...Nếu
thằng Lạ vào nhà mình chửi, mình không ‘rất lấy làm quan ngại’, mà chửi cho cái
mặt nó trắng bệch ra, cho nó biết rằng nếu không muốn bị chửi thì đừng ngu!
(Nguyễn Huệ ‘Phẩy’ dịch, H.1)
Hahaha...
---
Vụ
‘người mẫu Trang Trần đấu khẩu với TS Lê Thẩm Dương’ trong chương trình truyền
hình ‘Giải mã kỳ tài’ diễn ra vào cuối tháng 5 (tối 26/5/2020!) đã gây ‘hot trend’ (bão) trên mạng
đến tận... hôm nay, với 17.779.392
lượt view, 18.000 'like', 4.700 bình luận và 625 share, nếu tính trên tất cả các trang
mạng thì có thể đến vài trăm triệu lượt view!..., nhưng có vẻ vì vụ ‘biểu
tình bên Mỹ’ (vụ George Floyd), vụ ‘Diệt Phượng đại hiệp’ hay 'Đường sắt CL'... đã ‘lấn’ đi cơn
bão này!... Tôi đã xem ‘cả hai’ đối thủ... quyết đấu: 1)
Ông Dương thì tôi có biết sơ sơ, còn Trang Trần là ai thì tôi không biết, cho đến
khi nghe vụ ‘Lê Thẩm Dương vs Trang Trần’ cách đây mấy ngày, 2)
Làm ‘tư vấn độc lập’ thì thường chỉ rành ‘một’ lĩnh vực (và có liên quan) trong
một không gian thích hợp và với (các) đối tượng thích hợp mà thôi, việc bước sang một
lĩnh vực mới khiến ta sẽ rất dễ bị từ ‘Phượng Sồ’ bước vào ‘Lạc Phượng’ mà... ‘tử’!,
3) Theo tôi, kiến thức không phụ thuộc vào ‘tiến sĩ’ hay ‘không tiến sĩ’, mà ở
tính ‘THỰC CHIẾN’, vì thế, 4) Mặc dầu lâu nay tôi có thấy ‘thích’ ông Dương và
cũng chả có gì thành kiến với ông, nhưng xem cuộc ‘đấu khẩu’ này thì, về mặt
nào đó, tôi lại thấy... đồng ý với quan điểm của em Trang! (dường như kha khá
giống tính ông... Trump!), ngoài ra, 5) Nếu ông Dương hay em Trang không phải
là ‘tỉ phú’ mà là ‘nhà nghèo’, vd như ông Dương sáng dậy không biết mình có nên
đi uống ly cà phê 10.000đ hay không, hay em Trang xuống bếp thấy hết gạo mà số
tiền trong túi không thể vác mặt đi đến tiệm gạo được, thì lúc đó, thiết nghĩ, một
cách tự nhiên, ông Dương hay em Trang không thể có những phát biểu ‘cơ cao’ như
thế!
...Một lời bình: Sao T (Tri) ngồi nghe thấy c Trang nó nói chuyện lại có lý vcl,
có lý mà lại thực tế, chẳng qua ngôn từ và cách diễn đạt hơi thô nên các thánh
"đạo đức và giáo dục công dân" thấy phản cảm thôi. Thầy Dương nói lý
thuyết quá nhiều, hay nói thẳng ra là nói chuyện trên mây đó. Lý thuyết nhiều,
ko có tính thực tiễn thực tế thì bị con này nó quật cho là phải rồi, có khi mô
mà lý thuyết thắng thực tiễn đâu! T chả thích ai, chỉ là nghe và cảm nhận sao
thì ý kiến vậy (ý kiến cá nhân). (Tri Phuc Le)
...Xem
bài viết và clip ‘Lê Thẩm Dương vs Trang Trần’ trên JAN News: https://www.yan.vn/trang-tran-la-tien-si-phai-biet-suy-nghi-ki-truoc-khi-ca-khia-230894.html?fbclid=IwAR2YMClqgN6CHeLO205fOIIlu0Y_g6SXoKsjIfKw-5ObOpZtWrQq-FzK6zs
*
Rộng
hơn...
‘Mới
lạ’ là gì?, mới là ‘tân’, lạ là ‘kỳ’ (trong ‘kỳ lạ’), mới lạ là ‘tân kỳ’, thật
vậy, hãy vào Sài Gòn, quận Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân, cụ thể là vào ngủ ở...
nghĩa địa Bình Hưng Hòa và 'ai lớp du bặt bặt' với... ma cái một đêm (H.2), ta sẽ biết đường Tân Kỳ Tân Quý, và do đó biết mùi... ‘tân kỳ’ nghĩa là gì!, hehe...
Người
ta hay nói ‘Ôn cố tri tân’ và thường nghĩ rằng đó là ‘ôn cái cũ để biết cái mới’, hay 'có quá khứ mới có vị lai' gì gì đó, mà cả ngàn năm nay ai cũng nghĩ như vậy rồi!, nên nó rất
bình thường, bình thường đến... tầm thường!... Thật ra nghĩa sâu xa hơn là ta 'ôn cái cũ để phát hiện ra cái ‘mới, lạ’ nằm ngay trong cái cũ’, nếu không thế
thì ‘ôn cố’ để làm cái chóa gì!... Vd như nghiên cứu về tiếng Việt cổ, ta mới phát
hiện ra là tiếng Việt hiện nay có khoảng 50% là từ tiếng Mường, Lâm Ấp, Chăm Pa, Chiêm Thành, Khmer..., chưa kể tiếng ‘Tây Việt hóa’ (xem dưới), còn tiếng Việt-Hán (tiếng Việt phiên âm
từ tiếng Hán) tuy nghe các học ‘giả’ An Nam ‘gáy’ to như thế nhưng nó chỉ chiếm
một tỉ lệ khiêm tốn trong tiếng Việt, như 3 bài viết đăng dưới đây.
1.
TUỔI TRẺ THẬT SÁNG TẠO
(Lưu
ý rằng tôi chỉ để ý đến khía cạnh ‘từ MỚI’ trong tiếng Anh mà giới trẻ thường dùng
thôi, vd palm = chưởng, fist = quyền, kick = cước, như Buddha Palm = Như
Lai Thần Chưởng, Iron Fist = Thiết Quyền/Kim Cương Quyền, Shadowless Kick = Vô
ảnh cước...)
Các từ lóng tiếng Anh để chỉ "cộng sản" hay người có xu hướng khuynh tả (left wing), Tân Tả (New Left) không thể kể hết. Vài ví dụ.
“Chicom” là “Chinese communist” (Tàu+)... “Reds” thì cũng tương tự như “Bò Đỏ” (Red Bull, nước tăng lực) trên fb... “Commie” là từ mình mới biết qua cái clip quay 1 tay người Úc quất roi da đen đét trước cộng lãnh sự quán Tàu tại Úc, ông ta vừa quất roi, vừa chửi “f...king commie”, đòi cho 1 viên đạn vào đầu thằng Tạp..., khi Úc chịu tai hoạ Virút Vũ Hán... “Pinko” là 1 từ lóng rất nghiêm túc , có từ năm 1925, lúc đầu để chỉ 1 người có cảm tình với cs. Về sau Pinko chỉ bất kỳ ai là cảm tình viên (sympathies) với cánh tả hoặc cnxh... “Coors light” là 1 thương hiệu bia lịch sử của Mỹ, hãng sản xuất chính là ở Wisconsin chỗ mình ở giống như “bia Saigon” hay “Larue”, ai mà không nghĩ vậy, thì đó chính là cs... “Fister” cũng là từ lóng chỉ cs. “Fist” là cái nắm đấm, cs rất thích giơ nắm đấm lên trong các bích chương hình ảnh tuyên truyền propaganda. Anh Sáu Lê-nin (V.I. Lenin) khi thuyết trình, luôn nói sùi bọt mép và vung nắm đấm lên là vậy... “Communazis” thì cũng tương tự như “Chinazis”, "Chinazis" là 1 slang (từ lóng) cáu cạnh, mới có từ khi nổ ra hành trình biểu tình phản kháng đầy đau đớn và đẫm máu của tuổi trẻ Hồng Kông.
Now, đến lượt các bạn tra từ điển các từ lóng chỉ... sau đây: “Bougie”, “anal- dwell aliens”, “fcc”, “smurf”, “Sheffield united”..., mấy từ này bậy quá nên người đẹp trai như mình không nói đâu.
Tại sao phải dùng từ lóng? Hay nói cách khác, tại sao lại có từ lóng thay cho 1 từ chính thức đàng hoàng? “Pejoration” (danh từ) và “pejorative” (tính từ) là chỉ sự miệt thị. Luôn có nghĩa xấu. Pejoration là 1 trong các chức năng của từ lóng - Slang (fb Thai vu)
Các từ lóng tiếng Anh để chỉ "cộng sản" hay người có xu hướng khuynh tả (left wing), Tân Tả (New Left) không thể kể hết. Vài ví dụ.
“Chicom” là “Chinese communist” (Tàu+)... “Reds” thì cũng tương tự như “Bò Đỏ” (Red Bull, nước tăng lực) trên fb... “Commie” là từ mình mới biết qua cái clip quay 1 tay người Úc quất roi da đen đét trước cộng lãnh sự quán Tàu tại Úc, ông ta vừa quất roi, vừa chửi “f...king commie”, đòi cho 1 viên đạn vào đầu thằng Tạp..., khi Úc chịu tai hoạ Virút Vũ Hán... “Pinko” là 1 từ lóng rất nghiêm túc , có từ năm 1925, lúc đầu để chỉ 1 người có cảm tình với cs. Về sau Pinko chỉ bất kỳ ai là cảm tình viên (sympathies) với cánh tả hoặc cnxh... “Coors light” là 1 thương hiệu bia lịch sử của Mỹ, hãng sản xuất chính là ở Wisconsin chỗ mình ở giống như “bia Saigon” hay “Larue”, ai mà không nghĩ vậy, thì đó chính là cs... “Fister” cũng là từ lóng chỉ cs. “Fist” là cái nắm đấm, cs rất thích giơ nắm đấm lên trong các bích chương hình ảnh tuyên truyền propaganda. Anh Sáu Lê-nin (V.I. Lenin) khi thuyết trình, luôn nói sùi bọt mép và vung nắm đấm lên là vậy... “Communazis” thì cũng tương tự như “Chinazis”, "Chinazis" là 1 slang (từ lóng) cáu cạnh, mới có từ khi nổ ra hành trình biểu tình phản kháng đầy đau đớn và đẫm máu của tuổi trẻ Hồng Kông.
Now, đến lượt các bạn tra từ điển các từ lóng chỉ... sau đây: “Bougie”, “anal- dwell aliens”, “fcc”, “smurf”, “Sheffield united”..., mấy từ này bậy quá nên người đẹp trai như mình không nói đâu.
Tại sao phải dùng từ lóng? Hay nói cách khác, tại sao lại có từ lóng thay cho 1 từ chính thức đàng hoàng? “Pejoration” (danh từ) và “pejorative” (tính từ) là chỉ sự miệt thị. Luôn có nghĩa xấu. Pejoration là 1 trong các chức năng của từ lóng - Slang (fb Thai vu)
...Lời
bình: Mới thiệt, thua!
2. TIẾNG VIỆT ĐÃ CÓ!
Khi viết tiếng Việt thì
đừng có dùng NGUYÊN TỰ của những từ vốn gốc nước ngoài, mà tiếng Việt đã có và
Việt hóa.
Bực
cả mình, nhà thì đang mất điện phải đeo ‘gant’ tay (găng) rút tiền từ ‘caisse’ sắt (két) đi mua cái đèn ‘pile’ (pin), đường đi thì có nhà
đang xây, vứt lung tung ‘ciment’ (xi măng). Ra tận chỗ gare Hàng
Cỏ (ga), mua cho con bé con ‘pouppé’ (búp bê), vài cái ‘chemise’ (sơ mi) về mặc, tiện sắm cái ‘valise’ (va li) chuẩn bị đi công tác, ‘charger’ (xạc) điện thoại cho đầy ‘pile’, ngồi chễm chệ trên ‘divan’ đệm ‘mousse’ (đi văng, mút), uống ‘café’ pha ‘filter’ (cà phê phin), ăn ‘soupe/soup’ (xúp), ‘carrotte’ (cà rốt) với nước ‘sauce’ (xốt), rồi ‘olive’ (dầu ô liu), nốc vài lon ‘bière/beer’ (bia) để
xem ‘film’ (phim) rồi xem ‘tv’
(ti vi) cậu Ronaldo vừa làm cú
‘double’ (đúp), và cười sằng sặc là
thằng này chắc biến đổi ‘gen/gene/gène' (gien) hay sao nên mới giỏi thế. Như trong quân
đội là người ta bảo thằng này chắc sắp lên échelon (cấp) rồi. Bóng đá nữ thì có cô người Mỹ ghi
bàn xong cởi phăng cả đồ lót, nhưng chỉ cởi soutien (xú chiên), không cởi slip (xì líp). Thật là một cú choc/shock (xốc), thậm chí là scandale (xì căng đan).
Viết
bài tiếng Việt thì những từ ngoại lai, nếu đã du nhập vào tiếng Việt, thành một
bộ phận hữu cơ của tiếng Việt rồi, thì đừng viết nguyên ngữ nữa. Mà lại còn chả
giỏi, đọc ra miệng là “tít”, thì nguyên ngữ là ‘titre’ tiếng Pháp, chứ có phải ‘title’ tiếng Anh đâu. ‘Title’ tiếng Anh đọc là ‘thai-thờ-l’,
chứ có phải ‘tít-thờ-l’ hay gì đâu. Xin đừng nửa dơi nửa chuột
ạ.
Bực
quá. Ra phố mua mấy ‘litre’ (lít) chất lỏng gọi là ‘essence’ (chất dưỡng da, chất hydrat hóa) đây, không phải đổ vào xe máy hay xe ‘l’auto’ (ô tô)
chạy
đâu, mà bực mình, không dám đánh ‘mine’ (mìn) hay đánh ‘bomb’ (bom) thì sẽ dùng ‘essence’ đó để đốt nhà mấy ông
phá tiếng Việt đấy. Nếu viết tiếng Việt mà cứ viết ‘uống beer’, ‘xem
film’ thì sao không viết là
‘cần dùng savon khi
tắm, cần đeo bao caoutchouc khi quan hệ tình dục’ đi.
BS:
Ông nào viết ‘gen’ thì còn tệ nữa, vì
chả phải tiếng Anh tiếng Pháp gì cả. Người ĐẦU TIÊN viết ‘gen’ là người dốt hay nói chữ. Tiếng Việt
phải là ‘gien’. (Ta Quang Dong, đăng trên fb Thai Vu)
...Lời bình: Không đâu. Cà khịa là chuyện cá nhân, chứ chuyện dịch, chuyện sử dụng ngoại ngữ vào tiếng Việt, tôi chỉ là học trò của các vị. Bọn trẻ sẽ diễn đạt ý đó như sau: ‘Đệm tiếng Anh vào tiếng Việt, tao thấy enjoy. Đúng hay sai tao không care. Đó là model, cách nói quốc tế hóa đó mới là fashion. Miễn thấy happy là được’ (Lam Hồng Nguyễn)...
...Lời bình: Không đâu. Cà khịa là chuyện cá nhân, chứ chuyện dịch, chuyện sử dụng ngoại ngữ vào tiếng Việt, tôi chỉ là học trò của các vị. Bọn trẻ sẽ diễn đạt ý đó như sau: ‘Đệm tiếng Anh vào tiếng Việt, tao thấy enjoy. Đúng hay sai tao không care. Đó là model, cách nói quốc tế hóa đó mới là fashion. Miễn thấy happy là được’ (Lam Hồng Nguyễn)...
3. TỪ HÀ TIÊN, NGHĨ VỀ TINH THẦN DUNG HỢP
VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC TRÊN CON ĐƯỜNG XUÔI NAM
Xin đừng ai hào hứng gọi cuộc xuôi về
Nam của dân tộc là "mang gươm đi mở nước!”. Nói như thế chẳng những không đúng với
lịch sử và không giải trình được những sự kiện in dấu trên "con đường Xuôi
Nam".
-Thuận Hóa "trở về với Đại Việt”(chữ của Lê Quý Đôn) như món quà sính lễ của chàng rể Chiêm Vương Chế Mân (1306)... -Công nữ Ngọc Vạn về làm hoàng hậu của CheyChetta II mở đầu cho sở dinh điền của người Việt ở Mô Xoài (1620) và khi trở thành Hoàng thái hậu đã nhờ ảnh hưởng của bà mà Campuchia chấp nhận cho chúa Nguyễn được thiết lập sở thu thuế ở Sài Gòn (PreyNokor)... -Nhờ sự giới thiệu của Chúa Hiền mà Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên đã vào khai phá vùng Mỹ Tho, Biên Hòa (1679)... -Sau cùng, như một tưởng thưởng cho quá trình bền bỉ xuôi Nam, Mạc Cửu đã đem giang sơn dày công gây dựng về cho chúa Nguyễn và được phong chức Tổng binh Hà Tiên (1708).
Những đóng góp của Huyền Trân, Ngọc Vạn, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cữu... phải chăng đáng xưng tụng hàng vạn lần hơn là các cuộc xung đột binh đao giữa các dân tộc láng giềng? Gọi cuộc mở đất tiệm tiến về phương Nam là xuôi Nam là phù hợp với tinh thần hòa hiếu và dung hợp văn hóa của nhân dân Đại Việt.
Trong một luận văn cao học viết về giao thoa văn hóa Chăm-Việt (bảo vệ năm 1974 tại Đại học Văn khoa Sài Gòn), tác giả đã cho rằng trong ngôn ngữ Chăm không có vần V. Phải chăng trong lúc giao tiếp Chăm-Việt, những người lưu dân Xuôi Nam để làm vui lòng người láng giềng đã dần dần đánh mất vần V để phát âm đi dzề thay vì đi về, dzui dzẻ thay vì vui vẻ... Tiến sĩ Phú Văn Hẳn không đồng ý với ý kiến không có vần V trong ngôn ngữ Chăm. Tuy nhiên, qua khảo sát cuốn Từ điển Chăm-Việt (Nxb Khoa học xã hội, 1995) mà tiến sĩ Hẳn là một người tham gia biên soạn, tôi chỉ đếm được vỏn vẹn 71 từ vần V trong một cuốn từ điển dày hơn 900 trang. Các vần khác, như vần T có đến hơn 900 từ... Trong khi đó, người Việt xuôi Nam lại tiếp nhận vần R (rung) vốn không thể phát âm chuẩn đối với cư dân đồng bằng sông Hồng... Ô Châu cận lục cho thấy ảnh hưởng văn hóa Chăm khá rõ nét trong buổi đầu của đất Thuận Hóa.
"Nói tiếng Chiêm thì có thổ dân làng La Giang, mặc áo Chiêm thì có con gái làng Thủy Bạn"... Tiếng Huế (pha nhiều tiếng Chiêm) được cho là không tao nhã, mặc quần như người Chăm thay vì mặc váy cũng bị phê phán (có nơi tiếng Huế, quần Chiêm thói càng bỉ ổi!)... Tiếng Huế có nhiều tiếng Chăm như ni, tê, loi (thụi), mụ... (mụ để chỉ người phụ nữ lớn tuổi đáng trọng). Cuộc sống hòa đồng Chăm-Việt ở vùng Thuận Hóa đã được ghi lại khá sống động như trong áng văn “Thỉ thiên tự” do vị khai canh làng Câu Lãm (nay là Câu Nhi, Hải Lăng, Quảng Trị) là Bùi Trành viết năm 1429:
-"Một ngày kia bèn đi Nam. Lần đi ấy, giả thác là đi buôn, kỳ thực là để chọn đất. Gia nhân đi theo không ai biết được. Rồi nhân triều đình loan báo: "Đất Châu Ô, người Chiêm đã bỏ đi hết, nhân dân ta, ai không có nhà cửa điền sản, mà mộ được nhiều người đến xứ này canh phá, lập thành làng mạc thì được khởi trưng. "Tôi bèn nhanh chóng hưởng ứng, đi kêu gọi được hơn 20 người ứng mộ bèn thôi... "Lúc đó, bèn đi viếng mộ tổ tiên, xin bốc đem quy trí, hẹn thượng tuần tháng sau, Giáp Tý lên đường. Sau đó tới Châu Ô. Do ngày trước đã bàn bạc với dân Chiêm xứ ấy xin cư trú rồi, nên đến Châu Ô chẳng cần phải nhiều lời. Nhân đó, mua cày bừa, dựng nhà ở, ít lâu xong xuôi. Bèn dựng một cái rạp tại nơi ở, sắm sửa heo xôi, cỗ bàn, sắp đặt dâng tế một lễ mời khách đến dự, rồi an tán kim cốt ra tay canh khẩn. Từ đó yên việc ăn ở, người Chiêm lũ lượt tới lui, tôi đã chân thành khoản đãi. Gặp lúc họ có biến cố gì, tôi đều tới lui giúp đỡ. Những lúc đó người Chiêm phần nhiều đem thổ cẩm biếu cho tôi. Tôi chẳng tiêu dùng. Lâu ngày thành cả gánh, đem gánh lên quan trình nạp. Quan trên cho tôi làm "đại đề”.
(Trích: Tìm hiểu lịch sử Việt... Góp nhặt - Trần Viết Ngạc)
-Thuận Hóa "trở về với Đại Việt”(chữ của Lê Quý Đôn) như món quà sính lễ của chàng rể Chiêm Vương Chế Mân (1306)... -Công nữ Ngọc Vạn về làm hoàng hậu của CheyChetta II mở đầu cho sở dinh điền của người Việt ở Mô Xoài (1620) và khi trở thành Hoàng thái hậu đã nhờ ảnh hưởng của bà mà Campuchia chấp nhận cho chúa Nguyễn được thiết lập sở thu thuế ở Sài Gòn (PreyNokor)... -Nhờ sự giới thiệu của Chúa Hiền mà Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên đã vào khai phá vùng Mỹ Tho, Biên Hòa (1679)... -Sau cùng, như một tưởng thưởng cho quá trình bền bỉ xuôi Nam, Mạc Cửu đã đem giang sơn dày công gây dựng về cho chúa Nguyễn và được phong chức Tổng binh Hà Tiên (1708).
Những đóng góp của Huyền Trân, Ngọc Vạn, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cữu... phải chăng đáng xưng tụng hàng vạn lần hơn là các cuộc xung đột binh đao giữa các dân tộc láng giềng? Gọi cuộc mở đất tiệm tiến về phương Nam là xuôi Nam là phù hợp với tinh thần hòa hiếu và dung hợp văn hóa của nhân dân Đại Việt.
Trong một luận văn cao học viết về giao thoa văn hóa Chăm-Việt (bảo vệ năm 1974 tại Đại học Văn khoa Sài Gòn), tác giả đã cho rằng trong ngôn ngữ Chăm không có vần V. Phải chăng trong lúc giao tiếp Chăm-Việt, những người lưu dân Xuôi Nam để làm vui lòng người láng giềng đã dần dần đánh mất vần V để phát âm đi dzề thay vì đi về, dzui dzẻ thay vì vui vẻ... Tiến sĩ Phú Văn Hẳn không đồng ý với ý kiến không có vần V trong ngôn ngữ Chăm. Tuy nhiên, qua khảo sát cuốn Từ điển Chăm-Việt (Nxb Khoa học xã hội, 1995) mà tiến sĩ Hẳn là một người tham gia biên soạn, tôi chỉ đếm được vỏn vẹn 71 từ vần V trong một cuốn từ điển dày hơn 900 trang. Các vần khác, như vần T có đến hơn 900 từ... Trong khi đó, người Việt xuôi Nam lại tiếp nhận vần R (rung) vốn không thể phát âm chuẩn đối với cư dân đồng bằng sông Hồng... Ô Châu cận lục cho thấy ảnh hưởng văn hóa Chăm khá rõ nét trong buổi đầu của đất Thuận Hóa.
"Nói tiếng Chiêm thì có thổ dân làng La Giang, mặc áo Chiêm thì có con gái làng Thủy Bạn"... Tiếng Huế (pha nhiều tiếng Chiêm) được cho là không tao nhã, mặc quần như người Chăm thay vì mặc váy cũng bị phê phán (có nơi tiếng Huế, quần Chiêm thói càng bỉ ổi!)... Tiếng Huế có nhiều tiếng Chăm như ni, tê, loi (thụi), mụ... (mụ để chỉ người phụ nữ lớn tuổi đáng trọng). Cuộc sống hòa đồng Chăm-Việt ở vùng Thuận Hóa đã được ghi lại khá sống động như trong áng văn “Thỉ thiên tự” do vị khai canh làng Câu Lãm (nay là Câu Nhi, Hải Lăng, Quảng Trị) là Bùi Trành viết năm 1429:
-"Một ngày kia bèn đi Nam. Lần đi ấy, giả thác là đi buôn, kỳ thực là để chọn đất. Gia nhân đi theo không ai biết được. Rồi nhân triều đình loan báo: "Đất Châu Ô, người Chiêm đã bỏ đi hết, nhân dân ta, ai không có nhà cửa điền sản, mà mộ được nhiều người đến xứ này canh phá, lập thành làng mạc thì được khởi trưng. "Tôi bèn nhanh chóng hưởng ứng, đi kêu gọi được hơn 20 người ứng mộ bèn thôi... "Lúc đó, bèn đi viếng mộ tổ tiên, xin bốc đem quy trí, hẹn thượng tuần tháng sau, Giáp Tý lên đường. Sau đó tới Châu Ô. Do ngày trước đã bàn bạc với dân Chiêm xứ ấy xin cư trú rồi, nên đến Châu Ô chẳng cần phải nhiều lời. Nhân đó, mua cày bừa, dựng nhà ở, ít lâu xong xuôi. Bèn dựng một cái rạp tại nơi ở, sắm sửa heo xôi, cỗ bàn, sắp đặt dâng tế một lễ mời khách đến dự, rồi an tán kim cốt ra tay canh khẩn. Từ đó yên việc ăn ở, người Chiêm lũ lượt tới lui, tôi đã chân thành khoản đãi. Gặp lúc họ có biến cố gì, tôi đều tới lui giúp đỡ. Những lúc đó người Chiêm phần nhiều đem thổ cẩm biếu cho tôi. Tôi chẳng tiêu dùng. Lâu ngày thành cả gánh, đem gánh lên quan trình nạp. Quan trên cho tôi làm "đại đề”.
(Trích: Tìm hiểu lịch sử Việt... Góp nhặt - Trần Viết Ngạc)
Vân..
vân...
*
Tóm lại...
Người phương Tây thường có
tính ‘bung’, mà đôi khi có thể là ‘bùng’ trong ‘bùng nổ’, vd như có quyền biểu
tình (trong trật tự, không bạo động), dĩ nhiên phương Tây cũng là cõi ta bà, vì
thế, việc đấu đá chính trị ở đấy cũng là ‘chuyện thường ngày ở huyện’*, không loại
trừ việc có những tay ‘ngụy quân tử’ như Ô Bá Mà, Bill Gates hay Biden gì gì
đó, lưu ý rằng đây có thể là ‘thuyết âm mưu’!
Người Đông Á* có tính ‘co’,
mà có người nói là, có thể từ chỗ là Người Trung Quốc 'xấu xí’ (Bá Dương) chuyển thành... ‘đê tiện’ (H.3),
nên đôi khi 'co' có thể là ‘co’ trong ‘co tu’ tức là ‘cu to’, vì ‘to’ cực đại nên đến lúc cũng phải... ‘xìu’, nên mới được gọi là ‘tê cu’ (TQ)!...
Người Đông Nam Á*,
trong đó có anh Vịt, cũng có tính ‘co’, ‘co’ đến ‘gù’ luôn (H.4), đến mức ‘rất lấy
làm quan ngại’ luôn, thời đại 'mới' mần như vậy là không ổn, mà nàng... Trần Trang 'Phẩy' có nói rằng:
-Tính chất của một thằng ‘cu’ nam nhi đại trượng phu là phải... thẳng (tức không 'gù'), mà đã thẳng thì phải... ‘cương’!
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Đông Á
và Đông Nam Á: Nay thế giới chia Đông Á từ (cực) nam China đến bắc Hàn/Nhật,
như vậy ‘TQ’ thuộc khối Đông Á..., còn Đông Nam Á từ cực bắc VN đến nam Indonesia,
như vậy, khác với TQ, thế giới xem VN thuộc khối Đông Nam Á, tạm hình dung vậy!
Vd như năm 2018, đội tuyển Hàn Quốc vô địch ‘Đông Á’, còn đội tuyển VN vô địch ‘Đông
Nam Á’, vì thế, FIFA định dàn xếp cho đội tuyển Hàn Quốc đá với VN vào đầu hay
giữa năm 2019, nhưng vì lịch thi đấu quốc tế năm đó quá dày, nên HLV Park Hang Seo
không thể sắp xếp được!...
2.
Một số tiếng Lâm Ấp (nước Cau và Dừa), Chăm Pa hay Chiêm Thành...
nay vẫn còn để lại, như: bấp bo: vấp té; bọ tui: bố tôi; bỗng giưng:
bỗng nhưng; bưa: vừa; cái già: cái nhà; cái trốt: cái đầu; cái chưng: cái chân;
cơm siu: cơm thiu; chạc dây: sợi dây; con giện: con nhện; côi: trên; đi ẻ: đi
ỉa; đùi: cùn; già gio: nhà nho; giảy giót: nhảy nhót; giảy tọt lên côi nớ: nhảy
vọt lên trên đó; giều: nhiều; giu giược: nhu nhược; giức giối: nhức nhối; khun:
khôn; lọi: gãy; ló: lúa; lộ mụi: lỗ mũi; lưa sưa: lưa thưa; mi đi mô rứa: mầy
đi đâu đó; mói: muối; mụ tra: bà già; mự: mợ; nác: nước; ngái: ngại; ốt dột
quái: xấu hổ quá; rào: sông; rọn: ruộng; su: sâu; trộ mưa: trận mưa; trung nớ:
trong đó; tuy giên: tuy nhiên…
Những tiếng nghe na ná hoặc đồng vận như: rọn: ruộng; nác: nước; mói: muối… là tiếng Việt xưa; những tiếng khác vần hoặc không giống ai như: trốt: đầu; chạc: sợi dây; lọi: gãy… có thể là tiếng Chàm hay Chiêm Thành... Những từ này được kể trong chuyện Tiên Rồng, Sách ước Gậy thần, Trầu cau, Thánh Gióng, Tiên Dung-Chử Đồng Tử, Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Trương Chi… sau cuộc chiến tranh Trác Lộc của Trung Hoa vào năm 2697TCN hay sau thời Kinh Dương Vương của VN 2792TCN... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/01/894-lam-ap-tau-va-lam-ap-ta-truyen-ngan.html
Những tiếng nghe na ná hoặc đồng vận như: rọn: ruộng; nác: nước; mói: muối… là tiếng Việt xưa; những tiếng khác vần hoặc không giống ai như: trốt: đầu; chạc: sợi dây; lọi: gãy… có thể là tiếng Chàm hay Chiêm Thành... Những từ này được kể trong chuyện Tiên Rồng, Sách ước Gậy thần, Trầu cau, Thánh Gióng, Tiên Dung-Chử Đồng Tử, Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Trương Chi… sau cuộc chiến tranh Trác Lộc của Trung Hoa vào năm 2697TCN hay sau thời Kinh Dương Vương của VN 2792TCN... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/01/894-lam-ap-tau-va-lam-ap-ta-truyen-ngan.html
3.
Việc đấu đá chính trị vô cùng khốc liệt để giành ngôi ‘chủ’ trong
cõi ta bà là ‘chuyện thường ngày ở huyện’: Về phương Tây xem phim điển hình là ‘Điệp
viên 007’...; hay phương Đông thì xem phim ‘Tiếu ngạo giang hồ’ (Lý Liên Kiệt-Lâm Thanh Hà):
‘Đã làm người thì phải có ân oán, mà đã có ân oán thì sẽ có giang hồ, nên người tức
là giang hồ’ (Nhậm Ngã Hành): https://www.youtube.com/watch?v=zvpY1EEnR3s
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét