Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

963. Kỳ nữ và kỹ nữ (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Kỳ nữ
Mỗi bước chân em, sen rơi từng đóa
Ta đỡ gót chân, xáo động lòng tà
Hương em rơi xuống, hồn ta rên rỉ
Chẳng biết gì, vội chết cõi thiên thai

Sáng nay pùn quá, nên viết mấy dòng giết thời gian… Trước tiên, tôi xin đi ‘lòng vòng’ tí đã…
Có thể nói tiếng Việt* là phong phú nhất trên thế giới! Như các bạn đã thấy đấy, giữa chữ ‘kỹ’ và chữ ‘kỳ’ chỉ cần thay ‘dấu ngã’ bằng ‘dấu huyền’ là mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn! Có lần tôi đã nói nếu tiếng Hán-Việt có 50 ngàn từ; tiếng Việt ‘chuẩn’ (được đưa vào từ điển) cỡ 150.000 từ, nếu kể cả từ ‘ngoại tuyến’ thì có thể có đến 1 triệu từ! Thật vậy, vd chỉ riêng chữ ‘kỳ’ (trong bộ 'ky, kỳ, ký, kỷ, kỹ, kỵ’), mà nếu ‘nói láy’, ‘nói lái’, ‘nói tục’, ‘nói lóng’ hay ‘nói lật’ (lạ kỳ -> kỳ lạ), ‘nói ráp’ (kỳ họp) và ‘ngôn ngữ @’… thì sẽ sinh ra một rừng chữ, như: kỳ ảo, kỳ binh, kỳ bí, kỳ chướng, kỳ cọ, kỳ công, kỳ cùng, kỳ cục, kỳ cựu, kỳ diệu, kỳ dược, kỳ đà, kỳ được, kỳ dị, kỳ đà, kỳ hạn, kỳ họp, kỳ kèo, kỳ khôi, kỳ kỳ, kỳ kỹ, kỳ lạ, kỳ lân, kỳ lô (bự), kỳ mỹ, kỳ nam, kỳ này, kỳ ngộ, kỳ nhân, kỳ nhông, kỳ nữ, kỳ quan, kỳ quái, kỳ quặc, kỳ sau, kỳ sạch, kỳ tài, kỳ thật/thực, kỳ thi, kỳ thị, kỳ thú, kỳ thủ, kỳ thực, kỳ tình, kỳ tích, kỳ trước, kỳ vĩ, kỳ vọng, kỳ xát, kỳ xong; rồi: ba kỳ (VN), bốn kỳ (động cơ), chí kỳ/đến kỳ, chướng kỳ, cùng kỳ, diệu kỳ, dị kỳ, giương kỳ (vảy), giữa kỳ/trung kỳ, hạn kỳ, học kỳ, lạ kỳ, ly kỳ, mỹ kỳ, nhã kỳ, quân kỳ, quốc kỳ, sau kỳ/hậu kỳ, tân kỳ, thần kỳ, thời kỳ, trường kỳ, trước kỳ; rồi: cùng kỳ (kỳ cùng), diệu kỳ (kỳ diệu), dị kỳ (kỳ dị), mỹ kỳ (kỳ mỹ), lạ kỳ (kỳ lạ); rồi: bi cà (ba kỳ), bí cồn (bốn kỳ), cà lụy/cạ lì (kỳ lạ), cào ỉ (kỳ ảo), cần ly (kỳ lân), cò kỵ (kỳ cọ), cù thí (kỳ thú), cường chí (kỳ chướng), cược gì (kỳ dược), kinh bì (kỳ binh), kích tì (kỳ tích), lì một cục (lục kỳ), nghĩ cù (ngũ kỳ), nhỉ cà (nhã kỳ), thì cần (thần kỳ), ti cần (tân kỳ), vừa cà vừa đì (kỳ đà), nhất là: c…ặt quỳ = kỳ quặc, ha..ha..ha…
Qua đó, dễ thấy rằng ‘từ Hán-Việt’ chỉ có dưới 30%!, quan trọng hơn rất nhiều là thấy tiếng Hán-Việt có nhiều ưu điểm (không kể ra đây) nhưng cũng có nhược điểm là ‘gây phức tạp’ cho người đọc hay học (thường phải tra từ, nhất là đối với giới trẻ…). Nên, thay vì nói ‘học tiếng Hán để làm trong sáng tiếng Việt’, thì thiết nghĩ ta nên ‘học sâu, học kỹ tiếng Việt để biết nó vô hạn cỡ nào, đồng thời xác định giới hạn của tiếng Hán’! Cụ thể là nếu làm như kiểu ‘xưa’, tức là cắm cúi suốt đời nghiên cứu tiếng Hán sẽ làm ta vô tình… lãng quên không ít, nếu không muốn nói là vô số tiếng Việt!
Và đây là một lời bình của tôi cho nàng mèo Vi Thi Thanh Ha… (trong fb Hương Giang): 'Kỹ nữ' là gái lầu xanh, nay là cave hay làm gái qúy tộc, gái mát gần, karaoke ôm... Vd, Triệu Cơ (thiếp của Lã Bất Vi, mẹ của Tần Thủy Hoàng), cô Ba Trà (người tình của công tử Bạc Liêu, người tình trong mộng của Vương Hồng Sển) và các em mà ta hay... gặp đứng một mình trên đường (vắng) vào đêm... Ngược lại, 'kỳ nữ' là các phụ nữ có tài và nổi tiếng trong một thời gian dài, vd như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Công chúa Ngọc Hân, hay Trà Giang (diễn viên), Marilyn Monroe, Hoàng Xuân Sính (GS Toán học), thậm chí là Ngọc Hoa, Kim Huệ, hay mèo Anu (cười)...
Để thư giãn trên phây, tôi xin kể thêm một số câu chuyện về một số nhân vật trong lời bình như Triệu Cơ, Marilyn Monroe, cô Ba Trà, công chúa Ngọc Hân...
*
Ngày xửa ngày xưa, có nàng kỹ nữ Triệu Cơ*…
Nàng sinh khoảng năm 270TCN, khi 17 tuổi đã là một kỹ nữ của Trà Hương Các, tên là Hạ Ly, là gái vừa tuyệt sắc vừa tuyệt nghệ cầm ca. Trong một cuộc bán đấu giá người đẹp và dạ minh châu, Lã Bất Vi gặp và si mê nàng. Sau này y bỏ tiền bạc mua nàng về làm thiếp. Truyền thuyết là… Lã Bất Vi rất hợp ‘chuyện ấy’ với nàng đến nỗi hai người ôm nhau lăn lộn trong phòng 7 ngày đêm không ra ngoài, người bưng thức ăn cho 2 người cứ đứng ngoài cửa chờ ngày này qua ngày nọ… Để vận động được cho Tử Sở làm thái tử nước Tần, Lã Bất Vi phải 'trả giá':
- Triệu Cơ rót rượu thì thấy công tử Tử Sở, mình cao tám thước, mặt vuông, mắt sáng. Tuy là kẻ đang bần hàn nhưng dáng điệu ung dung tự tại như một vị vua. Chàng so với ông chồng già Lã Bất Vi thật là khác xa. Đến khi rót rượu dâng cho công tử, nàng tiến lại gần sát công tử. Mùi nuớc hoa hồng từ người nàng tỏ ra thơm phưng phức làm cho công tử thẩn thờ. Nàng thỏ thẻ: ‘Xin mời công tử dùng’, rồi dâng ly rượu, kèm theo một ánh mắt đa tình và một nụ cười trên làn môi mộng đỏ, bàn tay nàng chạm nhẹ vào tay công tử. Ôi mát rượi làm sao! Gương mặt thon dài, làn mi cong, cặp mắt sếc, mũi dọc dừa đã làm chàng nhìn như ngây như dại. Đến lúc được ngưòi đẹp chạm tay khiêu khích, hỏi sao chàng không bay hồn lạc vía. Khi nàng cất tiếng hát hoà trong tiếng đàn tì bà réo rắc thì trái tim của chàng tan theo từng nốt nhạc (mongrua thanhcoloa, wordpress.com)…
Khi Tần Thủy Hoàng còn nhỏ (Tử Sở mất năm 254TCN), Lã Bất Vi vẫn thường vào phòng riêng ăn nằm với Thái hậu Triệu Cơ… Đến năm vua 21 tuổi (247TCN), chuyện bị bại lộ…, nàng bị giam lỏng bên đất Ung, còn Lã Bất Vi cũng bị cách chức, rồi bị đày sang đất Thục. Đến năm vua 24 tuổi…,  Lã Bất Vi biết vua có ý giết mình, bèn uống thuốc độc tự tử.
*
‘Huynh mê Tàu, chả biết Tây, đồ… hủ nho!’, nàng nói. Vậy thì huynh kể chuyện Tây vậy…
Cách đây gần 100 năm, nước Mỹ có kỳ nữ Marilyn Monroe* sinh năm 1926Cha nàng là đã bỏ rời mẹ nàng sau 6 tháng hôn nhân… Rồi ‘cô bé’ sống với nhiều ‘cha mẹ nuôi’, đã từng sống trong trại mồ cô, nhà tế bần và đã từng bị cưỡng hiếp: ‘Tôi có hạnh phúc không? Tôi đã từng là đứa trẻ bơ vơ không ai muốn nhận. Một đứa bé cô đơn với một giấc mơ, và đã thức giấc để biến giấc mơ trở thành hiện thực. Tôi là Marilyn Monroe. Hãy đọc câu chuyện Cô bé Lọ Lem của tôi (Monroe viết)… Khi 16 tuổi, nàng lấy một anh hàng xóm là James, nhưng nàng thích chơi đùa với trẻ con chứ không thích… chồng!
Rồi nàng bắt đầu sự nghiệp là một người mẫu, rồi đến diễn viên điện ảnh…, rồi trở thành ‘top-ten’ trong lịch sử điện ảnh MỹĐồng thời, nàng bị rất nhiều scandal do ăn mặc quá ‘sex’, do đời sống tình dục, bị đồn là người đồng tính, thậm chí nàng còn đóng một phim sex 15 phút đã được bán cho một doanh nhân tại New York (muốn bảo vệ danh tiếng cho nàng) với giá 1,5 triệu USDTháng 2/1952, nàng bị scandal vì ảnh khỏa thân, nhưng được công chúng Mỹ thông cảm! vì do hoàn cảnh xô đẩy, vì kế sinh nhai và vì nỗi tuyệt vọng vì thời niên thiếu quá cực khổNàng có các đời chồng là: James, li dị khi nàng chuyển sang nghề diễn viên, rồi Joe (cầu thủ bóng chày), li dị vì ‘Joe tức điên vì cảnh tượng Monroe bị tốc váy’, rồi Arthur, li dị vì ‘khắc khẩu’, tính nàng ‘đa nghi và khó chịu’, và vì cả hai bên đều ngoại tình:
- Ngày 19/5/1962, theo lời mời của anh vợ Kennedy là diễn viên Peter Lawford, Monroe đến dự sinh nhật của Tổng thống Kennedy tại Madison Square Garden. Tại đấy, nàng đã biểu diễn bài ‘Happy Birthday, Mr. President’. ‘Marilyn xuất hiện đầy nóng bỏng trong một bộ váy mỏng, bó chặt và hát vang những lời chúc mừng sinh nhật dành tặng Tổng thống. Màn trình diễn này của cô đã làm rộ lên những tin đồn vốn đã rất dai dẳng vào thời đó về việc 2 người có mối quan hệ tình cảm đặc biệt sâu sắc’
Cuộc tình giữa Kennedy và Monroe có thể xảy ra trước đó nhiều năm! và tiếp tục cho đến khi Monroe chết: 'Monroe trở nên nát rượu và các loại thuốc (an thần) bắt đầu gây ra tác dụng phụ, ngoài ra, còn có giả thiết nghiêng về hướng là nàng bị ám sát, nàng ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ và đầy hấp dẫn, mới 36 tuổi.

*
‘Ối giời ơi, anh biết lịch sử… Mỹ chứ đâu có biết lịch sử Việt Nam!’, nàng chê yêu. Vậy thì huynh sẽ kể chuyện ta vậy…
Cách đây khoảng 100 năm, có Cô Ba Trà* (tức Trần Ngọc Trà) sinh năm 1906, quê Long An. Từ nhỏ, ba nàng nghi mẹ nàng ngoại tình nên không nghĩ nàng là con gái ruột của mình. Sau khi ba nàng mất, nàng bị bà nội và bác hất hủi, sỉ nhục, mẹ thì đánh đập tàn nhẫn. Có lẽ vì thế mà sau này nàng coi đời ‘lạnh như băng’ và lúc nào cũng cần có người yêu, điều đó rất đúng về mặt tâm lý và các nhà thơ hay nhà văn cũng rất đúng khi gọi nàng là ‘Đóa phù dung khát gió’:
- Em thổn thức nhớ ai/Mà có tiếng thở dài/Chiều mưa rơi nhè nhẹ/Bỗng cần một bờ vai/Sài gòn trời mưa chiều/Ngồi lặng lẽ buồn thiu/Ước gì có anh đến/Em dâng dáng mỹ miều. 
Nàng là đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn thời ấy - một tuyệt thế giai nhân khuynh quốc khuynh thành và vô cùng thu hút mà 'cánh báo chí, nhà văn tốn biết bao nhiêu giấy mực để miêu tả vẻ đẹp của cô Ba Trà, nào là cô ấy đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lượn trên đường phố Sài Gòn. Vẻ đẹp đó làm mê hoặc bất cứ người đàn ông nào, bao gồm các tay chơi hào hoa khắp cả Nam Vang, Băng Cốc'… Nàng được mệnh danh là ‘bà hoàng’ của vũ trường và sòng bài Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19, mà nick của nàng được ghép với tên của một diễn viên điện ảnh Pháp (!) nổi tiếng, đó là ‘Yvette-Trà’, ngoài ra nàng còn được mệnh danh là ‘Étoile de Saigon’ (ngôi sao Sài Gòn)... Nàng có quá nhiều người tình đến nỗi không nhớ xuể, cô chỉ chia cho mỗi người một mảnh tình rách để vắt vai cho đỡ buồn, chứ không dành trọn quả tim cho ai…
Rồi một ngày nọ… Hắc công tử chính là Công tử Bạc Liêu, anh có nước da ngăm đen, người lực lưỡng, cao khoảng 1,7m, mày rậm, và tràn đầy… sinh lực. Còn Bạch công tử có tên là Lê Công Phước hay George Phước, dân Tiền Giang, người ta gọi chàng là Bạch công tử (da trắng) để phân biệt với Hắc công tử (da đen). Hai chàng đều mê Cô Ba Trà như điếu đổ, cạnh tranh nhau tặng quà cho nàng, hễ chàng này tặng món quà này là chàng kia lập tức tặng món quà khác đắt hơn. Có các giai thoại như: Hai chàng thì nhau đốt tiền nấu sôi nồi chè trước mặt người đẹp, kết quả là Bạch công tử thắng. Tính sơ bộ, số tiền mỗi người bỏ ra đốt để nấu sôi 1kg chè trong 1 tiếng đồng hồ là khoảng 5.000 đồng Đông Dương (hơn 83 cây vàng), nếu tính theo giá lúa thì tương đương với khoảng 300 triệu đồng ngày nay!... Sau cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Nam Kỳ vào năm 1932, Bạch công tử lập gánh hát Huỳnh Kỳ và theo đuổi các bóng hình kiều diễm mới, Hắc công tử cũng chán ‘mùi vị’ của nàng mà đi tìm những cảm giác mới lạ… Rồi nàng cũng lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần, trốn qua Xiêm, rồi quay về ẩn náu ở Sài Gòn… Đến năm 1938, người ta bắt gặp nàng, đang làm công cho một tiệm bình dân tồi tàn ở Chơ Lớn. Gặp lại ông Vương Hồng Sển vào năm 1952, nhan sắc ‘nàng’ đã tàn tạ…, rồi sau này không nghe nói gì đến nàng nữa! Còn cuối cùng, bao nhiêu nhà cửa, ruộng vườn, vàng bạc của 2 chàng Hắc-Bạch đều ‘đội nón’ ra đi,  Bạch công tử chết trước (1950), Hắc công tử chết sau (1973)... Nghe đồn học giả Vương Hồng Sển cũng yêu thầm nhớ trộm nàng qua bài thơ 'Khen cha chả' như sau:
- Khen cha chả! Khuôn trăng đầy đặn/Càng nhìn lâu càng mặn nét hồng/Còn trời, còn biển, còn sông/Còn câu tình ái, còn lòng tương tư/Nghĩ cũng tệ sao đi không nói?/Để lại chi mấy đọi sầu phiền/Vật đi còn chút tình riêng/Nàng đi nàng để cho nghiêng ngửa lòng/Lửa đã nhúm khó trông dụt tắt/Kể từ đây bặt bặt giấc tiên/Ngày sầu mấy khắc nào yên/Đêm trông canh lụn càng điên đảo lòng! 
*
‘Hu..hu… Anh kể chuyện như viết tiểu sử ấy, chả lãng mạn tí nào!’, nàng lại nói. Vậy thì huynh sẽ kể chuyện ‘nãng mạn’ vậy…
Chuyện Ngọc Hân với Nguyễn Huệ* trong đêm tân hôn… Ngọc Hân tên thật là Lê Ngọc Hân, sinh năm 1770, là công chúa thứ 21 của vua Lê Hiển Tông, là một trong những 'viên ngọc quý' của nhà Hậu Lê, được nhân dân gọi là 'Bà Chúa Tiên' hay 'Hoàng Hậu Phú Xuân'. Lúc lấy Nguyễn Huệ, nàng mới có 16 tuổi, là người giỏi văn thơ, xinh đẹp, nết na, còn trong trắng và hoang dại - một sự hấp dẫn 'đến mùa' về giới tính đủ làm cho vị anh hùng Nguyễn Huệ ‘sa lưới tình’… Chàng đối xử với nàng từ tốn, dịu dàng và nhỏ nhẹ như một người anh trai với một người em gái bé bỏng, thế là bản giao hưởng ‘Nam-Bắc’ đã bắt đầu dạo lên những âm điệu tuyệt kỹ:
- Đêm hợp cẩn… Khi nguyên súy Nguyễn Huệ vào, Ngọc Hân sợ quá không dám ngước nhìn lên, cũng không dám thở mạnh. Trước mắt công chúa, đôi hài thêu của nguyên súy khẽ lay động. Ngọc Hân chờ, nín thở mà chờ. Thật lâu Nguyễn Huệ không nói gì cả. Công chúa tự biết không thể cứ cúi đầu mãi thế này! Phải ngước lên mỉm cười với nguyên súy. Phải giúp người ‘xếp  bào cởi giáp’ như những người vợ hiền trong cổ thư đã làm. Phải… phải cung kính ngoan ngoãn ‘tay nâng ngang mày’ như nàng Mạnh thị. Dù có nghĩ vậy công chúa vẫn không có can đảm ngước lên nhìn thẳng vào khuôn mặt nguyên súy. Bỗng đôi hài trước mắt Ngọc Hân hơi xoay hướng, như dợm bước về phía cửa phòng. Nhưng sau đó, đôi hài vẫn bất động. Rồi đột nhiên Ngọc Hân cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai mình. Nguyên súy đặt yên bàn tay lên vai công chúa một lúc, rồi bóp nhẹ lên cái vai mềm. Bàn tay mơn man ve vuốt khắp vai bên phải, rồi vuốt nhẹ lên chiếc cổ trắng. Công chúa hồi hộp liếc nhìn, trong hoảng hốt chỉ nhận ra được ống tay áo gấm đỏ và một bàn tay gân guốc da ngăm. Ngọc Hân xúc động đến nghẹn thở, hoang mang. Lúng túng chưa biết phải làm gì, nói gì. Đúng lúc đó, bất ngờ nguyên súy quì chân xuống trước sập, úp mặt vào hai đầu gối của công chúa. Ngọc Hân không ngờ nguyên súy làm như vậy, đôi tay chới với không biết phải làm gì, phải đặt vào đâu. Mái tóc dày và quăn phủ lên vạt áo lụa của công chúa. Một sức mạnh huyền bí xa lạ thôi thúc, khiến công chúa đưa tay ôm lấy vai nguyên súy. Nguyễn Huệ ngửng lên vui mừng và lần đầu tiên, công chúa bị cuốn hút vì ánh nhìn đam mê đến cuồng nộ của vị danh tướng vừa làm đảo lộn Bắc Hà. Nguyễn Huệ nhìn đăm đăm vào khuôn mặt sượng sùng thảng thốt của công chúa, miệng mỉm cười gượng gạo như cách cười của một kẻ phạm tội, nói nhỏ nhỏ: Công chúa còn nhỏ quá và đẹp quá. Như một cái bông búp. Đừng lo âu. Ta biết công chúa đang lo âu đủ điều. Ta sẽ không cho phép ai, dù là quỉ thần, được làm công chúa khổ. Công chúa hãy yên tâm (Sông Côn Mùa Lũ - Nguyễn Mộng Giác).
…Sau đó nàng theo chồng vào sống ở Phú Xuân… Trưa mồng bảy Tết Kỷ Dậu, khi cưỡi trên lưng voi tiến vào thành Thăng Long, chiến bào còn khét lẹt mùi thuốc súng, được nhân dân đón mừng, rồi các bô lão tiến đến tặng cho Nguyễn Huệ một ‘cành đào Nhật Tân’, vị hoàng đế áo vải đó đã không say men chiến thắng, mà lập tức phái người gửi trực chỉ về Nam cho ‘trái tim’ vô cùng yêu dấu của mình... Tạo hóa trớ trêu, điều con người muốn lại không phải là điều ông trời muốn: ‘Đa tình tự cổ nan di hận. Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ (Bạch Cư Dị)’. Có phải cuộc tình của nàng và chàng bắt đầu vào 'tháng bảy mưa ngâu' không mà nó lại kết thúc sớm, chàng ra đi khi nàng còn đang ở độ tuổi thanh xuân rực rỡ để nàng phải ôm mối sầu hận, có phải ‘cành đào Nhật Tân’ khi đến tay nàng không còn tươi nguyên mà nàng phải lỡ làng duyên kiếp... Ông chết sớm khi nàng mới có 22 tuổi, nàng đã khóc, dòng lệ của nàng đã chảy dài theo lịch sử, và đây là một số đoạn thơ rất cảm động trong bài thơ 'Ai tư vãn' của Ngọc Hân thương khóc Nguyễn Huệ:
- Giờ sao bỗng cách xa đôi cõi/Tin hàn huyên khôn hỏi thăm nhanh/Nửa cung gẫy phím cầm lành/Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ!/Trông Nam thấy nhạn sa lác đác/Trông Bắc thời ngàn bạc màu sương/Nọ trông trời đất bốn phương/Cõi tiên khơi thẳm, biết đường nào đi...
*
Nàng rất... thỏa mãn... Qua chuyện ‘kỹ nữ’ và ‘kỳ nữ’, ta thấy…
‘Kỹ nữ’ chắc là… đẹp, còn ‘kỳ nữ’ chưa chắc đã đẹp! Thực tại này cũng chỉ ra một trong những cái bất ổn của tiếng Hán-Việt là nó có nghĩa hẹp, ví dụ ‘mỹ nhân’ là người đẹp, ‘đại mỹ nhân’ là người siêu đẹp hay người đep… bự (cái gì bự?, hi…). Nhưng chữ người ‘đẹp’ của Việt Nam ngoài chuyện ‘một tòa thiên nhiên’ còn bao hàm cái ‘nết’, mà trong thời đại hiện nay, kể cả trong toàn bộ lịch sử VN:
- Người ‘đẹp’, kể cả đàn ông, không nhất thiết phải 'đẹp người', mà là người góp phần ‘đem lại vẻ vang cho dân tộc’!
Một ví dụ là nữ cầu thủ bóng chuyền Bích Tuyền người ‘mỏng’, nói chung là không đẹp, nhưng với những cú đập mạnh và ba-rê có hiệu quả, cô đã giúp cho Đội tuyển trẻ bóng chuyền nữ VN thắng Trẻ Thái Lan 3-2 trong VTV Cup tại Hải Dương vừa rồi, nên BLV nói ‘nhưng tôi thấy đẹp’!... Ngoài ra, từ ‘soái muội’ nay thường được dùng để chỉ những người đẹp, giàu và nổi tiếng trong giới showbiz!, nhưng nếu họ chỉ nổi tiếng suông mà không đem lại vẻ vang cho dân tộc thì mặc dù là có ‘đẹp người’ nhưng không phải là ‘người đẹp’ - theo ngữ cảnh này, nên việc ca tụng họ trên báo đài, trên mạng dường như ngoài việc để câu view, thì thiết nghĩ chả đem lại lợi ích gì, vì nó không quảng bá được thế nào là ‘cái đẹp’ trước công chúng!

…Tôi mới nghe mấy bà hàng xóm nói là: mới đây người ta đã ‘thống nhất về việc dịch chuyển lao động có tay nghề giữa các nước ASEAN'*, mà lao động có tay nghề của ta chỉ là hạng ‘cùi bắp’ (ý nói có, nhưng rất ít)… Mấy bà cũng kể là dân ta qua làm công nhân bên Malaysia là có thông minh, cần cù, nhưng ‘ý thức kỷ luật kém’ như hay tụ tập bầy đàn, nhậu nhẹt…, và ăn hết chó, mèo và chim của Malaysia!
‘Kẻ ăn hết chim của người ta’ có phải là ‘người đẹp’ không?, tôi không biết!, nhưng tôi biết chắc rằng:
- Chim bên Malaysia đã bị… tuyệt chủng rồi, vì nó không còn có cơ hội ‘ai lớp du bặt bặt’ nữa!

(HẾT)

---------
Chú dẫn:
1.       Cave, kỹ nữ: Cave là từ được Việt hóa từ tiếng Pháp ‘cavalière’, nghĩa là bạn nhảy (nữ) hay gái nhảy… Kỹ nữ: Gái điếm trong xã hội cũ, tiếng Anh: hooker… ‘Trong tiếng Việt có nhiều tên gọi khác nhau để nói về đối tượng này như: gái, gái ăn sương, gái làng chơi, gái bán hoa, đĩ, gái bán dâm, gái lầu xanh, gái điếm, gái giang hồ, gái bao, gái gọi, kỹ nữ, cave, gái làm tiền, hàng, phò, phạch, bớp, gà lạc, em út...’ (wikipedia).
3.       Khác nhau giữa ‘i ngắn’ và ‘y dài’: Hầu hết tên riêng người ta chọn y dài (gốc Hán) để thể hiện sắc thái trang trọng: chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ (kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo)… Giữa tên là Tí với nghĩa là ‘bé’ khác với Tý với nghĩa là ‘năm Tý’; giữa ‘công ti’ và ‘công ty’, người ta thấy viết ‘công ty’ hay hơn, vì sao vậy?, vì ‘ti’ còn có nghĩa là ‘đầu vú’ (sờ ti)... (ussh.vnu.edu.vn)
5.       Ngọc Hân-Nguyễn Huệ: Nói sao cho em hiểu/Trời đã ngã cuối chiều/Màu đỏ hoa đào ấy/Chìm trong bóng cô liêu/Chiều nay không có mưa/Lòng ai vẫn cứ buồn/Nhớ dáng xinh xinh ấy/Thác sầu thả lệ tuôn/Lời tình yêu ở đâu/Xa em yêu mất rồi/Muôn đời không thấy bóng/Âm u khúc nhạc sầu... (NGLB). Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/225-nguyen-hue-va-canh-ao-nhat-tan.html
6.       ‘Thống nhất dịch chuyển lao động có tay nghề’ giữa các nước ASEAN: Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), có 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển, gồm: Nha khoa, Điều dưỡng, Kỹ thuật, Xây dựng, Kế toán, Kiến trúc, Khảo sát và Du lịch. Thế nhưng, ở VN hiện nay, ngoài ngành du lịch, các ngành khác vẫn còn chuẩn bị ở mức sơ khai; cơ sở vật chất đào tạo nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng được …’ (Vũ Quang Thọ - Tổng LĐLĐVN)... (vuit.org.vn)
7.       ‘Tiếng’ và ‘chữ viết’: Tiếng có khác với chữ viết. Tiếng là ngôn ngữ nói chung, còn chữ viết là biểu diễn bằng kí tự/chữ (như a, b, c… chẳng hạn), là một tập hợp chữ, tức là ‘từ’ mà tạo thành ‘nghĩa’ của tiếng, nhiều từ sẽ tạo thành cụm từ. Tuy nhiên do thói quen, đối với ‘từ’, ta dùng ‘chữ’ cũng không sao!
8.       Triệu Cơ-Lã Bất Vi: Triệu Cơ làm ‘Thái hậu’ nhà Tần từ 249-247TCN; cùng thời với An Dương Vương nước Âu Lạc trị vì từ 258 đến 208TCN - theo ‘Đại Việt sử ký toàn thư’, hay đến 179 TCN theo ‘Sử ký Tư Mã Thiên’. Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/11/273-la-bat-vi-la-ai.html
9.       Tượng đài Marilyn Monroe: Nữ diễn viên quá cố người Mỹ Monroe luôn được xem là biểu tượng trong lịch sử và văn hóa nhạc pop của Mỹ… Mới đây (17/7/2011) một bức tượng của bà được trưng bày trên đại lộ Michigan của thành phố Chicago, bang Illinois. Bức tượng là tác phẩm của nhà điêu khắc Seward Johnson, mô tả cảnh chiếc váy dài của Monroe bị tốc ngược lên trong bộ phim 'The Seven Year Itch'… Bức tượng được làm từ nhôm và thép không gỉ, nặng gần 15,5 tấn... và thu hút được sự chú ý của nhiều người… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/689-tuong-ai-marilyn-monroe-uoc-xay.html

26 nhận xét:

  1. Luu comt Lương Lê Huy:
    À, sáng uống cà phê đọc được bài này rất hay, có thể nói là ‘hay nhất’ từ xưa đến giờ!, một trong những điểm mạnh là tác giả (Trần Gia Ninh!) có văn phong 'nhẹ' và 'bay' - rất dễ đọc...
    http://nghiencuuquocte.org/2016/09/11/nhin-lai-lich-su-bach-viet-va-qua-trinh-han-hoa-bach-viet/
    Không có gì đáng phàn nàn nếu nhìn từ góc độ 'nam tiến' trong khuôn khổ của bài viết này. Tuy nhiên, tôi thấy có phần (rất) đáng tiếc là tác giả do qúa nhìn dưới góc độ ‘nam tiến’ mà vô tình bỏ qua ‘bắc tiến’ (dòng di cư tiến về phương bắc từ phía Indo, Malay, Ấn, rồi Chiêm, Champa/Lâm Ấp…), ‘đông tiến’ (từ Cam, Lào, Thái, Miến…), ‘tây tiến’ (ý nói từ phía biển, trong đó có người Philippines. Ấn, và châu Úc/Phi…) và quan trọng nhất là ‘tự tiến’ (ý nói ‘người tại chỗ’, xem dưới)…
    Tất nhiên tôi kg phải là nhà nghiên cứu, nhưng là nhà ‘cưa nghiến’, có nghĩa là tôi luôn lấy hiện thực và trải nghiệm làm sức mạnh (cười)… Tôi đã đến: Người dân tộc ở Tây Nguyên (Ê đê, M’nông, Gia rai…) có ‘ngoại hình’ (nhân trắc học) giống người Malay và có thể nhận biết một số tiếng Malay, một phần có giống người Lào (ở Bản Đôn, Kon Tum…); người Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Bình-Phú có một số ‘ngôn ngữ’ khá trùng với tiếng Lâm Ấp xưa (tiếng ‘Phạm’) và tiếng Ấn (Phạn/Champa); người dân tộc Thái ở vùng Đông Bắc có thể ngồi ‘tâm sự’ sơ sơ với người Thái Lan hiện đại!; ngôn ngữ Đồng bằng sông Hồng (Quảng Ninh cho đến giáp Thanh Hóa) phát âm ‘dấu hỏi’ và ‘dấu ngã’ cực chuẩn ngay cả trường hợp chưa biết chữ! - một thứ 'ngữ âm' đặc dị nhất thế giới của ‘nền văn minh chèo/quan họ’…
    Liên quan đến cái được gọi là ‘tự tiến’… Hồi nhỏ học ‘Tổng hợp lực’ (Vật lý lớp đệ lục), học giỏi, được thầy quý, thầy gọi tôi đứng lên trước cả lớp làm 'model':
    -Tại sao con người không bị xẹp lép như cái bánh tráng?
    -Tại vì có sự cân bằng lực của tất cả các ngoại lực tác động vào, từ đông, tây, nam, bắc, trên, dưới… (nghe có vẻ thông minh lắm!, ha..ha…)
    -Trật lất!, nếu như thế thì càng chết!, vì sẽ bị xẹp lép như tờ giấy!, suy nghĩ kỹ đi, vì cái gì?
    -Dạ..dạ..dạ… ( = bó toàn thân chấm com)
    -Đó là nội lực, nhờ bên trong con người có nội lực đủ sức cân bằng với ngoại lực mà nay mới có cậu đứng đây, nhớ chưa!
    TÔI NHỚ SUỐT ĐỜI!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mac Dung (FB)
      Kkk... Chung qui muốn tìm hiểu nguồn gốc của người Việt lại phải đọc chữ Hán nữa rồi!!! Để thôi một ngày nào đó ông tây, bà u nào đó chỉ vào di chỉ của tiền nhân hỏi: Chữ gì dzậy? Câu trả lời: Tui đi du lịch à...
      3 giờ

      Xóa
    2. Bây giờ thì di chỉ của tiền nhân bằng nhiều thứ tiếng lắm, ngoài tiếng 'thiên đường' còn có 'tá nghiêng', à quên, tiếng Nga của ông Lê-lin lữa, vân vân, hi...,
      và chả bít đi du lịch ở đâu, chứ chưa chi đã thấy 3,05 tỉ USD của anh Chí ( + 24 tỉ của anh AQ) đã không cánh mà bay xuống 'địa ngục' rùi!, híc...

      Xóa
    3. Mac Dung Thế cứ xem ai nhiều ngoại ngữ thì tốt là được rồi. Cái quan trọng là sử dụng như thế nào thôi. Tại sao chữ Nhật giống Trung 70 phần trăm mà họ ko lệ thuộc. Chữ cổ Hàn cũng dzậy mà sống cũng khỏe re. Phải đổ thừa cho tinh thần tự cường thôi. Chữ Trung, chữ Anh, chữ Pháp... cũng là của dân tộc nào đó sao ta phải học. Học là giao tế... khác hẳn những chính thể mà ta ghét...

      Xóa
  2. Hanh Hong (FB)
    Hay quá huynh ơi hi..hi..hi. Bài luận vừa tiếu tiếu vừa hay hay đúng là tầm hiểu biết sâu rộng huynh nhé toàn sưu tầm kì nữ và kĩ nữ 0 huynh nhé hi..hi..hi... Nhưng em thấy anh viết nụ cười Ngọc Hân gượng gạo nghe 0 hay mà là nụ cười e lệ hay e ấp hay hơn huynh ơi hi..hi..hi..hi...
    Chúc huynh buổi tối vui vẻ huynh nhé hi..hi..hi
    19 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau khi viết huynh tập trung hết... chất xám dò lại mấy chục lần cho đến khi khá an tâm mới thôi (thường là tốn... 3 ngày, híc...), nên kg vội trả lời còm, sr. Thank HH nhé, ngày mới vui!

      Xóa
  3. Xinh Tonnuut (FB)
    Tuyệt vời,
    bài này lôi cuốn con mắt,
    ướt át như mưa phùn
    19 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Chim bên Malaysia đã bi… tuyệt chủng rồi, vì nó không còn có cơ hội ‘ai lớp du bặt bặt’ nữa!' (cuối bài), cái này có công của một tác giả trong fb, hihi...
      À, quên, canh thiu ve ri mút!

      Xóa
    2. Xinh Tonnuut
      Uong ruou hay bia anh Nhà Gom Lá Bàng

      Xóa
    3. bia và karaoke, huynh và anh Mac Dung... bao, hihi...

      Xóa
    4. Xinh Tonnuut
      À dzậy chắc là anh phân biệt và giải thích được sự khác nhau Giữa máy bay và chim đúng ko :)

      Xóa
    5. Người hỏi là người biết... rõ nhất!, hi...

      Xóa
  4. Vo San Nguoi (FB)
    Huynh à, bài này hay và dễ hiểu quá trời, đọc lôi cuốn.
    Muội cũng thấy huynh là một KỲ NHÂN đó huynh, từ này hình như huynh quên thì phải.
    Chúc huynh vui nhé.

    Chỉ một từ thôi: TUYỆT.
    19 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn NVS, 'huynh' viết chủ yếu để 'tự học', văn phong ảnh hưởng nhất là Kim Dung/Cổ Long, rồi văn chương Tàu/Tây và Tự lực văn đoàn/nhạc Việt... Ngày mới vui nhé!

      Xóa
  5. Lưu Anh Kiệt (FB)
    THẬT THÚ VỊ
    Đà lạt mưa dầm hơn cả tuần nay, nên mỗi sáng Hai Lúa không thể đến quán cafe thân quen, ngồi vào chiếc ghế quen thuộc cùng nhâm nhi và tám với bạn bè. Cà fe, quán này không có gì đặc biệt, chỉ là một phong cách MỘC, rang xay tự nhiên, không ướp tẩm hương liệu, để khi uống vào ta cảm nhận được cái đắng chát, ngòn ngọt, hương thơm tự nhiên nguyên bản của cà phê chính hiệu. Hơn 20 năm uống cf này rồi Lúa không thể uống bất cứ loại cf nào khác, giá mà có địa chỉ Nhà Gom Lá Bàng Lúa sẽ gửi tặng anh uống thử nhé!... À mà anh viết say sưa thế thì làm gì còn thời gian tự pha cho mình một ly cf nóng hổi nhỉ?
    Ngoài kia mưa lâm li, ngồi trong nhà ta nhâm nhi, đọc bài của Nhà Gom Lá Bàng cảm thấy thú vị... vừa được học lại... sử ký, chuyện thâm cung bí sử của các Kỳ nữ từng vang bóng một thời, thêm từ điển tiếng Việt diệu kỳ.
    Cảm ơn anh, bài viết rất hay.
    9 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy cách viết của anh chứng tỏ rất... cao thủ, khách sáo!, khách sáo!, khi nào ghé tệ xá, tại hạ xin được chỉ giáo!, hi...
      Thank anh, ngày mới tốt lành!

      Xóa
    2. Lưu Anh Kiệt
      Hehehehehe, hông dám nhận 2 từ cao thủ đâu anh, tham gia một diễn đàn chung, thấy toàn cao nhân công lực thượng thừa, Lúa cũng cố gắng chắt mót vài ngôn ngữ uyển chuyển như quyền thế THÁI CỰC để mà múa may chút ít cho bạn mình không cảm thấy bẽ mặt với hội quần hùng, được anh ân cần đối thoại là Hai Lúa rất vui hạnh phúc, không còn cảm thấy tự ti.
      Chúc một ngày mới vui vẻ cùng trang viết, nơi này trời vẫn cứ mưa!

      Xóa
  6. Thư Hoàng (FB)
    Mỗi bước chân em, sen rơi từng đóa
    Ta đỡ gót chân, xáo động lòng tà
    Hương em rơi xuống, hồn ta rên rỉ
    Chẳng biết gì, vội chết cõi thiên thai

    -Bài thơ này anh LB viết rất hay. Và cả bài viết nữa.
    5 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn 'Hoài Thanh-Hoài Chân' của tui, rung sao thì mần thơ vậy, nói cho cùng thì hiện thục vẫn là... nhất, và cũng chỉ có hiện thực!
      Tnank nường!

      Xóa
  7. ĐomĐóm [Blogger] Email 26.07.17@13:48

    "Đó là nội lực, nhờ bên trong con người có nội lực đủ sức cân bằng với ngoại lực"

    LIKE LIKE LIKE LIKE LIKE LIKE LIKE

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đếm được 'thất LIKE' - đây là điềm... hên trong 'Thất tinh Bắc đẩu trận' của phái Toàn Chân hay Võ Đang, hi...
      Thank Đóm!

      Xóa
  8. Thương Dương (FB)
    HIẾM CÓ ! TUYỆT ĐỈNH !
    10 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sáng cà phê sáng, nghĩ linh tinh
      Nghĩ đến dân ta, sử nước mình
      Nặng nề sử Bắc, vương màu xám
      ‘Em’ đến bên cười, sáng chữ xinh

      Thank anh, ngày mới vui!

      Xóa
  9. Lưu comt Trần Hạ Vi:
    Chiều nghiêng lác đác chim về tổ
    Cây ngả nghiêng người tiếc tiễn ai
    Vàng ánh xa xa hôn tới nước
    Anh ngẩn ngơ trời, em ở đâu!

    Trả lờiXóa
  10. Lưu comt Người Nhà Quê (Phạm Hiền):
    Em có đọc khá... kỹ, có sử dụng để viết bài, kết nhất 2 đoạn:
    -Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những truyền tích khác như: Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh..., thật ra được Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, từ những sách thuật chuyện u linh hoang đường như: 'Việt Điện U Linh Tập', và 'Lĩnh Nam Chích Quái', xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14. Đặc biệt 'Lĩnh Nam Chích Quái', do tiến sĩ Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam), tức phía Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa (722-221 TCN).
    Thế nhưng vẫn có nhiều người hãy còn... 'ấm ức' không đồng ý, bởi làm như vậy số năm văn hiến của nước Việt sẽ bị rút xuống còn dưới 3000 năm, thay vì 4000 năm văn hiến như xưa. (Xem [8]). Tức trong khi văn minh Hoa Hạ đã nở rộ, đời sống con người ở nước Nam hãy còn khá ...man di.
    -Lối viết sử kiểu Tàu ra sao, họ sẽ theo y như vậy. Tàu không biết nhiều về nhà Hạ, nên phải gom góp các chuyện cổ tích, các truyền thuyết, rồi đưa vào con số 18 rất phổ thông, để gói ghém một trang sử cổ cho được đẹp mắt. Không có cách gì khác, phía bên An-nam cũng làm theo y như vậy. Họ làm việc qua nhiều tác phẩm và nhiều năm tháng, để rồi sau cùng, Ngô Sĩ Liên và các cộng sự thu thập tất cả, đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng, rồi đưa vào bộ Sử Ký có tầm vóc đầu tiên của nước Nam.
    http://cadaotucngu.com/Coinguon/18doihungvuong1yniem.htm
    Thank anh!

    Trả lờiXóa