ và ‘Nguồn gốc dân tộc Việt’
của các ngươi, ta không ngọng mà cũng thành ngọng! (lỗi của Ngô Sĩ Liên*...). Cái
gì là ‘Bách Việt’, ‘Việt Thường’, ‘Việt Câu Tiễn’, cái gì là ‘Kinh Dương
Vương’, ‘Lạc Long Quân’, ‘Thập Bát Hùng Vương’, ‘An Dương Vương’, rồi những
‘Lĩnh Nam’, ‘Ngũ Lĩnh’, ‘Động Đình Hồ’*, ‘Đông Hải’, ‘Ba Thục’, cái gì là ‘Lĩnh
Nam chích quái’, ‘Việt điện u linh’, ‘Phù Đổng Thiên Vương’ hay ‘Sơn Tinh, Thủy
Tinh’ - chỉ là thần thoại thôi!
Chưa kể bên Tàu có cái gì thì các ngươi bầy đàn rủ
nhau rinh hết về nước, bên Tàu có ‘Tử cấm thành’ thì ngươi cũng có Tử cấm thành
(Huế), bên Tàu có ‘Vạn thế sư biểu’ thì ngươi cũng có Vạn thế sư biểu, rồi Hoàng
Hà, Hồng Lĩnh, Ngũ Lĩnh, Kinh Dịt, Lâm Ấp/Tượng Quận, ‘Muyên tảo’ kèm với ‘Cục
đại’, ‘Ế thức hị’ và ‘Chân lý… tứ-thập lục’, Lục tài tử thư, Ngũ Hành Sơn, Phong
thủy, Thơ Đường, Thúy Kiều, ‘Thứ tư nghỉnh cu’, Tràng An, Tứ đại mỹ nhân, Nhị
thập bát tú, Khổng Miếu (Văn Miếu)…, rồi Ngọc Hoàng, Táo Quân, Phúc-Lộc-Thọ,
Thần Tài, chưa kể ‘Tết Nguyên đán’, ‘Tết Trung nguyên’, ‘Tết Trung thu’, ‘Tết
Đoan Ngọ’, thậm chí là Quan Công hay ‘con rồng… Pikachu’...
Xin nỗi, mấy thứ đó không phải là ngôn ngữ thời
‘Kinh Dương Vương và con cháu’ ở Hà Tĩnh* quê ta đâu!, lúc đó chỉ có ‘tiếng Nôm’, chứ làm
gì mà có ‘tiếng Háng’!, chỉ có ‘thuốc Nôm’ chứ làm gì mà có ‘thuốc Bắc’!, các
ngươi có bị... tâm thần không đó!:
- Có giỏi thì các ngươi sang bên 'lạ' mang hết mấy đại mỹ
nhân về đây cho ta… ‘ai lớp du chụt chụt’!
Nhân
tiện thú thiệt, ta sợ nhất là mấy thứ như ‘hỏm hòm hom’, ‘trơ toen hoẻn’, ‘vỗ
phập phòm’, ‘rơi lõm bõm’, ‘tối om om’ hay ‘xè xè’, ‘rầu rầu’ của Hồ Xuân Hương
hay Nguyễn Du… lắm!, mà đôi khi nghe từ ‘xè xè’ ta liền nghĩ xxx... Tất nhiên
nghiên cứu, học hỏi Tây/Tàu là rất quý, không phản đối! Tuy nhiên, triết cũng
không nghĩ ra nổi mà phải đi lấy triết của bọn ‘mắt xanh mũi lỏ’ hay của Tê Cu
xài - có phải là bất lực quá thể không!, nên nếu ta nói đa số các người là ‘Mr.
Thiên hạ đệ nhất há miệng chờ sung’ thì sẽ xây nhà không cần mua đá phải hôn!, dại
gì!, ta đâu có nhu cầu xây ‘biệt phủ’, để cho các ngươi tự nói! (xem dưới). Thôi, nói nhẹ nhàng thôi, các ngươi chỉ là
loại: ‘Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối
mơ… Có con dế mèn, suốt trong đêm khuya, hát xẩm không tiền nên nghèo xác
xơ’, hehe…
*
Cái chiện ‘Thập Bát Hùng Vương’…
Nói thiệt, ta ngại nhất là cái vụ ‘thập bát’, nào là
‘Thập bát ban võ nghệ’, ‘Thập bát đồng nhân trận’, ‘Thập bát giới/Thập bát
công’ (Phật học), ‘Thập bát La Hán’, ‘Thập bát lâu’, ‘Thập bát phi tinh’ (tử
vi), ‘Thập bát thăng trĩ thang’, rồi ‘Giáng long thập bát chưởng’, ‘Hảo nữ thập
bát giá’ (tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình của Hoa Lạc Trùng Lai), ‘Hàng thành thập
bát sự’ (Truyện thời Trung Hoa Dân quốc, của Hỏa Dực Phi Phi), ‘Nê ngẫu thập
bát’ (một games của Tàu), ‘Nhị thập bát tú’, ‘Thiên y thập bát điệt’ (võ từ tư
thế ‘giặt đồ’), ‘Vân Đài nhị thập bát tướng’ (thời Hán Quang Vũ)…, mà là con của
thèn choa ‘cửu’ như ‘Cửu âm chân kinh’, ‘Cửu âm động’, ‘Cửu âm lệnh’, ‘Cửu âm
truyền kỳ’, ‘Cửu Chỉ Thần Cái’, ‘Cửu Đầu Trùng/Cửu Linh Nguyên Thánh’ (Tây du
ký), 'Cửu Ngũ Chí Tôn', 'Cửu Thiên Huyền Nữ', ‘Cửu tử tà công’, ‘Cửu văn long Sử Tiến’,
‘Cửu vực kiếm đế’ (của Thiệu Vũ ), rồi ‘A
Cửu’ (nhân vật nữ trong tiểu thuyết ‘Lộc Đỉnh ký’ hay ‘Cổ đại xuyên không’), ‘Độc
Cô Cửu Kiếm’, ‘Lão Cửu Môn’ (của Nam Phái Tam Thúc), ‘Ngạo Thế Cửu Trọng Thiên’
(của Phong Lãng Thiên Hạ), ‘Nghịch Tập Cửu Lê’ (một games của Tàu), ‘Thiên
hành cửu ca’ (phim)…
Ta
có nói ‘cưỡng tình đoạt lý’ với ngươi đâu!, bằng chứng rành rành dưới đây nè:
- THẬP
BÁT truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo/Ngũ thập tử quy
sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong (Nghĩa là: Mười tám đời truyền
làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ/Năm mươi con lên núi, xuống
biển, một nàng thần nữ nối ngôi cha).
- Nam
thiên THẬP BÁT thế xa thư, sơ đầu đệ nhất thánh/Tây nhạc ức vạn niên hương hỏa,
thượng đẳng tối linh thần (Nghĩa là: Trời Nam 18 đời truyền kiếp, buổi đầu đệ
nhất thánh/Tây nhạc ức vạn năm hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần).
- Dĩ
thượng Hùng đồ THẬP BÁT diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo, nhất bách THẬP BÁT đại
đế vương tốn vị nhất thống sơn hà (Nghĩa là: Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ
và ấn tín truyền quyền đại bảo trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một
mối non sông xa thư trị nước).
-Sơ
khai Nam Việt hữu Kinh Dương/Nhất thống sơn hà THẬP BÁT vương/Dư bách hệ truyền
thiên cổ tại/Ức niên hương hoả ức niên phương (Nghĩa là: Mở đầu Nam Việt có
Kinh Dương/Mười tám ngành vua, mười tám chương/Bách Việt sơn hà muôn thuở đó/Đời đời đèn nến nức thơm hương)… (Nguyễn Nguyễn,
xem dưới).
Chưa kể đến ‘Nhân sinh tự cổ thùy vô tử/Lưu thủ đan
tâm chiếu hãn thanh’, ‘Nhân sinh thất thập cổ lai hi’, ‘Văn như Siêu Quát vô tiền
Hán/Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường’, hay ‘Thất thập nhị hiền, hà hiền hà đức?/Nhị
thập bát tú, hà tú hà tài?’*… nàm ta cười pể pụng nuôn!:
- Ui, thiết nghĩ nàm gì mà có cái chiện ‘Thập Bát Hùng
Vương’!, bắt chước gì mà bắt chước dữ dzậy!, ha..ha..ha…
Nại chuyện Hùng Vương… Ta nói thiệt, theo ta…, chữ ‘Hùng’* trong truyền
thuyết ‘Hùng Vương’ có thể là nói… sai!, bởi ‘vua’ là tiếng Nôm, hay ‘Bua’ trong tiếng Mường,
và có thể xuất phát từ các từ Việt cổ như ‘Khun’, ‘Kun’, ‘Khunzt’... để chỉ ‘tù
trưởng của một bộ lạc hay buôn trưởng’, hoặc giả là tên gọi thời có nhà nước
để chỉ ‘những người đứng đầu các bộ lạc mạnh’ thôn tính các bộ lạc yếu hơn: Đửng có mê ‘Háng rộng’ quá mà nói theo kiểu ‘Hùng’ có nghĩa là ‘mạnh’
hay ‘con gấu’ ở Tê Cu mà thời Sở cũng có các ‘Hùng Vương’, thậm chí là có thể có đến…
‘18 đại ca Hùng’ lận! Méc mệt với các ngươi!
*
Ta nhắc luôn người vụ gốc của chữ ‘Việt’ nhé!
Lưu ý rằng TỪ ‘BÁCH VIỆT’ CHỈ XUẤT HIỆN TỪ THỜI NHÀ TẦN lần đầu tiên trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’ (239TCN) mà có thể do tay Lã Bất Vi, Thừa
tướng Lý Tư hay nhóm biên soạn tùy ý ‘chọn từ’ - trong lúc muốn xóa bỏ toàn bộ
‘Lịch sử trước nhà Tần’ (kể cả thời Khang Hy với vụ án ‘Minh sử’, hay thời ‘1949’…:
chuyện phình phường trong chính trị xưa nay!). Nên, nếu so với dân Âu Việt và Lạc
Việt thời An Dương Vương, năm 257TCN (sau đó được sáp nhập vào quận Nam Hải để thành Nam Việt, thời triệu Đà,
208TCN) thì tên gọi ‘Việt’ đã có trước đó từ lâu! Điều này chứng tỏ rằng ‘Bách
Việt’ không phải là từ ‘có tính lịch sử’, nhất là đối với Sử ta!
Bên Tàu, chữ ‘VIỆT’ vốn có từ rất xa xưa, tiến hóa từ
tk 17-16TCN đến giữa tk 17SCN (thời giao tiếp Minh-Thanh), tức là trong khoảng
3500 năm thì có CẢ TRĂM nghĩa! Các nghĩa chính như: 1) ‘cái búa, cái rìu’, 2) ‘đi,
chạy’: được dùng trong các từ Việt Câu Tiễn, rồi 3) Việt Kịch (ca kịch), 4) trong
Nam Việt, Âu Việt, Lạc Việt (VN), Điền Việt (Cao Ly)…, hay 5) ‘lúa, lúa nước’
được dùng cho ‘một số’ bộ lạc ở Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Đông, Quảng Tây, Đài
Loan, bắc Việt Nam (Bắc kỳ, thuộc liên bang Đông Dương sau này)…
Như vậy chữ ‘Việt’ mà ta hiểu lầm là của người Hán là
do tính xâm lược hóa/‘áp đặt hóa ngôn ngữ’ từ thời Tần Nhị Thế (hay Triệu Đà), mà
đúng hơn là từ chữ ‘lúa, lúa nước’ của các dân tộc sinh sống dọc theo vùng
duyên hải phía nam Trung Hoa (Nam Hải). Nếu nước ‘Việt’ là Việt Thường của Tê
Cu xưa (tk 11TCN) thì may lắm là người dân có thể đi bộ, cách đó vài dặm hay vài chục dặm, cặp
nách con ‘chim trĩ trắng’ đến tặng Chu Trang Vương; chứ dân Việt Thường ở
Lâm Ấp xưa làm sao mà có thể đi bộ 4000km, đeo tòn ten nó từ tuốt tỉnh Quảng
Bình hay Huế … bên tận kinh đô Lạc Dương ở tỉnh Hà Nam giáp Tây Tạng!, thì cả chủ và tớ
đã bị biến thành hạt quark rồi còn gì!...; quan trọng hơn:
- Dân Việt ta hồi đó làm sao mà biết vua Chu thik chơi
‘chim’?
Tóm lại, nếu không nhầm thì các ‘nhà giả học’ hủ nho
xưa của ta, thấy chữ ‘Việt’ có nghĩa là ‘cái búa, cái rìu’ liền vồ ngay, mà có
lần ta đã nói là mấy ‘Búa gia’ như Tiên phuông Trình Giảo Kim hay Hắc toàn
phong Lý Quỳ không phải là dân An Nam đâu!... Vả lại, thời đó, chữ ‘Việt’ có thể
xuất phát từ chữ ‘vịt’ (dân chuyên nuôi ‘vịt’), chữ ‘lạc’ (con chim lạc trong
trống đồng Ngọc Lũ - có cách đây trên 2500 năm), hoặc chữ ‘nước’ trong ‘lúa nước’:
CHỮ VIỆT CỦA TA HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP VỚI NGHĨA DO BỌN THIÊN TRIỀU… ĐẺ RA!
*
Xin nói thêm về cái vụ ADN với vài so sánh…
Ông Edison gốc là dân Hà Lan, ông Einstein là dân Do Thái
hay Đức, ông Hemingway là dân Anh, ông Obama là dân châu Phi…, mà nếu nói giống
như kiểu ‘ngụy’ của Luyện Đại Đại trong vụ Biển Đông (‘Bỗng Điên là có từ thời ông
cố tổ của ổng!’, thì dễ suy ra rằng: ‘nước Mỹ là của Anh, Do Thái, Đức, Hà Lan,
Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, hay châu Phi’, hay ‘nước Tàu là của dân Cao Ly, Hồi
Hột, Hung Nô, Kim, Liêu, Mãn Châu, Mông Cổ, Oa (Nhật), Tân Cương (dân Duy Ngô
Nhĩ), Tây Hạ, Tây Tạng, Thổ Phồn, Việt Nam (Quảng Đông, Quảng Tây)…'* và phải trả
lại nước cho họ thì dân cá Tràu ngày nay chỉ có nước chui xuống địa ngục mà măm
măm món ‘tàu hũ thúi’!
Thực ra ta cũng không thèm nói dài, bất cứ sinh-động vật
nào cũng có tiến hóa, tức là có ‘lai giống’ - như cây ăn trái mà các ngươi vẫn
thường thấy vậy!, dân Việt của ngươi hiện nay ‘có ADN phong phú nhất trên thế
giới’ gồm Ấn, Cam, Cao Ly, Châu Phi, Indo, Lào, Malay, Myanmar, Philippines, Tàu,
Thái, Úc, thậm chí là Canada, Hàn, Mỹ, Nga, Nhật, Pháp…, quan trọng nhất là ‘dân
Việt tại chỗ’:
- Đầu tiên là sự pha trộn
văn hóa giữa các nhóm Indonésien di cư (văn hóa Indus) và cổ Mã Lai (văn hóa Sa
Huỳnh), kế là với nhóm Việt tộc sơ sử (văn hóa Đông Sơn), sau có thêm người Hán
(văn hóa Khổng Mạnh) từ phương bắc di cư xuống và người Môn Khmer (văn hóa Óc
Eo-Phù Nam) từ tây nam đi lên.
Cuối cùng là những nhóm Malayo-Polynésien (văn hóa Mã Lai -
Đa Đảo hay Nam Đảo) từ biển cả tràn vào hồi đầu công nguyên. Nhóm sau cùng,
hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố
Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài (thế kỷ 1 trước và sau
CN)…’ (Panzerklein, lichsuvn.net)
Nên, nếu ai đó nói ‘dân Việt là dân Tàu’ (như các
HDV du lịch Tàu đang tuyên truyền rất bài bản!), thì đó chắc chắn cái thèn nếu không điên
thì cũng khùng!
*
Lịch sử VN nên có chính thức từ...
Cũng theo ngữ cảnh này, nếu nói LỊCH SỬ VIỆT NAM là có từ trước năm 2789TCN - thời ông Kinh Dương Vương - là quá thần thoại!, từ tk 11TCN thời Chu Thành Vương (người Việt-Tàu dâng chim trĩ trắng) để có ‘uy’ như ‘nền văn minh Crete-Misen của Hy Lạp cổ đại’ là quá mơ hồ!, từ tk 6TCN để đảm bảo tính số học cho ‘Thập Bát Hùng Vương’ không ai làm vua trên… 100 năm là quá tham vọng!, từ cuối tk 3TCN (207) đến trước năm 938 qua các thời như Tần, Hán, Đông Ngô, rồi Đường, Nam Hán… thì VN đã bị đô hộ mất rồi còn gì!, hay định đòi luôn cái Quảng Đông, Quảng Tây thì quả là có tư tưởng ‘lớn’ hơn... Lý Thường Kiệt hay Nguyễn Huệ!
Cũng theo ngữ cảnh này, nếu nói LỊCH SỬ VIỆT NAM là có từ trước năm 2789TCN - thời ông Kinh Dương Vương - là quá thần thoại!, từ tk 11TCN thời Chu Thành Vương (người Việt-Tàu dâng chim trĩ trắng) để có ‘uy’ như ‘nền văn minh Crete-Misen của Hy Lạp cổ đại’ là quá mơ hồ!, từ tk 6TCN để đảm bảo tính số học cho ‘Thập Bát Hùng Vương’ không ai làm vua trên… 100 năm là quá tham vọng!, từ cuối tk 3TCN (207) đến trước năm 938 qua các thời như Tần, Hán, Đông Ngô, rồi Đường, Nam Hán… thì VN đã bị đô hộ mất rồi còn gì!, hay định đòi luôn cái Quảng Đông, Quảng Tây thì quả là có tư tưởng ‘lớn’ hơn... Lý Thường Kiệt hay Nguyễn Huệ!
- Vậy phải chăng Lịch sử VN chỉ nên có chính thức TỪ
NĂM 938!
Nói như vậy sợ ai đó quá có tinh thần ‘Thăng Long thành
hoài cổ’, hay tinh thần ‘Where are you now? Atlantis. Under the sea’ (Anh đang ở
chốn nào? Atlantis. Sâu thẳm đáy đại dương),
mà thấy mất tiêu 2789 + 938 = 3727 năm!, nên tiếc đứt
ruột đứt gan! Xin nỗi, Lịch sử Mỹ chỉ có chính thức từ thời ‘Tuyên ngôn độc lập
- 1776’, tức là dưới 300 năm!, và theo một tài liệu cách đây không lâu của Đại
sứ quán Mỹ thì người ta có khoe sơ sơ rằng dân da đỏ - tổ tiên của họ - cách
đây 8000 năm đã biết trồng bắp!... Uh, lịch sử của ta hơn Mỹ đến 4500 năm kia mừ!,
nên nếu Mỹ là ‘cường quốc số một’ trên thế giới thì ta ít nhất phải là cường quốc
số… không!... Lịch sử lâu lắm mà làm gì để con nít nó nói ‘4000 tuổi mà vẫn còn
bớm mú’, ha..ha..ha…
Nãy giờ, ta chỉ chém gió vui thôi, chứ ta mà nói ‘sự thực’
ra thì các ngươi sẽ TROLL ta!, nên để cho chính miệng các ngươi nói vậy:
- Lối viết sử kiểu Tàu ra sao, họ sẽ theo y như vậy.
Tàu không biết nhiều về nhà Hạ, nên phải gom góp các chuyện cổ tích, các truyền
thuyết, rồi đưa vào con số 18 rất phổ thông, để gói ghém một trang sử cổ cho được
đẹp mắt. Không có cách gì khác, phía bên An-nam cũng làm theo y như vậy. Họ làm
việc qua nhiều tác phẩm và nhiều năm tháng, để rồi sau cùng, Ngô Sĩ Liên và các
cộng sự thu thập tất cả, đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng, rồi đưa vào bộ Sử Ký có
tầm vóc đầu tiên của nước Nam… Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những
truyền tích khác như: Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh..., thật ra được
Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, từ những sách thuật chuyện u
linh hoang đường như: 'Việt Điện U Linh Tập', và 'Lĩnh Nam Chích Quái', xuất hiện
trong khoảng thế kỷ 14. Đặc biệt 'Lĩnh Nam Chích Quái', do tiến sĩ Vũ Quỳnh hiệu
đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh
(Lĩnh Nam), tức phía Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa…’ (Nguyễn
Nguyễn)...
*
Với ‘phương pháp tiếp cận’: ‘LẤY NGHIÊN CỨU VIỆT NAM LÀM GỐC: Dân Việt là dân Việt!, sử Việt là sử Việt!, đất nước Việt Nam là đất nước Việt Nam! - không nên lẫn lộn!, hãy rất trân trọng tinh thần nghiên cứu học thuật của phương Tây, ví dụ của Jean Chesneaux: ‘Sự kiện lớn nhất dường như việc khôi phục thống nhất đất nước, việc xóa bỏ sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc đối địch. Chính là Tây Sơn chứ không phải là nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, như người ta thường gán cho họ, đã có công trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất; dù chia ra các miền khác nhau nhưng vẫn cùng một mục đích... Niềm kiêu hãnh khôi phục lại uy danh của nước Việt Nam thể hiện rõ trong bài Hịch Tây Sơn’ (Wikipedia), đồng thời xem lại Khảo cổ học, đọc lại Lịch sử Ấn, Cam, Đài Loan, Đại Lý (Vân Nam), Hồng Kông, Indo, Lào, Malay, Myanmar, Philippines, Quảng Đông, Quảng Tây, Thái…, trong đó sử Tàu hay của ông ‘Tư Mã Thiên’ gì gì đó thì cũng nên hạn chế!... Cứ cho ‘ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật’ là có… đúng đi, nhưng phải đổi món mới chứ, chả lẽ bữa ăn nào ngươi cũng chỉ ăn toàn ‘cơm chiên Dương Châu với thịt heo kho Tàu’ à!, choán bỏ mịa!
Tóm lại, ‘Hãy lục tìm trong đống tro tàn ấy. Có những điều đốt mãi chẳng thành than’, mà ‘Cái gì của Ceasar thì phải trả lại cho Ceasar’!…
Với ‘phương pháp tiếp cận’: ‘LẤY NGHIÊN CỨU VIỆT NAM LÀM GỐC: Dân Việt là dân Việt!, sử Việt là sử Việt!, đất nước Việt Nam là đất nước Việt Nam! - không nên lẫn lộn!, hãy rất trân trọng tinh thần nghiên cứu học thuật của phương Tây, ví dụ của Jean Chesneaux: ‘Sự kiện lớn nhất dường như việc khôi phục thống nhất đất nước, việc xóa bỏ sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc đối địch. Chính là Tây Sơn chứ không phải là nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, như người ta thường gán cho họ, đã có công trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất; dù chia ra các miền khác nhau nhưng vẫn cùng một mục đích... Niềm kiêu hãnh khôi phục lại uy danh của nước Việt Nam thể hiện rõ trong bài Hịch Tây Sơn’ (Wikipedia), đồng thời xem lại Khảo cổ học, đọc lại Lịch sử Ấn, Cam, Đài Loan, Đại Lý (Vân Nam), Hồng Kông, Indo, Lào, Malay, Myanmar, Philippines, Quảng Đông, Quảng Tây, Thái…, trong đó sử Tàu hay của ông ‘Tư Mã Thiên’ gì gì đó thì cũng nên hạn chế!... Cứ cho ‘ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật’ là có… đúng đi, nhưng phải đổi món mới chứ, chả lẽ bữa ăn nào ngươi cũng chỉ ăn toàn ‘cơm chiên Dương Châu với thịt heo kho Tàu’ à!, choán bỏ mịa!
Tóm lại, ‘Hãy lục tìm trong đống tro tàn ấy. Có những điều đốt mãi chẳng thành than’, mà ‘Cái gì của Ceasar thì phải trả lại cho Ceasar’!…
-Thôi, trễ giờ ‘ai lớp du bặt bặt’ với bà xã tui năm-bờ-oanh
rồi, ta phải về ‘núi’ đây!
- Dạ, cụ về ‘sơn’ à!
- Hừ, ‘núi’ thì gọi là núi, chứ ‘sơn’ cái gì!, làm ta
tưởng là ‘sơn Nipon, …hôn mông cũng đẹp’!
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
* Các tài liệu tham khảo chính:
- Lâm Ấp liên minh Lạc Việt nổi dậy đánh đuổi đô hộ
Trung Hoa (Nguyễn Văn Diễn):
http://lethuongdan.blogspot.com/2017/01/lam-ap-lien-minh-lac-viet-noi-day-anh.html
- Lâm Ấp Tàu và Lâm Ấp ta: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/01/894-lam-ap-tau-va-lam-ap-ta-truyen-ngan.html
- Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách
Việt (Trần Gia Ninh):
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/11/nhin-lai-lich-su-bach-viet-va-qua-trinh-han-hoa-bach-viet/
- 18 đời vua Hùng Vương: Một ý niệm về liên tục (Nguyễn
Nguyễn): http://cadaotucngu.com/Coinguon/18doihungvuong1yniem.htm,
và:
1. Hùng
Vương: ‘Vua’ là tiếng Nôm, hay ‘Bua’ trong tiếng Mường, và ‘Hùng’ có thể xuất
phát từ các từ Việt cổ như ‘Khun’, ‘Kun’, ‘Khunzt’... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/05/937-tieng-hang-vit-ii-ke-chuyen-thu-gian.html
2. Kinh Dương
Vương quê Hà Tĩnh: Kinh Dương Vương (Lộc Tục) là người hình thành nhà nước sơ
khai đầu tiên vào năm ~2879 TCN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng
Lĩnh (Hà Tĩnh)… (wikipedia)
3. Lỗi của
Ngô Sĩ Liên: Khi nhét các truyền tích vào cổ sử, ông đã tiếp tục gieo nghi ngờ
và thắc mắc với mọi người Việt từ lúc đó cho mãi đến ngày nay. Mặc dù đã căn dặn
kỹ: 'tin sách chẳng bằng không có sách' (tận tín thư bất như vô thư) (Nguyễn
Nguyễn).
4. Mô tả màu
vàng: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong
vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những chuỗi
hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo
lại nở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối
vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo... Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn
trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt.
Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới... (Tô Hoài)
5. Núi Ngũ
Lĩnh, hồ Động Đình: Những danh từ riêng (trong ‘Lĩnh Nam chích quái’ chẳng hạn)
như: Hồ Động Đình (lưu vực sông Mã-sông Lam, từ Ninh Bình -> Nghệ An), Lĩnh
Nam (vùng Hồng Lĩnh, thuộc Nghệ An-Hà Tĩnh), Phong Châu (thuộc tỉnh Phú Thọ), sông
Hoàng/Hoàng Hà (hạ nguồn của sông Lam, thuộc Nghệ An-Hà Tĩnh), sông
Tương (‘Ai có về bên bến sông Tương’, thuộc tỉnh Bắc Ninh), Việt Thường (từ Sơn
Tây, Bắc Ninh -> Nghệ An), Xích Qủy (từ Ninh Bình -> Hà Tĩnh)… là tên của
các địa danh ở VN, chứ không hẳn là ở bên Tàu!, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/06/835-can-phai-xet-lai-toan-bo-lich-su.html
6. Quân Tần
Thủy Hoàng chỉ tiến đến ngang Quảng Tây: Cho đến trước khi Tần Thủy Hoàng diệt
được sáu nước, dẹp bỏ nhà Chu, thống nhất Trung Hoa (221 TCN) thì dân Hoa Hạ
(Hán tộc) chỉ chiếm lãnh và đồng hóa được dải đất từ Hoàng Hà xuống đến Ngũ Lĩnh,
còn từ Ngũ Lĩnh trở về Nam (Lưỡng Quảng, Giao Chỉ, Hải Nam… gọi tắt là Lĩnh
Nam) thuộc về Âu Việt… (Trần Gia Ninh)
7. Sự tiến
hóa của chữ ‘Việt’: Vào thời thượng cổ, từ đời nhà Thương (khoảng
1600-1046TCN), trong văn tự thì chỉ có một chữ Việt 戉 (nghĩa là cái rìu), cũng là tên chung cho tộc người ở
phía Nam không phải là người Trung Hoa, do tộc người này sử dụng rìu (Việt) làm
công cụ. Về sau, vào thời Xuân Thu Chiến quốc (722-221TCN) bắt đầu trong văn tự
có hai chữ Việt là 越 và 粤, đều chỉ bộ tộc Việt, dùng như nhau, ta hay gọi 越 là Việt bộ tẩu 走 (đi, chạy) và Việt 粤 Việt bộ mễ 米 (lúa). Trong Hán ngữ cận, hiện đại, hai chữ Việt này
(có thể từ sau đời Minh) thì dùng có phân biệt rõ ràng. Chữ Việt bộ tẩu 越 là ghi tên tộc Việt của nước Việt có lãnh thổ ở vùng
Bắc Triết Giang, ngày nay là vùng Thượng Hải, Ninh Ba, Thiệu Hưng (Cối Kê xưa).
Một loại ca kịch cổ ở vùng này vẫn còn tên là Việt Kịch 越剧. Chữ Việt bộ tẩu này cũng là tên của tộc Nam Việt
(Triệu Đà) Âu Việt và Lạc Việt (Việt Nam ngày nay), Mân Việt (Phúc Kiến), Điền
Việt (Vân Nam, Quảng Tây)… Chữ Việt 粤 bộ mễ 米 ngày nay dùng ghi tên cư
dân vùng Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao… những cư dân này sử dụng ngôn ngữ gọi
là tiếng Quảng Đông (Cantonese). Bởi vì xưa có đến hàng trăm tộc Việt, cho nên
sử sách gọi chung là Bách Việt 百越 hoặc 百粤. Tên gọi Bách Việt xuất hiện trong văn sách lần đầu
tiên trong bộ Lã thị Xuân Thu của Lã Bất Vi (291-235TCN) thời nhà Tần... (Trần
Gia Ninh)
8. ‘Thất thập
nhị hiền, hà hiền hà đức? Nhị thập bát tú, hà tú hà tài?’, đề thi tiến sĩ của Tự
Đức! (tạm hiểu: Trong số 72 ông hiền, mỗi ông có đức tính nào nổi bật? Trong 28
vị có tài (dưới thời Lê Thánh Tông), mỗi vị có tài gì nổi bật?), trong khi mà
thế giới đã vượt quá xa cái thời Phục Hưng (Period of the Renaissance, tk 14-17),
vượt ra cái thời Khai Sáng (Age of Enlightenment, tk 18) hay cái thời
‘toán-lý-hóa-sinh’ …’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/06/835-can-phai-xet-lai-toan-bo-lich-su.html
9. TQ
không có Tây Tạng hay Đài Loan!: Tạp chí India Today dùng ảnh bìa là bản đồ TQ
không có Tây Tạng hay Đài Loan giữa lúc hai nước lớn châu Á đang căng thẳng tại
biên giới khiến dân mạng Trung Quốc khó chịu. Xem thêm: http://news.zing.vn/dan-mang-trung-quoc-buc-tuc-bia-tap-chi-an-do-giua-luc-cang-thang-post766658.html
Lưu comt Stella Nguyen:
Trả lờiXóaDáng cong ai muốn làm thơ
Đêm khuya sương ghé, lại mơ... tiên về
Mắt hồ thu chạm cơn mê
Sáng cà quán vắng, vẫn phê phê... người
Lưu comt Lương Lê Huy về Trần Đức Thảo:
Trả lờiXóa@ Huyền Đức: like!, tôi có đọc TDT nhưng khá... thất vọng, ông suy lang bang nhưng kg... vượt khỏi cái mai của mình/thời thế!
@ Lương Lê Huy:'những học giả, GS Triết lừng danh, phê phán Marx, Husserl etc. cũng đâu phải ai cũng được gọi là Philosopher (Triết gia) đâu' tôi cũng nghĩ vậy!, tks!
@ Hieu Ly: 'Thế hệ TDT có lẽ tâm thức "thuộc địa" khiến họ muốn thoát khỏi ách cai trị của Pháp bất cứ giá nào nên quên giá trị cốt lõi nhân bản': thik!, lời bình của pn! có khác!, hi...
Vương Quang Trung (FB)
Trả lờiXóaBạn chịu khó sưu tầm thật đấy! Chúc ngày cuối tuần thật vui và ý nghĩa!
2 giờ
Cách đây khoảng 40 năm tôi hay về quê nội..., leo lên cái chồ (gác) thấy một đống sách!... Tôi cứ hỏi các cụ miết mà kg ai biết là của ai - vì họ xa quê vào khoảng 1965 (có thể là của... Bùi Giáng!, vì nhà nội tôi cách bên ông một con sông 100m vào mùa nước cạn)...
Xóa1) Trong đống sách đó có vụ nói 'Kinh Dịch là của VN', 'VN đã có chữ viết trước thời Bấc thuộc'!...;
2) lai có ít người nói - giống như cấc HDV du lịch Tàu - là 'người Việt, nhạc Việt... là xuất phát từ Tàu'!;
3) bây giờ trên mạng lại có vụ-truy-ngược là 'Việt hóa người Hán'; v..v...
Tôi mới đọc lại tài liệu về Lĩnh Nam, 'Triệu Đà, Lữ Gia, Cù Thái hậu, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồng Kông, Đài Loan, kể cả Mãn Châu và lịch sử Liên bang Đông Dương..., mới biết:
- Vụ nhầm lẫn... mất thì giờ nói trên 'có thể' là do việc... 'giành' chữ 'BÁCH VIỆT' xưa nay mà ra!, vì tuyệt đại đa số các học giả (cũ) là rê 'con trỏ' từ trên xuống (từ phương Bắc), nhưng nếu các cao nhân rê ngược lại (từ phương Nam, châu Phi -> Ấn -> các nước 'ASEAN'... - đã nói trong bài) thì VẤN ĐỀ LẠI KHÁC HẲN!
Tôi có đưa ý này vào bài, nó kg dễ đọc lắm và có thể bị... đụng hàng, híc...
Thank anh, ngày mới tốt lành!
Xinh Tonnuut (FB)
Trả lờiXóaThiệt á
hồi điêm hôm qua khuya lắc lơ rồi mới thấy bài anh nổi lên face
Biết trc là đụng (đọc) dzô là đầu xù tóc rối ngay, y chang, để đầu xù đi ngủ luôn
Sáng mở mắt ra ko lẽ bức hết tóc chứ (tại đọc lại lần nữa á)
Thôi nhớ rồi
Bài trc anh dặn học tiếng Háng ko bằng học kỹ tiếng Việt nên em đọc... dẫn chú cho đỡ đau đầu
Lỗi do mình quen với người uyên bác quá làm chi
Hic hic
1 giờ
Thank muội, viết bài - chủ yếu để tự học - về Kinh Dịch, Kim Dung, Nietzsche, 'Lâm Ấp', Biển Đông, sông Mekong... và 'vụ này' là rất hao tổn nguyên khí, híc...
XóaHuynh có trả lời cho anh Vương Quang Trung bên trên rồi, muội đọc thêm nhen! Ngày mới ngọt ngào!
Má Boon (FB)
Trả lờiXóaSư phụ Vi Tiểu Bảo... viết hay lắm...:
-DÂN VIỆT LÀ DÂN VIỆT, SỬ VIỆT LÀ SỬ VIỆT, ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM LÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM...
Muội vẫn thích những bài thơ nhỏ dẫn truyện của huynh...
4 giờ
Ui, Má Boon... siêu thiệt!, đây chính là trọng tâm của bài viết, ...cửu ngưỡng!, hehe...
XóaVo San Nguoi (FB)
Trả lờiXóaHuynh à, nửa đêm uống cfe còn không chịu đi ngủ, báo hại mụi đọc bài có phân nửa rồi ngủ tới trưa lun. Còn mơ thấy cụ Rùa bị ngừ ta đè đầu cưỡi cổ đi còn chưa được nói gì là chạy.
Chúc huynh vui khoẻ nghe. Bài này nuốt được, vừa hay, vừa thích.
1 giờ
Thấy đèn sáng vậy chứ huynh ngủ rồi (có lúc kg tắt máy)... Còn:
Xóa- 'Bài này nuốt được, vừa hay. vừa thích.',
làm huynh thấy rất... vui, thật ra huynh kg sợ bạn đọc kg hiểu, mà rất sợ... mất lòng!
Thank NVS, chiều vui!
P/s: 8g tối nay đội tuyển VN đá với Hàn Quốc tại sân Mỹ Đình, mại dzô!, mại dzô!
Thanh Thủy (FB)
Trả lờiXóaRất thích đọc bài của huynh! Huynh là người Quảng Nam à? Hihi đọc bài của huynh nhiều rồi mà chẳng biết chút gì về tác giả, tò mò ghê hihi..
5 giờ
Huynh mới xem phim xong, phim 'Vũ khi chết người' (Lethal Weapon) gì đó, diễn viên Mel Gibson, Lý Liên Kiệt và nàng Rene Russo... Còn huynh có gì bí mật đâu, hình đây nè:
XóaTrong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng, bầu trời và thiên nhiên