Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

1120. Sử Lạ không phải vậy! (Sưu tầm và lời bình)

Ai đó muốn nói 10 thì phải từ 0, 1, 2, 3..., học lớp 12 thì phải học từ mẫu giáo đến lớp 1, 2, 3..., nên ở mấy chỗ bàn trà bàn nhậu, có người thình lình nhảy tọt đến ‘25’, ‘47’, ‘99’..., nói thật tình là tôi chả hiểu, vì nói cái gì cũng phải nói có nguồn có gốc thì tôi mới... hiểu! Nên:
- Có người rất ‘hồ đồ’ khi nói rằng dân tộc Việt có nguồn gốc từ người Hoa!, xin lỗi, tôi... déll tin!..., vậy ‘người Hoa có nguồn gốc từ đâu?’...

*
Tôi chả cần lắm v/v phải cố hiểu thế giới, và vì quan niệm ‘sống = làm việc thật’, nên nếu có ai xưng là ‘học dã’, ‘chết gia’ hay đấng ‘tế điên hành độ’... gì gì đó thì tôi chỉ cười... ruồi, nghĩ làm gì mất thì giờ!... Tuy nhiên, tôi cũng có mấy thắc mắc mà chả thấy ai chỉ rõ:
- Tại sao gọi là ‘Việt’? Có lần tôi đọc được tư liệu về mấy chữ khắc trên thanh gươm của  Câu Tiễn, té ra chữ ‘Việt’ của y khác với chữ ‘Việt’ trong Việt Nam!...; trước năm 75 có một ‘học dã’ nói ‘Việt’ là từ 'Bách Việt', là cái búa - ‘Việt Nam’ là người phương Nam hay dùng búa!..., sau 75 lại có mấy ‘học dã’ khác nói ‘Việt’ là nác/nước, con chim ‘lạc’ (vật tổ của người Việt) hay con vịt..., xin lỗi, trật lất cù chìa! - như dân nói là... 'trọc lóc cù chìa, trọc ngồi trọc ỉa, trọc bôi lên đầu', hehe... Tôi mới đọc được một tư liệu là ‘Vàng Dúng Lùng’ (vua Mèo, Hà Giang) được phiên âm Việt-Hán là Vương Chính Đức!, (vua) 'Dịt Dàng' là Thục Phán!...; hay có một chuyên gia người Tàu không hiểu khi tôi nói về Khổng Tử, Tôn Tử, mặc dù anh là đồng hương của họ ở Sơn Đông!, một hồi sau anh mới hiểu và giải thích ở bên Tàu người ta đọc ‘Tôn’ là ‘Xung’ (ví dụ Tôn Tử = Sūn Wǔ) và nhiều họ khác...; nên chưa chắc ‘Trần, Lê, Nguyễn...’ trong tiếng Việt cổ đã là ‘Trần, Lê, Nguyễn...’!, chưa chắc ‘Thị’ đã là ‘Thị’ hay ‘Văn’ đã là ‘Văn’, chưa kể ‘hàm thủy’ gọi là nước mắm hay xa hơn là Ủ CHƯỢP*, tiếng Chăm (HÌNH 1), hay Phan Thiết là từ 'Măng Thít'!... Từ đó tôi suy ra ‘âm’ Việt-Hán là ‘không chuẩn xác’ so với ‘nguồn gốc’ của nó, thậm chí là về mặt ‘ngữ nghĩa’!... Vậy ‘VIỆT’ THỰC SỰ NGHĨA LÀ GÌ?
- Tôi biết chuyện cái ‘trống đồng Đông Sơn hai ngàn năm’ (có ít nhất từ năm 700TCN - thuộc thời kỳ ‘Hùng Vương), với ‘thành Cổ Loa là ‘quê hương’, nó có rải rác ở Cam, Lào, Thái, Myanmar, Sin, Malay, Indo, New Zealand, Philippines, thậm chí có ở Đại Lý (Vân Nam) hay tận Sri Lanka, nhưng tập trung nhiều nhất tại vùng Đồng bằng sông Hồng và miệt ‘xứ Thanh’..., và có xu thế ‘Bắc tiến’ (ý nói ‘nguồn gốc Nam Đảo, do đó tôi RẤT KHÔNG TIN MỌI GIẢ THUYẾT VỀ HOÀNG ĐẾ, THẦN NÔNG... có liên quan đến người Việt)... Điều đó chứng tỏ trước 1000 năm TCN, hẳn ở ‘Việt Nam’ ĐÃ CÓ MỘT NỀN VĂN HÓA/VĂN MINH ĐỘC LẬP VÀ KHÁC TÀU!, chưa kể vụ ‘địa chất’ cách đây khoảng 14.000 năm! thì Cam, Lào, Thái, Myanmar, Sin, Malay, Indo, Ấn... đều ở cùng một đại lục (nay thuộc khối ASEAN - các nước Đông Nam Á, còn Tàu chủ yếu thuộc Đông Á - trước 1945 được người Nhật gọi là ‘Đông Á bệnh phu’), do hiện tượng băng tan mà rồi tách rời ra như hiện nay!
v..v...

*
Theo tư liệu khá đáng tin cậy dưới đây thì THỦY TỔ của người Tàu đến từ lưu vực sông Nile (chủ yếu là Ai Cập, xem dưới), vào những năm 2300TCN, như Tư Mã Thiên đã viết: ‘Dòng nước chảy về phía Bắc và tách thành 9 con sông nhỏ... Dòng nước về sau quy lại một mối và chảy ra biển’ (Sử ký Tư Mã Thiên)...
Để làm ngắn bài viết, tôi đưa đường dẫn bài ‘Nền văn minh Trung Hoa đến từ Ai Cập cổ đại?’ vào phần chú dẫn (*) bên dưới để bạn đọc muốn nghiên cứu tham khảo kỹ thêm, ở đây chỉ các trích đoạn chính...

TỔ TIÊN NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐẾN TỪ AI CẬP
...Nói cách khác, “dòng nước” ở đây không phải sông Hoàng Hà nổi tiếng của TQ, vốn chảy từ Tây sang Đông. “Chỉ có một con sông lớn trên thế giới chảy về phía Bắc (xem HÌNH 2). Đó là sông nào?” ông giáo sư hỏi (Sun Weidong, Đại học Khoa học và Công nghệ Hợp Phì, An Huy, TQ). “Sông Nile”, một người đáp. Sun cho khán giả xem bản đồ con sông nổi tiếng của Ai Cập và đồng bằng châu thổ của nó - với chín nhánh sông đổ ra Địa Trung Hải. Tôi (Ricardo Lewis), tác giả bài viết này, một nhà nghiên cứu cùng nơi làm việc với giáo sư Sun, nhìn khán giả cười và bàn tán xôn xao, cảm thấy thú vị trước việc các tài liệu Trung Hoa cổ dường như lại mô tả địa lý Ai Cập chính xác hơn địa lý TQ... Sun đưa ra lập luận rằng những người lập nên nền văn minh Trung Hoa không phải là người Trung Hoa gốc mà là người di cư từ AI CẬP...
...Bài tiểu luận có tiêu đề “Phát hiện khảo cổ chấn động: TỔ TIÊN NGƯỜI TQ ĐẾN TỪ AI CẬP” và nó nhanh chóng được lan truyền quanh cộng đồng mạng, từ các cổng thông tin như Sohu đến các diễn đàn như Zhihu và Tiexue. Koonia cũng đăng một trang riêng chuyên về chủ đề này trên Weibo, một trang web microblogging, với hashtag “NGƯỜI TQ ĐẾN TỪ AI CẬP”... Nhiều người bày tỏ thái độ phẫn nộ, ...một người hỏi “Làm sao mà con cháu Hoàng Đế lại trốn chạy từ Ai Cập được?...”.... Cũng có nhiều người bình luận suy nghĩ thấu đáo hơn... Thực ra, nếu đếm sơ qua số lượng bình luận thì ta sẽ thấy tỉ lệ số bình luận nghiêm túc (nhiều hơn) so với số bình luận chỉ giận dữ đơn thuần rơi vào tầm 3:2. Một người đọc viết: “Tôi đồng tình. Chúng ta phải nhìn vào học thuyết này một cách thông minh...”. Một người nữa đồng tình: “Ta không thể khẳng định học thuyết này là sai và bỏ qua hết các bằng chứng. Sự trao đổi giữa các nền văn hoá có thể rất sâu xa”...
...Tác phẩm phản ánh niềm tin này được viết bởi nhà ngữ văn học người Pháp, Albert Terrien de Lacouperie, được xuất bản năm 1892 với tên gọi “Nguồn gốc Tây phương của Nền văn minh cổ Trung Hoa từ năm 2300 trước Công nguyên đến năm 200 sau Công nguyên”. Được dịch sang tiếng Trung vào năm 1903, cuốn sách so sánh các hình ngôi sao sáu cạnh trong Kinh Dịch với chữ hình nêm CỦA NỀN VĂN MINH MESOPOTAMIA và cho rằng văn minh Trung Hoa xuất phát từ Babylon. Hoàng Đế được cho là một vị VUA NAKHUNTE đã dẫn dắt người dân của mình ra khỏi Trung Đông và đến với Đồng bằng Trung tâm sông Hoàng Hà vào khoảng năm 2300 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN... (nghiencuuquocte-org)... 

*
Còn nay với ‘Phương pháp đồng vị phóng xạ’, người ta đã chứng minh được rằng kỹ thuật chế biến đồ đồng của người Tàu là đến từ ‘Tây Á’! (# 2300TCN, của nền văn minh Mesopotamia) và được Liu Shipei, giáo sư lịch sử trường Đại học Bắc Kinh, nhất trí (tl đã dẫn)... 
Hay bằng ‘Thuật toán phân tích 3D siêu vi’ (tái tạo khuôn mặt người, trong khoa học hình sự...), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ‘vợ’ được sủng ái nhất của Tần Thủy Hoàng là người Trung Á*..., tương tự, vợ của các hoàng đế Tàu (hay giới quan lại) - thời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh - trong đó có người Tây Á/Trung Á (mũi cao, da trắng, mẩy, rất đẹp!), Tổ sư Thiền/Phật (Đạt Ma) của người Tàu đến từ Ấn Độ, Kinh Tam Tạng của người ‘Tàu’ do Trần Huyền Trang mang về từ Ấn Độ, Dương Quý Phi có ‘bồ’ là người Hồi giáo (An Lộc Sơn, người Hồi Hột), hay đọc Kim Dung/Cổ Long ta biết Trương Vô Kỵ suýt có vợ là người Ba Tư (Tiểu Siêu), Sở Lưu Hương có người yêu là người Trung Á/Tây Vực (Thạch Quan Âm), v..v...

Do ‘Chủ nghĩa So-vanh nước lớn’ (Chủ nghĩa dân tộc cực đoan) manh nha từ thời nhà Thương, lộ mặt từ thời nhà Hán (Đại Hán) và cực đại thời... nhà Lạ, nên để tỏ ra mình độc lập - không có xuất xứ từ đâu, tự... sinh ra! và ‘độc nhất’ trên thế giới, nên đã dựng nên nhân vật Hoàng Đế (Hiên Viên) là thủy tổ của Tàu: “Chúng ta [người TQ] là con cháu Thần Nông và Hoàng Đế”, “Nếu chúng ta muốn Hán quốc tiếp tục tồn tại, thì điều cấp bách phải làm là thờ cúng Hoàng Đế” hay "gọi TQ là “hậu duệ" danh tiếng từ đỉnh Côn Lôn’ (tl đã dẫn)...

***
Kết quả hình ảnh cho thích chân quangNhững danh xưng như Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế... (thuộc huyền thuyết Tam Hoàng, rồi Ngũ Đế của Tàu) cái cmn gì đó mà được một số ‘ma sĩ’ hay ‘ma tăng’ (HÌNH 3) của ta mang về làm... thủy tổ của Việt Nam!, nào ngờ thủy tổ của người Tàu lại đến từ lưu vực sông Nile bên Tây Á!, ha..ha..ha...
Và biết đâu sau ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu - lần... 2’ (!), các ‘dã sư' của ta lại có thủy tổ Lạ ‘mới’ không phải là Thần Nông hay Hiên Viên cái cờ mờ nờ gì đó, mà với mấy cái tên... Tây Á như Mohanad Ali (Iraq), Sardar Azmoun (Iran), hay Saad Al Sheeb, Almoez Ali (Qatar)..., hehe...

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Ái phi của Tần Thủy Hoàng là người Trung Á: Phi được sủng ái nhất khi còn sống. Theo một số bức ảnh tái tạo lại khuôn mặt, cô gái có đôi mắt tròn, to, sống mũi thẳng và màu tóc không hoàn toàn đen... Li Kang, phó giáo sư tại Trường Khoa học và Công nghệ Thông tin tại Đại học Tây Bắc ở Tây An, nơi phát triển phần mềm nhận dạng khuôn mặt, cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào kết quả thu được”... (danviet-vn)
2.       Nước mắm được người Việt ‘phát minh’ từ năm nào? Trong Kỷ nhà Lê, phần viết về Đại Hành hoàng đế, sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại sự kiện: “Năm 997…, nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương. Vua sai sứ sang nước Tống đáp lễ. Tống Chân Tông ban chiếu thư khen ngợi. Trước kia sứ Tống sang thường mượn cớ đòi cống nước mắm, nhân thế bắt đóng góp...”. Đoạn sử liệu này cho thấy muộn nhất là vào TRƯỚC NĂM 997, người Việt đã biết làm và dùng nước mắm và nước mắm đã được lưu vào sử sách... Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã nêu một câu hỏi rất thú vị: “Người Trung Hoa không có truyền thống ăn nước mắm, mà họ ăn nước tương, sao lại đòi cống nước mắm?...”. Quả đúng như vậy, vì người Tàu ăn xì dầu, coi món nước chấm làm từ đậu nành này là thứ gia vị căn cốt của họ, khiến cho món ăn Tàu, nhìn bên ngoài có vẻ giống với món ăn Việt, kỳ thực, lại khác nhau một trời một vực... (anhsontranduc-wordpress) 
3.       Nước mắm ‘tiếng thuần Việt’ là gì? Về mặt chữ nghĩa, nước mắm trong các tư liệu trên được ghi bằng Hán tự là HÀM THỦY (鹹 水), nghĩa là “nước mặn”. Bình luận về cách định danh thứ “quốc chấm” của người Việt theo Hán tự thành một thứ “nước mặn” như trên, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân than vãn: “Mấy chữ này nghe có vị mà không thấy hơi cá, mùi cá, thiệt là phiền não! Hình như các cụ có ý tốt, muốn cho nước mắm cái sự sang trọng mà kết cho nó cái tên ngoại, thật ra nghe không đã bằng cái tên nôm nước mắm”... (anhsontranduc-wordpress)... (Nhưng), chính sự giao thoa văn hóa Kinh và Chăm tại làng chài xưa vùng duyên hải miền Trung này đã mang đến chai nước mắm ngày nay chúng ta ăn. Chỉ cần giải thích nguồn gốc từ "Ủ CHƯỢP" thường nghe từ các nhà thùng, chúng ta sẽ biết nước mắm bắt nguồn từ đâu. Đó là người Chăm khi làm nước mắm sẽ rửa sạch cá, ướp muối, tùy theo ý muốn mặn hoặc lạt rồi bỏ thứ cá ướp muối vào trong những cái vại bằng đất, tiếng Chăm gọi là Chsơt Chsot Thin. Đến phần người Kinh di cư vào làng chài xưa Phan Thiết, khi học cách làm nước mắm của Chăm đọc chữ Chsơt chsot thin trại đi thành Chượp. Từ Chượp có gốc Chăm!... (Fishermen Show - Huyền Thoại Làng Chài, fb Nguyễn Hữu Hợp) 
4.       Sông Nile là là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.853 km... Sông Nile được gọi là sông "quốc tế" vì lưu vực của nó bao phủ 11 quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Sudan và AI CẬP... (wiki). (Tuy nhiên), chiều dài (km) sông Nile so với sông Amazon... số liệu mới nhứt là 6690/6800... Dựa trên tiêu chí đánh giá này, các nhà thủy văn học đã đưa ra 1 bảng xếp hạng mới của các dòng sông trên thế giới. Theo đó, sông Nile đã rơi khỏi vị trí đầu bảng và khiêm tốn là dòng sông rộng thứ 5 trên thế giới!, xếp sau Congo, Mississppi, và Ob. Còn dẫn đầu bảng là sông Amazon - theo bài phân tích trên Nature... (fb. Kha Tiệm Ly)
5.       Trống đồng được người Việt xưa... kể như thế nào? “Vua Dịt Dàng (Thục Phán!) thấy một vật “đen đen giống cái bồ”, “có hoa giống cái sọt”, có “hình hoa hình lá”, “hình con nhái hóng gió”, nhưng không biết là vật gì. Vua hỏi Bố Mo thì Bố Mo cho biết đó là “trống Lạc mình đồng”. Vua Dịt Dàng giàu có nguyền thế nhưng lại chưa có trống đồng bèn sai người xuống vua nước mượn trống đồng về. Vua sai thợ lấy trống đó làm mẫu đúc nhưng không được. Vua phải cho đi đón thợ từ nơi khác về vẫn không xong. Cuối cùng, thợ phải niệm chú vào củ gừng, nhai vào mồm rồi phun vào nước đồng mới đúc được trống tốt. Vua Dịt Dàng vui mừng, cho chọn trống tốt cất vào kho, còn lại đem đi chợ bán cho “kẻ sang người cả”... (Sử thi ‘Đẻ đất đẻ nước’ của người Mường, theo Tạ Đức, chungta-com)

(*) TỔ TIÊN NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐẾN TỪ AI CẬP: Nguồn: Ricardo Lewis, “Does Chinese Civilization Come From Ancient Egypt?”, Foreign Policy, 02/09/2016. Biên dịch: Tạp chí tri thức zeally. Đăng trên trang web Nghiên cứu quốc tế: http://nghiencuuquocte.org/2019/03/16/nen-van-minh-trung-hoa-den-tu-ai-cap-co-dai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét