À, vì entry ‘Phi-Kim Dung và tình yêu’ là một trong những entry quan trọng nhất trong blog này, nên vừa rồi LB đã chỉnh sửa lần thứ 3, chỉ để phần cho ông Kim Dung 1% tư tưởng, còn để phần cho chúng ta 99% tư tưởng còn lại, hì.... Có vài blogger hiểu lầm là bài này nói về Kim Dung, hoàn toàn không phải, vì tên bài viết là ‘Phi-Kim Dung’. Mình sẽ 'đóng' 4 entry vừa rồi lại để khỏi có sự chồng chéo trong blog, và các lời bình của các bạn sẽ được chép vào entry ‘Phi-Kim Dung và tình yêu’ nghen (đường dẫn cho ở dưới).
Xin nói thêm, đáng lẽ LB viết là ‘Làm thế nào để có tư tưởng độc lập’, nhưng thiết nghĩ để tiêu đề phía trên sẽ có tác dụng hơn.
*
LB xin có lời tâm sự với các blogger trẻ tuổi hơn LB, đang là
phụ huynh, mà thực lòng muốn nghe LB ‘tâm sự’, như sau:
1. Đừng bao giờ bảo con cháu mình là ‘cuốn sách này là nhất,
con hãy đọc đi’, mà hãy bảo chúng là ‘con hãy tham khảo sách này, hãy có ý kiến riêng của con, đừng bao giờ phụ
thuộc vào cuốn sách đó, mà hãy sáng tạo càng nhiều càng tốt’.
2. Khi các cháu làm văn thơ hay viết entry, đúng là cần phải
trích dẫn tư liệu từ các bậc cao nhân/tiền bối (nếu thật sự cần thiết), nhưng
hãy bảo các cháu hạn chế việc trích dẫn ‘Newton, Einstein nói rằng’, ‘Tagore,
Khalil Gibran, Whitman nói rằng', 'Khổng Tử nói rằng', 'Lý Bạch, Đỗ Phủ nói rằng’, ‘Shakepeare nói
rằng’, ‘Hemingway nói rằng’, ‘Nguyễn Du nói rằng’…, vì việc trích dẫn quá nhiều
ý tưởng của người đi trước sẽ làm cháu có khả năng bị lầm lạc, hay bị rơi vào
ma trận của tư liệu, do đó mất tính độc lập, và dĩ nhiên là mất tính sáng tạo,
thậm chí vô tình trở thành bồi bút, hay trở thành một ‘nhà sao chép học’. Hãy
bảo chúng ‘con hãy có suy nghĩ riêng của con’, hãy dũng cảm bảo 'tôi nói rằng', rồi cải thiện và bảo vệ
cho ý kiến của mình.
3. Ngược lại, khi các cháu chê bai các bậc cao nhân tiền bối
khác, hay đả kích tất tần tật mọi thứ trên đời, có thể do nói khoác, do
thiếu hiểu biết, do chưa nhìn 4 phương 8 hướng, do óc rỗng, do muốn làm khôn…,
thì hãy bảo chúng 'hãy tự nhìn lại thử xem ta là ai?’, chắc chắn ta không phải là Tề Thiên Đại Thánh, và cách chê
bai/đả kích này cũng là một dạng bắt chước, hay nói đúng hơn, đó là một
dạng bồi bút khác.
4. Khi các cháu nghiên cứu sách, thì thường nhớ là ông A sinh
năm bao nhiêu, tên nhân vật là gì, chuyện đó xảy ra ở làng nào, vùng đó có đặc sản gì, sách có các
câu nói chi tiết gì, bao nhiêu chiếc máy bay bị rơi, ngọn núi cao bao nhiêu
mét… (dĩ nhiên biết thì tốt, tuy nhiên ta có thể dễ dàng xử lý sau), rồi chúng ra ngoài quán cà phê mà thi trắc nghiệm
với các đáp án a, b, c, d, rồi cuối cùng là học kém môn văn/sử. Vì các cháu không
biết là cuốn sách đó ý nói cái gì, dẫn đến những tư tưởng nào, (có ý niệm không),
tư tưởng đó có áp dụng được cho cháu không, cần tiếp thu hay phê phán ở những
điểm nào, cần mở rộng thêm chỗ nào, có phù hợp với Việt Nam không…, quan trọng
nhất là hãy động viên hay hướng dẫn là: ‘Cháu có ý tưởng riêng gì?’…
5. Lưu ý là những người đi trước/tư liệu trên mạng có thể có
nhiều cái đúng, nhưng không phải là luôn luôn đúng, thậm chí có thể hoàn toàn
sai. Có trường hợp, các cháu cứ ra đường nghe người ta ca tụng là sách của ông
A hay lắm, rồi cứ xem cuốn sách đó là cẩm nang, là sách ‘gối đầu giường’, rồi luôn
mang kè kè trong tay, rồi cứ vô tình tưởng nó là hay, không ngờ nội dung của cuốn sách đó có thể chỉ là cái vỏ cà phê, đọc kỹ thì không thấy cái
nhân của quả cà phê đâu cả.
6. Hãy bảo các cháu đừng ra ngoài mà tin vào những tin đồn nhảm, trước khi có kiểm chứng
hay thu thập thông tin cẩn thận. Trước năm 1975, người ta đồn rằng ăn chim cút
sẽ bị bệnh cùi, thế là dân không tiêu thụ chúng nữa, chúng bị hủy và các nhà
nuôi chim cút bị phá sản! Gần đây, có sự kiện cúm H5N1, đúng là một đại
dịch rất nguy hiểm cho nhân loại, nhưng có 2 nhà khoa học quốc tế đã lợi dụng
chuyện đó, thổi phồng mức độ nguy hiểm lên đến cả 100 lần, mục đích là làm nô tài
cho các tập đoàn sản xuất thuốc đa quốc gia, vì thế mà bọn tư bản cá mập có cơ hội
đớp tiền của dân và 2 nhà khoa học đó được chia hoa hồng...
7. Hãy dạy các cháu: ‘ta là ta’, đừng suy nghĩ, hành động hay
học một cách thụ động từ người khác hay từ một cao nhân!, lưu ý rằng hễ ai nói rằng 'tôi luôn luôn đúng' thì chắc chắn là người đó sai (theo suy luận lo-gic), hãy tự hỏi ‘ta có
thể suy nghĩ/phát biểu riêng được không?', hãy biết lật ngược vấn đề, và hãy có lập trường, chính kiến của mình trước khi, trong khi và sau khi tiếp
cận người đó.
8. Hãy khuyên con cháu đừng có bao giờ thuộc một vài câu rồi
đi khoe lừng thiên hạ, ví dụ ‘không có tình bạn vĩnh viễn, mà chỉ có quyền lợi
vĩnh viễn’ (LB chỉ nghe, không biết ai nói câu này, và không quan tâm), đừng
tưởng là người ta không biết câu đó!, rồi người ta sẽ khen là mình hiểu biết!,
vì trong đời có hàng tỉ câu như thế.
9. Nếu được, hãy hướng dẫn các cháu ‘tiến trình tư duy’ là như thế này: hiểu tổng quát trước -> hiểu
chi tiết sau -> mở rộng -> kiểm tra cẩn thận -> đi đến triết lý/ý niệm
cần thiết.
10. Hãy khuyên các cháu đừng tự cho mình là thánh rồi thấy
cái gì của ta cũng là đúng, rồi đi tìm cái 'không giống ta' của người khác, vì đó là
cặp mắt đã bị ‘thiên kiến’ (có thành
kiến, mê tín hay tự huyễn hoặc chính mình), và vì thực tiễn là cơ sở của nhận
thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
11. Hãy khuyên các cháu là ‘thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại
hữu nhân’, trời cao còn có trời cao hơn, người giỏi còn có người giỏi hơn, nó
hàm hai ý: 1. có nhiều người giỏi hơn ta = khiêm tốn, 2. ta cũng chưa chắc kém
người nào = tự tin, hì.. hì…
12. Và dù có khuyên con cháu có tư tưởng độc lập như thế nào
đi chăng nữa, thì lời khuyên hàng đầu vẫn là: sự khoe khoang là một trong những
kẻ thù đáng sợ nhất của trí tuệ.
Anh sẽ không nói nhiều.
Ông Socrat vì nói nhiều nên ông ấy đã bị giết.
Nhưng, em hãy nói thiệt
là ‘em yêu anh’ nhé.
Rồi anh nói nhè nhẹ:
thiện tai, cô bé làm... bần tăng đỏ mặt.
(Nàng dung tục-NGLB)
Ông Socrat vì nói nhiều nên ông ấy đã bị giết.
Nhưng, em hãy nói thiệt
là ‘em yêu anh’ nhé.
Rồi anh nói nhè nhẹ:
thiện tai, cô bé làm... bần tăng đỏ mặt.
(Nàng dung tục-NGLB)
*
Về các entry có liên quan trong bài viết, LB sẽ cho đường
dẫn ở dưới. Tất nhiên, LB tự tin vào những điều mà mình đã viết trong
blog này, nó là cái giá quá đắt mà LB phải trả cho cả cuộc đời của mình, kể cả
sự đau khổ và cô đơn, với một ước vọng nho nhỏ là các bạn trẻ sẽ một cách tư duy độc lập, và đồng thời nó cũng là lời xin lỗi vì mình lại nói về
mình, hề.. hề…
---------------------
Bổ sung:
A. Phương pháp xử lý tư liệu:
1. Hãy có chính kiến trước khi bắt tay vào đọc bất cứ một
cuốn sách/tài liệu nào, đừng vội tin vào bất cứ cái gì, vì ta là chủ
nhân, sách là ‘nô tài’.
2. Hãy đọc lướt qua cuốn sách/tài liệu, rồi cố tìm ra ý chính của tác giả là cái gì, thậm chí chỉ cần một vài câu chủ yếu thôi, và hãy hiểu 'ý' chứ đừng sa vào chi tiết.
3. Điều tiên quyết, hãy so sánh ‘nó’ với kinh nghiệm sống hay kinh nghiệm từ 'trường đại học bôn ba' của ta (nếu có), và lấy sự sáng tạo, phê phán và tự-khám-phá làm nền tảng, bằng cách đó, ta sẽ không… ngại khi nói đến ông Khổng Tử hay anh chàng Nick Vujicic gì gì đó.
4. Rồi hãy cố gắng tập trung vào ‘trọng tâm’ của vấn đề: bạn cần đọc cái gì trong đống tài liệu khổng lồ đó?, cần rút ra tinh hoa nào cho mình?..., còn các phần không quan trọng sẽ đọc/nghiên cứu thêm chi tiết sau, nếu cần.
5. Rồi hãy kiểm tra xem, ta cần so sánh ‘nó’ với những tư liệu ‘chủ yếu’ nào, đừng đọc tùm lum, rồi phân loại và sắp xếp 'nó' vào đúng chỗ trong thư viện 'bộ óc' của mình.
6. Đồng thời, hãy hiểu thấu 'gót chân Achilles' (=nhược điểm) của ta, và hãy thực lòng tôn trọng và khôn khéo học hỏi các ý kiến của các bậc tiền bối, các blogger, các ‘hai lúa’/lão bá tánh, thậm chí là của các cháu bé còn ngây thơ.
7. Hãy dùng ‘ấn tượng’ để nhớ, bằng cách lợi dụng cuộc sống sinh động, vì ta có thể nhớ là ‘tư liệu’ đó xảy ra ở cảnh vật nào?, ở trên máy bay, xe đò?, ở thư viện, trường?, lúc vui đùa, nhậu, uống cà phê?, khi gặp ông Tây, ông Obama?, lúc trời mưa to?, lúc gặp người tình?…
8. Hãy thận trọng rằng thế giới tư liệu rất là nhiễu loạn, có thể không chính xác.
9. Hãy đừng bao giờ để người ta viết, rồi ta đọc.
10. Nhất là, hãy có nhận định/ý tưởng riêng của ta, chứ không nhất thiết phải luôn tụng niệm 'vĩ nhân X nói rằng', và lưu ý rằng: cái đơn giản nhất lại là cái trí tuệ nhất.
11. Hãy đừng sợ sai, các blogger/bạn bè/cha chú/thực tế sẽ giúp ta sửa sai, rồi hãy sửa sai càng sớm càng tốt, và cần nghi ngờ sự láu táu của ta bằng cách kiểm tra 100 lần, thậm chí 1000 lần, cho những phát biểu chính thức.
12. Hãy xem trí tuệ là vỏ cà phê, vượt qua ‘ngưỡng’ của trí tuệ thì mới đến được ‘nhân’ của quả cà phê.
13. Hãy đừng ‘gáy’, ‘chảnh’, 'nổ' hay ‘nói khoác’ với thiên hạ là tôi biết cái này, tôi biết cái nọ, mà hãy suy nghĩ… 30 năm để chỉ phát biểu có tí xíu xìu xiu thôi. (khó quá phải hôn? hì…)
2. Hãy đọc lướt qua cuốn sách/tài liệu, rồi cố tìm ra ý chính của tác giả là cái gì, thậm chí chỉ cần một vài câu chủ yếu thôi, và hãy hiểu 'ý' chứ đừng sa vào chi tiết.
3. Điều tiên quyết, hãy so sánh ‘nó’ với kinh nghiệm sống hay kinh nghiệm từ 'trường đại học bôn ba' của ta (nếu có), và lấy sự sáng tạo, phê phán và tự-khám-phá làm nền tảng, bằng cách đó, ta sẽ không… ngại khi nói đến ông Khổng Tử hay anh chàng Nick Vujicic gì gì đó.
4. Rồi hãy cố gắng tập trung vào ‘trọng tâm’ của vấn đề: bạn cần đọc cái gì trong đống tài liệu khổng lồ đó?, cần rút ra tinh hoa nào cho mình?..., còn các phần không quan trọng sẽ đọc/nghiên cứu thêm chi tiết sau, nếu cần.
5. Rồi hãy kiểm tra xem, ta cần so sánh ‘nó’ với những tư liệu ‘chủ yếu’ nào, đừng đọc tùm lum, rồi phân loại và sắp xếp 'nó' vào đúng chỗ trong thư viện 'bộ óc' của mình.
6. Đồng thời, hãy hiểu thấu 'gót chân Achilles' (=nhược điểm) của ta, và hãy thực lòng tôn trọng và khôn khéo học hỏi các ý kiến của các bậc tiền bối, các blogger, các ‘hai lúa’/lão bá tánh, thậm chí là của các cháu bé còn ngây thơ.
7. Hãy dùng ‘ấn tượng’ để nhớ, bằng cách lợi dụng cuộc sống sinh động, vì ta có thể nhớ là ‘tư liệu’ đó xảy ra ở cảnh vật nào?, ở trên máy bay, xe đò?, ở thư viện, trường?, lúc vui đùa, nhậu, uống cà phê?, khi gặp ông Tây, ông Obama?, lúc trời mưa to?, lúc gặp người tình?…
8. Hãy thận trọng rằng thế giới tư liệu rất là nhiễu loạn, có thể không chính xác.
9. Hãy đừng bao giờ để người ta viết, rồi ta đọc.
10. Nhất là, hãy có nhận định/ý tưởng riêng của ta, chứ không nhất thiết phải luôn tụng niệm 'vĩ nhân X nói rằng', và lưu ý rằng: cái đơn giản nhất lại là cái trí tuệ nhất.
11. Hãy đừng sợ sai, các blogger/bạn bè/cha chú/thực tế sẽ giúp ta sửa sai, rồi hãy sửa sai càng sớm càng tốt, và cần nghi ngờ sự láu táu của ta bằng cách kiểm tra 100 lần, thậm chí 1000 lần, cho những phát biểu chính thức.
12. Hãy xem trí tuệ là vỏ cà phê, vượt qua ‘ngưỡng’ của trí tuệ thì mới đến được ‘nhân’ của quả cà phê.
13. Hãy đừng ‘gáy’, ‘chảnh’, 'nổ' hay ‘nói khoác’ với thiên hạ là tôi biết cái này, tôi biết cái nọ, mà hãy suy nghĩ… 30 năm để chỉ phát biểu có tí xíu xìu xiu thôi. (khó quá phải hôn? hì…)
B. Phương pháp viết entry:
1. Trọng tâm của bài viết là gì?
2. Bài viết đó có những phần chính nào?
3. Ta cần nói sâu vào những điểm nào?
4. Có cần tìm hiểu thêm thông tin không, nếu có thì tìm hiểu thêm cái gì? Có cần phải xử lý tư liệu ngay lập tức không, hay để từ từ?
5. Bài viết có những phần nào thừa/xa trọng tâm/quá dài? Cần thu hút/khôi hài một tí?
6. Bài viết có nói theo (nô dịch/bồi bút) không? Có cần tí tí lại đưa các nhà thơ như Tagore, Nguyễn Du, Whitman vào để cho ta được... nổi tiếng lây hay không?
7. Quan trọng nhất, nhận định riêng của ta ở đâu? Ta viết cho vui hay để cãi nhau?
8. Bài viết đã có phần mở đầu rồi à! Vậy có phần kết luận không?
9. Có luôn mài giũa 'viên ngọc' mà mình đã sáng tạo ra không?
10. Thế giới này có màu đen không? Có phải nó ‘toàn màu hồng’ không? Có phải trên đời cái gì cũng 'tuyệt' đẹp không?
11. Hãy kiểm tra xem, ta có phải là thánh bút không/ta có ‘điên’ (phát biểu hàm hồ) không?
12. Ta cho ‘ta là hay’, vậy hãy tưởng tượng là các blogger khác sẽ nghĩ như thế nào?
13. Hãy lấy tình yêu làm cơ sở và đừng bao giờ quên thông cảm với nỗi đau của người khác.
2. Bài viết đó có những phần chính nào?
3. Ta cần nói sâu vào những điểm nào?
4. Có cần tìm hiểu thêm thông tin không, nếu có thì tìm hiểu thêm cái gì? Có cần phải xử lý tư liệu ngay lập tức không, hay để từ từ?
5. Bài viết có những phần nào thừa/xa trọng tâm/quá dài? Cần thu hút/khôi hài một tí?
6. Bài viết có nói theo (nô dịch/bồi bút) không? Có cần tí tí lại đưa các nhà thơ như Tagore, Nguyễn Du, Whitman vào để cho ta được... nổi tiếng lây hay không?
7. Quan trọng nhất, nhận định riêng của ta ở đâu? Ta viết cho vui hay để cãi nhau?
8. Bài viết đã có phần mở đầu rồi à! Vậy có phần kết luận không?
9. Có luôn mài giũa 'viên ngọc' mà mình đã sáng tạo ra không?
10. Thế giới này có màu đen không? Có phải nó ‘toàn màu hồng’ không? Có phải trên đời cái gì cũng 'tuyệt' đẹp không?
11. Hãy kiểm tra xem, ta có phải là thánh bút không/ta có ‘điên’ (phát biểu hàm hồ) không?
12. Ta cho ‘ta là hay’, vậy hãy tưởng tượng là các blogger khác sẽ nghĩ như thế nào?
13. Hãy lấy tình yêu làm cơ sở và đừng bao giờ quên thông cảm với nỗi đau của người khác.
(Lưu ý rằng mỗi entry chỉ thỏa vài điều trong số những điều nêu trên, vì có
nhiều cách viết entry như tâm sự, tản mạn, bình luận xã hội, 'chính sử' (bài
bản/nghiêm túc), triết lý, thơ, hài/vui... Đa số bài của LB là tâm sự/tản mạn +
hài, nên không chú trọng đến tính bài bản cho lắm).
C. Các entry có liên quan:
Chúm thơ 'Nàng dung tục!': http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/372-chum-tho-nang-dung-tuc.html
Những câu hỏi của blogger: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/nhung-cau-hoi-cua-cac-blogger.html
Những câu hỏi của blogger: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/nhung-cau-hoi-cua-cac-blogger.html
Phi-Kim Dung và tình yêu: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/248-phi-kim-dung-va-tinh-yeu.html
Phương pháp viết entry: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/376-phuong-phap-viet-entry-va-moi-tinh.html
Phương pháp xử lý tư liệu: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/374-phuong-phap-xu-ly-tu-lieu.html
việc trích dẫn quá nhiều ý tưởng của người đi trước sẽ làm cháu có khả năng bị lầm lạc, hay bị rơi vào ma trận của tư liệu, do đó mất tính độc lập, và dĩ nhiên là mất tính sáng tạo, thậm chí vô tình trở thành bồi bút, hay trở thành một ‘nhà sao chép học’. Hãy bảo chúng ‘con hãy có suy nghĩ riêng của con’, hãy dũng cảm bảo 'tôi nói rằng' rồi cải thiện và bảo vệ cho ý kiến của mình’.
Trả lờiXóaĐóm đọc sơ qua nên nói lan man một chút (vì đang buồn ngủ). Thông cảm nhé !
Trả lờiXóaNhững bài viết của Anh rất hay, mang nặng tính triết lý, nhân bản. Có nhiều điều đáng để đọc và suy ngẫm, đáng để học hỏi vì "nó là cái giá quá đắt mà LB phải trả cho cả cuộc đời của mình, kể cả sự đau khổ và cô đơn".
Không phải do nó có "giá" mà đầu tiên nó phải xuất phát từ nguồn cội gia đình (được giáo dục và nuôi dưỡng), va chạm nhiều với ĐỜI, cọ xát với thực tế, có một trái tim nhân hậu, một bộ óc luôn tìm tòi và tư duy độc lập thì mới đúc kết được những cái tinh hoa trong cuộc sống.
Thường thì một bài triết khá nặng và dài nên thường phải lồng những nét dí dỏm hoặc vài câu thơ nhẹ nhàng, lãng mạn vào cho người đọc bớt cảm giác chán. Điều này ko phải dễ.
Triết được lấy từ trong cuộc sống, ko ai vượt qua khỏi cái giới hạn này. Trong đó con người có đủ các yếu tố : "hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục" ; "tham, sân, si" ; "chính, tà" ; "sinh, lão, bệnh, tử" ...
(Lúc nào rảnh, Đóm đọc kỹ lại và nói sau nhé !)
Ui, cô giáo thức khuya vậy à, tối qua LB đi ngủ sớm, thức dậy, rồi đi ngủ muộn, ngủ tạm được, mới dậy, xử lý entry 248 mệt quá, hì...
Xóa"Triết được lấy từ trong cuộc sống, ko ai vượt qua khỏi cái giới hạn này": like!
Cám ơn cô giáo nghen, ngày mới ngọt ngào.
Một bài viết công phu và quá chất lượng!
Trả lờiXóaCám ơn sự động viên của bạn, cho gửi lời thăm các đồng nghiệp của bạn bên Nga (!) nhé. Ngày mới tốt lành.
XóaMỗi lần sang nhà LB đọc bài viết thấy mình thêm được nhiều điều bổ ích
Trả lờiXóaChúc bạn chiều an lành nhé
Hề.. hề..., thấy bạn TMC là mình nhớ 'Truyện bác sĩ miền rừng', nhưng mình nhớ nhất là bộ truyện bằng tranh 'Tề Thiên Đại Thánh', tiếc quá! Tks, chúc chiều vui.
XóaLưu comt Gái Già:
Trả lờiXóa"Gió vào thổi thắm vườn dưa
Đỏ từ trong ruột, đỏ vào môi em
Cà phê tỏa khói êm đềm
Người đâu không thấy, bóng đêm đến rồi".
Hè.. hè..., chúc dưa hấu tối ngọt ngào nghen.
Để thư giãn, sau đây mời các blogger xem một ví dụ về sự 'sáng tạo', hì...:
Trả lờiXóa"Tự nhiên tính, hư vô tính và tình yêu tính" (trong entry ‘Phi-Kim Dung và tình yêu’).
A/ Đóm lấy 4 chữ Tự nhiên và Tình yêu để giải TOÁN: ta có 3 số trong dãy số 'tự nhiên' là 1, 3, 8 và 4 phép toán Cộng, Trừ, Nhân, Chia. Ta sẽ có những đáp số như sau :
- Nhân: 1x3x8 = 24 giờ nhớ nhau
- Cộng: 1+3+8 = 12 tháng chờ đợi nhau
- Trừ: 8-3-1 = 4 mùa muốn ở bên nhau
- Chia: ( 8+1):3 = 3 chữ mà ai cũng muốn nói và ai cũng muốn nghe. Đó là I 'LOVE' YOU.
B/ Cuối cùng còn lại: hư, vô, tính => Có nghĩa là:
Trò Đóm học Toán ('Tính') như vậy là 'Hư' quá ! Cho 0đ (không là 'Vô')
+NGLB: Trời, học sinh có óc 'sáng tạo' như vậy, sao cô giáo cho 0 điểm, 10 điểm mới phải, hề.. hề...
Lưu comt Dung nguyen Thanh:
Trả lờiXóa"Em ơi anh ngày khò khò
Nửa đêm tỉnh dậy anh mò qua em
Rồi nghe khúc tén tèn ten
Rồi nghe giai điệu lúc thăng, lúc trầm"
Hề.. hề.. hề... Tối vui nghen DNT.
mưa ghé thăm anh...oh mưa sẽ ngồi chơi lâu chút để đọc mấy bài mới của anh nè- hiiii
Trả lờiXóachúc anh tối vui nhé NGLB!
À, mấy hôm nay anh bận chuẩn bị mấy bài thơ, khi nào có... cảm hứng thì sẽ đăng tải, cám ơn Mưa nghen, tối ngọt ngào.
Xóa"Ngày nay chơi trốn tìm
XóaEm ẩn nơi đồng lúa
Anh về nơi phố thị
Ngồi đây chỉ thấy... mưa"
Anh LB đúc kết kinh nghiệm hay quá trời!
Trả lờiXóaTrùi, LB lại thích bài viết về Hoa Đường Quân Tử của TA đóa, ngày mới vui nghen.
XóaĐóm cảm ơn Anh đã ko giận vì nhận xét của Đóm ở entry 407.
Trả lờiXóaMỗi bài viết của Anh , Đóm đều đọc và xem như là một bài học với phương pháp học từ xa. Đóm biết là đôi khi Đóm phát biểu có sai nhưng đó là lời nói chân thật theo suy nghĩ của Đóm. Và Đóm luôn thuộc lòng lời hướng dẫn của Anh :
"11. Hãy đừng sợ sai, các blogger/bạn bè/cha chú/thực tế sẽ giúp ta sửa sai, rồi hãy sửa sai càng sớm càng tốt, và cần nghi ngờ sự láu táu của ta bằng cách kiểm tra 100 lần, thậm chí 1000 lần, cho những phát biểu chính thức."
"hãy tự hỏi ‘ta có thể suy nghĩ/phát biểu riêng được không?', hãy biết lật ngược vấn đề, và hãy có lập trường, chính kiến của mình trước khi, trong khi và sau khi tiếp cận người đó.
Entrry 379. Phương pháp tư duy độc lập
Đây là lời xin lỗi thật lòng nếu có làm Anh buồn. Xin Anh ko đăng lời comt này. ĐomĐóm
Trùi,
XóaĐóm bình hay như 'chiết gia' đóa,
thế mà cứ xin lỗi liên tục, hì.. hì...,
LB suy nghĩ hoài mới chọn ra được đề tài đó
vì mỗi đề tài phải có ý nghĩa, tuy khác nhau, nhưng cùng 1 ý niệm...
cám ơn Đóm nhiều nghen, tối vui nhé.