Vì nhiều lý do, chẳng hạn không ngủ được mà tôi tò mò
đọc cả… trăm bài về vụ ông Pùi Hìn, híc..híc…
Trong đó có tác giả Võ
Văn Quang: 1) rất rành về ‘Ngôn ngữ học và Ngữ âm học’ (Linguistics & Phonetics), 2) ‘có’ biết nhiều ngoại ngữ (Latin, Anh, Pháp, Đức, Trung/Hán, Bồ Đồ Nha, Tây Ban Nha… gì gì đó, chắc là giỏi tiếng Anh!) và Ngữ
pháp của chúng, 3) đọc nhiều và đủ am hiểu Lịch sử đông tây kim cổ…, đặc biệt
là 4) ‘phương pháp tiếp cận’: nhìn lui lại 4-5000 năm trước, thậm chí 10.000 năm,
khách quan về mặt xuất xứ của ngôn ngữ Việt - chủ yếu là nguồn Nam Đảo có pha lẫn
tí phương Bắc sau đó (thời Bắc thuộc), và với 5) lối viết thoáng, đôi khi tếu tếu, không phụ thuộc tư
liệu, mà bài viết tuy ngắn, nhưng do viết tự nhiên, không cầu kỳ, nên có… thần!,
v..v… Vì thế, tôi chấm bài này là:
- ‘Rất hay, hay… nhất!’.
Ví
dụ nó giúp tôi kiểm tra được là chữ ‘Qin’ (nước Tần) viết theo hệ Bính âm Bắc
Kinh là Q = Ch nên thành ‘Chin’..., người Tây viết/đọc là (nước) ‘China’ (tương tự
cho Canada, Australia, India…), vậy không có nước Trung Quốc nào hết! (Trung Hoa
thì đúng), chả hiểu sau 75 ai đã sử ra cái trò này!; là tại sao bản Kinh Thư
gốc của Khổng Tử lại viết bằng chữ ‘Khoa Đẩu’ (tìm được năm 87TCN, 400 năm sau Khổng);
vụ 'Việt có liên quan ít nhiều đến Sở', giả thiết
này có vẻ… có thực!, v..v…
Ngoài
việc ông Trần Ngọc Thêm tự làm mất uy tín của mình,
thì đồng thời (!), bà Đoàn Hương (Hình 2, 6) có phát biểu có một đoạn rất là buồn cười:
- ‘Một ĐÁM quần chúng KHÔNG BIẾT GÌ CẢ!’,
bà nói
có phần… đúng tí tí, nhưng rất không đúng ở chỗ bà tưởng tiến sĩ là hiểu
biết ghê lắm!, xin nỗi!, tiến sĩ là cái… quai-sắc gì! (hehe)...; thì ông Pùi Hìn đang tạo ra một
GAME (TRÒ CHƠI) mới - tên ‘Cuyển dổi Tiếq Việt’ - có thể bằng trò chơi... Flappy Bird! - khi mà thế giới mạng đang… buồn, không
có gì để… chém gió, bỗng trúng mánh, hehe…, mà có thể ông không đúng ở chỗ:
1)
Hiểu biết của ông chưa đủ rộng, chưa sâu, và chưa đa chiều,
2) Không
am hiểu ‘văn hóa Việt’, là nền văn hóa ‘rất’ cộng đồng nhưng ‘rất không’ cộng
sinh, rất dễ hòa nhập nhưng không bao giờ hòa tan...
3) Sở
dĩ ‘chữ Quốc ngữ’ được dùng phổ biến vì người dân thấy thích, hợp, giản, tiện, 'trong sáng' (Hình 3),
có tính thời đại và có độ hấp dẫn cao…, do đó từ đầu thế kỷ trước đến nay, đã,
đang và sẽ có trùng trùng lớp lớp người ủng hộ, trong lúc chữ Nôm (Hán-Nôm) trầy
trật cả ngàn năm (manh nha từ đầu thời Bắc thuộc - ít nhất là từ năm 111TCN!)
mà vẫn không thâm nhập vào cộng đồng được, do không ‘hợp’!, còn tiếng Tàu thì xưa
nay chả là… con tép riu gì đối với dân Vịt! (ý nói nay rất ít người biết), ngoài
ra,
4) Có
rộ lên một số tin đồn là, ông muốn mần nghề bán nước... chè! (xem thêm tâm sự của anh lính Hoàng Hải Lý ở phần lời bình), hay đàng sau ông có yếu tố ‘lạ’!, chả biết có thật
không!
Chưa kể đến việc ông ngụy biện cho cái ngôn từ được gọi là 'cải tiến' gì gì đó, v..v...
Chưa kể đến việc ông ngụy biện cho cái ngôn từ được gọi là 'cải tiến' gì gì đó, v..v...
*
Dưới
đây là nguyên bài viết của ông Võ Văn Quang - Chuyên gia giảng dạy môn sáng tạo ngôn ngữ cho thương hiệu.
GIẢI
NGỐ CHO TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC…! (Hình 4)
-
Tui méc ông Nguyễn Xuân Phúc đó nghen, có ông Tiến sĩ này gọi là ông FuK.
Rất nhiều người chưa biết chữ
Phúc (福) đọc theo âm Việt Ngữ hay và đúng hơn đọc âm Hán ngữ
(phiên âm là Fu) và Fu chỉ dùng như một phiên âm (pinyin) ở tiếng Bắc Kinh (từ
thập niên 50 trong đợt cải cách giản thể), điều này không có gì mới mẻ. Trong
thời đại Tiếng Anh toàn cầu, thì chữ FuK ngay lập tức mang ý nghĩa tục tĩu.
Thập niên 80 Esperanto (Quốc
tế ngữ) chính thức ra đời, được xem là rất hoàn hảo, nhưng không ai sử dụng,
tại sao vậy?
Tiếng Việt, nếu viết là Tiếk
thì dù ai không biết chữ, hay người nước nào cũng phải đọc là Tiếc/k theo Ngữ
âm học.
Về Ngữ âm học (Phonetic) thì
các chữ và âm .q, .c, .k đứng sau được gọi chung là âm đóng (Sibilant) mức độ
khác nhau, vd: Tek, hay Duck hay Đức, Đứt còn '...ng' là âm trượt hay âm mở
(gọi là Flopsy) tuỳ mức độ. Dùng .q thay cho .ng như cộng = cộq về ngữ âm là
sai rất ấu trĩ. Ông này có lẽ chỉ biết chút ít tiếng Anh và dốt về ngữ hệ Latin
gốc hay tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... trong đó 'nh' vẫn dùng, ví dụ:
Ronadinho, vần 'nh' tiếng TBN là ñ (español) và đã có dấu Ngã nên tiếng Việt
dùng Nh là hoàn toàn nguyên bản. Việc dùng W thay cho 'Th' cũng là từ trên trời
(W=VV âm Vê, Vờ); Nên nhớ các giáo sĩ phương Tây ngày xưa như Alexandre de
Rhodes... cho đến thời ông Trương Vĩnh Ký họ là những nhà bác học, bậc thầy về
Linguistic và Phonetic của hàng chục ngôn ngữ Đông Tây, và họ đã chọn Rặc Việt
Nôm (tiếng miền Trung) để diễn âm sang Latin, chứ không phải tiếng Hà Nội. "Ơn Ai đưa chữ La Tinh.
Để Ta thấy lại Là Mình ngàn xưa" (xin mượn câu này của học giả Lãn Miên).
Thesis tóm tắt 3 giai đoạn tiếng Việt trong tiến trình 15.000 năm:
(1) Tiếng Việt thế hệ Một (chữ Khoa Đẩu), gọi là Proto-Viet, Melanesian hay Hoabinian (trên 10.000 năm) thuần Nôm gốc Đông Nam Á Môn-Khơme, chứng minh bởi Bình Nguyên Lộc, Tạ Chí Đại Trường. Nhóm không di dân lên miền Bắc (sông Dương Tử) thì vẫn giữ nguyên bản. Cho nên khi ta đếm Một, Hai, Ba, Bốn, Năm là phát âm rất gần với số đếm Khơ-me. Công trình phục nguyên chữ Việt Khoa Đẩu của thầy Đỗ Văn Xuyền là điển hình.
(2) Tiếng Việt thế hệ Hai (chữ khắc đá Cảm Tang, giáp cốt Thương và chữ Vuông Nho) chủng Nam-Mongoloid (5000-2000 năm) sau đó là thời Bắc Thuộc. Chú ý thời Tam quốc thì Giao Chỉ là nơi có trình độ tri thức cao nhất, giới Nho học tìm về phương Nam. Cũng như chính Khổng Tử trước đó đã sưu tầm san định văn hoá phương Nam để hoàn thành Ngũ Kinh. Thời Chiến Quốc văn học nước Sở là tinh hoa nhất (Sở Từ, Khuất Nguyên) là nước bị tách ra từ Việt bắt đầu quá trình bị Hán hoá kết thúc bởi nhà Tần, sau đó là Hán mới tiếp quản 'văn tự' tức chữ Nho. Dấu mốc và từ điển Thuyết Văn Giải Tự (Hứa Thận) là từ điển đầu tiên dạy người Hán đọc chữ Nho (Việt). Trong suốt hàng nghìn năm sau đó, ngay cả người Trung Hoa vẫn gọi là 'văn tự' chứ không gọi là chữ Hán.
(3) Tiếng Việt thế hệ Ba (chữ La Tinh, Quốc Ngữ) cận hiện đại. Lưu ý không phải là 'thực dân' hoá, mà chính Tiếng Việt (Latinh) lại tự do tìm về bản thể như Luật Âm Dương Ngũ Hành đã bộc lộ triệt để so với chữ Hán bị biến dạng trong 2000 năm qua theo lối quan thoại Bắc Thuộc.
Nói nôm na cũng là để giải thích ý của lão sư Đỗ Ngọc Thành, rằng nếu đơn giản hoá tiếng Việt thì sẽ hình thành một dạng thức gần như Bính Âm, và một lần nữa tiếng Việt trong sáng, giàu thanh điệu và cung bậc, từ 6 thanh còn 4 thanh, chặt bỏ phụ âm... như Phúc biến thành Fu(K) vậy (Pinyin đọc Phúc là Fu), và cũng như Bính Âm (Mao chủ xị - thập niên 50) - một âm có đến 20-40 chữ khác nhau cho nên không còn phép đọc chính tả nữa, bởi một âm đọc lên hay tra từ trên bộ gõ 'Chinese - Pinyin Simplified' sẽ ra trung bình 20 chữ khác nhau không biết đâu mà lần.
Ngay cả tiếng Hà Nội vẫn còn nhiều sai sót, vd: Tr-Tz (Trong đọc là Tzong, ca sỹ Tuấn Ngọc phát âm sai chỗ này), R-Z (Rượu đọc là Ziệu, Ziệu là sai), từ vựng như Cái Chén (gọi là Cái Bát Con), không có chữ Võ nên không phân biệt Vũ thuật (muá) và Võ thuật (đánh võ), sai sót này có nguyên nhân từ chữ Hán giai đoạn Bắc thuộc tiếng Bắc Kinh không phân biệt 2 âm Vũ 舞 (khiêu vũ) và Võ 武 (võ thuật) (vũ đài là sân khấu - võ đài là sàn đấu)... Ngữ hệ Anglo-Saxon mới có VV = W đều là âm 'V' cả, mức độ nhấn giọng mạnh hơn (W trong tiếng Anh và nhẹ trong tiếng Đức), không có liên quan gì đến Th. cả, ngay trong tiếng Anh thì Th (This is...) vẫn đọc lai giữa Đ và Th, cho nên Th. là một Prefix quen thuộc, vd: Đây là - This is, sao mà viết Wây là (what đờ heo, hi hi, vừa ngu vừa điên).
Chữ 'méc' cũng không có ở miền Bắc, mà gọi là 'mách' nhưng mách và méc có nghĩa khác nhau. Mách là mách bảo (tell people how to do things) còn méc (tell people what you are doing).
Ngày nay người ta quên tiếng La Tinh, TBN và Bồ Đào Nha là mẹ đẻ chữ viết tiếng Việt (hiện đại - nhưng đây lại là chuyện con gà quả trứng, nhoe), cho nên không biết cách đọc và đánh vần nguyên bản (Latin) là A = a, B (bê), C (xê, cê) mà đọc là A Bờ Kờ. Các phụ âm prefix hay suffix Th Nh Ng, Ch... đều có trong La tinh gốc. Cần nhớ TBN, BĐN gần nhất với Latinh và đọc chữ nguyên gốc (gọn gàng, viết sao đọc vậy), chứ không bị biến thể nhiều như Pháp, Anh, Đức. Còn hệ Hy Lạp và Xlavơ thì khác hẳn.
Âm K là âm đóng (Sibilant) và đi với dấu sắc, chứ không thể đi với dấu huyền hay dấu nặng. Cho nên không thể viết Dạy và Họk, Fuck (dấu sắc) còn là Phục (dấu nặng) không viết là FụK (ha ha). Tôi 'fụk' ông sát đất àh? (là Fuck hay gì vậy trời)... Ông thủ tướng NXP là ổng ghét đứa nào gọi ổng là FuK.
Bên hệ Bính Âm (tiếng Bắc Kinh) thì prefix 'Q' dùng phiên âm cho Ch (Qin Shui Huang - Tần Thủy Hoàng) và đó là China, tiếng Anh là Qu (Queen), trong tiếng Việt là Quốc gia..., không ai dùng Q là Ng. cả (Ngôn Ngữ - Qôn Qữ, oẹ oẹ...).
Về ký hiệu n' thay cho Nh (vd: N'ằm = Nhằm) thì rất 'tối kỵ', vì ai cũng biết là n' sẽ trùng lắp với cặp dấu 'ngoặc đơn' quen thuộc khi nhấn mạnh một từ hay một câu.
Trong văn chương và sáng tạo tên thương hiệu việc dùng flairing (phăn-tê-zi) cho tiếp vĩ ngữ (suffix) là rất quan trọng và độc đáo. Chẳng hạn Mobi - biến âm thành Mobiado, Bella -> Belliza, Señor (Xê-nho, quý ông) -> Señora (quý bà), Señorita (cô bé gái)... và nguy cơ 'triệt tiêu giống' của chữ (gender) phụ âm giống đực hay giống cái có cá tính khác nhau, vd: Celine Dion (nữ tính) khác với Mạnh Khanh, Mambo (nam tính)... Làng Tôi Xanh Bóng Tre (thơ nhạc) giờ là Làq Tôi Xan' Bóq Tre...
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 machine learning thì việc mã hoá ngôn ngữ rất cần thiết, thậm chí là xu hướng giao tiếp phi-ngôn-ngữ (non-linguistic) đang hình thành. Nhưng Ngữ Âm học chữ viết cho phát âm (phonography) lại tiếp tục phát triển địa phương hoá, trong Văn học, Thơ Nhạc... Ngay như cách đọc C và K đã khác nhau rất tinh tế và không thay thế được. Hãy nghe và phân biệt C và K trong bài hát Waka Waka của Shakira sẽ thấy khác nhau giữa AfriKa và AfriCa như quen dùng... (this time for Afrika).
Phân tích sâu hơn về Tiếng Việt cổ, Ngôn ngữ Bách Việt, và xa hơn là nguồn Đông Nam Á của tiếng Việt cổ (thời kỳ Nôm Khoa Đẩu) trước khi hình thành Việt (Yue - 越) ở đồng bằng Dương Tử, Thần Nông, Văn Lang (Hà Mẫu Độ, Lương Chữ) thời kỳ chữ Vuông (Nho)...; xin mời xem một đoạn phân tích của học giả uy tín Đỗ Ngọc Thành (bên dưới, phần comment), ắt hẳn quý vị còn ngạc nhiên hơn về trình độ cấu trúc ngôn ngữ Việt (Theology of Viet's Linguistic), để thấy rằng để thay đổi cải tiến chữ-và-tiếng Việt không phải là công việc hạn hẹp là mã hoá, hay đơn giản hoá, thêm hay bớt một cách phiến diện, hay giáo điều...
Tiền nhân đã dạy: "TIẾNG VIỆT CÒN THÌ NƯỚC VIỆT CÒN". (Hình nền)
Để kết thúc bài viết xin dẫn một câu trong bản nhạc bất hủ của NS Phạm Duy: "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời...".
Thesis tóm tắt 3 giai đoạn tiếng Việt trong tiến trình 15.000 năm:
(1) Tiếng Việt thế hệ Một (chữ Khoa Đẩu), gọi là Proto-Viet, Melanesian hay Hoabinian (trên 10.000 năm) thuần Nôm gốc Đông Nam Á Môn-Khơme, chứng minh bởi Bình Nguyên Lộc, Tạ Chí Đại Trường. Nhóm không di dân lên miền Bắc (sông Dương Tử) thì vẫn giữ nguyên bản. Cho nên khi ta đếm Một, Hai, Ba, Bốn, Năm là phát âm rất gần với số đếm Khơ-me. Công trình phục nguyên chữ Việt Khoa Đẩu của thầy Đỗ Văn Xuyền là điển hình.
(2) Tiếng Việt thế hệ Hai (chữ khắc đá Cảm Tang, giáp cốt Thương và chữ Vuông Nho) chủng Nam-Mongoloid (5000-2000 năm) sau đó là thời Bắc Thuộc. Chú ý thời Tam quốc thì Giao Chỉ là nơi có trình độ tri thức cao nhất, giới Nho học tìm về phương Nam. Cũng như chính Khổng Tử trước đó đã sưu tầm san định văn hoá phương Nam để hoàn thành Ngũ Kinh. Thời Chiến Quốc văn học nước Sở là tinh hoa nhất (Sở Từ, Khuất Nguyên) là nước bị tách ra từ Việt bắt đầu quá trình bị Hán hoá kết thúc bởi nhà Tần, sau đó là Hán mới tiếp quản 'văn tự' tức chữ Nho. Dấu mốc và từ điển Thuyết Văn Giải Tự (Hứa Thận) là từ điển đầu tiên dạy người Hán đọc chữ Nho (Việt). Trong suốt hàng nghìn năm sau đó, ngay cả người Trung Hoa vẫn gọi là 'văn tự' chứ không gọi là chữ Hán.
(3) Tiếng Việt thế hệ Ba (chữ La Tinh, Quốc Ngữ) cận hiện đại. Lưu ý không phải là 'thực dân' hoá, mà chính Tiếng Việt (Latinh) lại tự do tìm về bản thể như Luật Âm Dương Ngũ Hành đã bộc lộ triệt để so với chữ Hán bị biến dạng trong 2000 năm qua theo lối quan thoại Bắc Thuộc.
Nói nôm na cũng là để giải thích ý của lão sư Đỗ Ngọc Thành, rằng nếu đơn giản hoá tiếng Việt thì sẽ hình thành một dạng thức gần như Bính Âm, và một lần nữa tiếng Việt trong sáng, giàu thanh điệu và cung bậc, từ 6 thanh còn 4 thanh, chặt bỏ phụ âm... như Phúc biến thành Fu(K) vậy (Pinyin đọc Phúc là Fu), và cũng như Bính Âm (Mao chủ xị - thập niên 50) - một âm có đến 20-40 chữ khác nhau cho nên không còn phép đọc chính tả nữa, bởi một âm đọc lên hay tra từ trên bộ gõ 'Chinese - Pinyin Simplified' sẽ ra trung bình 20 chữ khác nhau không biết đâu mà lần.
Ngay cả tiếng Hà Nội vẫn còn nhiều sai sót, vd: Tr-Tz (Trong đọc là Tzong, ca sỹ Tuấn Ngọc phát âm sai chỗ này), R-Z (Rượu đọc là Ziệu, Ziệu là sai), từ vựng như Cái Chén (gọi là Cái Bát Con), không có chữ Võ nên không phân biệt Vũ thuật (muá) và Võ thuật (đánh võ), sai sót này có nguyên nhân từ chữ Hán giai đoạn Bắc thuộc tiếng Bắc Kinh không phân biệt 2 âm Vũ 舞 (khiêu vũ) và Võ 武 (võ thuật) (vũ đài là sân khấu - võ đài là sàn đấu)... Ngữ hệ Anglo-Saxon mới có VV = W đều là âm 'V' cả, mức độ nhấn giọng mạnh hơn (W trong tiếng Anh và nhẹ trong tiếng Đức), không có liên quan gì đến Th. cả, ngay trong tiếng Anh thì Th (This is...) vẫn đọc lai giữa Đ và Th, cho nên Th. là một Prefix quen thuộc, vd: Đây là - This is, sao mà viết Wây là (what đờ heo, hi hi, vừa ngu vừa điên).
Chữ 'méc' cũng không có ở miền Bắc, mà gọi là 'mách' nhưng mách và méc có nghĩa khác nhau. Mách là mách bảo (tell people how to do things) còn méc (tell people what you are doing).
Ngày nay người ta quên tiếng La Tinh, TBN và Bồ Đào Nha là mẹ đẻ chữ viết tiếng Việt (hiện đại - nhưng đây lại là chuyện con gà quả trứng, nhoe), cho nên không biết cách đọc và đánh vần nguyên bản (Latin) là A = a, B (bê), C (xê, cê) mà đọc là A Bờ Kờ. Các phụ âm prefix hay suffix Th Nh Ng, Ch... đều có trong La tinh gốc. Cần nhớ TBN, BĐN gần nhất với Latinh và đọc chữ nguyên gốc (gọn gàng, viết sao đọc vậy), chứ không bị biến thể nhiều như Pháp, Anh, Đức. Còn hệ Hy Lạp và Xlavơ thì khác hẳn.
Âm K là âm đóng (Sibilant) và đi với dấu sắc, chứ không thể đi với dấu huyền hay dấu nặng. Cho nên không thể viết Dạy và Họk, Fuck (dấu sắc) còn là Phục (dấu nặng) không viết là FụK (ha ha). Tôi 'fụk' ông sát đất àh? (là Fuck hay gì vậy trời)... Ông thủ tướng NXP là ổng ghét đứa nào gọi ổng là FuK.
Bên hệ Bính Âm (tiếng Bắc Kinh) thì prefix 'Q' dùng phiên âm cho Ch (Qin Shui Huang - Tần Thủy Hoàng) và đó là China, tiếng Anh là Qu (Queen), trong tiếng Việt là Quốc gia..., không ai dùng Q là Ng. cả (Ngôn Ngữ - Qôn Qữ, oẹ oẹ...).
Về ký hiệu n' thay cho Nh (vd: N'ằm = Nhằm) thì rất 'tối kỵ', vì ai cũng biết là n' sẽ trùng lắp với cặp dấu 'ngoặc đơn' quen thuộc khi nhấn mạnh một từ hay một câu.
Trong văn chương và sáng tạo tên thương hiệu việc dùng flairing (phăn-tê-zi) cho tiếp vĩ ngữ (suffix) là rất quan trọng và độc đáo. Chẳng hạn Mobi - biến âm thành Mobiado, Bella -> Belliza, Señor (Xê-nho, quý ông) -> Señora (quý bà), Señorita (cô bé gái)... và nguy cơ 'triệt tiêu giống' của chữ (gender) phụ âm giống đực hay giống cái có cá tính khác nhau, vd: Celine Dion (nữ tính) khác với Mạnh Khanh, Mambo (nam tính)... Làng Tôi Xanh Bóng Tre (thơ nhạc) giờ là Làq Tôi Xan' Bóq Tre...
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 machine learning thì việc mã hoá ngôn ngữ rất cần thiết, thậm chí là xu hướng giao tiếp phi-ngôn-ngữ (non-linguistic) đang hình thành. Nhưng Ngữ Âm học chữ viết cho phát âm (phonography) lại tiếp tục phát triển địa phương hoá, trong Văn học, Thơ Nhạc... Ngay như cách đọc C và K đã khác nhau rất tinh tế và không thay thế được. Hãy nghe và phân biệt C và K trong bài hát Waka Waka của Shakira sẽ thấy khác nhau giữa AfriKa và AfriCa như quen dùng... (this time for Afrika).
Phân tích sâu hơn về Tiếng Việt cổ, Ngôn ngữ Bách Việt, và xa hơn là nguồn Đông Nam Á của tiếng Việt cổ (thời kỳ Nôm Khoa Đẩu) trước khi hình thành Việt (Yue - 越) ở đồng bằng Dương Tử, Thần Nông, Văn Lang (Hà Mẫu Độ, Lương Chữ) thời kỳ chữ Vuông (Nho)...; xin mời xem một đoạn phân tích của học giả uy tín Đỗ Ngọc Thành (bên dưới, phần comment), ắt hẳn quý vị còn ngạc nhiên hơn về trình độ cấu trúc ngôn ngữ Việt (Theology of Viet's Linguistic), để thấy rằng để thay đổi cải tiến chữ-và-tiếng Việt không phải là công việc hạn hẹp là mã hoá, hay đơn giản hoá, thêm hay bớt một cách phiến diện, hay giáo điều...
Tiền nhân đã dạy: "TIẾNG VIỆT CÒN THÌ NƯỚC VIỆT CÒN". (Hình nền)
Để kết thúc bài viết xin dẫn một câu trong bản nhạc bất hủ của NS Phạm Duy: "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời...".
---------
(*) Thống kê của VVQ:
(a) Tiếng Việt có 6 thanh dấu (ai cũng biết)
(b) (Tiền tố, Prefix) Tiếng Việt có 16 phụ âm đơn (cả Z, Zalo) và 7 phụ âm kép (ghép 2, 3) tổng cộng là 23 (hoặc 22 nếu hổng tính Z).
(*) Thống kê của VVQ:
(a) Tiếng Việt có 6 thanh dấu (ai cũng biết)
(b) (Tiền tố, Prefix) Tiếng Việt có 16 phụ âm đơn (cả Z, Zalo) và 7 phụ âm kép (ghép 2, 3) tổng cộng là 23 (hoặc 22 nếu hổng tính Z).
B C D Đ G L M N P R S T V X Y Z
Ch. Gh. Ng. Ngh. Nh. Ph. Th.
(c) Tiếng Việt có 12 Nguyên âm đơn, 36 Nguyên âm đôi và 9 Nguyên âm 3, tổng cộng là 12+36+9=57 Nguyên âm
(d) (Hậu tố, Suffix) Tiếng Việt được ghép bởi (57 nguyên âm) và 8 Phụ âm cuối là .C .CH .M .N .NG .NH .P và .T (tuy nhiên ma trận này có ngoại lệ, chứ không phải là ma trận của Matrix (57, 8).
(e) Cuối cùng tổng số từ vựng (tối đa có thể) của tiếng Việt là một Ma trận bậc 4 tức là Matrix (6, 22, 57, 8).
(bảng thống kê nguyên âm đơn và đôi, và 9 nguyên âm 3 gồm có: -oai, -iao, -uôi, -ươi, -oay, -uay, -uây, -uya, -uyê)
A Ă Â E Ê I O Ô Ơ U Ư Y
(A) AI AO AU AY
(Â) ÂU ÂY
(I) IA IĂ IÂ IE IÊ IO IÔ IƠ IU IƯ
(U) UA UĂ UÂ UE UÊ UI UO UÔ UY
(Ư) ƯA ƯI ƯƠ ƯU
(O) OA OĂ OÂ OE OI
(Ô) ÔI
(Ơ) ƠI
(Chỉ đơn giản vậy thôi mà cãi nhau suốt..., hi hi)
---------
Nguồn: fb Dung Tran: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1605914462806667&id=100001643878327
Ch. Gh. Ng. Ngh. Nh. Ph. Th.
(c) Tiếng Việt có 12 Nguyên âm đơn, 36 Nguyên âm đôi và 9 Nguyên âm 3, tổng cộng là 12+36+9=57 Nguyên âm
(d) (Hậu tố, Suffix) Tiếng Việt được ghép bởi (57 nguyên âm) và 8 Phụ âm cuối là .C .CH .M .N .NG .NH .P và .T (tuy nhiên ma trận này có ngoại lệ, chứ không phải là ma trận của Matrix (57, 8).
(e) Cuối cùng tổng số từ vựng (tối đa có thể) của tiếng Việt là một Ma trận bậc 4 tức là Matrix (6, 22, 57, 8).
(bảng thống kê nguyên âm đơn và đôi, và 9 nguyên âm 3 gồm có: -oai, -iao, -uôi, -ươi, -oay, -uay, -uây, -uya, -uyê)
A Ă Â E Ê I O Ô Ơ U Ư Y
(A) AI AO AU AY
(Â) ÂU ÂY
(I) IA IĂ IÂ IE IÊ IO IÔ IƠ IU IƯ
(U) UA UĂ UÂ UE UÊ UI UO UÔ UY
(Ư) ƯA ƯI ƯƠ ƯU
(O) OA OĂ OÂ OE OI
(Ô) ÔI
(Ơ) ƠI
(Chỉ đơn giản vậy thôi mà cãi nhau suốt..., hi hi)
---------
Nguồn: fb Dung Tran: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1605914462806667&id=100001643878327
*
Nhân
tiện, có nhiều người đã nói cám ơn ‘vụ giàn khoan 981’, bởi nhờ nó mà có không
ít người biết ít/không biết Trường Sa, Hoàng Sa ở đâu?, Biển Đông như thế nào?,
nay bỗng biết gấp trăm gấp ngàn lần; cám ơn ‘vụ các dự án giá rẻ’, bởi nhờ đó
mà người ta biết cái giá của cái rẻ - mà được gọi là ‘vàng’ so với cái ‘giãy
chết’ - thì tệ hại gấp trăm gấp ngàn lần; cám ơn ‘vụ tích hợp Lịch sử Việt Nam’,
bởi nhờ thế mà số bài viết về Lịch sử VN tăng lên gấp trăm gấp ngàn lần; cám ơn
‘vụ Khai Silk’, bởi nhờ nó mà người dân cảnh giác vụ Made in China biến thành Made
in Vietnam gấp trăm gấp ngàn lần;
cám ơn vụ Pùi Hìn’! (Hình 5), bởi nhờ nó mà việc tìm
hiểu tiếng Việt đã tăng lên gấp trăm gấp ngàn lần…; bởi nhờ nhiều vụ xxx này mà
‘độ T - độ tự ái dân tộc’ đã được kích lên gấp trăm gấp ngàn lần, và do đó, âm
mưu ‘lạ’ trở nên khó mần hơn gấp... trăm gấp ngàn lần!
Và
vì thế, dưới góc nhìn ‘f−1(x)’ nào đó, có lẽ ta nên chân chọng… thanh kiều ôn Pùi Hìn!,
hehe…
(HẾT)
---------
* Xem thêm (đến sáng nay, 30/11, đã có 1877 lượt share): Đừng
tiếp tay cho Pùi Hìn: Để tránh sự nguy hại này, chúng tôi đề nghị chúng ta KHÔNG
TIẾP TAY tay phổ biến nó, cho dù chỉ là phổ biến để làm trò cười với nhau. Càng
làm cho nhau cười, thứ chữ “cải tiến” này càng lan rộng. Các em trẻ tuổi vốn
thích nghịch ngợm đã "chế tác" ra đủ các loại chữ viết “bí hiểm” để
“chít chát” với nhau, nay gặp được thứ ĐỒ CHƠI này sẽ đem ra dùng… cho biết.
Dùng hoài hoá thiệt. Rốt cuộc, người ta không còn biết đâu là đúng đâu là sai
nữa. Bây giờ đã thấy xuất hiện một bộ “Cuyển dổi Tiếq Việt” rồi đó… (Quyên Di - Nguyễn Quốc Hùng!). Tại: https://www.facebook.com/quyen.di/posts/10214156529204955