Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

1002. Trần Khánh Dư và... tên Bùi Việt Sỹ (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho "Chim ưng và chàng đan sọt" của Bùi Việt SỹNghịch cũng phải có chỗ của nó, vd chuyện ở quán cà phê, bàn nhậu, nam-nữ 'ai lớp du bặt bặt' trong phòng riêng..., Bùi Việt Sỹ trong cuốn tiểu thuyết ‘Chim ưng và chàng đan sọt(Hình 1) đã lợi dụng xã hội một cách không đúng chỗ: xã hội đã quá nhiễu nhương!, nay lại được... tiếp tay bởi ‘tên’ này!

1
Thỉnh thoảng, tôi có uống cà phê ở đường Trần Khánh Dư ở Phố Núi, nhưng không... để ý lắm... Nhớ lại, hồi nhỏ học Sử (miền Nam) có đoạn ‘Trần... Khánh Dư thuở hàn vi làm nghề bán than, ngồi bên vệ đường; vua ngang qua, quân rầm rộ hô tránh đường, nhưng chàng mãi ưu tư việc nước nên không nghe, đến nỗi bị giáo đâm vào đùi chảy máu’!..., và trên 50 năm qua, tôi đã nhớ nhầm cũng... 'anh chàng bán than' khác (Phạm Ngũ Lão)!, hehe...
Mới viết bài nhìn lại cách tiếp cận về Lịch sử Việt Nam*, đến đoạn nói về Trần Hưng Đạo (bài trước), tôi không ngờ Wikipedia lại xếp Trần Khánh Dư quan trọng chả kém gì Trần Hưng Đạo trong việc đánh thắng quân bành trướng xâm lược phương Bắc (chống quân Nguyên Mông) năm 1288:
- Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thực để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt. Giống như 2 lần trước, quân Nguyên mau chóng đánh tan quân Đại Việt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển bị mất hết vì bị các đơn vị của TRẦN KHÁNH DƯ tấn công ở VÂN ĐỒN... (wiki)
*
Lịch sử đánh giá Trần Khánh Dư như sau:
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bộ sử quan trọng nhất của Việt Nam, cho hay TRẦN KHÁNH DƯ lần đầu lập công "đánh úp" quân Nguyên trong lần xâm lược đầu tiên của Mông Cổ năm 1258. Nhờ đó, Khánh Dư được vua Trần - theo sách là Trần Thánh Tông - lập làm Thiên tử nghĩa nam, phong làm PHIÊU KỴ ĐẠI TƯỚNG QUÂN - chức vụ lẽ ra chỉ dành cho các hoàng tử triều đình... 
Kết quả hình ảnh cho Trần Khánh Dư đánh quân NguyênĐẠI CÔNG lớn nhất của Trần Khánh Dư diễn ra trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần 3 năm 1287. Khi đó, thủy quân Nguyên đánh vào VÂN ĐỒN, Quảng Ninh. Khánh Dư thua trận, bị lệnh xiềng giải về kinh. Nhưng Khánh Dư nói: "Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn". Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Khánh Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, ĐÁNH BẠI CHÚNG chúng, bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều"... (wiki, Hình 2)
*
Cũng cần lưu rằng, trong 3 lần xâm lăng Đại Việt, 1258, 1284 và 1288, quân Nguyên (chủ yếu là quân của Hốt Tất Liệt trong 2 trận sau) đã huy động tổng cộng là 80 vạn quân, ‘bằng với số quân (cộng dân quân) mà giặc Lạ tấn công vào biên giới phía Bắc nước ta vào ngày 17/2/1979’, mà ngày nay ở miền Bắc có thành ngữ ‘NHIỀU NHƯ QUÂN NGUYÊN’ là vì thế!... Và, ta còn lưu lại những địa danh Phả Lại, Thăng Long, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Vân Đồn, Bạch Đằng..., những tên ‘Võ lâm thập nhị bá’ Tàu như Ngột Lương Hợp Đài (Uriyangatai), A Truật (Aju), rồi Thoát Hoan, A Nhĩ Hải Nha (Ariq Qaya), Toa Đô, rồi Ô Mã Nhi, Lý Hằng, Trương Văn Hổ, Áo Lỗ Xích, Tích Lệ Cơ Ngọc, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp... đã từng là bại tướng dưới tay của những đại hào kiệt ‘Nam quốc’ đỉnh đỉnh đại danh trong Lịch sử Việt Nam như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng*...; nên việc ngày nay ở tỉnh nào cũng có tên đường Trần Khánh Dư cũng là vì thế!...
Cũng cần nói thêm rằng chuyện một số độc giả biết tên là đại hiệp Quách Tĩnh và nữ hiệp Hoàng Dung gì gì đó (hư cấu trong truyện 'Thần điêu đại hiệp' của Kim Dung) đã từng làm dừng chân quân Mông Cổ trong 16 năm ở thành Tương Dương (1267-1273, rồi sau đó Nhà Tống hoàn toàn bị diệt vong) không là cái... đinh gì  so với câu lừng danh trong lịch sử thế giới:
- ‘Vó ngựa quân Mông Cổ chỉ bị dừng chân ở Việt Nam’!
Đúng vậy, sử gia David Nicolle viết trong cuốn ‘The Mongol Warlords’ rằng: Những mất mát lớn cũng phải gánh chịu khi nói về số thương vong và chi phí vô ích, trong khi huyền thoại về sự bất khả chiến bại của người Mông Cổ đã bị tiêu tan trong khu vực Đông Á. (wiki)...

2
Kết quả hình ảnh cho Trần Khánh Dư tư thông với công chúa Thiên ThụyVề cái đgl chuyện ‘tình dục’ giữa của Trần Khánh Dư với công chúa Thiên Thụy (Hình 3, nguồn: hình chế trong blogspot Nguyễn Xuân Diện) - là con gái của Trần Thánh Tông, và là vợ của Trần Quốc Nghiễm (con trai cả của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn) - cũng nhờ tên nhà văng Bùi Việt Sỹ mà được hâm lại!... Nhắc đến chữ ‘tình dục’ làm tôi nhớ đến công chuyện công chúa Kiến Ninh của Tàu, công chúa Huyền Trân, và công chúa Ngọc Hân...
Kết quả hình ảnh cho vi tiểu bảo kiến ninh- Công chúa Kiến Ninh được hư cấu trong truyện ‘Lộc đỉnh ký’ của Kim Dung..., là em gái của Khang Hi và vốn có tính... bạo dâm. Trong mấy lần hành hạ Quế Công Công (Vi Tiểu Bảo), nàng đã tranh thủ ép chàng ‘ai lớp du bặt bặt’ với nàng... Sau đó, Kiến Ninh được gả cho thế tử Ngô Ứng Hùng (con trai một của tướng Ngô Tam Quế), trên đường rước dâu về nhà chồng ở Sơn Hải Quan giáp biên giới Mãn Châu Quốc cũ (bao gồm Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và Nội Mông ngày nay!, wiki), nàng còn cho vời họ Vi vào kiệu riêng và liên miên mần ‘ai lớp du chịch chịch’ nữa nữa (Hình 4), thậm chí trước ngày hợp hôn còn cắt trym của Ngô Ứng Hùng... Tuy nhiên trong truyện của Kim Dung - mặc dầu đã từng được dịch giả Từ Khánh Phụng gọi là 'truyện võ hiệp kỳ TÌNH', cũng như trong hàng chục phiên bản phim ‘Lộc Đỉnh Ký’, các đạo diễn Tàu (Hồng Kông) - mặc dầu được đóng bởi các nữ diễn viên rất cong và nóng bỏng như Cảnh Đại Âm, Trịnh Học Lâm, Lưu Ngọc Thúy, Lâm Tâm Như, Thư Sướng..., đã không có đóng cảnh sex!
- Công chúa Huyền Trân (1287-1340) là con gái của Trần Nhân Tông, năm 1306, nàng được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu là châu Ô và châu Rí (từ đèo Hải Vân tới phía Bắc Quảng Trị ngày nay)... ‘Chuyện tình Trần Khắc Chung - Huyền Trân' đã được in thành truyện bằng tranh trước giải phóng và gây ấn tượng với mình cho đến giờ:
Tím yêu anh ở nơi nào
Tím thương anh lắm, biết sao bây giờ
Tím buồn tím viết bài thơ
Tím buồn tím khóc, thẫn thờ nhớ ai
Thề xưa nay đã còn đâu
Để ai ngồi đó, lâu lâu nhớ người
Lấy gì mà nhắn anh ơi
Anh nơi xa đó, gọi trời chả nghe!,
mình ấn tượng về đoạn Trần Khắc Chung lao vào hỏa trường để cứu Huyền Trân (!), ấn tượng nhất là đọan nói sau khi cứu công chúa, Trần Khắc Chung đã đi về bằng đường biển (tại Quảng Bình) chứ không về đường bộ...’ (trích entry ‘Ngũ đại mỹ nhân của Việt Nam'*)... ‘Theo Đại Việt sử ký chép lại, Trần Anh Tông khi đó nghe rằng theo tục nước Chiêm, Quốc vương chết thì Vương hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Trần Anh Tông liền cử Hành khiển Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu công chúa. Trần Khắc Chung thành công, cứu được công chúa và đưa xuống thuyền, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa’: Lịch sử cũng chỉ nói đến thế thôi!
- Còn trong cuốn tiểu thuyết ‘Sông Côn mùa lũ’, nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng có đoạn mô tả cảnh ‘ai lớp du bặt bặt’ giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân - nhưng rất có thần thái văn chương!:
- Đêm hợp cẩn… Khi nguyên súy Nguyễn Huệ vào, Ngọc Hân sợ quá không dám ngước nhìn lên, cũng không dám thở mạnh. Trước mắt công chúa, đôi hài thêu của nguyên súy khẽ lay động. Ngọc Hân chờ, nín thở mà chờ. Thật lâu Nguyễn Huệ không nói gì cả. Công chúa tự biết không thể cứ cúi đầu mãi thế này! Phải ngước lên mỉm cười với nguyên súy. Phải giúp người ‘xếp  bào cởi giáp’ như những người vợ hiền trong cổ thư đã làm. Phải… phải cung kính ngoan ngoãn ‘tay nâng ngang mày’ như nàng Mạnh thị. Dù có nghĩ vậy công chúa vẫn không có can đảm ngước lên nhìn thẳng vào khuôn mặt nguyên súy. 
Bỗng đôi hài trước mắt Ngọc Hân hơi xoay hướng, như dợm bước về phía cửa phòng. Nhưng sau đó, đôi hài vẫn bất động. Rồi đột nhiên Ngọc Hân cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai mình. Nguyên súy đặt yên bàn tay lên vai công chúa một lúc, rồi bóp nhẹ lên cái vai mềm. Bàn tay mơn man ve vuốt khắp vai bên phải, rồi vuốt nhẹ lên chiếc cổ trắng. Công chúa hồi hộp liếc nhìn, trong hoảng hốt chỉ nhận ra được ống tay áo gấm đỏ và một bàn tay gân guốc da ngăm.
Ngọc Hân xúc động đến nghẹn thở, hoang mang. Lúng túng chưa biết phải làm gì, nói gì. Đúng lúc đó, bất ngờ nguyên súy quì chân xuống trước sập, úp mặt vào hai đầu gối của công chúa. Ngọc Hân không ngờ nguyên súy làm như vậy, đôi tay chới với không biết phải làm gì, phải đặt vào đâu. Mái tóc dày và quăn phủ lên vạt áo lụa của công chúa. Một sức mạnh huyền bí xa lạ thôi thúc, khiến công chúa đưa tay ôm lấy vai nguyên súy.
Nguyễn Huệ ngửng lên vui mừng và lần đầu tiên, công chúa bị cuốn hút vì ánh nhìn đam mê đến cuồng nộ của vị danh tướng vừa làm đảo lộn Bắc Hà.
Nguyễn Huệ nhìn đăm đăm vào khuôn mặt sượng sùng thảng thốt của công chúa, miệng mỉm cười gượng gạo như cách cười của một kẻ phạm tội, nói nhỏ nhỏ: Công chúa còn nhỏ quá và đẹp quá. Như một cái bông búp. Đừng lo âu. Ta biết công chúa đang lo âu đủ điều. Ta sẽ không cho phép ai, dù là quỉ thần, được làm công chúa khổ. Công chúa hãy yên tâm... (Nguyễn Mộng Giác).
Mà tôi đã có cảm hoài là:

Nói sao cho em hiểu
Trời đã ngã cuối chiều
Màu đỏ hoa đào ấy
Chìm trong bóng cô liêu
Chiều nay không có mưa
Lòng ai vẫn cứ buồn
Nhớ dáng xinh xinh ấy
Thác sầu thả lệ tuôn
Lời tình yêu ở đâu
Xa em yêu mất rồi
Muôn đời không thấy bóng
Âm u khúc nhạc sầu...

3
Trước khi kết... Vụ ‘Trần Khánh Dư’ còn có liên quan đến vụ tên Trần Ích Tắc - là ‘cặp đôi hoàn hảo’ với Lê Chiêu Thống cũng ‘lưu-xú-ngàn-năm trong lịch sử VN!..., nhân tiện..., tôi xin có tí nhận xét thêm về ‘Lê Chiêu Thống’... Trong các ‘thủ đoạn chính trị’, việc liên minh với ngoại bang thiết nghĩ có thể là chuyện bình thường, chẳng hạn như Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật, Nga-Syria..., ngày xưa ta có Nguyễn Ánh đã từng ‘nhờ’ quân Pháp; xưa hơn nữa là Khúc Thừa Mỹ (cháu Khúc Thừa Dụ) năm 923! đã liên minh với nhà Hậu Lương để chống nhà Nam Hán, mà:
- Lưu Ẩn, vua ‘Nam Hán’ trước Lưu Nghiễm, bị Khúc Thừa Mỹ gọi là ‘ngụy hoàng đế’ và thiên triều là ‘ngụy triều đình’: quả là cũng có... khí phách, ha..ha..ha...
Thế thì sao Lê Chiêu Thống nay bị... 90 triệu dân Việt chửi? Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm có thể gọi là đầu tiên! của VN (với giặc Tần, 218-208TCN), người Tàu đã bị dân Việt và kể của sử gia Tàu cho là Tàu THAM*: ‘Tư liệu cổ nhất ghi chép về cuộc chiến này là sách Hoài Nam tử của hoàng thân nhà Hán là Hoài Nam vương Lưu An, sống sau thời Tần khoảng trên 50 năm. Lưu An lý giải thêm nguyên nhân nam tiến của vua Tần: ‘Nhà Tần lại HAM sừng tê, ngà voi, lông trả, ngọc châu và ngọc cơ của người Việt, bèn sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo...' (wiki)...
Thực vậy, ta không thấy các triều đại phong kiến và ‘hậu phong kiến’ Tàu đem lại cho ta cái gì ngoài cụm từ ‘đô hộ’ (‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’), nếu không mưu đồ xâm chiếm thì cũng lắt léo, lượn lẹo, luồn lách, lợi dụng, lật lọng, nói chung là xoay quanh chữ ‘lờ’, và hơn hai ngàn năm sau đó đều có thành kiến nặng là ‘THÂM như Tàu’!
Trong thời đoạn ‘Vietnam War’ (chiến tranh Việt Nam), người ta (miền Bắc) hay gọi Mỹ là ‘tên Sen đầm quốc tế’ (lái buôn vũ khí) hay cụm từ ‘chủ nghĩa tư bản là con bạch tuộc khổng lồ vươn vòi hút máu nhân dân các nước thuộc địa/nhược tiểu’..., nhưng nay ngư dân VN thừa biết ‘con bạch tuộc khổng lồ’ ở Biển Đông là ai?, và còn có không ít người người gọi nó là con ‘Thủy quái Lạ’, vì thế mà người ta gh...ét!...
Vậy Lê Chiêu Thống đã xui xẻo với con quái thú mà người Việt gh...ét trong hơn 2000 năm nay, vậy ai thích liên minh với con Ghét này thì cứ nhào vô, please!
*
...Tôi đã bình cho anh Góc Vườn Của Đạt là:
- 'Tôi không quan tâm đến chuyện ông tướng Trần Khánh Dư ngày đó đời sống tình ái thế nào nhưng tôi rất ghét người đời sau tùy tiện tưởng tượng ra để câu khách và để đạt giải quốc gia gì đó... Lý luận hiện đại, hậu hiện đại, hiện thực phê phán, lãng mạn gì một mớ cũng chẳng vào đâu cả' (Góc Vườn Cùa Đạt): Hay!, nhất trí với anh!
...Và tôi cũng đã bình thêm cho nàng ‘mèo’ là:
- ‘Sao vẽ tối một chút lại bị bực mình?’ (Ha Thi Thanh Vi): Huynh kg bực mình tí nào, mà lại nổi điên lên!, nếu kg muốn nói là 'đầu má thèn cha Bùi Việt Sỹ'!, huynh khinh! Huynh rất nghịch ngầm, vì thế mà có lần tự xưng là 'Giáo chú ma giáo', nhưng nghịch cũng phải có chỗ của nó, vd chuyện ở quán cà phê, bàn nhậu, nam-nữ 'ai lớp du bặt bặt' trong phòng riêng..., Bùi Việt Sỹ đã lợi dụng xã hội một cách không đúng chỗ: xã hội đã quá nhiễu nhương!, nay lại tiếp tay bởi tên này... Huynh càng... điên khi đọc hơn 20 bài nói về Bùi Việt Sỹ, kg thể trích đoạn 'cái cần câu thẳng đứng' được! (mất cả 2 ngày!), vì kg một trang web hay bài báo nào DÁM đăng nó ra! (copy), mà huynh chỉ được đọc ké qua phần 'image' của Google!...
Kết quả hình ảnh cho Phong nhũ phì đồnÝ tôi muốn nói là các bạn xem đoạn nhà văng Bùi Việt Sĩ mần văn ‘sex’ về ‘cái cần câu dài và thẳng’ của Trần Khánh Dư hay cái ‘phong nhũ phì đồn’ của... công chúa Thiên Thụy’ trong Hình 5 (diễn viên Cam Lộ Lộ), vì nếu chép được, tôi sẽ chép thẳng vào đây!, híc..híc...

*** 
...À, may quá, có ngay, vừa mới có cách đây 1 phút:
- Được lời như cởi tấm lòng, đôi chân dài của Khánh Dư theo sát công chúa vào bên trong phủ. Khi cánh cửa gỗ lim phòng khách vừa đóng sập lại thì hai cơ thể đã quấn chặt lấy nhau. Chẳng cần màn dạo đầu hôn hít, Khánh Dư bóc váy áo của Thiên Thụy. Và ngược lại, những ngón tay của công chúa vội vàng cởi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình của Khánh Dư. Khi thân thể cả hai đã được bóc trần, Khánh Dư luồn tay dưới cặp mông mẩy và cong của công chúa nhấc ngang lên với chiếc ‘cần câu’ dài và thẳng đứng của mình. Rồi chẳng cần giường chiếu, với sức khỏe của một võ tướng đang ở tuổi xung (sic) mãn nhất, Khánh Dư lúc đẩy mông Thái Thụy ra, lúc đập mông công chúa vào, tạo nên một nhịp điệu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Công chúa Thái Thụy rú lên sung sướng theo nhịp đôi đơn giản đó… (trích tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt”, sách thiếu nhi của Bùi Việt Sỹ)...
Nguồn: https://kimdunghn.wordpress.com/2018/04/24/chim-ung-va-chang-dan-sot-dam-thu-cung-la-mot-thu-phap-van-chuong/

Tôi nghĩ:
- Nước có nhiều quan quá thì dân nuôi không nổi!
Quân có nhiều tướng quá thì tướng không tài!
Quan có nhiều biệt phủ quá thì nước rất yếu!

Và người viết truyện lịch sử mà ‘CỐ Ý'* lồng sex vào quá là người không tốt!

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Báo Tuổi Trẻ nhận định về vụ Bùi Việt Sỹ...: Gần đây văn chương VN đã có những cởi trói để mở rộng cái gọi là "biên độ hư cấu" khi chạm đến chủ đề lịch sử hay danh nhân lịch sử, dĩ nhiên trong khuôn khổ "phải đạo", nghĩa là không phủ nhận hay phản lại các giá trị được xã hội đồng thuận. Tuy nhiên, "biên độ" lại cũng là một khái niệm đáng suy nghĩ, và thủ pháp lấp đầy biên độ đó lại càng nên bàn. Cái cớ để tôi biên lại mấy suy nghĩ này là tiểu thuyết Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sỹ, xét về tuổi tác là cây đa cây đề trong Hội nhà văn, lại còn mang trọng trách nắn bút cho giới trẻ ở Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du. bể dư luận im lìm đáng sợ... Vậy thì giải thiêng lịch sử, ví dụ bằng cách miêu tả các vụ loạn luân chẳng hạn, không được bạn đọc chào đón? Nhân thể cũng phải nói thêm sự to gan tấn công thần tượng của Bùi Việt Sỹ cũng chỉ nửa vời, khi ông tự nguyện đổi đầu đề gốc Chim ưng và vịt (theo danh ngôn chân thành mà thô bỉ của Nhân Huệ vương: "Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?") thành Chim ưng và chàng đan sọt. Có lẽ ai đó quá thịnh tình với tác giả để hô hấp nhân tạo cho nó từ giải B 2015 lên giải C 2018?... Thủ pháp, nói cho cùng là mẹo dẫn cơm, để dụ người đọc vào bữa tiệc văn chương thịnh soạn. Thức ăn dở đã đáng trách, mẹo dẫn cơm dở thì lại càng không bao giờ đáng được gọi là thủ pháp viết văn. Chim ưng và chàng đan sọt không thiếu những đoạn rẻ tiền và hạ cấp như đã trích ở trên, ngôn ngữ không chỉ tục tĩu mà ngô nghê như sách cấp ba loại bốn. Tiếc cho chừng ấy cây rừng bị thành giấy lộn. Tiếc cho cả một hội đồng chấm giải hình như ngủ gật triền miên. (Dịch giả Lê Quang). Xem thêm: https://tuoitre.vn/chim-ung-va-chang-dan-sot-dap-do-than-tuong-hay-tu-nga-dap-mat-20180423221331969.htm
2.       ‘Cố ý’: như vụ hình vua Quang Trung thời Càn Long (đăng bởi Nguyễn Duy Chính, mặc dầu TG thừa biết đây chỉ là Quang Trung giả, trong ‘thủ đoạn chính trị’ gọi là ‘Giả vương nhập cận’...; ‘sách ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ (hồi 15) cho rằng người đóng giả vua Quang Trung khi đó là Nguyễn Quang Trực, một võ tướng người làng Mạc Điền, huyện Nam Đường (tức Nam Đàn), trấn Nghệ An’...; vụ Phá gió sư Cụk Cặk (và Đường Ham cô cô) đòi viết chữ Việt theo lối ‘bính âm Tê Cu’ mặc dầu ông thừa biết! đây chỉ là sự ‘cải lùi tiếng Việt’...
3.       Đêm tân hôn của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/225-nguyen-hue-va-canh-ao-nhat-tan.html
4.       Ngũ đại mỹ nhân của Việt Nam, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/251-ngu-ai-my-nhan-cua-viet-nam.html
5.       Nhìn lại về cách tiếp cận Lịch sử Việt Nam, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/04/1101-he-quy-chieu-trong-lich-su-viet.html
6.       ‘Nhà Tần lại ham sừng tê, ngà voi, lông trả (!), ngọc châu và ngọc cơ của người Việt, bèn sai Đồ Thư mang 50 vạn binh…’ (Hoài Nam tử), xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/ Chiến_tranh_Tần-Việt
7.       Fbker Sân Vườn Của Đạt nhận định về vụ Bùi Việt Sỹ:  ‘Nhân ngày giỗ Tổ, tôi thấy có nhiều nhà văn nhà thơ nhà biên tập nhà tổng biên tập nhà phê bình trên mạng (chức danh chính thức) tồi quá... Tôi không quan tâm đến chuyện ông tướng Trần Khánh Dư ngày đó đời sống tình ái thế nào nhưng tôi rất ghét người đời sau tùy tiện tưởng tượng ra để câu khách và để đạt giải quốc gia gì đó...’, xem thêm: https://www.facebook.com/lythiendang/posts/2086583571604741
8.       Tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt" bị tố có nhiều chi tiết dung tục..., xem thêm: http://www.phunuphapluat.vn/tieu-thuyet-chim-ung-va-chang-dan-sot-bi-to-co-nhieu-chi-tiet-dung-tuc-tac-gia-bui-viet-sy-noi-gi-d18876.html
9.       Yết Kiêu, Dã Tượng: là 2 nhân vật có công giúp Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên, trong đó, Yết Kiêu có nghĩa là ‘có tài lặn như thần’, Dã Tượng có nghĩa là ‘có tài thuần phục voi như thần’!

9 nhận xét:

  1. Xinh Tonnuut (FB)
    Dạ cảm ơn anh
    Anh viết như vầy đọc dể tiếp thu hơn
    Vừa phải, ko ngán, ko có tê cu
    Đỡ rối ạ
    8 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huynh kg viết tê cu nhưng viết... cu tê, hehe... Thank muội!

      Xóa
  2. Phú Đoàn (FB)
    Tiên sanh Nhà Gom Lá Bàng hơi bị nhầm theo Bùi Việt Sỹ ở chi tiết "ngồi đan sọt mà lo việc nước đến nỗi bị giáo đâm vào đùi chảy máu", đó là hình ảnh Phạm Ngũ Lão chứ không phải là Trần Khánh Dư đâu nha... Phạm Ngũ Lão sau được Trần Hưng Đạo gả con gái nuôi cho
    8 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thank bạn đã đọc kỹ... Mình có viết vầy rồi mà:
      -...và trên 50 năm qua, tôi đã nhớ nhầm cũng... 'anh chàng bán than' khác!
      Mình sẽ đăng còm dưới mở rộng chủ đề, TM.

      Xóa
  3. Trần Minh Châu (FB)
    Có lẽ cho lão "Vỹ Siệt" ni mấy cấy bánh "Cu Đơ"
    8 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, cho lão... Cu Tê này ăn bánh cu đơ Hà Tĩnh đê, hehe... Thank bạn!

      Xóa
  4. Phú Đoàn (FB)
    Cuốn tiểu thuyết lịch sử "Chim ưng và chàng đan sọt" của tác giả Bùi Việt Sỹ viết về nhân vật chính Phạm Ngũ Lão, người xuất thân nông dân trở thành anh hùng. Bên cạnh đó, cuốn tiểu thuyết còn khắc họa chân dung của Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.

    Cuốn tiểu thuyết lịch sử hư cấu của một nhà văn xã hội chủ nghĩa sáng tác dựa trên những nhân vật và giai đoạn lịch sử có thật của nước nhà, về vị tướng Trần Khánh Dư thông dâm cùng công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Trần Quốc Nghiễn, con trai của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

    Với phong cách hư cấu cốt truyện nhưng lại thiên về tình dục một cách thô bỉ và dung tục, nó được bình chọn giải C sách hay quốc gia, mà hơn hết đó lại là sách dành cho giới trẻ chứ không phải là hạng mục sách người lớn
    Tại sao gần đây một loạt vị tướng đánh quân xâm lược Trung Quốc đã luôn bị dày xéo bởi những ngòi bút lưu manh và khốn nạn đến vậy? Từ vua Quang Trung diện mạo suy khí và kém trí lại quỳ rạp trước hoàng đế Càn Long trên đất Trung Hoa khi sang diện kiến, từ truyện ca ngợi hết lời kẻ bán nước cầu vinh Trần Ích Tắc là một gián điệp có công lớn cho việc phục quốc và giờ cho đến tướng Trần Khánh Dư trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lừng lẫy của nhà Trần.

    Phải chăng đang có một âm mưu hạ bệ các nhân vật lịch sử có công dựng nước và giữ nước và đồng thời ca ngợi những kẻ phản bội nhân dân, mà nó hầu hết là trong các triều đại chống lại sự xâm lược đối với kẻ thù phương Bắc (Trung Quốc)?
    8 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao gần đây một loạt vị tướng đánh quân xâm lược Trung Quốc đã luôn bị dày xéo bởi những ngòi bút lưu manh và khốn nạn đến vậy? Từ vua Quang Trung diện mạo suy khí và kém trí lại quỳ rạp trước hoàng đế Càn Long trên đất Trung Hoa khi sang diện kiến, từ truyện ca ngợi hết lời kẻ bán nước cầu vinh Trần Ích Tắc là một gián điệp có công lớn cho việc phục quốc và giờ cho đến tướng Trần Khánh Dư trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lừng lẫy của nhà Trần.
      Phải chăng đang có một âm mưu hạ bệ các nhân vật lịch sử có công dựng nước và giữ nước và đồng thời ca ngợi những kẻ phản bội nhân dân, mà nó hầu hết là trong các triều đại chống lại sự xâm lược đối với kẻ thù phương Bắc (Trung Quốc)?:
      ...Mình... đồng ý với bạn, mình có kết luận (cuối bài):
      -'Và người viết truyện lịch sử mà ‘CỐ Ý’* lồng sex vào quá là người không tốt!', cụm từ 'CỐ Ý' này đang nói lên... tất cả!
      Thank again!

      Xóa
  5. CÔNG CHÚA AN TƯ ĐI 'CỐNG HỒ' THAY CHO THIÊN THỤY
    Khoảng Tết năm 2014 tôi có ghé đền Trần, có mua 1 cuốn sách về Công chúa An Tư, nay mới biết An Tư đi 'cống Nguyên' thay cho công chúa Quỳnh Trân (Thiên Thụy = 'xinh đẹp hiền dịu', chỉ là tên phong của vua), chuyện này xảy ra sau khi Quỳnh Trân đi tu do vụ lình xình lần thứ 2 với Trần Khánh Dư và do nàng từ chối quá quyết liệt:
    -Cuối năm 1284, quân Nguyên do Trấn nam vương Thoát Hoan chỉ huy tiến sang xâm lược nước ta. Năm 1285, tướng giặc là Ô Mã Nhi tiến đánh Vân Đồn, Vạn Kiếp, phòng tuyến bị phá vỡ. Trước thế giặc hung hãn, nhiều tôn thất nhà Trần và một số tướng soái đã hoảng sợ đầu hàng, vua tôi Trần Nhân Tông phải rút chạy vào Nghệ An. Thoát Hoan dồn binh lực đuổi theo. Trong tình thế vô cùng nguy cấp, triều đình buộc phải họp bàn tìm kế hoãn binh. Kế hoạch cử người sang gặp Thoát Hoan để cầu hòa được đa số tán đồng. Ngoài các lễ vật quý giá đưa sang làm quà tặng, triều đình quyết định chọn một công chúa có nhan sắc dâng cho Thoát Hoan để cầu thân. Người đầu tiên được triều đình bàn tới là công chúa Quỳnh Trân. Quỳnh Trân được đón về triều, song trước sự phản đối kiên quyết của bà, nhà vua đành để bà trở về am cũ (người bị thay bà là An Tư công chúa). Từ đó Quỳnh Trân một lòng quy Phật, mối tình với Khánh Dư bà mãi mãi chôn chặt trong lòng.... (Một Thế Giới)...
    http://motthegioi.vn/.../chuyen-tinh-bi-tham-it-nguoi...

    Như vậy, VN lại có thêm một thiên tình sử nữa - diễm lệ kg thua Dương Quá-Tiểu Long Nữ hay Romeo-Juliet (chứ kg tả 'dơ' như tay Việt Sỹ!)...

    C/c: Đào Dũng Tiến, Trần Minh Châu, Trần Thế Hải, Trần Đắc Khiết, Hanh Hong, Xinh Tonnuut, Pé Ty, Phú Đoàn, Nguyễn Hữu Nghiệp, Phạm Hiền, Mietvuon Sau, Nguyenphong Bui, Lê Phạm, Mai Hạ, Thanh Hoang, Thanh Ton, Thanh Thủy, Van Anh Wemdler, Kim Cuc, Phan Rang, Nguyễn Bá Vững, Hoàng Khoát Hải, Tú Dinh Nguyen, Sao Biển Kim, Phamquoc Dinh... Tks!

    MOTTHEGIOI.VN
    Chuyện tình bi thảm ít người biết của một vị công chúa triều Trần

    Trả lờiXóa