Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

894. Lâm Ấp Tàu và Lâm Ấp ta… (Truyện ngắn)

Vào 1000 năm TCN, sứ nước Việt Thường ở Quảng Bình (hay Huế) đi bộ, thỉnh thoảng có cỡi… lừa, cắp nách con chim trĩ trắng đến tặng Chu Thành Vương ở cách xa 4000km, mà con chim trĩ đó vẫn còn sống nhăn răng và…  nhảy Hip Hop cho thiên triều xem!!!, ha..ha..ha…

Anh Hai à,
Ngồi quán cà phê, nhớ lại những tuyên truyền của bọn hướng dẫn viên du lịch Tàu hoạt động ‘lậu’ ở nước ta mới đây, như: ‘VN trước kia là đất của Tàu, nổi loạn giành độc lập’ hay ‘chỗ nào có cây thốt nốt là đất của Campuchia…’, rõ ràng là có ý đồ xấu, và bọn lạ đó cũng không ngờ rằng những nơi có Tháp Chàm hay ‘Linga’… lại là (có phần) đất của người Việt xưa!
Nhân đọc được bài ‘Lâm Ấp liên minh Lạc Việt nổi dậy đánh đô hộ Trung Hoa’* của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Diễn, em mới có dịp ôn lại thời Tàu đô hộ (cười): …Kế bên quận Nhật Nam xưa là Lâm Ấp từ Quảng Bình đến Huế (từ 221TCN), qua khỏi đèo Hải Vân là Chăm Pa (hay Hồ Tôn*, từ năm 192) và xa hơn nữa là Chiêm Thành (cùng tồn tại) - đã hình thành một dãy dài dọc ven biển VN của các nước trên theo thời gian, kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay, và em thấy rằng lịch sử ‘Việt’ này có rất nhiều chi tiết về các sự kiện quân sự, chính trị, văn hóa..., dù không chính xác lắm, nhưng:
- Đủ để viết thành những cuốn sách như ‘Đông Chu liệt quốc’ hay ‘Hoàng Lê nhất thống chí’… để con cháu ta có cơ hội tìm hiểu rõ thêm về cội nguồn ‘độc lập về ý thức hệ’ của tiền nhân ta: tiếc thay!
Và dưới đây là câu chuyện.

1
Nôm na, dân Lâm Ấp ‘tại chỗ’ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh*, ‘nước’ này tồn tại hơn 1000 năm, từ 221 TCN đến năm 808, có tiền-tổ tiên chủ yếu là Malay, rồi Cao Miên, Chiêm Thành, Việt…, thậm chí là Mông Cổ (đến từ châu Phi từ 150.000 năm trước, tài liệu đã dẫn), nên có phần là nói tiếng 'lai' Malay, và họ cũng chính là ‘một trong những’ tổ tiên của người Việt ngày nay!
*
Tại sao Lâm Ấp? Theo sử sách Tàu thì: Do ‘năm 221TCN, Tần Thủy Hoàng xua quân xâm lăng các nước Việt phương Nam (sông Dương Tử!). Nước Việt Thường bị đánh bại, quý tộc Việt Thường ở ‘kinh đô Lâm Ấp’ (?) bèn đưa dòng họ và quân đội theo đường biển chạy về phương Nam và đổ bộ lên vùng đất sau này gọi là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc nước Âu Lạc của vua Thục An Dương Vương và tị nạn ở đó; (vì thế) họ thân thương gọi vùng đất mới này là (Tân) Việt Thường, là Lâm Ấp'…
Tại sao Tượng Lâm? Tương tự. Do khoảng 260 năm sau!, ‘đời Hán đổi (Lâm Ấp VN) làm huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam’ (giáp giới với quận Cửu Chân), và sau đó chính thức thành lập nước Lâm Ấp vào khoảng năm 192, có kinh đô là ‘Khu Túc’ ở Huế (Quảng Bình!, theo wikipedia)..., rồi đến Vương quốc Chăm Pa hay ‘Hoàn vương quốc’ vào nửa đầu thế kỷ thứ 7 (tài liệu đã dẫn), trong đó Hoàn vương là ‘vua của các vua’, theo GS Lương Ninh (bachkhoatrithuc.vn)...
Tại sao Việt Thường? Tương tự. Nếu không nhầm, do nó là tên một bộ lạc/dân tộc xuất xứ ở khu hồ Phiên Dương và hồ Động Đình - giáp giới nước Tần!, rõ ràng qua câu chuyện họ cử sứ ‘đi bộ’ đến dâng chim trĩ trắng cho Chu Thành Vương vào tk 11 TCN… Tên Việt Thường này được nhập khẩu vào VN (xem trên), và vì cộng đồng Tàu này hòa nhập với cộng đồng Văn Lang, rồi Âu Lạc tại chỗ qua nhiều đời, nên người dân quen gọi là (dân/nước) Việt Thường!, vd như trong câu ‘Tháng năm ngày tết Đoan Dương. Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang’!
Nhưng… 'Các nhà nghiên cứu hiện nay dẫn các ý kiến của H. Maspero, Vũ Phạm Khải, Tá Bá Nghĩa Minh, thống nhất phản bác ý kiến trên và khẳng định: Tượng Quận mới được Tần Thủy Hoàng mở trong cuộc chiến tranh Việt-Tần ở phía nam TQ, trong đó quân Tần mới chỉ tiến tới Quảng Tây’ (wikipedia), do đó:
- Các ghi chép của các sử gia Tàu thời phong kiến là… rất méo mó, vì 'nâng cần', vì xem dân Việt là dân ‘Man’ (man di mọi rợ), và chủ yếu là, vì ‘tư tưởng Đai Hán’ - muốn dân ta bị đồng hóa!
*
Ngược lại với sử Tàu, theo một số sử gia ta (hay Pháp) thì ‘Nguồn gốc của từ Lâm Ấp là phiên âm của từ ‘dừa’ (tiếng Chăm cổ gọi là ‘Li-u’)! Thế kỷ thứ 5-6, nước Lâm Ấp đối diện với nước Phù Nam
. Đời sau, người Chăm Pa có 2 nhà vua là Narikera Vamsa - bộ lạc Dừa và Kramka Vamsa - bộ lạc Cau. Tiếng Chăm cổ gọi ‘dừa’ là Li-u, ‘cau’ là Pu-nang; tiếng Mã Lai hiện đại cũng gọi ‘cau’ là Pi-nang. Giả thuyết này có thể chứng minh được mối quan hệ giữa hai nhà vua Dừa và Cau…; còn Tượng Lâm là địa danh ở ta, có nghĩa là ‘rừng voi’… Sau khi vua Khu Liên* qua đời, chữ Phạn trở thành chữ viết chính thức của các triều vương. Các bia ký tìm được trong giai đoạn này đều khắc bằng chữ Phạn. Quốc thư trao đổi của Lâm Ấp với Trung Hoa thời đó được viết bằng chữ Phạn thay vì chữ Hán. Thời cuối Lâm Ấp (thời Chăm Pa/Tiền Chiêm Thành), văn hóa Ấn Độ trở thành văn hóa chính của vương quốc. Ấn Độ giáo và Phật giáo bắt đầu được truyền bá’... (wikipedia)
‘Người Chàm được sử sách Tàu bắt đầu mô tả thời Đông Hán năm 102 SCN… Và theo các tài liệu của người Tàu, niên đại chính thức của sự thành lập vương quốc của người Chàm (cộng người Lâm Ấp và Tàu tị nạn) là vào năm 192, cố đô là Chà Bàn (Đồ Bàn) ở Bình Định… Chúng tôi đã dẫn chứng những tài liệu của sử gia Phạm Cao Dương và một số học giả khác ghi lại từ các sách sử Trung Hoa nói về các cuộc chiến tranh giữa Trung Hoa và Lâm Ấp đồng thời chỉ ra những phần quan trọng để xác minh rằng Lâm Ấp không phải là Chàm (mặc dù có rải rác vài bộ lạc Chàm), mà:
- Lâm Ấp là một dòng dân rất gần với Việt tộc’.  (tl đã dẫn)
Ngoài ra, họ Phạm là họ chủ yếu của người Lâm Ấp, mà blogger Yueshangshi cho rằng: ‘Theo ngữ âm, họ Phạm của Lâm Ấp là từ phiên âm của từ ‘Phom’ trong tiếng Khmer cổ, nghĩa là ông chủ, thủ lĩnh hay ‘tộc trưởng’ (lichsuvn.net)…
Khá có lý!
*
Tóm lai, cũng vì sự trùng tên của mốt số đại danh, à quên, địa danh vào thời Tàu đô hộ, mà một số sử gia nhầm lẫn mà cho rằng tên của nước ta là Việt Thường, nhưng nó lại ở tuốt tận bên Tượng Quận, phía nam sông Dương Tử (Trường giang) bên Tàu!!!, và cách Tượng Lâm bên ta ‘trên’ 2967 + 550 = 3517km*:
- Vào 1000 năm TCN, sứ nước Việt Thường ở Quảng Bình (hay Huế) đi bộ, thỉnh thoảng có cỡi… lừa, cắp nách con chim trĩ trắng đến tặng Chu Thành Vương ở cách xa 4000km, mà con chim trĩ đó vẫn còn sống nhăn răng và…  nhảy Hip Hop cho thiên triều xem!!!, ha..ha..ha…



2
Viết đến đây, em bỗng tra được một tư liệu: ‘Người Lâm Ấp có thể là người Việt?’:
- ‘Về văn hóa, Tượng Lâm là nơi tập cư của nhiều nhóm người xuất thân từ nhiều nền văn hóa khác nhau, một sự pha trộn văn hóa tự nhiên giữa các giống người vào thời hoang sơ.
Đầu tiên là sự pha trộn văn hóa giữa các nhóm Indonésien di cư (văn hóa Indus) và cổ Mã Lai (văn hóa Sa Huỳnh), kế là với nhóm Việt tộc sơ sử (văn hóa Đông Sơn), sau có thêm người Hán (văn hóa Khổng Mạnh) từ phương bắc di cư xuống và người Môn Khmer (văn hóa Óc Eo-Phù Nam) từ tây nam đi lên.
Cuối cùng là những nhóm Malayo-Polynésien (văn hóa Mã Lai - Đa Đảo hay Nam Đảo) từ biển cả tràn vào hồi đầu công nguyên. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài (thế kỷ 1 trước và sau CN)…’  (Panzerklein, lichsuvn.net)
Quá đã!
*
Em cũng rất thú vị về một số tiếng Lâm Ấp, Chăm Pa hay Chiêm Thành (một phần của tiếng Việt xưa) từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, nay vẫn còn để lại:
- bấp bo: vấp té; bọ tui: bố tôi; bỗng giưng: bỗng nhưng; bưa: vừa; cái già: cái nhà; cái trốt: cái đầu; cái chưng: cái chân; cơm siu: cơm thiu; chạc dây: sợi dây; con giện: con nhện; côi: trên; đi ẻ: đi ỉa; đùi: cùn; già gio: nhà nho; giảy giót: nhảy nhót; giảy tọt lên côi nớ: nhảy vọt lên trên đó; giều: nhiều; giu giược: nhu nhược; giức giối: nhức nhối; khun: khôn; lọi: gãy; ló: lúa; lộ mụi: lỗ mũi; lưa sưa: lưa thưa; mi đi mô rứa: mầy đi đâu đó; mói: muối; mụ tra: bà già; mự: mợ; nác: nước; ngái: ngại; ốt dột quái: xấu hổ quá; rào: sông; rọn: ruộng ; su: sâu; trộ mưa: trận mưa; trung nớ: trong đó; tuy giên: tuy nhiên…
Những tiếng nghe na ná hoặc đồng vận như: rọn: ruộng; nác: nước; mói: muối… là tiếng Việt xưa; những tiếng khác vần hoặc không giống ai như: trốt: đầu; chạc: sợi dây; lọi: gãy… có thể là tiếng Chàm hay Chiêm Thành.
Những từ này được kể trong chuyện Tiên Rồng, Sách ước Gậy thần, Trầu cau, Thánh Gióng, Tiên Dung-Chử Đồng Tử, Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Trương Chi… sau chiến tranh Trác Lộc* (tl đã dẫn)…
*
Nhân tiện ‘chém gió’ thêm về ‘Cột đồng Mã Viện’ là không có thật, bởi sau khi… nghiên cứu thì em thấy một thông tin rất thú vị:
- ‘Năm 1977
, sau khi tìm hiểu, GS. TS. Trương Hữu Quýnh cũng đã có ý kiến như sau: ‘Nhiều nhà nghiên cứu, nhà chính trị TQ ở thế kỷ sau đã nhiều lần tìm lại dấu vết cột đồng Mã Viện mà không thấy. Họ cho rằng cột đồng đã bị đá bồi lấp mất hay bị nước biển cuốn đi. Thực ra, theo nhà nghiên cứu sau này, cột đồng và câu chuyện về cột đồng của Mã Viện đều là chuyện đặt thêm...’.
Và thú vị hơn nữa: ‘Trích trong sử cũ Việt Nam
:
- Mùa hạ năm 
1272, sứ nhà Nguyên là Ngột Lương sang hỏi giới hạn cột đồng cũ. Vua Trần Thánh Tông sai viên ngoại lang Lê Kính Phụ đi hội khám. (Phụ) trở về nói rằng, cột đồng Mã Viện dựng lâu năm đã bị may một, không còn tung tích gì.
Tháng 8 năm 1345, 
sứ nhà Nguyên là Vương Sĩ Hành lại sang hỏi việc cột đồng. Vua Trần Dụ Tông sai Phạm Sư Mạnh đi sang biện luận việc này. Từ bấy giờ trở đi không thấy nhắc nhở đến việc này nữa. Rồi sau đời Trần, nhà Minh chiếm nước Việt được 14 năm, họ cũng không tìm thấy dấu tích gì về đồng trụ.
Năm 1638, sứ thần nhà Lê là Giang Văn Minh*
 khi tới Yên Kinh đã đối lại câu đối ‘Đồng trụ chí kim đài dĩ lục’ của vua Sùng Trinh là ‘Đằng Giang tự cổ huyết do hồng’* khiến sau đó ông bị vua Minh xử chết.
Rất có thể, đây chỉ là cái cớ để họ hạch sách người Việt
’. (wikipedia)

Ha..ha..ha… Ai mà dám nói không có ‘cột đồng Mã Viện’ thì sẽ bị:
- AQ Đại đế hạ lệnh ‘cẩu đầu đao’ ngay!, nhưng em là người Việt, em sợ… đếch gì!

***
Tóm lại, đọc câu: ‘Sử gia Việt Nam khi viết sử Việt từ giai đoạn lệ thuộc Trung Hoa trở về trước thường truy cứu từ sử Trung Hoa. Sử gia Trung Hoa khi ghi chép các chuyện ở biên ngoại, họ thường dựa theo báo cáo của bọn quan lại trấn nhậm. Bọn này đa số là bọn có tội bị đày, tham nhũng, gian ác… Do vậy, lịch sử Việt Nam trong thời kỳ Trung Hoa đô hộ trở về trước không khỏi bị trình bày sai lạc. Điển hình là ‘giặc’ Lâm Ấp mà bọn quan lại đô hộ Tầu này gán cho người Chàm để chạy tội’ (Nguyễn Văn Diễn), em không đủ tư cách để làm tổng thống Mẽo với phát biểu trong buổi lễ nhậm chức*: 'Hệ thống chính quyền chỉ bảo vệ mình, chứ không bảo vệ công dân. Thắng lợi của họ không phải là thắng lợi của quý vị, thành công của họ không phải là thành công của quý vị, và khi mà họ mở tiệc ăn mừng ở thủ đô, thì ở mọi nơi trên đất nước này, các gia đình đang phải vật lộn với cuộc sống liệu có chút gì để vui' (Donald Trump),
nhưng em có ‘gom’ được một số tiếng Quảng (hoặc miền Trung) xưa như: cái chồ: cái gác; cái ót: chỗ cái xoáy ở đầu; câu mâu: mâu thuẫn; dị quá: xấu hổ quá (người đối diện); đồ cù lần: đồ không biết (làm...); hò, hò tắc, hò rì: đứng lại, đi thẳng, nà, bùng: vùng đất bồi ven sông; rẽ trái hay rẽ phải (tùy vào tay điều khiển); hôi rình: rất hôi; ngữ đam: ‘kinh’ của phụ nữ; rị xuống; kéo xuống, tuột xuống; rù rài, thủng thỉnh: từ từ; thúi hoắc, thúi ồm: rất thúi…; và đặc biệt là cách phát âm:
- ‘Cái thèn này, en không en tay độp cho một độp’.
Ngôn ngữ @ chăng!, không, không phải, đó là tiếng Quảng, nghĩa là ‘Cái thằng này, ăn không ăn tau đạp cho một đạp’; còn câu sau thì em không dám dịch!, ha..ha..ha…

Đọc trên mạng thấy người ta cãi nhau về ‘vụ Lâm Ấp’ dữ lắm (về 2 giả thuyết trên), em không phải là ‘bà tiên tri mù Vanga’ nên không dám đoán già đoán non - vì còn nhiều chi tiết chưa thực sự khớp; tuy nhiên, em biết câu:
- ‘Thèn này lồm như cái con cẹc’,
thì cương quyết bố của tay AQ ở Lâm Ấp bên Tàu cũng không tài nào hiểu nổi!

(HẾT)
---------

Chú dẫn:
-Tài liệu tham khảo chính: LÂM ẤP LIÊN MINH LẠC VIỆT NỔI DẬY ĐÁNH ĐUỔI ĐÔ HỘ TRUNG HOA, tại: http://lethuongdan.blogspot.com/2017/01/lam-ap-lien-minh-lac-viet-noi-day-anh.html
-Và:
  1. Chiến tranh Trác Lộc: sau thời Xuân Thu (722-481TCN).
  2. Giang Văn Minh (1573-1638): Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638. Đến khi triều kiến…, Chu Do Kiểm ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau: ‘Đồng trụ chí kim đài dĩ lục’ (Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc). Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng… cho chôn một chiếc cột đồng… Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu: ‘Đằng Giang tự cổ huyết do hồng’ (Bạch Đằng thuở trước máu còn loang)…, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng. Câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh… Vua nhà Minh… đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông… (wikipedia)
  3. Hồ Tôn (nước): Theo nhận xét của Huber trong ‘La Légende du Ramayana en Annam, Etudes indochinoises’ thì Hồ Tôn (Tinh) có thể là vương quốc Chăm Pa cổ. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ thời đó đều có sự tích giống nhau, tại Indonesia trong các đền thờ đạo Bà-la-môn lớn đều khắc truyện thần thoại 'Hồ Tôn Tinh' này trên tường đá… (wikipedia)
  4. Khu Liên: Vua đầu tiên của nước Lâm Ấp! Từ nửa cuối tk2, phần lãnh thổ cực nam quận Nhật Nam trở nên khó trị, cư dân bản địa liên tục nổi lên chống lại nhà Hán. Huyện Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa nhà Hán và dân địa phương… Năm 190, con của quan Công Tào, tên Khu Liên nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành; năm 192, Khu Liên giết huyện lệnh nắm quyền cai trị, cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng…, lãnh thổ đất đai bao gồm cả khu vực tỉnh lỵ Huế hiện nay, chạy dài cho tới biên giới miền Nam của núi Bạch Mã... (wikipedia)
  5. Lâm Ấp liên minh đánh Tàu: ‘Họ thường xuyên liên minh với dân Việt đánh đuổi xâm lược Trung Hoa. Cho đến năm 192 là năm người Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm chính thức lập quốc. Các cuộc liên minh nổi dậy giữa Việt tộc với Lâm Ấp như trên còn kéo dài liên tục vào những năm tiếp theo…, đến năm 808. Trong suốt thời gian kể trên người Lâm Ấp liên tục liên minh với dân Việt đánh phá các phủ huyện đô hộ Tàu ở các quận Nhật Nam, Cửu Chân,  có khi tràn tới quận Giao Chỉ’… (tl đã dẫn)
  6. Lâm Ấp, Chăm Pa, Chiêm Thành bị diệt vong: ‘Năm 605, nhà Tùy chinh phục Lâm Ấp; thủ đô thất thủ, quốc gia Lâm Ấp diệt vong, vua Phạm Phan Chi lưu vong về phía nam và dựng quốc gia riêng, xây thành phố Sư Tư ở Quảng Nam… Sau đó, 'triều đại hậu Lâm Ấp' (Chăm Pa) bị nhà Đường tiêu diệt năm 808. Chiêm Thành nhân cơ hội đó vượt qua đèo Hải Vân chiếm Tượng Lâm..., vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, Chế Củ dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh (Quảng Bình và Quảng Trị) năm 1069, và lâu sau mới dâng châu Ô, châu Rí đổi lấy công chúa Trần Huyền Trân năm 1306…, rồi bị chúa Nguyễn Phúc Chu xóa sổ năm 1697… (wikipedia)
  7. Nền văn hóa Sa Huỳnh: từ 1000 năm TCN đến thế kỷ thứ 2 SCN (wikipedia)
  8. Phát biểu của ông Trump trong buổi lễ nhậm chức (bản dịch hay nhất!), xem tại: https://www.facebook.com/bui.k.chi.1/posts/10212055834619056
  9. Tượng Quận cách Tượng Lâm VN trên 3517km: khoảng cách đường bộ Bắc Kinh - Hà Nội khoảng 2967km, và Hà Nội - Quảng Bình khoảng 550km. Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/07/840-phep-thang-loi-tinh-than-triet-hoc.html

20 nhận xét:

  1. Thanh Ton (FB)
    Bạn viết thật công phu, và có nhiều thông tin, kiến thức...
    Xin cám ơn tác giả !
    10 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết này rất... phức tạp và tốn thời gian - vì mình (còn) phải kiểm tra lại... từng chút (cười), thank bạn, ngày mới tốt lành!

      Xóa
    2. Thanh Ton
      Bạn rất chịu khó, và có nhiều bài viết tâm huyết, công phu...
      Nhưng hình như bà con mình lên FB thường chạy theo thời sự, thích đọc ngắn (!?) nên chắc bạn vừa mất nhiều thời gian, mà sẽ có ít người vào đọc hết bài của bạn, cũng hơi tiếc!
      6 phút

      Xóa
  2. Nang Ly Sao (FB)
    Mình đã đọc và đang nghĩ xem phải viết gì? Thực ra cái trò cầm nhầm này thì công lực của mấy chú Ba thuộc loại thượng thừa. Và các ông viết sử Việt thì mắt quáng gà hoặc mắt khuyển mã tha hồ dựa vào để ngâm cíu. Chán lắm nhưng chả biết làm sao? Như rớ vào LS mà chửi thề thì e là không ổn.
    2 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, ban đầu định 'bình' 5-10 dòng cho bài viết nói trên của Nguyễn Văn Diễn, nhưng kg ngờ vấn đề lại vô cùng phức tạp, cần phải hiểu cơ bản, ngọn nguồn, nên tôi viết bài này chủ yếu là để 'tự học' và nhắc nhớ, thank anh, ngày mới an lạc!

      Xóa
  3. vomtroirieng [Blogger] Email 22.01.17@07:58
    Nhờ huynh mà muội biết đựơc Lâm Ấp đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, huynh có đọc đâu đó về 'Lâm Ấp' hàng chục năm nay, nhưng nay mới đọc khá kỹ và... thò bút vào, hi... Thôi, phải luôn luôn tự học vậy, cũng... vui, thank muội!

      Xóa
  4. Thank bạn đã ghé nhà và 'tem vàng', happy new year!

    Trả lờiXóa
  5. Hay anh ạ
    Bước sang năm mới em chúc anh thật nhiều may mắn thành công !

    Trả lờiXóa
  6. Chuck Le (FB)
    "Sử gia Việt Nam khi viết sử Việt từ giai đoạn lệ thuộc Trung Hoa trở về trước thường truy cứu từ sử Trung Hoa. Sử gia Trung Hoa khi ghi chép các chuyện ở biên ngoại, họ thường dựa theo báo cáo của bọn quan lại trấn nhậm. Bọn này đa số là bọn có tội bị đày, tham nhũng, gian ác… Do vậy, lịch sử Việt Nam trong thời kỳ Trung Hoa đô hộ trở về trước không khỏi bị trình bày sai lạc". Nhận xét rất hay, rất lý thú!
    6 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, mình cũng nghĩ vậy, việc truy cứu sử Tàu để viết sử Việt đã có không ít... tai hại (không khách quan), nay lại càng tai hại hơn khi chúng ta đang sống trong thế giới phẳng..., cám ơn bạn mới, chúc tối (!) vui!

      Xóa
  7. Trời Có Nắng (FB)
    Chả phải Câu Tiễn là vua nước việt sao, sử sách Trung Hoa cũng thừa nhận nước việt có từ ngàn xưa, đâu cần để ý mấy cái ''sạo ngôn " của những kẻ bán lòng tự trọng...
    5 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việt 'Tàu ở tận Chiết Giang
      Việt ta ở tuốt Lạng Sơn bên này
      Việt 'Tàu' có ả Tây Thi
      Việt ta có quý Nguyên Phi tuyệt trần

      *Nguyên Phi: là Nguyên phi Ỷ Lan, hay Ỷ Lan phu nhân
      *Việt 'Tàu': là nước Việt cổ (bên Tàu) thuộc Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu, tồn tại từ thế kỷ thứ 5-3 TCN. Nó nằm ở phía Nam sông Dương Tử, dọc theo bờ biển Chiết Giang (có kinh đô thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay), gồm: Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô. Ngoài ra, Câu Tiễn là vua nước Việt cổ và Tây Thi là người đẹp của nước Việt cổ.

      Thanh muội nhen! Tối vui!

      Xóa
  8. Má Boon (FB)
    Anh... Huynh.... Muội khâm phục huynh.... Uyên bác.. Sự hiểu biết sâu rộng... Cảm xúc nhạy bén với mọi chuyện...
    Muội rất muốn huynh viết một câu chuyện... về những ngày cuối năm...
    2 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Té ra huynh tên là anh Huynh, coi bộ sắp làm... lớn rồi đây, hi... Uh, huynh sẽ cố gắng viết một bài về 'trước Tết'.
      Thank muội, ...chụt!

      Xóa
  9. MT sang thăm anh . Những ngày cuối năm thật bình yên . Năm mới đến nhiều niềm vui , hp , sức khỏe .. Phát tài đều đều anh hén (hihi) .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn công chúa pé pỏng, chuẩn bị Tết bên ấy vui nhìu nhen!

      Xóa
  10. Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến muội chúc huynh một năm mới sức khỏe, niềm vui và gom được thật nhiều lá bàng nhé.
    :)

    Trả lờiXóa
  11. Ui, huynh bận... chạy cả ngày (vì Tết), giờ mới rảnh, sr. nhen,
    lây ngày quá!,
    chúc sư muội năm mới vui, khỏe và có chìn iu... mới!

    Trả lờiXóa