Đỗ
- Lý mơ màng lụy thế nhân
Trường
Giang nơi ấy dòng sông chết*
Để
lại cơ đồ khổ nước Nam!
‘Ốc
Mượn Hồn’* hay con ‘Cua Ẩn Sĩ’ vốn là một loại tôm tép, vì... muốn ‘thủ thân vi
đại’ nên tìm một cái vỏ ốc trong lòng biển rồi chui vào đó để ẩn thân...;
rồi nó lăn lốc theo dòng nước và sống bám vào những rặng san hô hay hang đá ngầm...;
kết quả là nó có sống... ổn hơn các con khác, nhưng sự thực thì cũng chỉ là loại
tôm tép ‘sống ký sinh’ (HÌNH 1)...
Triết
học hay tư tưởng cũng vậy, ngoài các loại chính tông được sáng tác bởi các bậc
‘nhất đẳng tông sư’, còn có loại KÝ SINH, tức là ai đó đã mượn
triết hay tư tưởng ‘của người ta’ rồi ‘tám’ thêm ý của mình vào, rồi sau
đó ra quán cà phê, ở bàn nhậu, lên tivi hay lên mạng NATO (tức là ‘nổ lừng trời đất’)..., tự
xưng hay tưởng mình là triết gia/tư tưởng gia vĩ đại, là cao nhân, là đấng ‘tế điên hành... hại’,
trong đó tệ nhất là bọn ‘nam mô a di đà’ L-T-K-M, S-P-A, N-K-O-D, M-L hay M-Đ-T*,
xem dưới...
*
Mỗi
triết gia hay tư tưởng gia viết hay nói cái gì đó thì đều xuất phát từ ‘chỗ ở’
của mình và nói lên/giải quyết được việc gì đó cho mình hay quốc gia/dân tộc của
mình...
Thật
vậy, Khổng Tử có soạn cuốn ‘Kinh Xuân Thu’* đi chăng nữa thì cũng là một bộ sưu
tập về những chuyện sử của ‘nước Xuân Thu’ tức nước Lỗ trong khoảng 250 năm (từ
722TCN, qua 12 đời vua Lỗ), chứ hoàn toàn
và tuyệt đối không liên quan gì đến thế giới!..., chưa nói đến chuyện ổng bị
vua không chấp nhận và đuổi như... chóa (chó trong ‘chó nhà tang’, từ dùng của
Lưu Hiểu Ba), chưa nói đến chuyện 400 năm sau nó mới được nhà Hán xài, hay chưa
nói đến vụ nó là một loại thiết chế ‘cổ lỗ sĩ’ mà còn di họa tới ngày nay!...
Ngắn
gọn, Lỗ Tấn có viết truyện ‘AQ’, Kim Dung có viết truyện ‘Trương Vô Kỵ’, Cổ
Long có viết truyện ‘Sở Lưu Hương’, Lâm Ngữ Đường có viết bài ‘Triết học giảo
hoạt’*, Bá Dương có viết cuốn ‘Người TQ xấu xí’, Mạc Ngôn có viết truyện ‘Phong
nhũ phì đồn’, hay cách đây mấy năm Lưu Á Châu có 2 ‘bài phát biểu làm chấn động
TQ và thế giới’*... cũng là đều nói cho nước Tàu và dân Tàu!...
Ngắn
gọn, Ngô Gia (văn phái) có viết truyện ‘Hoàng Lê nhất thống chí’..., Nguyễn Du có
tả ‘một tòa thiên nhiên’ hay Hồ Xuân Hương có tả ‘phình ra ba góc da còn méo’...
thì cũng tả cái ‘tòa thiên nhiên’ hay cái ‘ba góc phình ra’ của pn VN..., hay Nam
Cao có viết truyện ‘Chí Phèo’ thì cũng để tả cái anh chàng TROLL (ném đá) cả thế
giới!, nhưng lại chả có tư tưởng gì, chả làm được cái tích sự gì, mà còn bị
thiên hạ lợi dụng cho cái đgl ‘lật đổ xã hội cũ’ để xây dựng ‘xã hội... Lạ’!, híc...
*
Loại
triết lý hay tư tưởng ‘nhai lại’ ở VN chắc cũng có đạt được vài thành tựu...
nho nhỏ nào đó, chẳng hạn các thành ngữ như ‘xướng ca vô loài’, ‘Ngụy quân tử
Nhạc Bất Quần’, ‘Hán gian’ hay ‘Việt gian bán nước’... vẫn còn có tính thời sự!,
nhưng dù sao thì nó cũng là loại ‘ký sinh’, nhất là hiện nay, như:
-
Người chết vì sặc ô-xy!
Nước
ngập vì tụ thủy!
Cá
chết vì sặc nước!
Đường
hư vì ít đi!
Thu
giá là vì phí!
Cầu
hư vì bị gió!
Tàu
‘mo’ vì biển mặn!
Rừng
chết vì hết... sống!
...Chắc
không thể viết dài, vì... bận... Nên, không kể thêm mấy chuyện về ông Nietzsche, Krishnamurti hay Osho gì gì đó, mà nhớ chuyện ngay sau 75, cậu tôi ở Liên Xô về,
kể: Mao nói ‘ông ta chưa hề đọc nửa trang của Mác’!, hay ‘trí thức không bằng cục
cứt’! (câu này nay ai cũng biết!)... Chưa
kể chuyện ai đó đã tải về VN vụ ‘Đặng Tiểu Vô Bình - một trí tệ siêu vịt... quay Bắc Kinh’,
hahaha... Cái vụ tải tư tưởng ‘rác’ của thế giới, nhất là tư tưởng ‘Lạ’ về VN
đã làm sản sinh ra những vụ mới đây như ‘Tiểu Lý Phi Giép’*, ‘cô giáo cho tát học
sinh 231 cú... Giáng long thập bát chưởng’, ‘COCC đánh nhân viên VietJet tại sân
bay’...
và vụ ‘Thành Hồ’ (fb Phạm Thị Phong, HÌNH 2):
-
Hôm nay sau mấy ngàn năm
Thủy Tinh làm chuyến lên thăm Sài Gòn...
Thủy Tinh làm chuyến lên thăm Sài Gòn...
Mở
đầu BIỂN NHỚ quận 10
QUÊ EM MÙA NƯỚC LŨ thời Thanh Đa
MƯA PHI TRƯỜNG cứ ngân nga
Từ Tân Sơn Nhất phát ra hàng giờ
DÒNG SÔNG LƠ ĐÃNG mộng mơ
SÔNG QUÊ - Lý Thái Tổ giờ cất lên
Bỗng nghe tiếng hát êm êm
Dạt dào tha thiết ở bên quận 10
Hát rằng CHẢY ĐI SÔNG ƠI
ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ thời Bitexco
Takashimaya như mơ
DÒNG SÔNG LƠ ĐÃNG nhiều giờ mênh mông
Quận 8 HÁT VỚI DÒNG SÔNG
BÊN EM LÀ BIỂN RỘNG không bến bờ
Phan Xích Long chẳng phải chờ
Tiếng ca vang mãi nhiều giờ suốt đêm
Nhà nhà tiếng hát cất lên
Dân ca quan họ nghe thêm trữ tình
Bài ca TÁT NƯỚC ĐẦU ĐÌNH
Thủy Thần nghe mãi, tưởng mình trong mơ
Hóa ra thành phố bây giờ
Phong trào ca nhạc, làm thơ về mình...
QUÊ EM MÙA NƯỚC LŨ thời Thanh Đa
MƯA PHI TRƯỜNG cứ ngân nga
Từ Tân Sơn Nhất phát ra hàng giờ
DÒNG SÔNG LƠ ĐÃNG mộng mơ
SÔNG QUÊ - Lý Thái Tổ giờ cất lên
Bỗng nghe tiếng hát êm êm
Dạt dào tha thiết ở bên quận 10
Hát rằng CHẢY ĐI SÔNG ƠI
ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ thời Bitexco
Takashimaya như mơ
DÒNG SÔNG LƠ ĐÃNG nhiều giờ mênh mông
Quận 8 HÁT VỚI DÒNG SÔNG
BÊN EM LÀ BIỂN RỘNG không bến bờ
Phan Xích Long chẳng phải chờ
Tiếng ca vang mãi nhiều giờ suốt đêm
Nhà nhà tiếng hát cất lên
Dân ca quan họ nghe thêm trữ tình
Bài ca TÁT NƯỚC ĐẦU ĐÌNH
Thủy Thần nghe mãi, tưởng mình trong mơ
Hóa ra thành phố bây giờ
Phong trào ca nhạc, làm thơ về mình...
Hahaha...
***
...Nhiều
người đọc mê mãi các thiên tình sử như ‘Dương Quá và Tiểu Long Nữ’ hay các siêu
anh hùng như Trương Tam Phong hay Trương Vô Kỵ..., nhưng vô tình quên rằng những...
siêu nhân này đều sinh ra vào thời mà Trung Hoa bị trở thành cái 'Khu đặc 99 năm' của Mông Cổ, tức là bị ‘một
trăm năm đô hộ giặc Nguyên’ (1271-1368)...
Nhiều
người say đắm đọc Lý Bạch, nào ngờ theo một số truyện/phim Tàu thì Lý Bạch rất
‘ghiền’ Dương Quý Phi nên đã mần nhiều bài thơ vì bả...; đặc biệt là chuyện đêm
khuya nhậu về vì quá say nên ổng mới nhảy xuống sông tự tử*, nhưng sự thực là vì
ổng thấy bóng trăng tròn lung linh, nhấp nháy một cách khiêu gợi trong dòng nước,
nên nhào xuống ghềnh Thái Thạch (Trường Giang) để măm măm... mà tử!...; thực tế là ổng chả vì dân Việt cái con mẹ gì hết!, mà vì:
-
Chiều tà rơi xuống êm đềm
Bóng
ai rơi đọng bên thềm xót xa
Tiếng
ai rơi vọng diết da
Hương ai rơi
ngự trong ta suốt đời!
Nên, nếu ổng không vì là ‘hai quả... vú sữa trắng bóc’ hay ‘hai nửa quả... bóng chuyền thơm
nực’ (HÌNH 3), thì, nói như Hồ Xuân Hương, cũng vì cái... ‘phình ra ba góc da còn méo’!, hehe...
Nói
chung là chả có tư tưởng Tàu nào hay triết Tàu nào vì dân ta cả!, nên chớ làm con ‘ốc
Mượn Hồn’ hay ‘cua Ẩn Sĩ’, chớ cho tư tưởng Lạ hay triết Lạ là nhứt, vì nhiều
khi trên ‘ngũ thực’ là thực tế, thực tiễn, thực dụng, hiện thực và sự thực, đặc
biệt là trong ‘thời đại Bỗng Điên’ ngày nay, thì tư tưởng Khựa hay triết Khựa có
thể là ‘nhứt cư’, tức là nhứt nơi... cư ngụ, hehe...
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1. ‘Cá chết vì sặc nước’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/08/1048-bet-sach-mon-truong-ao-tao-can-bo.html
2. L-T-K-M là Lão, Trang, Khổng, Mạnh, S-P-A
là Socrat, Platon và Aristot, N-K-O-D là Nietzsche, Krishnamurti, Osho và Dalai
Lama, M-L thì... ai cũng biết, còn M-Đ-T là Mô, Đẹng và Tạp...
3. Lý Bạch và chuyện ‘dòng sông chết’: Đỗ Phủ
(712-770) và Lý Bạch (701-762) là những người cùng thời, cụ thể là dười thời
Đường Huyền Tông mà đa số chúng ta thường biết qua chuyện ‘Đường Minh Hoàng du
Nguyệt Điện’. Đỗ nhỏ hơn Lý 11 tuổi và mất sau Lý 8 năm... Sự thể như
sau: 'Tại ghềnh Thái Thạch (Trường Giang), trong một đêm rằm, Lý Bạch đang say
xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống với bắt mà
chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt
trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ ghi
lại. Có nhiều bằng chứng lịch sử nêu rằng Lý Bạch đã TỰ TỬ...’ (wikipedia)
4. 2 ‘bài phát biểu làm chấn động TQ và thế
giới’: ‘Nếu Nho học là một thứ tôn giáo, thì nó là ngụy tôn giáo, nếu là tín
ngưỡng, thì nó là ngụy tín ngưỡng; còn nếu cho nó là một thứ triết học thì nó
là thứ triết học của xã hội quan trường...’ (Lưu Á Châu), xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/08/848-toi-khen-luu-chau-thu-gian.html
5. Kinh Xuân Thu (Chūnqiū) là bộ biên
niên sử của nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 - 481TCN...
Nếu bỏ toàn bộ những lời phê bình, nội dung sẽ dài khoảng 16.000 chữ, vì thế
chỉ có thể hiểu được nghĩa của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của
các học giả thời xưa... Sử ký của Tư Mã Thiên, thiên "Khổng Tử thế gia"
cũng chép: "Khổng Tử dựa vào sử ký mà làm ra kinh Xuân Thu, bắt đầu
từ thời Lỗ Ân Công, kết thúc vào thời Lỗ Ai Công,
gồm 12 đời vua... (wikipedia)
6. Tiểu Lý Phi Giép, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/10/1086-tieu-ly-phi-dep-hahaha-chuyen-kiem.html
7.
Triết
học giảo hoạt: Thánh nhân ‘không tranh với ai nên không ai tranh được với
mình’, người Mỹ cũng có câu ‘Đừng nên tinh ranh quá’ = Don't be too smart... (Lâm Ngữ Đường, Nguyễn Hiến Lê), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/08/728-triet-hoc-giao-hoat-hahaha.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét