Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

422. Kiến, Văn, Trí, Tính và khái niệm ‘thần tăng’

Bài viết này gồm có:
1.Mở đầu
2.Độ Ách thần tăng!
3.Kiến, Văn, Trí, Tính
4.Lẽ nào vướng hư danh?
5.Hư ảnh.
1. Mở đầu
Hôm trước, trong bài ‘Cái gì là bất tử…’, rồi để đùa với chị TTM Gốc Mai, LB đã nhắc đến ‘Độ Ách thần tăng’ (trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’) với hàm ý nói rằng tên Mùi hay Mai cũng vậy thôi, không ngờ sau đó lời bình này lại được bạn Phu Đoan, rồi anh Robert Nguyễn đặc biệt quan tâm, điều này làm LB cảm hứng mà viết nên entry 'Kiến, Văn, Trí, Tính' này.
Lưu ý rằng, đi quá nhiều vào tư liệu là lạc vào ma trận và chẳng giúp ích gì cho sự sáng tạo cả, nên LB khi hiểu được ý là thoát ra khỏi ma trận này ngay, nên giả sử có blogger nào quá quan tâm đến vấn đề tư liệu thì xin vui lòng tự tìm hiểu trên mạng nghen.
2. Độ Ách thần tăng!
Đến cuối truyện, để phù hợp với sự tiến triển và logic của câu chuyện, Kim Dung buộc phải ‘nặn’ ra 3 nhân vật Độ Ách, Độ Nạn và Độ Kiếp để chỉ ra rằng khi họ ‘tâm ý hợp nhất’ thì không cái gì có thể phá vỡ nỗi (họ dùng võ công 'Kim cương phục ma khuyên' mà ngay cả kẻ được mệnh danh là vô địch thiên hạ như Trương Vô Kỵ cũng đành cam chịu thất bại).
Tương tự, Kim Dung cũng ‘nặn’ ra nhân vật Không Tướng để làm cho Trương Tam Phong bị lừa mà bị thương nặng, và để dẫn đến cái nguyên lý ‘nhu thắng cương’ và lý thuyết ‘hiểu ý chứ không nên học thuộc lòng’...
Nếu đi vào chi tiết thì việc LB dùng từ Độ Ách 'thần tăng’ là không đúng lắm, vì ông (hay Độ Nạn, Độ Kiếp…) chỉ là một cao tăng ẩn tu sau núi Thiếu Thất mà thôi.
Và nếu đi vào chi tiết thì việc dùng cụm từ ‘Kiến, Văn, Trí, Tính’ (xem dưới) cũng có sự khác biệt, đó là trước 1975, dịch giả Từ Khánh Phụng dùng chữ ‘Tín’, còn sau 1975, dịch giả Nguyễn Duy Chính, hay Lê Khánh Trường, Lê Việt Anh dùng chữ ‘Tính’, mà có lẽ việc dùng chữ ‘Tính’ là phù hợp với triết lý phật giáo hơn.
3. Kiến, Văn, Trí, Tính
Để xây dựng nhân vật Trương Vô Kỵ, Kim Dung đã đồng thời xây dựng các nhân vật ‘nền’ khác, trong đó có Tứ đại thần tăng của phái Thiếu Lâm là Không Kiến, Không Văn, Không Trí và Không Tính là các nhân vật xuất hiện cũng thời với Trương Tam Phong (thời nhà Nguyên, thế kỷ thứ 13-14), được giới giang hồ võ lâm thời đó tôn xưng là ‘Kiến, Văn, Trí, Tính’, trong đó Không Kiến là ‘đứng đầu’ về mặt võ công và 'đại trí, đại tuệ’.
Người ta dùng chữ ‘thần tăng’ là việc của người ta, nhưng để là thần tăng thực sự thì quả là hiếm có trên đời.
-Không Tính là một nhân vật ôm nặng mối ‘tham, sân, si’ trong lòng nhưng chưa có điều kiện để bộc lộ. Ông có tính tình rất nóng nảy, bỏ cả đời để luyện môn Long Trảo Thủ (một trong 72 tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm), và thầm cho rằng mình giỏi hơn cả 2 sư huynh là Không Văn và Không Trí, và thậm chí còn cho rằng võ công của mình là vô địch thiên hạ. Hồi nhỏ, khi đọc đến đây, LB có cảm nhận rằng ông ta phải ‘chết’, vì ông không có phẩm chất của một vị thần tăng. Quả nhiên, sau này ông bị bại dưới Long Trảo Thủ ‘ảo’ của Trương Vô Kỵ (mà sở hữu môn ‘Càn khôn đại na di tâm pháp’), thậm chí ông còn bị đại bại dưới tay của A Tam (truyền nhân của Hỏa công đầu đà - phản đồ của Thiếu Lâm) mà bị thảm tử.
-Không Trí thì có thể hình dung như là một con thiên nga màu đen, tu luyện hoài thì lông chuyển sang màu trắng, nhưng vẫn còn một đám lông đen ở trên đầu: đó là tính cố chấp. Cũng như Không Văn, ông đã bị Thành Khôn lừa và giật dây (xem dưới). Có lần ông bị Khổ đầu đà Phạm Dao đầu độc bằng ‘Thập hương nhuyễn cân tán’ và bắt nhốt vào Vạn An Tự, nên ông mang mối hận trong lòng mà lúc nào cũng đòi quyết chiến quyết tử với Phạm Dao, chỉ sau khi Phạm Dao cứu sống phương trượng chùa Thiếu Lâm là Không Văn khỏi bị chết cháy (do âm mưu của Thành Khôn) thì mối ‘tư thù’ này mới được hóa giải.
-Không Văn thì nhu nhược/không quyết đoán, vì thế mà Viên Chân (tức là ác tặc Thành Khôn) giả gia nhập phái Thiếu Lâm và điểu khiển phái này gián tiếp hay trực tiếp tham gia vào các tham vọng chính trị ngầm của y trong mấy chục năm, mà vị cao tăng này không hề hay biết. Việc này khởi đầu bằng cái chết của Không Kiến, rồi chuyện nhúng tay vào vụ ‘Bảo Đao Đồ Long’, vụ thù hận/tranh chấp lâu dài với phái Võ Đang, vụ tiêu diệt Minh giáo, vụ phái Thiếu Lâm suýt bị Triệu Minh diệt vong… và cuối cùng là vụ Không Văn bị khống chế và tí xíu nữa là bị hỏa thiêu (may nhờ Phạm Dao cứu).
-Không Kiến quả xứng đáng là một vị thần tăng với một tâm hồn thanh cao, một quả tim bồ tát, và do đó, xứng đáng là thiên hạ đệ nhất cao thủ thời đó, mặc dù ông không cần phải ra đấu võ đài như Không Tính. Ngoài ra, ông cũng có sự sai lầm của con người: bị Thành Khôn lừa mà chết dưới ‘Thất thương quyền’ của Tạ Tốn, nhưng cái chết này của ông đã làm cho Tạ Tốn ngừng bàn tay máu: ‘vị cao tăng đó không những võ công tinh thâm, lại đại trí đại tuệ biết rõ hết hành vi của ta, y cũng muốn cho ta trở nên một con người lương thiện, không nghĩ gì đến sự báo thù là điều không sao làm được, nên y mới bảo ta khi nào giết người hãy nhớ đến y. Ngũ đệ, bữa nọ ngu huynh đấu chưởng lực với hiền đệ ở trong thuyền, sở dĩ ngu huynh không giết hiền đệ là vì ngu huynh chợt nhớ đến mấy lời trối trăn của Không Kiến đại sư đó’ (lời của Tạ Tốn), và kết quả cuối cùng là Tạ Tốn đã ‘phóng hạ đồ đao, lập địa thành phật’.
4. Lẽ nào vướng hư danh?
Việc Tạ Tốn - kẻ ác nhất và đau khổ nhất - thành phật là một trong những nội dung hay nhất của Kim Dung. Dưới đây, các bạn hãy ôn lại một số tư liệu về cái ‘quả’ mà do trước đó Không Kiến thần tăng đã gieo (entry 233, đường dẫn cho ở dưới):
‘... Lúc ấy mặt trời đã ló dần, quần hùng đã trông rõ trận đấu, ai nấy đều trông thấy hai mắt của Tạ Tốn và Thành Khôn chảy máu, cả hai cùng đứng yên, hai người bị thương như nhau, nhưng Tạ Tốn đui mù đã lâu, dù có bị Thành Khôn đâm trúng hai ngón tay thì cũng bị thương da thịt thôi, chứ không mất mát gì hết.
Trái lại Thành Khôn biến thành người mù.
Tạ Tốn cười nhạt một tiếng và hỏi:
- Ngươi nhìn thử đui mù xem có thích thú không?
Nói xong, Sư vương liền tấn công luôn một quyền.
Thành Khôn đôi mắt đã mù không trông thấy gì cả nên không sao tránh né được.
Thế Thất thương quyền của Tạ Tốn đánh trúng ngay ngực y, tiếp theo Tạ Tốn lại giơ tay trái lên tấn công luôn một quyền nữa.
Thành Khôn bị đánh lui về sau mấy bước, té luôn lên trên cây thông gãy, mồm phun máu tươi ra.
Y bỗng nghe Ðộ Ách nói:
- Nhân quả báo ứng, thiện tai thiện tai...' (‘Ỷ thiên đồ long ký’ - Hồi thứ 98)
Nghĩ lại vô cùng hối hận về tội ác của mình trước đây, Tạ Tốn bèn ngồi yên cho mọi người, ai muốn chém thì chém, muốn giết thì giết, nhưng những kẻ muốn giết lão lại thấy tay họ cũng dính đầy máu người, họ chỉ chửi bới lão vô cùng thậm tệ, thậm chí còn khạc nhổ lên đầu lão…, nhưng họ không giết lão… Khi được ‘Độ Ách’ phong vai vế vào hàng chữ ‘Không’ tức là ngang với các thần tăng là Không Văn và Không Trí, Tạ Tốn định từ chối, ông muốn nhận vai vế hàng chữ ‘Viên’ thấp hơn, nhưng Độ Ách bảo:
Không đã đành là không,
Viên cũng lại là không,
Ngã tướng với nhân tướng,
Nào có chi bất đồng.
Vốn có sẵn phật tính trong người, Tạ Tốn liền giác ngộ và vượt qua ngưỡng sinh tử, ông nói:
Tạ Tốn hay cục phân,
Cũng đều là hư ảnh
Đến thân còn chẳng chấp,
Lẽ nào vướng vào danh?...

5. Hư ảnh
Mọi triết lý đều có mục tiêu tối hậu là đem lại hạnh phúc cho con người, mà ai đó không thể cố chấp là ‘chỉ có triết lý X của chúng tôi mới là đúng’!
Phái Thiếu Lâm thường dùng các đạo hiệu bắt đầu bằng các từ như: độ, giác, huyền, không, viên, vô… để hình thành các tên như Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp, Giác Viễn, Huyền Khổ, Huyền Nạn, Huyền Thống, Không Kiến, Không Văn, Không Trí, Không Tính, Viên Âm, Viên Chân, Viên Nghiệp, Vô Sắc, Vô Tướng…, nhưng việc dùng từ nào, vai vế nào, đẳng cấp nào là không quan trọng, vì đối với một thần tăng chính hiệu thì: Không cũng là không, Viên cũng là không, vì tất cả đều là ‘hư ảnh’.
Cuối cùng, Lá Bàng không thiên về bất cứ một triết lý/tôn giáo nào, và cũng không quá thương thượng đế và quá ghét quỷ sa-tăng - quy luật của muôn đời, vì nó chỉ là một thứ ‘hư-nhân’ do con người dựng nên để đổ mọi xấu xa/tội ác lên đầu nó để hòng che giấu tính ‘ác’ của mình, thực ra, sa-tăng là có thật và nó hiện hữu ngay trong tâm hồn của mỗi con người (trừ thánh), dễ thấy rằng nếu nhìn ‘kỹ’ vào khuôn mặt hay mắt của ai đó, thì ta sẽ thấy ẩn chứa hình bóng của con quỷ sa-tăng trong đó.
Và mặc dù tình yêu không bất tử, nhưng con người có thể bất tử trong tình yêu, nên trong tâm hồn LB cũng có ẩn chứa một nữ sa-tăng rất… dễ ‘sương’, đó là thiên thần bé nhỏ, hề.. hề…
----------------
Các entry có liên quan:
Khái niệm bất tử: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/08/419-cai-gi-la-bat-tu.html 
Không Kiến và Tạ Tốn: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/08/233-kim-mao-su-vuong-ta-ton-va-lao-tac.html

19 nhận xét:

  1. Không Kiến quả xứng đáng là một vị thần tăng với một tâm hồn thanh cao, một quả tim bồ tát, và do đó, xứng đáng là thiên hạ đệ nhất cao thủ thời đó, mặc dù ông không cần phải ra đấu võ đài như Không Tính. Ngoài ra, ông cũng có sự sai lầm của con người: bị Thành Khôn lừa mà chết dưới ‘Thất thương quyền’ của Tạ Tốn, nhưng cái chết này của ông đã làm cho Tạ Tốn ngừng bàn tay máu: ‘vị cao tăng đó không những võ công tinh thâm, lại đại trí đại tuệ biết rõ hết hành vi của ta, y cũng muốn cho ta trở nên một con người lương thiện, không nghĩ gì đến sự báo thù là điều không sao làm được, nên y mới bảo ta khi nào giết người hãy nhớ đến y. Ngũ đệ, bữa nọ ngu huynh đấu chưởng lực với hiền đệ ở trong thuyền, sở dĩ ngu huynh không giết hiền đệ là vì ngu huynh chợt nhớ đến mấy lời trối trăn của Không Kiến đại sư đó’ (lời của Tạ Tốn), và kết quả cuối cùng là Tạ Tốn đã ‘phóng hạ đồ đao, lập địa thành phật’.

    Trả lờiXóa
  2. Anh Bàng ơi...LR sang thăm anh ...mà hình như anh đi vắng LR ngồi đọc entry của anh như là đọc truyện của ông Kim Dung vậy đó ! Hay .
    Sang thăm anh và đọc truyện rồi về vì không thấy anh đâu.....
    Luôn nhiều sức khỏe và vui vẻ anh Bàng nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. UI, LB viết entry này với chút lo ngại, vì nếu ai không đọc truyện Kim Dung thì làm sao biết được, híc.. híc...
      Chúc tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  3. Quỷ sa tăng hung dữ với người này,nhưng lại mềm nhũn với người khác đó anh ạ.
    Chúc anh đêm ngon giấc mộng nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn NLL nghen, ước gì được gặp nhiều quỷ sa-tăng mềm nhũn như vậy, hì..., chúc bên ấy vui.

      Xóa
  4. Lưu comt Lê Mai Thúy:
    Đời mình mãi xa nhau
    Em vẫn còn nhỏ xíu
    Anh nay tóc đổi màu
    Khói buồn bay cô liêu.

    Trả lờiXóa
  5. Cuối tuần MT lang thang sang thăm LB nè , vui vẻ , nhiều sk anh LB nhé

    Trả lờiXóa
  6. Cuối tuần MT lang thang sang thăm LB nè , vui vẻ , nhiều sk anh LB nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tím ơi, mấy hôm nay bận đám hỏi, giờ mới trả lời được, cám ơn tím, chiều CN bên ấy vui nghen.

      Xóa
  7. Tóc dài thả ngang vai
    để cho ai mộng hoài
    Bóng nàng vừa lướt qua
    Anh thả hồn Theo mãi

    hihi... vậy lại quên em rồi...!?
    Chuc A iu vui nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy hôm nay LB bận đám hỏi,
      giờ mới trả lời được,
      4 câu này hay đó bạn NTL à,
      cám ơn, chiều CN bên ấy vui nghen.

      Xóa
  8. "Mặc dù tình yêu không bất tử, nhưng con người có thể bất tử trong tình yêu" nhưng tìm mãi không có câu trả lời xứng đáng thì làm sao đây huynh. BLT vẫn thích nhân vật A Châu trong " Thiên Long Bát Bộ". Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt huynh nhỉ? (:
    Ngày an lạc nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh,
      tím nói đúng đóa, tìm mãi không có tình yêu, có thể, nhưng đành chấp chận, vì có vô số lý do,
      cám ơn tím nghen, tối CN ngọt ngào.

      Xóa
  9. Bài anh Bàng mỗi lúc mỗi khó hỉu, cs hông cóa lĩnh hội nổi.
    Trước khi đi zìa mừng cho anh chốt đc câu cuối cùng "trong tâm hồn LB cũng có ẩn chứa một nữ sa-tăng rất… dễ ‘sương’, đó là thiên thần bé nhỏ, hề.. hề…". Chừng ni là đc rồi aLB hè.
    ----------------

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì cũng lãng mạn hóa cuộc sống tí cho vui,
      bây giờ ta... già rồi, làm gì mà có thiên thần bé nhỏ, hì...
      Cám ơn CS nghen, chúc tối vui.

      Xóa
  10. Lúc nào em cũng chỉ sang thăm và chúc anh Lá Bàng luôn mạnh khỏe và vui bên Bạn bè nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mấy hôm nay LB thấy người mệt mỏi, nên hôm nay mới viết entry được, tối LB sang thăm nha, tuần mới ngọt ngào.

      Xóa