Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

1101. Hệ quy chiếu trong lịch sử Việt Nam (Thư giãn)

Khi xây nhà, quan trọng nhất là cái móng, rồi trụ, mà hầu như tất cả đều phải căn cứ vào ống xi-phông (bình thông nhau) và ‘dây dọi’, cái mà được thế giới khoa học, chẳng hạn như trong toán học gọi là ‘hệ tọa độ’, đặc biệt là vật lý gọi là ‘hệ quy chiếu’ - mà nếu không căn cứ vào nó thì mọi thứ đều có thể sai!...
Người Tàu nói ‘móng’ của dân tộc họ người ‘Hoa’ (Hoa Hạ), hay ‘Hán’ (từ khi có nhà Hán, 206TCN), hay ‘Trung Hoa’ hay (ở trung tâm vùng đất mầu mỡ ở tỉnh Hà Nam), ở Trung Thổ (đối lập với Tây Vực)...Họ đã nói đúng!, vì họ lấy ‘hệ quy chiếu’ là Trung Hoa... Còn nếu ta lấy ‘móng’ của lịch sử dân tộc VN là xuất phát từ dân tộc Hoa!, gốc Hồ Nam (bắc Hồ Động Đình), ‘Nam tiến’ từ phía nam núi Ngũ Lĩnh đến tận ngày nay là SAI!, bởi vì ta lấy ‘hệ quy chiếu’ của Tàu (nhưng các sử gia của Tây thì không!) ... Nếu suy nghĩ kỹ lại, ắt các ‘học giả’ sẽ thấy vấn đề rất rõ..., và lưu ý rằng, vì viết rất cô đọng nên mỗi vấn đề tôi chỉ nêu ra chừng vài ví dụ thôi...

1
Khi nghiên cứu một ít về Chu Văn An, tôi mới biết là ở ta cũng có ‘Vạn thế sư biểu’ Chu Văn An:
- Ôm mộng bá quyền, bọn kẻ thù phương Bắc đang dùng đủ mọi cách để xâm lược tổ quốc ta, kể cả việc dùng văn hóa, trá hình bằng âm mưu mở ra những cái gọi là viện Khổng Tử trên nhiều nơi. Nước Việt Nam ta quyết không dung nạp những cái viện ngụy Khổng Tử ấy của giặc thù, dân tộc Việt đã có một vị Vạn Thế Sư Biểu, đó là vị Thầy Việt Nam: Chu Văn An. Chu Văn An (1292-1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt,huyện Thanh Trì, Hà Nội. Dân ta khi nói về Chu Văn An, ai cũng một lòng ngưỡng mộ, vì thầy là một bậc hiền nho, một tấm gương tiết tháo, suốt đời không màng lợi danh. Thầy có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục, tư tưởng đạo đức. Nhận thấy tài năng và đức độ của thầy, vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử. Đến đời Dụ Tông-thời kỳ suy sụp nhà Trần- tình hình thế sự thay đổi, vua quan ăn chơi sa đoạ, bọn gian thần tham nhũng, đục khoét dân nghèo ngày một nhiều. Cảm xót trước vận mệnh nước nhà, thầy đã nhiều lần can ngăn và dâng sớ chém 7 nịnh thần nhưng đều bất thành nên cáo quan về dạy học, viết sách cho tới khi mất. Sự nghiệp của thầy con ghi và thờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Chu Văn An là vị Vạn Thế Sư Biểu được tôn kính trong lòng dân tộc. Tưởng cũng cần ghi thêm là Năm Canh Tuất 1070, Triều Lý cho xây dựng Khổng Miếu, gian chính giữa đặt tượng và bài vị Khổng Phu Tử là danh nho sư tổ của Đạo Nho. Năm Ất Mão 1075, Lý Thánh Tông cho mở mang các khoa thi và mở rộng Khổng Miếu thành Quốc Tử Giám tức là Viện Đại Học tiên khởi của Việt Nam. Đến đời Vua Trần Nghệ Tông, năm 1371 đưa thêm tượng và bài vị Chu Văn An vào nhà Quốc Học để tôn thờ ngang hàng với Khổng Phu Tử... (sites-google-com)
Kết quả hình ảnh cho vạn thế sư biểu chu văn an...Ha..ha..ha... Tôi cười không phải là vì phản đối bài viết, mà vì Tàu có ‘Vạn thế sư biểu’ thì ta cũng có ‘Vạn thế sư biểu’ (Hình 1), Tàu có ‘Văn Tuyên Vương’ thì ta cũng có ‘Văn Trinh Công’, Tàu có ‘Khổng Miếu’ thì Việt Nam cũng có ‘Khổng Miếu’ (tức Văn Miếu*, xem dưới)..., đó là lấy ‘hệ quy chiếu Tàu’ bỏ qua ta, không cười ‘ha..ha..ha...’ sao được!...
Sau đó là chuyện... Ngũ Hành Sơn vốn ở bên Tàu, thuộc dãy núi Côn Lôn, nói nôm na là nơi cư ngụ của Côn Luân Tam thánh Hà Túc Đạo, vợ chồng chưởng môn Hà Thái Sung và Thục Nhàn, hay Quang Minh tả sứ Dương Tiêu (ở Tọa Vong Phong)... trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’, nhưng:
- Ngày xửa ngày xưa có một cụ già từ miền biển phía Bắc xa xôi bơi thuyền đến cập vào bãi biển phía Đông (Đà Nẵng ngày nay), cụ lên bờ và dựng một túp lều tranh sống hiu quạnh một mình với công việc chài lưới. Một buổi sáng, như thường lệ, cụ sửa soạn thuyền để ra khơi đánh cá, thình lình trời bỗng nổi sấm, gió thổi vùn vụt, mặt biển sôi động, từng đợt sóng cao xô vào bờ cuồn cuộn. Trong tiếng gầm rít của gió, tiếng gào thét của sóng cụ già thấy hiện ra một con rồng khổng lồ làm mặt đất rung chuyển, cát bụi bay mù mịt, cụ già tưởng như căn lều của mình đã tan tành ra từng mảnh khi con rồng tiến gần về phía đó. Cụ bỗng nghe một tiếng sấm vang lên và từ dưới bụng con rồng lăn ra một quả trứng lớn, sau đó con rồng từ từ quay ra biển và biến mất sau những đợt sóng khổng lồ. Một lát sau, trời yên biển lặng, cụ già chưa kịp hoàn hồn thì bổng thấy một con rùa vàng lớn cũng từ ngoài khơi đi vào và đến bên túp lều, Rùa Vàng đào một lỗ trên cát rồi vùi quả trứng xuống. Sau đó Rùa Vàng quay lại bảo cụ già: ‘Ta là thần Kim Quy, ta muốn ngươi phải gắng sức bảo vệ giọt máu này của Long Quân’, chưa hết bàng hoàng, cụ già lúng túng trả lời: ‘Nhưng tôi tuổi già, sức yếu làm sao đủ sức đảm đương công việc hệ trọng này’. Thần Kim Quy liền trao cho cụ già một chiếc móng và nói: ‘Ngươi đừng lo, hãy cấm lấy chiếc móng này và hễ có chuyện chẳng lành thì cứ đặt móng bên ta, ta sẽ chỉ cách cho’, cụ già nhận chiếc móng và nói ‘Được, tôi xin cố hết sức’. Xong việc, Thần Kim Quy liền quay ra biển và biến mất sau làn nước xanh.
Từ đó, cụ già giữ gìn và chăm nom quả trứng rất cẩn thận. Một hôm đang làm việc trong vườn, cụ già kinh hãi khi thấy một chiếc xe trâu từ đằng xa cứ nhắm thẳng vào vị trí chôn quả trứng mà tiến đến, trên xe lố nhố những khuôn mặt dữ dằn với binh khí hùng hổ trên tay. Với ý nghĩ chỉ cần chiếc xe trâu lăn qua cũng đủ làm cho quả trứng vỡ tan tành, cụ già vội lấy chiếc móng rùa ra đặt sát bên tai mình và cụ nghe một giọng nói dịu dàng vang lên: 'Hãy nằm xuống, nằm xuống đi!', cụ già liền làm theo, mời vừa nằm xuống, cụ liền hóa thành một con hổ to lớn, bọn người kia hoảng hồn quay xe tháo lui chạy mất. Sau đó, cụ già dỡ cả túp lều của mình ở đến dựng ngay bên trên chỗ chôn quả trứng Rồng. Cụ không ngờ trứng mỗi ngày một lớn và trồi dần lên khỏi mặt đất. Trứng cứ lớn mãi, lớn mãi choáng gần hết căn nhà tranh bé nhỏ của cụ. Vỏ trứng lấp lánh như một hòn ngọc khổng lồ. Một đêm cụ già vừa nằm chợp mắt thì nghe có tiếng lửa cháy lách tách, thì ra bọn người hôm nọ đang quay lại phóng lửa đốt túp lều của cụ, thấy thế cụ liền khấn xin thần Kim Quy cứu giúp. Vừa khấn xong, cụ già liền thấy mình đang ở trong một hang đá rộng rãi và mát mẻ, trong góc hang lại có giường chiếu sẵn sàng. Cụ không hề hay biết rằng có một phép màu đã xảy ra, chính cụ đang ở trong hang đá của một trong năm ngọn núi Cẩm thạch vừa được biến thành từ năm mảnh vỡ của chiếc vỏ trứng Thần. Từ trong chiếc trứng ấy đã bước ra một bé gái xinh xắn chính là giọt máu - con gái của của Long Quân. Cụ già càng bàng hoàng hơn khi bước ra cửa hang và nhìn thấy quanh mình có năm hòn núi đá với đủ loại cây cỏ, chim muôn… Từ đó cụ già với cô gái nhỏ sống bên nhau như hai cha con, chim chóc và thú rừng là những người bạn của họ. Hằng ngày, từng đàn chim thay nhau đi lấy sữa từ trong các mạch đá và hái trái cây quanh núi về nuôi cô bé, chúng còn tha bông vải từ các nơi về dệt nên những bộ quần áo xinh đẹp cho cô bé và ông cụ. Cô bé và cụ già được người dân trong vùng yêu mến bởi hai cha con đã dạy cho họ biết trồng cây, dệt vải để sinh sống và còn vào rừng hái lá để chữa bệnh cho mọi người.
Kết quả hình ảnh cho hòn non nước đà nẵngThời gian thấm thoát thoi đưa, cô bé giờ đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời. Một hôm, có chàng Hoàng tử con vua đi săn với đoàn tùy tùng đi lạc đến cửa hang dưới chân núi đã nhìn thấy cô gái, quá si mê với vẻ đẹp kiều diễm, chàng đã trở về xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Ngày đoàn tùy tùng đem kiệu rước cô gái về cung cũng là ngày thần Kim Quy lên bờ đón cụ già xuống biển. Từ đó, ngọn núi thiếu vắng bóng hai cha con cụ già nhưng những người dân làng chài vì yêu mến hai cha con ông lão đã kéo đến sinh sống lập nghiệp quanh chân năm cụm núi. Đến nay, những hòn núi đá cẩm thạch ấy vẫn còn trơ gan theo cùng năm tháng bên cạnh biển Đông mà dân gian vẫn quen gọi là hòn Non Nước. (Hình 2, damynghedanang.vn)
...Thế mà không biết sao các nhà giả học của ta, nhất là tên nô tài ‘Vưỡn Văn Tho’ nào đó đang làm lớn ở Đà Nẵng, lại có thể mang ‘nó’ từ ‘bên bắc Tây Tạng đến nam sa mạc Gobi và cách ta tới 4000km’ đến tận Đà Nẵng, quả là có phép ‘Tu Di thần công’, ha..ha..ha...
*
Rồi chuyện ‘Tử Cấm Thành Huế’, híc..híc... Nhân tiện..., ta gọi là ‘Tàu’ vì họ thường đến VN bằng ‘tàu’!, là người nước Tào của ‘Tào Tháo’, hay họ chuyên sản xuất ra món ‘tàu hũ thối’!, cũng không sao!; đặc biệt là trước 75 gọi là Trung Hoa, chả hiểu sao sau 75 lại có ai đó gọi là ‘Trung Quốc’ mà hoàn toàn khác với khái niệm Hoa Hạ, Trung Nguyên/Trung Thổ, Trung Hoa (như đã nói ở trên), làm cho có mấy bà ở quán cà phê hỏi tôi:
- ‘Cái gì ở chính giữa, và ở chính giữa có cái gì có nước?’, làm tôi bí rị bì ri, thiệt!

2
Lịch sử VN, dưới một góc độ nào đó thì phải thừa nhận rằng đang được viết rất khó hiểu, tại vì dường như nó được xây dựng trên: ‘móng Tàu’, ‘trụ Tàu’ và ‘giấu Tàu’... Tại sao lại có vụ ‘giấu Tàu’?, vì có nghe nói là ta đã từng đánh thắng 4 ‘đế quốc đầu sỏ’ là Pháp, Nhật, Mỹ và Lạ, trong đó lịch sử viết thắng Pháp/Nhật cỡ 110 trang, thắng Mỹ cỡ... 1100 trang. Còn thắng đế quốc đầu sỏ ‘Lạ’ chỉ có... 11 trang!, tôi tự hỏi vậy thì học lịch sử là học cái gì nhỉ!, ‘I don’t know là tôi không biết’, mà chỉ biết trên thực tế là ‘nó’ đang làm cho các cháu khó hiểu về lịch sử, thậm chí chẳng biết gì về lịch sử, chẳng hạn như cho Nguyễn Huệ và Quang Trung là ‘anh em’!, ‘bố con’! hay ‘bạn chiến đấu’!, hay Quang Trung đại phá quân Thanh trên sông... Bạch Đằng!, Nguyễn Huệ là Nguyễn Du, Lang Liêu là bà Âu Cơ hay Lạc Long Quân*!... mà VTV vừa mới điều tra! (xe clip bên dưới)...
Một ví dụ điển hình là lịch sử Tàu có ‘móng’ lịch sử trong ngàn năm mới đây mà ta nghe hơn bị quen thuộc là Tống, Minh, Nguyên, Thanh..., nếu mà dịch sang sử Việt lần lượt là Lê, Lý, Trần, Nguyễn, Lê  thì rất là... buồn cười, vì rành rành sử ta là Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn... Nhưng việc hiểu lầm ‘móng sử Tàu’ như vậy lại vô tình giúp ta có được các cái ‘trụ’ của lịch sử VN: đó là Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt đánh Tống, Trần Nhân Tông-Trần Hưng Đạo đánh Nguyên, Lê Lợi đánh Minh, Nguyễn Huệ đánh Thanh, ‘Lê Duẩn’ đánh ‘Hậu Thanh’...
- Lê Hoàn đánh Tống năm 981: Triều đình nhà Tống cho lập Giao Chỉ hành doanh là bộ chỉ huy lực lượng viễn chinh Giao Chỉ gồm 4 vạn quân. Trong bộ chỉ huy này, Hầu Nhân Bảo là tổng tư lệnh... Các tướng lĩnh cao cấp khác gồm có: Tôn Toàn Hưng được giao chức phó tổng tư lệnh, chỉ huy lục quân. Hứa Trọng Tuyên là phó tổng tư lệnh đóng tại hậu cứ ở bên đất Tống. Lưu Trừng là chỉ huy lực lượng thủy quân. Hứa Sương Duệ chỉ huy lực lượng thông tin liên lạc... Hầu Nhân Bảo tiến quân vào Đại Cồ Việt qua đường Lạng Sơn. Đến Chi Lăng, Hầu Nhân Bảo bị quân Đại Cồ Việt (khoảng 2 vạn quân) mai phục tập kích và tử trận tại đây. Mất chủ tướng, quân Tống vỡ trận và bị tiêu diệt quá nửa... (wiki)
- Lý Thường Kiệt đánh Tống năm 1076-77: Ngày 18/1/1076, đạo quân của Lý Thường Kiệt cũng tới thành Ung. Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chính sách cố thủ để chờ viện quân... Trương Thủ Tiết, Nguyên Dụ, Trương Biện, Hứa Dự, Vương Trấn là các chỉ huy của lực lượng viện binh nhà Tống đều bị giết tại trận. Việc này vào ngày 11/2... Ngày 1/3, sau 42 ngày kiên cường kháng cự, thành Ung thất thủ. Tô Giám tự sát... (Trận thành Ung Châu)... Ngày 8/1/1077, Quách Quỳ và Triệu Tiết dẫn quân vượt qua ải Nam Quan tiến vào vùng Lạng Sơn ngày nay và đánh xuống phía kinh đô Thăng Long... Khi hạm đội Tống đã lọt vào trận địa mai phục, Lý Kế Nguyên phát lệnh tiến công. Bị đánh bất ngờ, quân Tống thua to (Trận thủy chiến Đông Kênh)... Sau 2 tháng, nhận thấy quân Tống đang tập trung chú ý vào mặt trận phía Đông, quân Đại Việt liền tổ chức vượt sông đánh bất ngờ vào cánh quân phía Tây của Triệu Tiết. Trận này, quân Đại Việt thắng lớn (Trận sông Như Nguyệt)... (wiki)
- Trần Hưng Đạo đánh Nguyên Mông năm 1285 và 1288, tôi không thể viết dài, xem wiki... Ông có viết cuốn ‘Binh thư yếu lược’ giá trị chả khác gì cuốn ‘Tôn Tử binh pháp’ của Tôn Tử!, tôi có nghe rằng thời nhà Minh xâm chiếm Việt Nam (thời Hồ Quý Ly, 1407-1414) đã lấy và đem cuốn sách này về Tàu..., mà đến giữa thế kỷ 20 chỉ còn lại một số bản ‘tam sao thất bổn’ - người Nhật đã đem về nước để nghiên cứu!...
- Nguyễn Huệ đánh Thanh năm 1789: Lúc nhỏ mình học lịch sử, bây giờ còn nhớ được như sau: Năm 1784, Nguyễn Huệ đại thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm và Kênh Xoài Mít. Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, Càn Long cử 20 vạn quân sang tấn công nước ta. Được tin báo cấp, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, và lo sửa soạn phản công. Đêm mồng ba và mồng năm Tết Kỷ Dậu (1789), quân ta vây đánh đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi, quân Tàu đại bại, các tướng đều tử trận, Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Rạng sáng ngày mồng bảy Tết, quân ta tấn công thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị vất cả ấn tín chạy trốn, quân Thanh chen nhau qua cầu phao, chết vô số’... (trích Hồi ký ‘Nguyễn Huệ và cành đào Nhật Tân)
- ‘Lê Duẩn’ đánh giặc Lạ: ‘I don’t know là tôi không biết’, vì lịch sử ta là lịch sử... ‘giấu’, chỉ biết sơ bộ là chuyện xảy ra vào ngày 17/2/1991, quân Lạ đem 80 vạn quân (60 vạn quân chính quy + 20 vạn dân binh) sang tấn công vào 6 tỉnh biên giới nước ta, mà chỉ trong ngày đầu, ta đã tiêu diệt được 60.000 tên giặc Lạ...; một tháng sau, bức xô chịu không nổi, 3 siêu tướng Lạ là Hoa Nước Gió, Đặng Bình Nhỏ, và Lá Kiếm Anh...  phải rút chạy và cay đắng tuyến bố 'đã dạy xứ rùa X một bài học' (!): tôi kể... đúng!, vì ngay sau ngày 17/2, bên tuyên giáo ‘4T’ rằng có rất nhiều chiếc lá khô được dân Lạ thả trôi sông từ nước Lạ sang VN, trên là có khắc dòng chữ ‘Hoa tàn, Lá rụng’, từ đó tôi mới biết nước Lạ có 2 ông lớn họ Hoa và họ Lá, hehe...

3
Tại sao mà tôi kể mấy ‘cái trụ’ từ 1-10 ở dưới? Vì nhiều trong ta cho rằng những ‘Thứ tư nghỉnh cu’, ‘Tôn Tử binh pháp’, ‘Sử ký Tư Mã Thiên’, Lão-Trang-Khổng-Mạnh, Lý Bạch-Đỗ Phủ, Khổng Tử (Vạn thế sư biểu), Tôn Tử, Trụ Vương/Hạng Vũ, Quan Công, Vương Trùng Dương/Trương Tam Phong... gì gì đó là nhất!, là ta đã SAI!, bởi vì ta đo mọi thứ trên thế giới bằng ‘hệ quy chiếu Tàu’... Và, chúng ta hay thắc mắc là tại sao ta bị Tàu đô hộ cả ngàn năm mà dân Việt không bị đồng hóa và không bị mất nước? Có rất nhiều lý do, trong đó có lý do là ta đã có một nền văn hóa có thể nói là ưu việt hơn của Tàu (xem bài ‘Về Yên Tử... Tôi quá ngỡ ngàng!’*), và có nhiều hào kiệt ‘tài hơn’ Tàu, ta tự khen ta chăng!, không phải, mà người Tàu phải khen:
Các ‘sử gia’ thì đau lòng than thở: ‘Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý. Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Quốc sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên (Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm/Nếu như trời sinh thiên tài này (Trần Hưng Đạo) ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Hoa trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm*)...
*
Nếu các bạn cho rằng đây chỉ là... hư cấu, thì hãy xem thêm:
- Vì sao người Việt đánh tan được đạo quân hùng mạnh của Tần Thủy Hoàng? Theo sách Hoài Nam tử của nhà Hán, để xâm chiếm đất đai của người Việt cổ, sát nhập vào TQ, Tần Thủy Hoàng đã cử tướng Đồ Thư mang quân, chia làm 5 đạo kéo xuống phía Nam xâm chiếm nước ta. Số quân này, theo sử sách của TQ và Việt Nam, ghi là 500.000 người. Vào thời điểm đó, sau hàng thế kỷ liên tục nội chiến ở trong nước, tư duy quân sự ở Trung Quốc đã rất phát triển. Thợ rèn của nhà Tần có thể tạo ra những thanh kiếm, vật dụng bằng sắt đạt trình độ cao. Tiềm lực của họ có thể huy động cả hàng trăm nghìn quân cho một chiến dịch quân sự. Nhiều loại vũ khí chiến tranh liên tục được phát minh, nâng cấp, tiêu biểu như thang mây dùng để phá thành, các loại cung nỏ, binh khí tiếp tục được cải tiến, phát huy được hiệu quả cao hơn. Các học thuyết quân sự được hình thành, nhiều bộ binh pháp của Tôn Vũ, Ngô Khởi, Ngô Tử ra đời. Theo nhiều nhà sử học, nghệ thuật quân sự của người Hán đã đạt đến trình độ đỉnh cao trên thế giới lúc bấy giờ. Trong khi đó, người Việt vẫn đang trong thời kỳ bộ lạc, trình độ phát triển còn rất hạn chế, đồ dùng chủ yếu vẫn bằng đồng. Trải qua một số cuộc chiến tranh, nhưng chủ yếu chỉ ở quy mô nhỏ. Tiềm lực quân sự, khả năng tổ chức chiến trận chưa thể cùng lúc huy động được hàng trăm nghìn người.
Các tư liệu lịch sử thời kỳ này cho thấy tương quan lực lượng giữa người Việt với đội quân đội quân xâm lược của Tần Thủy Hoàng rất lớn, nhưng người Việt vẫn giành được chiến thắng nhờ vào chiến thuật quân sự đúng đắn với chiến tranh du kích, lấy ít địch nhiều trường kỳ kháng chiến. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trước thế mạnh ban đầu của quân Tần, người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Đó không phải là cuộc chạy trốn vì khiếp sợ, thất bại, đó là cách đánh giặc. Người Việt rút vào rừng là để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, không muốn đánh lớn, không tổ chức quyết chiến khi chưa có lợi. Theo sách Hoài Nam tử, sau khi vào rừng, “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban ngày lẫn trốn, đêm ra đánh quân Tần. Rõ ràng, đây là cuộc chiến kiên cường, thông minh và có tổ chức. Người Việt đã biết dựa vào cơ cấu xã hội các chạ - chiềng, các bộ lạc sẵn có của mình, biết tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì cho cuộc kháng chiến lâu dài, đánh nhỏ, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân giặc, triệt nguồn cướp bóc lương thực của giặc.
Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần lương thực bị tuyệt và thiếu, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong. Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến như tuyệt vọng. Các sử gia Trung Quốc phải thừa nhận suốt ba năm liền, quân Tần không được nghỉ ngơi đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết chồng nhau. Nhận thấy quân địch suy kiệt cả về tinh thần và sức lực, người Việt mới tập hợp lực lượng, dưới sự chỉ huy của những thủ lĩnh tài năng, tiêu biểu là Thục Phán, quân ta tổ chức đánh lớn tiêu diệt sinh lực địch, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần, giết được tướng Đồ Thư khiến quân Tần như rắn mất đầu, từng bước ta rã.
Kết quả hình ảnh cho Vì sao người Việt đánh tan được đạo quân hùng mạnh của Tần Thủy Hoàng?Cũng theo sách Hoài Nam tử, những tổn thất của quân Tần rất to lớn. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, nhà Tần dưới sự trị vì của Tần Nhị Thế, buộc phải bãi binh vào năm 208 TCN. Cuộc kháng chiến chống Tần của người Việt giành thắng lợi rực rỡ (Hình 3)... Hay:
- Danh tướng người Việt được Tần Thủy Hoàng nể phục: Cuộc đời Lý Ông Trọng được nhiều sách như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu tán hay Việt điện U linh ghi chép. Ông sinh ra tại làng Chèm (nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội), sống vào cuối đời Hùng Vương và những năm đầu thời Thục An Dương Vương (tk 3TCN). Theo Lĩnh Nam Chích Quái, Lý Ông Trọng là bậc dũng sĩ, vóc dáng cao to, khí chất phi phàm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông cao 2 trượng 3 thước (gần 2 mét), khí chất đoan dũng, khác với người thường. Cuốn Giai thoại Lịch sử Việt Nam của tác giả Kiều Văn ghi rằng Lý Ông Trọng còn có tên khác là Lý Thân. Dưới thời An Dương Vương, ông giúp vua Thục phán đánh tan quân xâm lược nhà Tần (năm 208 TCN).
Sau khi An Dương Vương lên ngôi, ông được vua cử sang sứ nước Tần. Tần Thủy Hoàng thấy ông uy nghi, dũng lược như thần nên mừng lắm, bèn chọn làm võ tướng, phong đến chức Tư lệnh hiệu úy (chức quan võ vào hàng cao nhất trong triều). Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ năm 221, Lý Ông Trọng được phái đến trấn giữ đất Lâm Thao (tỉnh Cam Túc ngày nay). Thời đó, mặc dù Tần Thủy Hoàng uy danh nghìn vạn dặm, biên giới phía Bắc luôn bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Quân Tần có Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên. Uy danh của Ông Trọng khiến quân Hung Nô khiếp đảm. Bởi thế, suốt thời gian ông cầm quyền chỉ huy quân đội nhà Tần ở đó, chúng không dám động binh.
Cũng giống như biết bao thế hệ người Việt khác, dù nhận được sự sùng kính của nhà Tần, Lý Ông Trọng chưa bao giờ thôi nhớ về quê hương. Ông viện cớ để xin vua Tần cho mình trở về thăm quê. Trước khi về nước, ông còn được Tần Thủy Hoàng phong thêm tước Vạn Tín hầu. Sau khi ông đi, quân Hung Nô biết tin, quay trở lại tấn công nước Tần. Tần Thủy Hoàng buộc phải cử sứ giả sang Âu Lạc mời ông quay trở lại cầm quân. Nhưng vì tuổi đã cao lại quá nặng lòng với đất nước, Lý Ông Trọng nhất định không đồng ý. Để tránh phiền nhiễu, Lý Ông Trọng đã trốn biệt vào rừng, vua Thục phải nói với sứ giả rằng ông đã chết. Tần Thủy Hoàng không tin, dọa sẽ đem quân tấn công, đòi tìm được xác của Lý Ông Trọng mới tin ông đã chết. Cuối cùng, không còn cách nào khác, ông phải tự tử để được chết trên mảnh đất quê hương.
Kết quả hình ảnh cho Vì sao người Việt đánh tan được đạo quân hùng mạnh của Tần Thủy Hoàng?Sau khi tìm thấy xác, biết chắc Lý Ông Trọng đã chết, Tần Thủy Hoàng cho đúc pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng, đặt ở cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương. Mỗi khi thấy quân Hung Nô từ xa kéo đến, hàng chục binh lính Tần lại dùng sức đẩy cho bức tượng cử động. Từ xa, quân Hung Nô lầm tưởng Lý Ông Trọng còn sống nên sợ hãi bỏ chạy tháo thân, không dám bén mảng tới nước Tần nữa. Mặc dù đã chết, uy danh của Lý Ông Trọng vẫn bao trùm khắp mọi xứ ở TQ, Âu Lạc và cả Hung Nô. Hàng trăm năm về sau, thanh danh của Lý Ông Trọng vẫn khiến nhiều tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính. Đến đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương đã cho xây dựng đền thờ ông và thờ cúng quanh năm. Sau đó, vào khoảng năm 860, tướng nhà Đường là Cao Biền, rất sùng bái Lý Ông Trọng, đã cho sửa sang lại đền thờ, tạc tượng gỗ, tôn xưng cho ông danh hiệu cao quý là Lý hiệu úy. Đó chính là ngôi đền thờ lịch sử ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, Hà Nội (làng Chèm, thờ Đức thánh Chèm - Lý Ông Trọng) (Hình 4)...

3
Quả là có nhiều người quá... giỏi sử Việt!, riêng tôi không dám, mà tôi chỉ mong là các bạn chỉ là fbker bình thường nhớ giùm cho những ‘Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn’ và những tuyệt đại cao thủ ‘Nam quốc’ tương đương ‘Lý Ông Trọng’ đã từng ‘knock out’ các ‘nhất đẳng tôn sư Tàu’ dưới đây: 1) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Đồ Thư (thời Tần Thủy Hoàng)... đã từng là bại tướng dưới tay Thục Phán và ‘Lý Ông Trọng’ (xem ý kiến của Tư Mã Thiên ở trên) vào năm vào 208 TCN... 2) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Tô Định (thời Hán Quang Vũ Đế) đã từng là bại tướng dưới tay Trưng Trắc, Trưng Nhị và nữ tướng Lê Chân năm 40SCN... 3) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Lục Dận (cháu của Lục Tốn, thời Tôn Quyền) đã từng là bại tướng dưới tay Bà Triệu vào năm 248... 4) Lưu Ẩn, vua ‘Nam Hán’ trước Lưu Nghiễm, bị Khúc Thừa Mỹ (cháu của Khúc Thừa Dụ) gọi là ‘ngụy hoàng đế’ và thiên triều là ‘ngụy triều đình’ vào năm 907, ha..ha..ha... 5) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Lưu Hoằng Tháo (thời Lưu Nghiễm) và đã từng là bại tướng của Ngô Quyền vào năm 938... 6) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Hầu Nhân Bảo (thời Tống Thái Tông) đã từng là bại tướng của Lê Hoàn vào năm 981... 7) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Tô Giám, Quách Quỳ và Triệu Tiết... (thời Tống Thần Tông) đã từng là bại tướng của Lý Thường Kiệt vào những năm 1075 và 1077... 8) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Toa Đô, Thoát Hoan, Ô Mã Nhi... (Thời Hốt Tất Liệt) đã từng là bại tương dưới tay Trần Khánh Dư và Trần Hưng đạo vào những năm 1285 và 1288... 9) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Vương Thông và Liễu Thăng (thời Minh Tuyên Tông) đã từng là bại tướng dưới tay Lê Lợi (và Lê Sát, Lưu Nhân Chú) vào những năm 1424 và 1427... 10) ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu là Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống (thời Càn Long) đã từng là bại tướng của Nguyễn Huệ vào năm 1789... Ngoài ra, còn có: Tiêu Tư, Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng (thời Lương Vũ Đế) đã từng là bại tướng dưới tay Triệu Quang Phục và Lý Bôn (Lý Nam Đế) năm 542..., Dương Tư Miễn và Nguyên Sở Khách (thời Đường Huyền Tông) đã từng là bại tướng dưới tay Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) vào năm 714..., Cao Chính Bình (thời Đường Đại Tông) đã từng là bại tướng dưới tay Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) vào năm 784..., Lý Khắc Chính, Lý Tiến, Trần Bảo (thời Lưu Nghiễm) đã từng là bại tướng của Dương Đình Nghệ vào năm 923..., Đoàn Kính Chí và Hà Án Tuấn (tướng Đại Lý, thời Tống Chân Tông) đã từng là bại tướng đưới tay Dực Thắng Vương* vào năm 1014... Còn ‘Nhất đẳng tôn sư’ Tàu (tướng Hứa Thế Hữu!) là đã từng là bại tướng của ta vào năm 1991 thì tôi không biết, vì lịch sử không... viết!
Kết quả hình ảnh cho Bình Ngô Đại CáoNhư vậy, những thứ mà ta hay sùng bái như Tần Thủy Hoàng, Lục Tốn/Tôn Quyền (trong ‘Tam quốc chí’), Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng Du Nguyệt Điện), Hán Quang Vũ Đế, Hốt Tất Liệt (trong ‘Thần điêu đại hiệp'), Chu Chiêm Cơ (cháu của Chu Nguyên Chương), Triệu Quýnh, Triệu Húc (em và cháu của Triệu Khuôn Dẫn), Càn Long (trong ‘Hoàn Châu cách cách’)... đều là bại tướng trực tiếp hay gián tiếp của các hào kiệt ‘Nam quốc’! (Hình 5)...

Vâng, Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của TQ thống nhất vào năm 221TCN... Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210TCN ở tuổi 49 và còn được gọi là Thủy Hoàng Đế': ông... tổ của Tàu cũng phải ‘nể phục’ ông nội Việt, huống gì là bọn... AQ ngày nay!
Thế thì tại sao xưa nay ta lại làm ngược lại, đó là để nhìn... cháu Tàu, ta không lấy hệ quy chiếu của... ‘ông nội Việt’?

H...ết.
---------
Ghi chú:
1.       Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn một bộ sách quân sự là ‘Binh gia diệu lý yếu lược’ để giáo dục các tướng sĩ phép dùng binh... Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết Binh gia yếu lược và Vạn kiếp binh thư đã thất lạc từ lâu. Ở Thư viện khoa học xã hội hiện nay có một bộ sách chữ Hán chép tay mang ký hiệu 476 đề là Binh thư yếu lược. Trang đầu bộ sách này ghi rõ rằng: Binh thư yếu lược bốn quyển do Trần Hưng Đạo vương soạn... Xem thêm: http://binhthuyeuluoc.blogspot.com/
2.       Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, sách sử chỉ viết có 11 trang, xem thêm: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/11-dong-trong-sach-giao-khoa-cho-mot-cuoc-chien-ve-quoc-oai-hung-la-chua-du-post174440.gd
3.       Dực Thắng Vương đánh thắng ‘Lục mạch thần kiếm’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/03/1085-luc-mach-than-kiem-thua-vo-thuat.html
4.       Nếu như trời sinh thiên tài này (Trần Hưng Đạo) ở nhà Tống, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/02/1079-nam-mau-tuat-cung-la-nam-khai-sinh.html
5.       Ngũ Hành Sơn được nhắc đến trong tác phẩm 'Tây du ký' của Ngô Thừa Ân là một dãy núi ở TQ, còn gọi là Vương Mẫu Sơn, Nữ Oa Sơn… do truyền thuyết ‘Tây Vương Mẫu thông thường được hình dung là một bà già hiền lành, sống ở tại núi 'CÔN LÔN'… Dãy Côn Lôn chạy theo hướng Tây-Đông, tạo thành ranh giới phía bắc của cao nguyên Tây Tạng và rìa phía Nam của lòng chảo Tarim, sa mạc khét tiếng Takla Makan và sa mạc Gobi… (wikipedia)
6.       Nhà Trần đánh bại 800.000 quân Nguyên như thế nào?, xem thêm: https://news.zing.vn/nha-tran-danh-bai-800000-quan-nguyen-nhu-the-nao-post836400.html
7.       Nguyễn Huệ và Quang Trung là ‘2 anh em’, xem clip tại: https://www.youtube.com/watch?v=HO_AveFPoRY
8.       Văn Miếu tức Khổng Miếu: Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1989, tr. 1732 ghi: Văn miếu: Tên gọi khác của Khổng miếu. Thời Đường Huyền Tông (năm 739) phong Khổng tử làm Văn Tuyên Vương, nhân đó gọi Khổng miếu là Văn Tuyên Vương miếu, từ đời Minh về sau gọi Khổng miếu là Văn miếu để đối ứng với Vũ miếu... Nếu buộc phải dịch tên gọi Văn miếu thì thiết tưởng nên dùng chữ Anh Temple of Confucius (Hán - Anh đại từ điển, tr. 2671, in nhầm là Confucious Temple), hay tiếng Pháp là Temple de Confucius, giống như cách hiểu và dịch hai chữ Khổng miếu. Hiện ở Đài Loan cũng dùng tên gọi Khổng miếu, hẳn là để tránh việc hiểu nhầm khái niệm (Văn) như ở ta... (tuancuonghn-blogspot-com)
9.       ‘Về Yên Tử... Tôi quá ngỡ ngàng!’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/04/1099-chuyen-12-con-giap-ta-bi-lua-haha.html 

6 nhận xét:

  1. Trần Đắc Khiết (FB)
    Anh học rộng biết nhiều... xin lỗi cho tôi hỏi thời kỳ đánh giặc phương bắc tổng số tướng là bao nhiêu vậy Anh. Hình như chỉ đếm trên đầu ngón tay thì phải mà Tổ quốc được giữ vững toàn vẹn
    Thời điểm hiện tại bây giờ tướng tá số lượng kinh khủng mà Tổ quốc bị xâm lấn dần là sao? Anh có biết lý do không
    Cảm ơn Anh
    8 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nước có nhiều quan quá thì dân nuôi không nổi!
      Quân có nhiều tướng quá thì tướng không tài!
      Quan có nhiều biệt phủ quá thì nước rất yếu!

      Sử sách kể lại rằng cách đây hơn 700 năm, Phật Hoàng Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi cho vua con Trần Anh Tông về Yên Tử ở ẩn. Một lần, Nhà vua trở về triều đình đòi xem sổ sách ghi chép việc phong quan, đọc cuốn sổ ghi chép, Đức Vua cả giận, cầm cuốn sổ vứt ra sân rồi quát lên: "Quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi"(!).
      http://dantri.com.vn/.../quan-nhieu-nhu-the-dan-lam-sao...
      DANTRI.COM.VN
      'Quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi'!?

      Xóa
  2. THAM KHẢO: LƯU 2 BÀI DƯỜNG NHƯ BỘC LỘ 'MÂU THUẪN' NHAU (CHO BÀI MỚI)

    1) Giải huyền thoại về cội nguồn người Việt (Chu Mộng Long)
    https://chumonglong.wordpress.com/.../giai-huyen-thoai.../

    CHUMONGLONG.WORDPRESS.COM
    Giải huyền thoại về cội nguồn người Việt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2) Đạo thờ tổ tiên của người Việt (Nhóm 'Bách Việt trùng cửu')
      http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3049
      Quản lý

      ASAKICORP.COM
      Đạo thờ tổ tiên của người Việt | Bách Việt trùng cửu

      Xóa
  3. Hanh Hong (FB)
    Hay quá huynh ơi hi..hi..hi..hi... Chúc huynh ngày mới vui vẻ và hạnh phúc huynh nhé hi..hi..hi..hi..hi...
    8 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thank HH nhìu nhé, huynh đang uống cà phê và sửa bài... mới, nghĩ lễ vui!

      Xóa