Tôi đang không thể viết nhiều, vì sáng nay mắt tự nhiên... mờ quá!
Tôi vẫn nhớ về nhà sách Khai Trí (trước 75) và các thư viện của các tỉnh phía Bắc (sau 75) đã có rất nhiều chuyến xe tải chở sách đến các nhà sách/thư viện phía Nam khi tôi là một người quản lý/phân phối sách và sau 75 là ‘thủ thư’... Tôi cũng còn nhớ vào khoảng năm 1983, ‘nhà nước’ đã bật đèn xanh cho nhập sách ‘phương Tây’ vào VN (chủ yếu là tiếng Anh) và cho sinh viên được ‘chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Nga’ (có khoảng 90-95% sv chọn tiếng Anh, không có tiếng Tàu)... Từ khoảng năm 2000, tôi có đi làm 'trainer' và tài trợ về ‘e-Library’ (thư viện điện tử) cho các trường đại học ở VN (các tỉnh/thành thuộc dự án, kể cả trường cao đẳng, trung cấp hay trung học)..., và nhân tiện, xin các 'học giả’ như Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Kim Định, Nguyễn Văn Trung, Thiếu Khanh, Nguyễn Hưng Quốc, GS Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Thiên Thư/nhà phê bình Đặng Tiến/GS Nguyễn Đăng Hưng (tôi đã gặp), Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài gì gì đó ‘nếu còn sống’ thì chớ có ‘pùn’, vì trong ‘dịp 10 năm hoạt động’ này, tôi đã cho ‘scan’ hầu như là tất cả các ‘tác phẩm học thuật/nghiên cứu kể cả một phần sách văn học của miền Nam’ (cái này ‘nhà nước' cho phép vì là tài liệu nghiên cứu) và lưu lại trong các thư viện điện tử nói trên, trừ sách... ‘chiêu hồi’ và tương đương, dĩ nhiên!...
Những thư viện sách khổng lồ đó luôn luân chuyển trong trí tôi, và nay đã sắp ‘die’ rồi, tôi xin mạnh dạn kiến nghị rằng các học giả Bắc, Nam, hải ngoại... hãy dừng ngay việc ‘ca tụng’ những tay ‘ngàn năm vĩ đại’ như Lão, Trang, Khổng, Mạnh, ‘Bát Tử’ (sách Nguyễn Hiến Lê), Đạt Ma/Huệ Năng (Phật, Thiền), Nietzsche, Krishnamurti, Osho, DaLai Lama gì gì đó vì thiết nghĩ rằng nó đang làm... hại cho thế trẻ..., và nếu có viết, xin quý vị nên trực tiếp hay gián tiếp ‘lưu ý thế hệ trẻ là đọc sách này để tham khảo/mở mang kiến thức nhưng tuyệt nhiên không nên thần tượng hóa hay bắt chước’, riêng ông Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, các GS, TS, các 'Thích Đại Đức’ hay tương đương... nên viết bớt từ Hán Việt, bớt mơ hồ và tránh ‘tư tưởng lai Tàu’ đi!... Chắc có vị sẽ nổi khùng lên và hỏi rằng ‘Thằng LB là thằng đéo nào!, nó có tư cách gì mà góp ý!’, nhưng rất tiếc, tôi có... tư cách đấy!, hehe...
Tại sao những cái ‘ngàn năm vĩ đại’ lại làm... hại cho thế trẻ?
Tôi không có thì giờ chứng minh, nếu rảnh, quý vị hãy xem lại toàn bộ ‘clip đội tuyển U23 VN’ dưới sự dẫn dắt của thầy Park, v..v..., rồi đọc câu chuyện cậu bé Gauss vì vô tình đéo biết mình đã đụng đến một thứ ‘hai ngàn năm vĩ đại’ nên đã vô tình đã vượt qua và vô tình sánh ngang với những cây đại thụ của nhân loại như Archimedes hay Issac Newton...
CẬU BÉ ĐÁNH BẠI ‘HAI NGÀN NĂM VĨ ĐẠI’
Năm 1796, Gauss (Carl Friedrich Gauss, 1777-1855) khi ấy 19 tuổi và đang là sinh viên đại học ở nước Đức. Một tối nọ, Gauss ngồi làm 3 bài toán khó được thầy giáo hướng dẫn giao riêng. Thông thường, người thầy chỉ giao 2 bài nhưng hôm nay lại giao thêm. Gauss khi ấy cảm thấy khó hiểu nhưng vẫn cố gắng làm hết.
Với 2 bài toán đầu tiên, Gauss làm rất thuận lợi, chỉ mất 2 tiếng đồng hồ là giải quyết xong. Tuy nhiên bài toán thứ 3 lại khó ngoài sức tưởng tượng. Theo đó bài toán này được viết trên một mảnh giấy nhỏ, yêu cầu: chỉ dùng compa và thước thẳng để vẽ (dựng) một hình đa giác đều có đúng 17 cạnh.
Càng làm, Gauss càng cảm thấy căng thẳng nhưng lúc đó ông chỉ nghĩ, bài toán là thử thách đặc biệt mà thầy giáo muốn giao cho mình. Tuy nhiên giải mãi mà Gauss vẫn không tìm ra được đáp án. Ông "nghĩ nát óc" cũng không biết cần vận dụng kiến thức nào đối với bài toán này. Cảm thấy bị khiêu chiến, Gauss quyết định phải giải bằng được. Cuối cùng, ông mất trọn 1 đêm để tìm ra đáp án.
Sáng hôm sau, Gauss xấu hổ nói với thầy giáo: "Thầy giao cho em đề toán thứ ba em đã phải làm tròn một đêm, em đã phụ sự bồi dưỡng của thầy". Người thầy khi ấy mới kinh ngạc cầm lấy bài toán lên xem.
Phải mất một lúc, thầy giáo mới có thể bình tĩnh nhưng giọng điệu vẫn run run: "Bài này là do em làm thật sao?". Gauss sau đó gật đầu, vẫn ái ngại vì mình phải mất 1 đêm mới làm xong bài. Thầy giáo lập tức yêu cầu Gauss ngồi xuống và làm lại bài tập trước mặt ông.
Đến khi Gauss làm xong xuôi, người thầy mới bàng hoàng cho biết: Đây là một bài toán có lịch sử hơn 2000 năm và chưa một ai giải được. Ngay đến Archimedes và Issac Newton cũng phải bó tay. Thế nhưng trò lại chỉ mất 1 đêm!
Người thầy cũng cho biết, mình không có chủ ý giao bài này cho Gauss mà chỉ vô tình kẹp nhầm vào phần bài tập giao cho ông. Nhiều năm sau, khi nhớ lại câu chuyện này, Gauss cho biết:
-"Nếu có người nói cho tôi biết đó là một đề toán khó, có lịch sử hơn 2000 năm chưa ai giải được, tôi sẽ không thể giải được nó...".
*‘Giải được bài toán 2000 năm nhờ thầy giao nhầm bài tập’, Mr. Math, mathvn-com
Và còn gì nữa? Đi nấu cơm và đăng bài! Lưu ý rằng khi đăng bài thì tôi thường có một hình nghiêm túc và một hình... vú sữa, quý vị thích cái gì thì chọn cái đấy, hehe...
Hehe...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét