Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

1094. Nho giáo và Tàu giáo (Sưu tầm và lời bình)

Nho giáo không phải của nước Lạ thì là của ai!... Khái niệm ‘Nho giáo’ luôn bao hàm Đạo giáo và Phật giáo... Các nhân vật Nho giáo Tàu thường được Kim Dung và Cổ Long... mô tả như là những kẻ rất ‘thâm nho’, thâm trong ‘thâm hiểm’, như Nhạc Bất Quần trong ‘Tiếu ngạo giang hồ’ hay Bách Hiểu Sinh* trong ‘Tiểu Lý phi đao’...
Một nhân vật điển hình được Kim Dung mô tả là Nhạc Bất Quần, sống theo Đạo giáo - luyện phép tu tâm dưỡng tính (Tử hạ thần công) đến nỗi năm 60 tuổi mà vẫn còn trẻ như 40 tuổi!, hành động theo Nho giáo - âm mưu ‘bình thiên hạ’, mọi phát biểu đều dựa vào đạo Trị quốc của ‘Khổng Tử’, luyện võ công bá đạo ‘Tịch tà kiếm pháp’, mộng Minh chủ ‘Ngũ nhạc kiếm phái’, và có ít nhiều liên minh với Phật giáo - cụ thể là với Phương Chứng của phái Thiếu Lâm...
Mấy điều rất đáng lưu ý là: 1) Nước Tàu ngay cả đến cuối thời nhà Thanh vào đầu tk 20 (đến 1912, thời Phổ Nghi) cũng không bao gồm thậm chí đối địch với Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Quốc và Đài Loan... Sự ‘đối địch’ này đã được Kim Dung mô tả khá chi tiết qua nhân vật Âu Dương Phong đến từ Tân Cương (giáp tỉnh Cam Túc ngày nay), Cưu Ma Trí đến từ Tây Tạng (hay Thổ Phồn) và Trịnh Khắc Sảng đến từ Đài Loan... 2) Xét lịch sử VN là phải nhin xuyên suốt từ Ải Bắc Quan đến Phú Quốc, tức là phải nhìn tổng hợp cả Hà Nội, Huế, Sài Gòn..., như Trịnh Công Sơn đã có lời bài hát ‘Huế Sài Gòn Hà Nội quê hương ơi sao vẫn còn xa. Huế Sài Gòn Hà Nội bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ'... Lưu ý rằng trong mấy ngàn năm lịch sử VN, giặc Lạ chỉ bước chân qua một nửa vùng biên giới phía Bắc của VN, tức là chỉ # 1/5 so với toàn biên giới VN!, hay là chỉ léng phéng ở vùng Đông Bắc, nhưng đến ‘miệt Lạng Sơn’ thì bị quân dân ta đuổi như đuổi... chóa, nên khái niệm ‘sơn thủy tương liên’ là hoàn toàn sai!, bởi vì Huế, Sài Gòn, Tây Đô (Cần Thơ)... có ‘tương liên’ cái con khỉ mốc gì với nước Lạ đâu!, còn nếu nói ‘văn hóa tương đồng’ thì càng sai, bởi vì các nền văn hóa ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến VN như Ấn, Phù Nam, Chân Lạp, Java (Malaysia-Indinesia), Khmer, Chiêm Thành/Champa, Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái... thì bỏ cho ai xơi! (xem thêm chi tiết ở chú dẫn * bên dưới)... 

*
Dưới đây là 2 bài viết có liên quan:
1. THỦ TƯỚNG ĐỨC TẶNG CHỦ TỊCH TẬP BẢN ĐỒ KHÔNG CÓ HS-TS
image039Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập tấm bản đồ cổ TQ không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của VN, nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo TQ trong tuần vừa qua. Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735 (HÌNH 1).
Trong hai ngày 1 và 2-4 một số tờ báo uy tín trên thế giới như Time, Foreign Policy, The Sydney Morning Herald… đã đăng bài phản ánh sự kiện này. Trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý). Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa. Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.
Một công dân mạng TQ bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của TQ từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về TQ”... Cả hai phiên bản quà tặng của bà Merkel đều xuất hiện trên những phương tiện truyền thông xã hội TQ đem lại những đánh giá khác nhau. Hạo Kiên, một phóng viên tài chính nói rằng, tấm bản đồ “là món quà khá khó xử”...
Thái An - https://tuoitre.vn/duc-tang-trung-quoc-ban-do-khong-co-hoang-sa—truong-sa-601155.htm

2. NGỘ NHẬN VỀ NHẬT BẢN
Đúng là trong một thời gian dài người Việt Nam và người Nhật Bản đều học Hán văn và dùng chữ Hán để ghi chép.
Fujiwara Masahico, trong tác phẩm Phẩm cách quốc gia, viết: “Chỉ cần nhìn vào văn học, nơi thể hiện mức độ trưởng thành của văn hóa cũng không đếm hết được các tác phẩm như Vạn diệp tập, Cổ kim tập, Makura no Soshi, Câu chuyện Genji, Tân cổ kim tập, Phương trượng kí, Tsurezuregua… Tôi nghĩ rằng nếu so sánh các tác phẩm văn học ra đời trong 10 thế kỉ này thì số lượng và chất lượng của các tác phẩm văn học do một nước Nhật sản sinh ra còn có ưu thế về số lượng và chất lượng hơn cả các tác phẩm do toàn bộ châu Âu cộng lại” (trang 16-17). Số tác phẩm do người Việt Nam làm ra ít đến nỗi chẳng muốn thống kê.
Trong khi người người Việt và người Nhật đều theo đạo Khổng Mạnh, nhưng, như Phan Khôi từng viết: người Nhật “không theo cái học khoa cử, không bắt chước làm những kinh nghĩa, thi, phú là thứ văn chương vô dụng. Sĩ phu của họ không bị cái bả vinh hoa của cử nhân tiến sĩ làm cho mê muội… Lại thêm, người Nhật theo văn hóa Tàu mà những cái dở cái mê muội của người Tàu họ không chịu theo. Tức là người Nhật không tin địa lý, cũng không tin quỷ thần, đốt vàng mã. Nhờ đó, trong tư tưởng của họ không vướng víu những cái tối tăm dơ bẩn cần phải mất thời giờ để gột sạch đi rồi mới hấp thụ được cái hay cái tốt” (Nhật Bản duy tân 30 năm, trang 9).
Cho nên, trong tác phẩm Sự va chạm giữa các nền văn minh, Sumuel Huntington (1927-2008), một trong những nhà chính trị học hàng đầu trên thế giới, đã đưa Nhật Bản thành một trong 8 nền văn minh, bên cạnh nền văn minh Khổng giáo TQ. TỨC LÀ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN KHÁC NHAU RẤT XA, ĐỒNG VĂN CHỈ LÀ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI MÀ THÔI...
Kết quả hình ảnh cho Bàn về tự do của John Stuart Mill
...Người ta nói rằng tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill (HÌNH 2), xuất bản ở Anh năm 1859 thì chỉ 5 năm sau đã được dịch sang tiếng Nhật và chỉ mấy năm đã bán được tới 2 triệu bản. 2 triệu bản có thể là nói quá, nhưng 200 ngàn bản cũng là con số khủng khiếp rồi. Vì, 150 năm sau tác phẩm này mới được dịch sang tiếng Việt và với dân số hơn 90 triệu người, gần 20 ngàn nhà báo, hàng triệu người đang học và đã tốt nghiệp đại học mà trong hơn một chục năm qua có lẽ chưa bán được 20 ngàn bản. Đấy là con số rất đáng lo. Như vậy là, Nhật Bản và Việt Nam tuy cùng ở châu Á, có thời cùng học và cùng dùng chữ Hán để ghi chép; nhưng đây là hai dân tộc khác hẳn nhau. Chớ có ngộ nhận...
Phạm Nguyên Trường - Fb Oanh Bui.

***
...‘Nho giáo’ được du nhập vào VN cả ngàn năm, nhưng tiếc thay dân ta lại ít tiếp thu cái tinh hoa mà nhiều tiếp thu cái 'không-tinh hoa' của nó, đại để đó là một xã hội nặng tính ‘quan trường’ từ trên xuống dưới, mà ‘đại đa số’ lấy sự ‘vinh thân phì da’ (ham cái bả ‘vinh hoa phú quý’!), ‘sùng bái cá nhân’ và ‘tôn thờ qủy thần’, hay nói một cách triết lý là ‘chỉ lo chăm sóc cho bộ lông của mình mà quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại’ làm... nền tảng!... Trong khi đó, ở Nhật người ta đã ‘thoát Hán’ ít nhất từ thời Gia Long lên ngôi (1802) - với số lượng sách bàn về ‘dân chủ/tự do’ nhiều vô số, còn có ý nghĩa là đối với VN là không thể so sánh! (xem trên)..., đã đi trước VN trên 200 năm, mà nay đã trở thành 'con rồng thế giới'...
Vâng, ‘hiện nay’ dân ta - nhất là giới cán bộ - quả thật là thiên hạ đệ nhất về ‘chăm sóc cho bộ lông của mình’, thực tế chứng minh qua vô số các vụ như ‘lễ hội’, ‘2Đ’, ‘biệt phủ-siêu xe’, ‘cây Quái Thú’, ‘Thủ Thiêm/giới tinh hoa’, ‘ỷ mạnh hiếp yếu’*, ‘nâng đỡ không trong sáng’, ‘bằng cấp Hà Gian hóa’, ‘Phê Tê Bốc’, ‘Vân Đồn* - Tệ nhân dân’, ‘cấm sách Chu Hảo’, ‘phản đối Bộ tứ Kim Cương’, và mới đây là vụ ‘tài sản bất minh’ mà cụ thể là vụ ‘một ngày ‘của để dành’ của một cán bộ thuế ở Thành Hồ là... 6 tỉ đồng’*...; chưa nói đến vụ ‘cúi đầu và bắt cả 2 tay’ nay vẫn còn hiển hiện khi dân gặp cmn mấy cái thèn cha Bự Thiệt! (HÌNH 3), ...
Không có văn bản thay thế tá»± Ä‘á»™ng nào.Cái động tác ‘sùng bái cá nhân’ kiểu 'Tàu giáo' này được bà Hồ Xuân Hương tả là... ‘dân đu gối hạc khom khom cật’, hahaha...

H...ết!
---------
Chú dẫn:

* SÀI GÒN SINH RA THẾ NÀO? 1) Vào khoảng tk I SCN, có một quốc gia cổ được hình thành ở vùng Đông Nam Á. Một quốc gia huyền thoại chỉ tồn tại trong khoảng từ tk I đến khoảng tk VI-VII. Tên quốc gia ấy là Phù Nam. Người sáng lập ra Phù Nam là một người ẤN ĐỘ có tên là Kaundinya... Đất nước Phù Nam ôm trọn Campuchia và trải dài qua tận thung lũng sông Mên Nam của Thái Lan, và đương nhiên là toàn bộ Nam Bộ ngày nay của Việt Nam, trong đó có Sài Gòn... Phù Nam xây dựng một bộ máy hành chính kiện toàn cùng hai trung tâm chính trị, thương mại làm nền tảnglà Angkor Borei và Óc Eo. Quốc gia này có mối quan hệ ngoại giao với hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ, trở thành nơi kết nối của hai thế giới văn minh phương Đông (Trung Hoa, Ấn Độ) và phương Tây (La Mã, Ba Tư) ở khu vực phía Nam. Thậm chí Phù Nam còn được nhà khảo cổ học người Anh, Ian Glover xưng tụng là “Con đường tơ lụa phương Nam”... 2) Đến thế kỷ thứ VII, nước Phù Nam chính thức bị xóa sổ, sáp nhập vào nước CHÂN LẠP... bao gồm cả vùng Nam Bộ sông nước của VN, trong đó có Sài Gòn... 3) Vùng Đồng Tháp Mười đã bị bỏ hoang cả nghìn năm sau sự sụp đổ của Phù Nam. Trong hoàn cảnh bơ vơ ấy, họ đã bị liên minh nhà nước chư hầu Srivijaya (khu vực các đảo thuộc MALAYSIA - INDONESIA bây giờ) của người Java tấn công. Kết cục là trong vòng gần một thế kỷ, Thủy Chân Lạp - vùng đất Nam Bộ - Sài Gòn, nằm dưới quyền kiểm soát của người Java... Năm 790, ...vua Jayavarman II đã mở ra các cuộc chinh phạt, lấy lại các vùng đất đang bị người Java chiếm lấy (trong đó có Nam Bộ)... 4) Các thế kỷ tiếp theo đã chứng kiến sự hình thành của đế quốc KHMER rộng lớn nhất lịch sử Đông Nam Á với diện tích lên đến 1triệu km2 bao gồm lãnh thổ của các nước Campuchia, Miền Nam Việt Nam, Lào và Thái Lan ngày nay... 5) Vào thế kỷ thứ 15, ...nền nông nghiệp sụp đổ đã khiến cho đế quốc Khmer bị suy yếu nghiêm trọng ... Cho đến năm 1431, Ayutthayađã chiếm được Angkor. Kể từ khi ấy, đế quốc Khmer đi xuống, dần dần nằm dưới sự ảnh hưởng của các vương quốc Xiêm (THÁI LAN). Quốc gia đó chấm dứt thời kỳ thịnh trị để đi đến giai đoạn bị vũ nhục, bị chia năm xẻ bảy. Trong giai đoạn bị vũ nhục bởi người Xiêm La, những hậu duệ cuối cùng của Khmer vĩ đại đã nhìn về một quốc gia đang từ từ bước chân đi xuống phương Nam. Phải! Đó là người Việt đang Nam tiến dưới những bước chân của chúa Nguyễn... (Fb Elite Magazine). Xem thêm: https://www.facebook.com/Elite.Magazine.HCM/posts/1504870792949557
** Khác:
1.       Bách Hiểu Sinh: Cũng như Trí Đa Tinh, Tiên Vu Thông, Thông Thiên lão nhân... là tên các nhân vật lừng danh Trung Hoa về ‘trăm sự đều thấu’), Bách Hiểu sinh đã lập nên cuốn ‘Binh khí phổ’ trong đó bình chọn 72 vũ khí lợi hại nhất võ lâm... Trong phim dị bản ‘Tiểu Lý phi đao’ (diễn viên chính: Tiêu Ân Tuấn) thì Bách Hiểu Sinh cũng chính là tên đại ác ma ‘Mai Hoa Đạo’... Xem thêm: https://nhagomlabang.blogspot.com/2018/10/1086-tieu-ly-phi-dep-hahaha-chuyen-kiem.html
2.       730 năm sau khi ‘quân Lạ’ rước nhục tại Vân Đồn...: http://chinhtrivn.net/730-nam-sau-khi-ruoc-nhuc-tai-van-don-nguoi-tau-cuoi-cung-da-chien-thang-nho-vao-mot-lu-ban-nuoc-vong-no-nguoi-
3.       Một ngày ‘của để dành’ của một cán bộ thuế: ...Vào nhà, vợ chồng ông Chiếc tá hỏa phát hiện két sắt đặt trong phòng ngủ bị cạy tung, toàn bộ tài sản bên trong gồm: 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỉ đồng đứng tên bà Loan, đã biến mất. Tổng trị giá tài sản bị mất trộm là hơn 6 tỉ đồng...: http://gnews.host/2018/11/19/ nha-mot-can-bo-cuc-thue-bi-mat-trom-hon-6-ti-dong-dong/?fbclid=IwAR2ET5D7AWyDUQTi0rg0hnx6OiSt5VIdAIA3XAGK87wn8PpNmHb97bBLMsg
4.       VN phản đối ‘Bộ tứ Kim Cương’ (!): https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-viet-nam-ha-noi-phan-doi-lien-minh-quan-su-tren-bien-
5.       ‘Ỷ mạnh hiếp yếu’: Thô lỗ xông vào văn phòng Ngoại trưởng nước chủ nhà APEC 2018, 4 quan chức TQ bị an ninh “trục xuất”: http://soha.vn/tho-lo-xong-vao-van-phong-ngoai-truong-nuoc-chu-nha-apec-2018-4-quan-chuc-tq-bi-an-ninh-truc-xuat-20181118155236999.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét