Thiền
nà gì? Nà ‘ở nhà để cứu thế giới’!, rất thực tế!, ta... ta ủng hộ!... Tổng thống
Kenedy tái xuất giang hồ, chất vấn: ‘Người đã làm gì cho tổ quốc, mà lại đòi hỏi
tổ quốc phải làm gì cho ngươi?’, trả lời: ‘Ta đang... stay at home!’, hehe...
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020
1237. Triết da thời Cô Vít (Thư giãn)
Tình
hình Covid vẫn không có dấu hiệu khả quan!... Hôm qua, có một nhóm sinh viên nọ,
nhậu ở một đường phố nọ, bị mấy anh ca nọ, đến bắt phải ‘dẹp’ cái tiệm nọ, ta rất
lấy làm... quan ngại, à quên, ‘ủng hộ’! (H.1)...
Cuối tuần trước, trong ba ngày mà ta buộc phải dự đến... 9
cuộc nhậu! (đón tiếp khách... quý, ngày mời 3 bữa, dĩ nhiên là màn bia-rượu đã
giảm đi rất nhiều!), híc..híc..., ta rất không hài lòng, hơn nữa ta lại rất đau buồn khi phát hiện
ra là ở VN có đến... 90 triệu triết gia (H.2, hehe, xem các bài triết họk bên dưới), nhưng
thực ra không có triết cmn gia nào!
---
1236. Chuyện tình Dương Tính-Cô Vy... và nghệ thuật nói dối (Thư giãn)
‘Cứu
thế giới' là gì? Nay, ‘ở nhà tức là cứu thế giới’! (H.1)... Khi chưa có Cô Vy, mấy Qua
gào lên đòi ‘cứu thế giới’, như Qua ‘Hỗn’*, Qua Dâng Sao, Qua Thỉnh Vong, Qua
Xin Tí Khí, Qua Nhừ Tật, Qua Ma Đờ Rắc..., nay Cô Vy đội cái Kim Luân (vương miện)
đi hoành hành khắp ‘võ lâm Trung nguyên’ thì mấy ‘Qua gáy’ rủ nhau chuồn vô ‘Cổ Mộ-T54’
cùng hát bài ‘Năm anh em trên một chiếc xe tăng’ hết rồi!...; xin nỗi, đến ‘Phật
sống’ mà ra đời tụ tập thì cũng bị Cô Vy rủ vô Cổ Mộ hát bài ‘tình tang’ với
nhau, sá gì mấy thứ tơ lơ mơ cái con gà mờ như mấy ‘Qua’!... Nhân tiện, nay
‘nói dối’ (trốn cách ly hay ‘chém gió... ‘cứu thế giới’, hehe) có thể bị ra
tòa, bị ở tù 5 năm (Nga), cho... sư tử đói ăn thịt (Putin, hehe), bị xử bắn (có
trường hợp ở bên Hàn Quốc, còn Bắc Triều Tiên thì khỏi... nói!), thậm chí cảnh
sát Philippines còn mang quan tài kèm thông điệp ‘Ở nhà hoặc trong quan tài’!...
Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020
1235. Khi ThS làm thơ... (Thư giãn)
Trước
tiên... Hình như tình hình dịch Covid trên thế giới vẫn rất căng thẳng... Căng
thẳng đến nỗi ông Shakespeare đã nói ‘To be or not to be, that’s a question’,
có nghĩa là ‘Tồn tại hay không tồn tại, đó là vấn đề’, thời Covid... ổng đầu
thai sống lại và nói lại rằng ‘To stay at home or to go out, that’s a question’,
có nghĩa là:
-Ở nhà hay
đi tụ tập sẽ quyết định bạn tồn tại hay không tồn tại! Hehe...
---
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020
1234. Cô vít và cô đơn (Thư giãn)
Chiều tà
rơi xuống êm đềm
Bóng ai rơi đọng bên thềm xót xa
Tiếng ai rơi vọng diết da
Hương ai rơi ngự trong ta suốt đời!
Tiếng ai rơi vọng diết da
Hương ai rơi ngự trong ta suốt đời!
‘Ca ngợi Cô
Đơn có nghĩa là ta đang ca ngợi Tình Yêu trong ta đã và đang bùng dậy từ sâu thẳm
cuộc sống nhân sinh... Trong sự Cô Độc chính ta, nhờ vậy ta cảm thức được trong
ta đã và đang có một Tình Yêu...’ (Hồ Điệp)
---
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020
1233. 'Cúm Tàu' và chuyện Bao Thanh Thiên chơi tiền ảo (Thư giãn)
'Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có thể cứu
loài người bằng cách... nằm nhà xem TV mà khỏi phải làm gì cả' (fb Le Tuan Dat), ‘Cách ly tốt phải là như Robinson... Robinson có nên quay về tổ quốc
trong thời điểm này?’ (Ha Thi Thanh Vi)... Hay... chết tức là hết, là hạnh
phúc bởi vì chấm dứt mọi đau khổ..., sống ở kiếp này, ở cái địa ngục trần gian
này chưa đã sao!, sao còn tham trét cứt, à quên, trét con ‘Chinese virus’ sang
kiếp sau!, lên Niết bàn để ngồi uống cà phê hay uống trà Thái Nguyên để mà...
chém gió sao!, đến nỗi cổ nhân phải hỏi: ‘Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ!,
sao còn muốn lên tận trời xanh?’ (H.1, chỉ minh họa cho vui thôi):
*
Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020
1232. ‘Vi-rút Tàu’: Học tiếng Việt để làm trong sáng tiếng Hán - 2 (Thư giãn)
‘Quán
tính’!... Ông Đạt Ma gọi là ‘vô minh’. Ông Newton gọi là ‘quán tính’ (dĩ nhiên
là từ này đã có trước đó, từ thời Galieo, Copernic, thậm chí là thời Aristotle!
- tk 4TCN) - là cái mà hầu như đương nhiên sẽ xảy ra trong một môi trường quen thuộc/hệ
quy chiếu cố định*... Chuyện trong đời thực, có một ông cán bộ già muốn chuyển
sang đi xe đạp để kiếm thêm tí sức khỏe. Nhiều hôm, ông ra quán cà phê, ngồi xuống
đàng hoàng rồi, ông mới biết là mình đã đi... xe máy! Lý do: Cả đời ông đi xe
máy quen rồi!, nên thay vì định đi xe đạp, ông lại dắt xe máy ra đi mà không hề
hay biết!... Nhiều học giả cũng vậy, định viết chuyện ‘Tây’, chuyện ‘mới’, chuyện
‘phát triển’ để truyền thụ lại cho thế hệ trẻ, viết một hồi ổng mới biết là
mình đang viết chuyện... Tàu!
---
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020
1231. ‘XOA XOA XOA’ tràn ra thế giới (Thư giãn)
Cứ
mỗi ngày sớm mai ta thức dậy
Vô
số điều mới lạ sẽ ập vô!
Câu
này chế từ Khalil Gibran. Đi Dubai, ghé Cung điện Hoàng gia Khalilfa, ngồi cùng
chỗ của Hồ Ngọc Hà trước đây (1,5 triệu đồng/một ly cà phê dát vàng!), hên xui thôi!, rồi trèo
lên tháp Khalifa cao nhất thế giới, tôi mới biết tên ông là Khalil Gibran chứ
không phải Kahlil Gibran!... Vâng, đời là ‘biến dịch’, cái kiến thức mà ta có
ngày hôm qua đã cũ đi rồi!, đã lạc hậu rồi!, và đáng... vứt đi rồi!... bởi ‘Cứ
mỗi ngày sớm mai ta thức dậy. Vô số điều mới lạ sẽ ập vô!’, vì thế, ta không nên
nhai đi nhai lại điều mình đã biết, mà phải cập nhật liên tục, cập nhật ở đâu?,
ở cuộc sống ngay trước mắt mình, chung quanh mình, bởi vì ‘Lý thuyết thì màu
xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi’...
---
Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020
1230. Thái Thanh và ‘Ghen Cô Vy’ (Thư giãn)
Không
thích chính trị và quản lý, tôi có 2 sở thích chủ yếu, cũng không có gì phải giấu,
đó là ‘cẳng dài’ và ‘hát karaoke’, ngoài
ra còn có chó-mèo, cây cảnh và dòng sông..., vì thế trong các bài viết ‘tự nhiên’
của tôi, dù có nói trên trời, dưới đất hay đùa giỡn, các bạn sẽ thấy những thứ
đó luôn hiện diện... Và sống và làm việc ở 63 tỉnh (hehe), tôi đã yêu rất nhiều,
cỡ vài... ngàn nàng, và dù có đậm đà, chia tay hay hiểu lầm gì gì đó thì, bất
chấp, đời đời tôi vẫn cứ sương!, hehe...
*
*
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020
1229. Vụ hạn-mặn ở ĐBSCL (sưu tầm và lời bình)
Cô
Vy làm loạn trần gian loạn
Chiều bước ra sân mấy cuộn sầu
Con mèo nho nhỏ tung tăng lá
Ta, nó, ai là ai... tỉnh hơn!
Con mèo nho nhỏ tung tăng lá
Ta, nó, ai là ai... tỉnh hơn!
---
Song
song với vụ con ‘virus Vũ Hán’ (bắt đầu với ca bệnh đầu tiên vào ngày 8/12/2019!)
- hay mới đây có tên gọi là ‘Chinese virus’ (virus Tàu, H.1, 2)
bởi ông Trump*, thì không gian mạng ở VN bùng lên vô số tranh luận về vụ
‘ngập mặn và hạn hán’ có tính chất ‘xóa sổ lịch sử-tự nhiên’ ở vùng ĐBSCL.
Rất
thường, muốn bình một vụ việc gì thì ta phải ‘chuyên’ và phải là ‘người trong
cuộc’, điều này là không sai; tuy nhiên, nếu cái gì mà ai đó cho là ‘đúng rồi’ thì y sẽ lập tức bị rơi vào trạng thái nghịch lý. Ví dụ như mặc dầu ta ‘không chuyên’ về
bóng đá như ông Park Hang Seo hay ‘không phải là người trong cuộc’ như ban huấn
luyện/ban tổ chức-quản lý đội tuyển hay các bình luận viên bóng đá, nhưng ta có
thể biết, thừa biết, là Quang Hải hay đội tuyển VN đá trận đó có ‘hay’ hay
không!... Ở bên Mỹ có ‘sử gia tổng thống’ tức sử gia chuyên viết về tổng thống
Mỹ, như Doug Wead
chẳng hạn, có lần ông viết là ‘Trump là một người phán đoán dựa vào trực giác, trực
giác và trực giác’. Thoạt nghe, ta rất ngạc nhiên (vì nghe rằng người Mỹ hay
người phương Tây nói chung sống bằng lý trí!). Tuy nhiên, ở đời chuyện xử lý bằng
‘trực giác' không thiếu gì, vd như Alexandre Đại đế, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon
hay Nguyễn Huệ, Steve Jobs/Bill Gates... có những cú ‘quyết’ thực chiến rất ư
là trực giác, riêng về Thành Cát Tư Hãn thì các bạn có thể đọc lại ở truyện ‘Anh
hùng xạ điêu’. Và dường như là... chân lý: nếu lý trí càng nhiều thì trực giác
càng hạn chế, thậm chí có thể bị thui chột hay chết đi!, vì thế mà kẻ chúi đầu
vào sách ít khi làm nên chuyện...
Thật vậy, chiều nay có một võ sư
Vovinam nói rằng: ‘Xưa nay người ta đã giải thích không đúng về câu ‘Đạo khả đạo
phi thường đạo’ tức cái gì mà nói ra được thì không phải là đạo, nhưng ông Lão
Tử hay Trang Tử lại giải thích ‘đạo’ bằng cách ‘nói ra’ (Đạo đức kinh, Nam hoa
kinh)! Vì thế, dường như ý của câu trên là 'nếu giải thích cái gì mà anh sa đà vào
tư liệu/lý luận thì có khi anh lại làm lu mờ ý nghĩa của cái ban đầu’. Ví dụ
như ‘vì sao anh yêu em?’, câu trả lời rất trực giác là ‘tại vì anh yêu em’,
đúng vậy: ‘Không cần biết em là ai. Không cần biết em từ đâu... Ta
yêu em bằng mây ngàn biển rộng. Ta yêu em qua đông tàn ngày tận’
(Diệu Hương)...
Đối với vấn đề ‘ngập mặn
và hạn hán có tính chất ‘xóa sổ’ ở ĐBSCL’, vì có thể ta ‘không chuyên’ hay ‘không
phải là người trong cuộc’, nên không hề dễ để lý luận, mà một cách ‘trực giác-Bao
Thanh Thiên’, ta hãy ‘xử án’ bằng cách trả lời mấy câu sau đây: 1) Tại sao
trong 4000 năm nay, hay 4 triệu năm nay, sông Cửu Long không hề bị cạn hay ngập
mặn, mà trong vòng 10 năm đổ lại đây lại bị? 2) Tại sao ‘Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước từ đập trên sông Mekong trong bối cảnh các nước hạ nguồn đang
đối mặt với tình trạng sông khô hạn’ (moitruongvadothi-vn), và tại sao chỉ
và chỉ có duy nhất ‘Trung Quốc’? 3) Ai là thủ phạm và ai là đồng phạm?, ai ‘có
tâm’ và ai ‘không có tâm’?, ai ‘có trách nhiệm’ và ai ‘vô trách nhiệm? Lý do ‘tế
nhị’ là ở đâu? 4) Giải pháp có tính chất sống còn là gì?...
Dưới đây là bài đăng của Đăng Khoa
đang nhận được thiểu số tán dương và đa số là ‘chê... tơi tả’!
*
GIẾT CHẾT SÔNG MEKONG, BỨC TỬ VỰA LÚA MIỀN TÂY (H.3, 4)
THỦ PHẠM KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG+ !!!
Thủy điện Hòa Bình xây trên sông Đà mà sông Đà (tả
ngạn) hợp với sông Lô (hữu ngạn) tại ngã ba Việt Trì rồi đổ vào dòng sông Hồng
xuôi về Hà Nội. Khi xây thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thì lượng nước
sông Hồng dưới hạ lưu thay đổi hoàn toàn. Nước đã cạn hơn đến 1/2 và HN gần như vĩnh viễn không bao giờ sợ vỡ đê. Đê Yên Phụ
ở nội thành hiện cũng được hạ thấp để mở rộng đường lưu thông cho HN. Bây giờ nhìn con đê Yên Phụ và con
đê sông Hồng đường Trần Quang Khải chạy dài xuống Minh Khai ở HN. Từ đó đi ra mép nước con sông Hồng vào mùa lũ cũng
mất tận sơ sơ... nửa cây số, đủ hiểu con sông Hồng bây giờ không phải
là con sông mà ngày xưa cứ mùa lũ là dân Bắc cứ như ngồi lên đống lửa.
Bây giờ tình cảnh ĐBSCL bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng Nai. Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết. Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến, Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên. Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở hạ lưu. Nên nhớ rằng với người TQ, con sông Lan Thương tức Mekong ở lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần cư nào hai bên bờ sông nó đi qua. Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.
Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ, đã tạo ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ 7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại VN. Vậy 43% lưu lượng nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với nguyên thủy? VN làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai, Daklak, Dak Nong? (Tất cả các sông này đều đổ nước vào Mekong).
Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện VN đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không? Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì VN đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này? Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3. Và không mấy người VN được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm. Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, VN còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...
Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh ĐBSCL khô nước là tại bởi Trung Quốc. Và rồi chửi bới, đổ lỗi được coi là giải pháp và lòng yêu nước?
Bây giờ tình cảnh ĐBSCL bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng Nai. Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết. Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến, Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên. Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở hạ lưu. Nên nhớ rằng với người TQ, con sông Lan Thương tức Mekong ở lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần cư nào hai bên bờ sông nó đi qua. Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.
Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ, đã tạo ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ 7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại VN. Vậy 43% lưu lượng nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với nguyên thủy? VN làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai, Daklak, Dak Nong? (Tất cả các sông này đều đổ nước vào Mekong).
Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện VN đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không? Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì VN đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này? Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3. Và không mấy người VN được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm. Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, VN còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...
Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh ĐBSCL khô nước là tại bởi Trung Quốc. Và rồi chửi bới, đổ lỗi được coi là giải pháp và lòng yêu nước?
TG: Đăng Khoa. Đăng trên fb Nguyen My Khanh:
*
Bài phản biện hay... nhất:
-Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý về
việc cạn dòng Mekong là do Trung Quốc, sách giáo khoa VN không bao giờ và không
dám làm chuyện này, tôi không thấy! Các đập thủy điện như đề cập chỉ mới xây
dựng hơn 10-20 năm nay, đó không phải là kiến thức trong sách giáo khoa, kể cả
những người trong ngành không phải ai cũng biết. Chỉ có những ai trực tiếp làm
trong ngành thủy điện mới biết. Đổ lỗi cho việc dạy sai là không đúng!
Trên đất TQ, diện tích lưu vực sông Mekong là 21% và tỷ lệ lưu lượng đóng góp là 16%. Năm 2016, chuỗi đập Vân Nam (14 đập) giữ lại ½ lưu lượng (8%, số liệu của TQ) đã là một con số lớn và góp phần tàn phá hạ lưu sông Mekong. Ngoài chuỗi đập Vân Nam có các công trình tàn phá có phần lớn hơn phải kể: chuỗi 11 đập trên đất Lào, Cam Bốt, các trạm thủy lợi/cấp nước của Thái Lan, các công trình thủy điện trên sông nhánh đổ vào Mekong trên đất VN, Lào, Thái.
Người ta nói nhiều về sự tàn phá của chuỗi đập Vân Nam hơn các công trình ở hạ lưu nói trên vì: 1) Nó lớn hơn rất nhiều so 11 đập ở hạ du. chỉ tính 5 thủy điện lớn của Vân Nam là 13,900 MW đủ lớn hơn 11 thủy điện ở hạ lưu (12,800 MW). 2) Khởi công từ rất sớm (bắt đầu khoảng thập niên 1970). Thời gian đầu chuỗi đập Vân Nam chỉ tích nước vào hồ đã tao nên sự sụt giảm nước ở hạ lưu đáng kể. Khi đó chuỗi 11 đập mới bắt đầu xây dựng nên chưa thấy sự tàn phá.
Trích dẫn một vài tiếng nói có trọng lượng lên án Vân Nam: 1) 05/2009, Chương Trình Môi Sinh LHQ đã nói: “Chuỗi đập Vân Nam” là “mối đe dọa duy nhất - lớn nhất (the single greatest threat) đối với tương lai và sự phồn vinh của con sông Mekong. 2) Aviva Imhoff, giám đốc truyền thông Mạng Lưới Sông Quốc Tế/IRN: Trung Quốc đang hành xử một cách hết sức vô trách nhiệm. Chuỗi đập Vân Nam sẽ gây ra những tác hại vô lường nơi hạ lưu, gây rối loạn toàn hệ sinh thái con sông Mekong xa xuống tới Biển Hồ, nó như một chuông báo tử cho ngư nghiệp và nguồn cá vốn là thực phẩm của hơn 60 triệu cư dân sống ven sông. 3) Web WWF/World Wide Fund for Nature: Mực nước con sông Mekong tụt thấp xuống tới mức báo động kể từ 2004 và trở thành những hàng tin trang nhất trên báo chí. 4) “Sông Mekong cạn dòng vì các con đập Trung Quốc - Reuters AlertNet”... Trích dẫn tiếng nói có trọng lượng lên án chuỗi 11 đập ở hạ lưu: 1) 5/2007: 30 nhà khoa học gửi thư lên UHSMK. 2) 200 tổ chức môi sinh từ 30 quốc gia, yêu cầu Uy hội và các nhà đầu tư ngưng ngay.
Rõ ràng, báo chí Việt Nam ít viết (vì ít biết) về tác hại của các công trình khác ngoài chuỗi Vân Nam chứ những người trong ngành đâu có mù?... Nói thật, tôi không thích bài viết này (của Đăng Khoa) vì tác giả có được vài số liệu mà đã cường điệu, thiếu khiêm tốn. Nếu là tôi, tôi sẽ viết bài với tính cách đại chúng hơn, số liệu đầy đủ hơn để thuyết phục hơn, giọng văn bớt hằn học hơn.
Viết đến đây tôi lại càng kính phục bs Ngô Thế Vinh, tác giả của nhiều bài báo và sách về sông Mekong giá trị. Tôi nghĩ rằng cả tôi và tác giả bài viết này cần học đức khiêm tốn của ông. (Nguyen Tuan Khoa)
Trên đất TQ, diện tích lưu vực sông Mekong là 21% và tỷ lệ lưu lượng đóng góp là 16%. Năm 2016, chuỗi đập Vân Nam (14 đập) giữ lại ½ lưu lượng (8%, số liệu của TQ) đã là một con số lớn và góp phần tàn phá hạ lưu sông Mekong. Ngoài chuỗi đập Vân Nam có các công trình tàn phá có phần lớn hơn phải kể: chuỗi 11 đập trên đất Lào, Cam Bốt, các trạm thủy lợi/cấp nước của Thái Lan, các công trình thủy điện trên sông nhánh đổ vào Mekong trên đất VN, Lào, Thái.
Người ta nói nhiều về sự tàn phá của chuỗi đập Vân Nam hơn các công trình ở hạ lưu nói trên vì: 1) Nó lớn hơn rất nhiều so 11 đập ở hạ du. chỉ tính 5 thủy điện lớn của Vân Nam là 13,900 MW đủ lớn hơn 11 thủy điện ở hạ lưu (12,800 MW). 2) Khởi công từ rất sớm (bắt đầu khoảng thập niên 1970). Thời gian đầu chuỗi đập Vân Nam chỉ tích nước vào hồ đã tao nên sự sụt giảm nước ở hạ lưu đáng kể. Khi đó chuỗi 11 đập mới bắt đầu xây dựng nên chưa thấy sự tàn phá.
Trích dẫn một vài tiếng nói có trọng lượng lên án Vân Nam: 1) 05/2009, Chương Trình Môi Sinh LHQ đã nói: “Chuỗi đập Vân Nam” là “mối đe dọa duy nhất - lớn nhất (the single greatest threat) đối với tương lai và sự phồn vinh của con sông Mekong. 2) Aviva Imhoff, giám đốc truyền thông Mạng Lưới Sông Quốc Tế/IRN: Trung Quốc đang hành xử một cách hết sức vô trách nhiệm. Chuỗi đập Vân Nam sẽ gây ra những tác hại vô lường nơi hạ lưu, gây rối loạn toàn hệ sinh thái con sông Mekong xa xuống tới Biển Hồ, nó như một chuông báo tử cho ngư nghiệp và nguồn cá vốn là thực phẩm của hơn 60 triệu cư dân sống ven sông. 3) Web WWF/World Wide Fund for Nature: Mực nước con sông Mekong tụt thấp xuống tới mức báo động kể từ 2004 và trở thành những hàng tin trang nhất trên báo chí. 4) “Sông Mekong cạn dòng vì các con đập Trung Quốc - Reuters AlertNet”... Trích dẫn tiếng nói có trọng lượng lên án chuỗi 11 đập ở hạ lưu: 1) 5/2007: 30 nhà khoa học gửi thư lên UHSMK. 2) 200 tổ chức môi sinh từ 30 quốc gia, yêu cầu Uy hội và các nhà đầu tư ngưng ngay.
Rõ ràng, báo chí Việt Nam ít viết (vì ít biết) về tác hại của các công trình khác ngoài chuỗi Vân Nam chứ những người trong ngành đâu có mù?... Nói thật, tôi không thích bài viết này (của Đăng Khoa) vì tác giả có được vài số liệu mà đã cường điệu, thiếu khiêm tốn. Nếu là tôi, tôi sẽ viết bài với tính cách đại chúng hơn, số liệu đầy đủ hơn để thuyết phục hơn, giọng văn bớt hằn học hơn.
Viết đến đây tôi lại càng kính phục bs Ngô Thế Vinh, tác giả của nhiều bài báo và sách về sông Mekong giá trị. Tôi nghĩ rằng cả tôi và tác giả bài viết này cần học đức khiêm tốn của ông. (Nguyen Tuan Khoa)
...Một lời bình của tôi: À, bài
viết của Đăng Khoa có tính định hướng dư luận, đảo lộn thị phi, đánh tráo khái
niệm bằng cách tùy tiện chọn các lựa số liệu thứ yếu/có lợi (ma thuật này rất
dễ làm vì ai làm trong nghề cũng biết!), vd như lưu vực vùng Tây Nguyên chỉ
bằng khoảng 4-5% lưu vực ĐBSCL vả lại (các) sông ở TN chủ yếu là chảy ra biển
nên hầu như kg góp phần v/v làm cạn sông CL..., hay cứ mỗi lần nước cạn khô thì ta phải... năn nỉ TQ xả nước,
vd mấy năm gần đây, nhưng thực tế lúc đó thì mực nước sông CL chỉ tăng lên
có... tí xíu và rất... tạm thời!, điều này chứng tỏ TQ là người 'quyết định' số
phận của nước ở vùng hạ nguồn sông Mekong (kg thuộc TQ), v..v... và v..v... Ngô
Thế Vinh đã từng làm 'thực tế' cả chục năm ở UB Sông Mekong (trụ sở ở đường
Hàng Vôi, HN!, và nhiều nước khác) và đã suy nghĩ, điều tra, nghiên cứu vài ba
mươi năm, những dự đoán bao gồm tính triết lý của ông Vinh là rất đúng và vượt
xa thời đại...
...Và để tránh làm dài bài viết, tôi có đăng thêm ‘một số phản biện có chọn
lọc’ ở phần chú dẫn, đều có đăng trên fb
Nguyen My Khanh.
*
Dĩ nhiên chúng ta, kể cả tôi, là kẻ
‘không chuyên’ và ‘không phải là người trong cuộc’, tuy nhiên ta có quyền phán
đoán sự việc một cách ‘trực quan’, như trong hồi ký tôi viết ngay sau khi đi thăm
‘cánh đồng khô’ ở Rạch Giá, viết ngày 16/4/2016, dưới đây.
...Khi về, xe lại đi vòng đường vành đai, dài cả chục km!,
tôi thấy vô số ruộng lúa với rạ vàng khô khốc, xơ xác nằm trơ thân phơi nắng
trên các cánh đồng: không thấy bóng một giọt nước nào!, cũng như không thấy
bóng một người nông dân nào! Được hỏi, anh tâm sự:
-Ở đây, làm lúa 1 vụ, 2 vụ, thậm chí có nơi làm 3 vụ, nhưng năm được, năm mất, năm hòa, nói chung ‘làm lúa là lỗ’; ngoài ra, còn có bị ngập mặn, nên người dân đã có ý tưởng về việc trồng những loại cây mới thích nghi… Thế mà ‘ở trên’ cứ chỉ đạo trồng lúa từ đời này sang đời khác, không cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng!
-Tại sao?
-Vì muốn giữ cái ‘sĩ diện’ sản xuất lúa gạo đứng thứ hai hay thứ ba thế giới (2105, khoảng 42 triệu tấn lúa, sau Ấn Độ và Thái Lan), nhưng chỉ có ‘tiếng’ chứ không có ‘danh’, vì gạo Việt thường có chất lượng kém, lại không ngon, chẳng hạn như so với gạo Thái hay gạo Campuchia (nhà tôi đang ăn gạo Campuchia, ngon lắm), thiết nghĩ là ta không nên sản xuất lúa gạo nhiều, chỉ nên đủ ăn hay đủ ‘an toàn lương thực’ mà thôi, nên chuyển hướng sang các loại cây lương thực khác có khả năng ‘chịu mặn’ và có lời… (‘Đó là chưa kể đến ‘3 lớp công ty môi giới’, hết công ty này đến công ty khác ăn ‘phết phẩy’ vào giá lúa, dân lời hay lỗ họ không cần biết, ép dân đến giá thấp thê thảm luôn’, anh bổ sung)
-Còn vụ xả nước ở đập Cảnh Hồng (TQ) thì sao?
-Ôi, cái đó thì chỉ thấy trên… ti-vi, anh thấy đấy!, trên cánh đồng có bóng dáng giọt nước nào đâu! (H.5, chôm fb Lâm Nguyễn)
-Ở đây, làm lúa 1 vụ, 2 vụ, thậm chí có nơi làm 3 vụ, nhưng năm được, năm mất, năm hòa, nói chung ‘làm lúa là lỗ’; ngoài ra, còn có bị ngập mặn, nên người dân đã có ý tưởng về việc trồng những loại cây mới thích nghi… Thế mà ‘ở trên’ cứ chỉ đạo trồng lúa từ đời này sang đời khác, không cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng!
-Tại sao?
-Vì muốn giữ cái ‘sĩ diện’ sản xuất lúa gạo đứng thứ hai hay thứ ba thế giới (2105, khoảng 42 triệu tấn lúa, sau Ấn Độ và Thái Lan), nhưng chỉ có ‘tiếng’ chứ không có ‘danh’, vì gạo Việt thường có chất lượng kém, lại không ngon, chẳng hạn như so với gạo Thái hay gạo Campuchia (nhà tôi đang ăn gạo Campuchia, ngon lắm), thiết nghĩ là ta không nên sản xuất lúa gạo nhiều, chỉ nên đủ ăn hay đủ ‘an toàn lương thực’ mà thôi, nên chuyển hướng sang các loại cây lương thực khác có khả năng ‘chịu mặn’ và có lời… (‘Đó là chưa kể đến ‘3 lớp công ty môi giới’, hết công ty này đến công ty khác ăn ‘phết phẩy’ vào giá lúa, dân lời hay lỗ họ không cần biết, ép dân đến giá thấp thê thảm luôn’, anh bổ sung)
-Còn vụ xả nước ở đập Cảnh Hồng (TQ) thì sao?
-Ôi, cái đó thì chỉ thấy trên… ti-vi, anh thấy đấy!, trên cánh đồng có bóng dáng giọt nước nào đâu! (H.5, chôm fb Lâm Nguyễn)
TQ điên gì mà cứu dân ta!
Tạt ngang nhà anh... 3X nhậu lai rai, rồi về tôi buồn bã than rằng:
-Buồn buồn dạo bước Kiên
Giang
Ngờ đâu đã thấy giàu sang mấy lần!
Ngắm đời qua đỉnh phù vân
Thế nhân, nhân thế, luần quần tử sinh!
Ngờ đâu đã thấy giàu sang mấy lần!
Ngắm đời qua đỉnh phù vân
Thế nhân, nhân thế, luần quần tử sinh!
Tới đây là h...ết nghen!, xin các
người đẹp đừng đọc thêm phần... ‘phản biện’ bên dưới nữa nghen!, ...pùn ngủ nắm!, hehe...
---------
Chú dẫn:
1.
‘Bến Tre bị ngập mặn 100%’ (Bản tin VTV trưa nay): Có
những nơi, với họ bây giờ, cần nước để tồn tại nó quan trọng hơn tất thảy... kể
cả đại dịch COVID-19... Ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
những ngày qua ruộng đồng nứt nẻ, cây trái rụng quả do hạn và nước mặn xâm thực. Người dân nơi đây đang phải
mua nước sạch để sử dụng với giá rất cao do nguồn cung cấp tại địa phương không
đủ. Những hồ nước lớn được đào để cứu mặn hàng năm nay cũng bị nước mặn từ dưới
thấm lên, không thể dùng tưới cây hay ăn uống, sinh hoạt... Ở Bến Tre, Tiền
Giang... nhiều hộ nông dân ngoài việc mua nước ngọt phục vụ sinh hoạt, còn
phải mua cả nước ngọt để tưới cây, không phải vì mong chờ cây cho trái vụ sau,
mà để cây khỏi chết. Nhiều hộ trồng cây ăn trái đã phải chọn cứu bưởi và để ổi
khô héo, chết trong hạn mặn. (nb Hoàng Nguyên Vũ, đăng trên fb Oanh Bui)
2.
PHẢN BIỆN 1: “Lập
luận này (của
Đăng Khoa) thiếu cơ sở, trái ngược với
các nghiên cứu tác động của đập thủy điện thượng nguồn đến ĐBSCL của chính các
tổ chức MRC, DHI, MONRE, GIZ và nhiều học giả trong và ngoài nước. Chỉ riêng sự
mất phù sa gây sạt lở và lún sụt và sự suy giảm nguồn cá, hệ sinh thái và tính
đa dạng sinh học ngày càng chứng minh trong thực tế rõ ràng. Sẽ rất thiếu hiểu
biết khi lấy đồng bằng sông Hồng để nói cho chuyện ĐBSCL!!! Còn các con số
trong bài viết (chưa rõ nguồn và sai lạc) nhưng lấy theo năm là không thuyết
phục, mà phải căn cứ vào mùa và tháng mới thấy tác động! Nói chung, tác giả bài
viết này rất kém cỏi và nguy hiểm trong hiểu biết về
ĐBSCL và chuyện thuỷ điện trên dòng chính Mekong, đặc biệt ở TQ!!!”... “Các hồ chứa
thủy điện ở TQ tích nước và vận hành theo điều tiết năm và nhiều năm, còn các
thủy điện ở Lào thì vận hành theo điều tiết ngày nên TQ có khả năng kiểm soát
nước Mekong cao hơn. Vấn đề này nhiều chuyên gia thủy văn trên thế giới xác
định chứ mình không dựa vào định kiến ghét Tàu mà nói. Đây cũng là một trong
các lý do TQ không chịu gia nhập và chia sẻ thông tin vận hành thủy điện trên
dòng chính Mekong!!! Tác giả đã không hiểu chuyện này!!!”... Không phải vô cớ và thiếu khoa học mà Ngoại trưởng Mỹ
đã cáo buộc TQ xây thuỷ điện để kiểm soát nước trên sông Mekong” (PGS-TS Le Anh Tuan)...
3.
PHẢN BIỆN 2: "Bài
viết (của Đăng
Khoa) quá cảm tính, chỉ cần hỏi một câu
hạn hán ở Thái Lan do mực nước sông Mê Kông qua thấp thì
liên qua gì đến các con sông ở VN từ Thừa Thiên đến Tây Nguyên đổ vào sông Mê Kông?"... "Không biết người viết bài
này có “mưu đồ” gì không, nhưng quả thật là không
thể không đặt dấu hỏi... Không cần dài dòng, chỉ xem con số
cụ thể sẽ rõ: Lưu vực sông Mê Kông rộng
750000km2. Diện tích Daklak là 13000km2, diện tích 5 tỉnh Tây Nguyên là 54000
km2. Giả sử lượng mưa trên toàn lưu vực là như nhau, giả sử tất cả nước ở Daklak (nơi toàn bộ Serepok và một phần Sesan) chảy vào Mê Kông thì đóng góp chỉ 40 phần nghìn, nếu toàn bộ nước
Tây Nguyên chảy vào Mê Kông thì đóng góp khoảng 70 phần
nghìn. Vậy thì chặn hết nước từ Tây Nguyên vào Mê Kông ảnh hưởng cho hạn mặn ở ĐBSCL? Chưa
nói là phần lớn nước Tây Nguyên chảy ra biển
Đông. Còn so sánh với 18% của TQ chỉ có một đường là chảy vào Mê Kông (chưa kể băng tuyết tan) xem sao?... Chạy tội cho Tàu, đổ tội cho ta, giỏi đến thế là cùng!" (GS. Gia
Ninh Tran)
4. PHẢN BIỆN 3: Tác giả Đăng Khoa vừa có bài viết cho rằng ĐBSCL cạn kiệt không phải do đập thủy điện của TQ bởi dòng chảy từ TQ vào sông Mê
Kông chỉ đóng góp 7% lượng nước đổ ra biển ở Việt Nam! Tác giả cũng cho rằng các thủy điện ở Tây Nguyên gây hạn hán cho dòng
sông Mê Kông! Tác giả có hiểu biết hạn chế về Địa
lý nên mới phát biểu như vậy!... Theo Ủy ban sông Mê Kông, lượng nước từ TQ đóng góp 7% vào
mùa mưa nhưng lại đóng góp hơn 30% vào mùa khô cho dòng chảy tại VN. Còn tại Luang Prabang (Lào) vào mùa khô dòng chảy từ
TQ đóng
góp tới 80%. Tính chung cho cả lưu vực vào mùa khô, TQ đóng góp trên
45% lượng nước nhờ vào dòng chảy thu được từ cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng và
tỉnh Vân Nam. Mùa mưa ĐBSCL không bao giờ bị hạn nhưng hạn
mặn gia tăng mạnh mẽ vào mùa khô qua từng năm... Năm 2014, Tổ chức sông ngòi quốc tế
International Rivers cũng cho rằng hệ thống đập thủy điện của TQ làm giảm mạnh
lượng nước vào mùa khô, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, giảm lượng phù sa
bồi lắng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người... Ngoài hệ thống thủy điện ở TQ, các đập thủy
điện ở Lào cũng làm giảm lượng nước đến đồng bằng sông Cửu Long. Thủy điện
Xayaburi bắt đầu chạy và trữ nước từ tháng 10/2019 cũng góp phần không nhỏ làm sông Mê Kông cạn kiệt vào mùa khô... Hệ thống thủy điện trên sông Sesan và sông Serepok ở
Tây nguyên trữ nước vào mùa khô không ảnh hưởng nhiều đến đồng bằng sông Cửu
Long vì lượng nước ở Tây Nguyên đóng góp chưa đến 10% lượng nước sông Mê Kông.
Tuy nhiên các hệ thống thủy điện này lại khiến một số nơi ở Tây Nguyên bị thiếu
nước... Hiện tượng El Nino việc lượng mưa ở các lưu vực của
sông Mê Kông năm 2019 giảm đáng kể so với trung bình hàng năm càng khiến cho
tình hình thêm nghiêm trọng... Như vậy tình
hình hạn hán và thiếu nước ở sông Mê Kông rõ ràng do hệ thống đập thủy điện của
Trung Quốc, Lào kết hợp với việc suy giảm lượng mưa do hiện tượng El Nino gây
ra... (FB Hoàng Nguyễn)
5.
‘Virus Tàu’: Ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompep nói nguyên nhân đại dịch nằm ở siêu.vi.khuẩn Vũ_Hán (Wuhan_vi.rus). Ông Trump nâng cấp, nói thẳng luôn,
trong "tuýt" hôm nay, là "Siêu vi
khuẩn Tàu" (Chinese_vi.rus)! Ổng viết: "Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp, như ngành
Hàng không và các ngành khác, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi siêu vi khuẩn Tàu.
Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, chưa từng có trước đây". (H.1)
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020
1228. 7 bài thơ tình thời Cô Vy (Thư giãn)
Tôi
thấy hàng xóm ai cũng gọi là bệnh hay con ‘vi-rút Vũ Hán’ (Wuhanvirus)!... Gọi
Covid thì không ai hiểu, nên có người gọi là Con Vịt, Cô Vít, rồi Cô Vy tùm lum
tà la, ví dụ như ‘Ghen Cô Vy’*, nhưng rất tiếc chả có cái gì là Vịt, Vít hay Vy
ở đây cả, thậm chí ‘Cô Vy’ lại là một người... đàn ông, đó là họa sĩ Vy Vy,
chuyên vẽ trang bìa cho báo Tuổi Hoa trước 1975, hehe...
Và, ‘Ký ức của chúng
ta đã bị chỉnh đốn, thay thế và xóa bỏ. Ta nhớ những gì người khác bảo ta phải
nhớ, và quên những gì người khác bảo ta phải quên... Ký ức đã trở thành 'công cụ'...’ (Diêm Liên
Khoa*, nhà văn Hồng Kông, H.1 - chỉ có tính thư giãn). Thơ Việt, rộng hơn, tinh thần Việt xưa nay cũng... bị vậy!
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020
1227. Về bài hát GHEN CÔ VY (Thư giãn)
Tôi có đọc
vài stt về bài hát ‘Ghen Cô Vy’ trên Fb, nhưng dòm mỏi mắt chả thấy ai cho
đường dẫn để nghe thử nó hay-dở như thế nào! Lại nghe trên ti-vi nói nó là một trong
10 bài hát ‘hot’ nhất trên thế giới, được hát bên Mỹ, tưởng nó là nhạc của Mỹ!
Tối nay đang ngủ thì nghe có tiếng ồn - tổ liên gia đang làm đường, nên tôi ra
xem, rồi về nghe khoảng... vài chục clip, và bây giờ... tổng hợp về bài hát GHEN
CÔ VY.
Té ra đây là một bài hát CỦA VIỆT
NAM, vang xa tới bên Mỹ..., và được một nhóm nhạc người Mỹ hát..., và rồi nổi
tiếng... NHẤT NHÌ thế giới*!
Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020
1226. Biện chứng phốp... (Thư giãn)
‘Phốp’
chứ không phải ‘pháp’, ‘phốp’ là tiếng Quảng Nôm Đà Nẻn, vd như ‘Mi núa cái chi rứa?/Tay có núa cái chi mô!’ (Mầy nói cái gì thế?/Tau có nói gì đâu!), hehe...
Ta
sẽ không định nghĩa ‘Biện chứng phốp’ là gì?, nhưng ở quán cà phê... chúng ta
thường nghe câu sau đây: ‘Tiền không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất
đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác’, hehe, ý nói về ‘phốp’ biến
hóa hay phân thân như Tôn Ngộ Không, có thể vừa ở chỗ này lại vừa ở chỗ khác, vd
như ‘tiền chuyển từ túi người này sang túi người khác’... để chơi gôn, ‘tập
chim’ (GYM, BN 21*), xây vài cái biệt phủ, mua nhà xịn cho bồ nhí, đi Ấn-ghé
Anh-quẹo về VN, ‘tổ chức đại yến kiêu sa có... đào’*, v..v..., cái này
thừa thỏa câu hỏi ‘Tiền nhiều để làm gì?’ của Qua Vũ, hehe...
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020
1225. ‘Ní nuận da’ 2 (Thư giãn)
Có
ai đã từng lặng lẽ một mình ra ngắm dòng sông chưa nhỉ!... Dòng sông trước 75 hay mấy
triệu năm trước vẫn thản nhiên chảy, lúc lở, lúc bồi, lúc trồi, lúc sụt, lúc
quanh co..., mà đại thể là ‘nó vẫn là nó’ - không phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn,
cho dù bạn có viết vài ngàn ‘entry’ hay vài chục ngàn ‘stt’ đi chăng nữa! Vì
sao?, vì dòng sông cũng như ‘dòng đời’, nó không chỉ là ‘lịch sử’ mà, 'tạo hóa' hơn, còn là ‘lịch sử-tự nhiên’. Nói như vậy có nghĩa là bạn không thể nào làm
thay đổi cái ‘cõi ta bà’ này được! (tất nhiên là có thể có sự can thiệp của con
người nhưng cũng chỉ vô cùng hữu hạn, chỉ là ‘ép-xi-lon’, hay tiếng thuần Việt mình gọi
là ‘nhỏ xíu xìu xiu’ thôi!).
*
*
Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020
1224. 'Ní nuận da' bị... dương vật (Thư giãn)
‘Em
ơi khoan vội... mần niền! Anh xin kể lại phân minh cho tỏ tường’... ‘CDC* sẽ chốt 2 loại: "confirmed" là khẳng định
dương tính và "Presumptive" là có căn cứ nghi bị nhiễm’ (fb Thai Vu);
như vậy, ‘dương vật’ là bị dương tính, còn ngược lại là... âm hộ, hehe..., hai
thuật ngữ này không phải do ‘qua’ sáng tạo, mà do một nàng Hồ Xuân Hương ở Hà Nội, nàng Huyền Lê, xem dưới.
Người mình có bản tính hay ‘nghịch ngợm ngầm’. Vì thế mà khi
chuyển ngữ từ tiếng Háng ra tiếng Việt (gọi là tiếng Việt-Hán, vì đó chính là
tiếng Việt), cũng như tiếng Anh, Pháp, Nga..., thì lái đi, lái đi rất xa, thậm
chí lái nghịch so với nghĩa ban đầu của nó, ví dụ như cái ‘nhất trụ kình thiên’
của Tàu là con ‘công ngủ’ của Việt, ‘le cou’ của Pháp là ‘lơ cu’ hay con ‘cu’
trong tiếng Việt, ‘liên’ phát âm tiếng Nga là cái LON... COCA trong tiếng Việt,
‘I love you’ của Anh/Mỹ thành ‘ai lớp du bặt bặt’ trong tiếng Việt, nhất là ‘live
stream’ thành ‘lai chim’ tức là ‘Em yêu chim em mến chim. Vì mỗi lần chim
hót em... sung’, hehe...
Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020
1223. Bạch Cốt Tinh đại náo hạ giới (Thư giãn)
‘Nhung’
có nghĩa là êm, vd êm như nhung, nhưng ‘nhung nổ’ chưa chắc đã êm!; ’nhung’ còn
có nghĩa là ‘nhung nai’, chỉ dành cho mấy ông/bà thuộc loại ‘tri thiên mệnh’
hay bị ‘hết xí quách’, chứ nghe đồn con nít uống vào bổ đến nứt da nứt thịt, nhưng
‘nhung nổ’ chưa chắc đã bổ!...
Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020
1222. Bao Công Ngủ ở Đầm Dơi Phủ (Thư giãn)
Ông
Bao Công ở Khai Phong Phủ, còn Bao Công Ngủ ở Đầm Dơi Phủ.
Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020
1221. Shakespeare và mười bài thơ Việt (Thư giãn)
‘Ta’
chỉ có một ước mơ, đó là được chết, chết càng sớm càng tốt!; đêm giao thừa 2010,
thấy dòng chữ ‘2010’ trên màn hình, ta ứa nước mắt và nghĩ ‘mình vẫn còn sống!’;
và hai năm một lần, cứ mỗi mùa bóng đá Sea Games, ta biết là ‘mình vẫn chưa chết!’,
ta thực sự không muốn sống!, nhưng cũng không thể tự tử!... Một hôm, ta được xem một
tư liệu...; đó là chuyện nàng Ngọc Trân Tử, đạo sĩ ở Ngọc Hư Cung; một ‘Thiên hạ
đệ nhất cao thủ Trung Hoa’ hỏi nàng ‘có nghĩ tới kiếp trước không?’, nàng trả lời
‘Ta chỉ biết kiếp này, nay chỉ mong tu sao cho lục căn thanh tịnh, kiếp sau ta
còn không quan tâm, huống gì là kiếp trước!’... Và cũng từ đó ta mới biết đó là
đạo pháp!... Ta cũng không giải thích sao ta muốn chết và cũng không quan tâm đến
chuyện ‘người Trung Hoa xưa’ đã từng nói ‘Có bao chuyện ưu phiền làm rối cả
lòng ta’ hay ‘Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ’!...
Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020
1220. ‘Biến Diện Vương đại náo thiên cung’... (Thư giãn)
Mấy
ngày nay, tự nhiên ‘trà gừng’ bỗng dưng đắt giá!... Lấy ‘gừng tươi’ bỏ vô cối
giã, pha nước sôi, thêm tí đường (phèn), uống ngon như ‘chanh nóng’, thế là
‘con C’ phải bái phục và tôn là... ‘thái sư phụ’: đây là lời tư vấn của một bác sĩ Mỹ, chứ không
phải ‘qua’!... Lưu ý rằng hãy gọi là ‘gừng’ (ginger*) chứ đừng gọi ‘sinh
khương’ tỏ ra Háng rộng, người dân déll hiểu đâu!... Và đây là một ‘hiện thực’!
---