Kim mao
sư vương Tạ Tốn bị sư phụ là Thành Khôn với ý đồ chính trị, giả
say hãm hiếp vợ y, rồi giết vợ con và toàn bộ người nhà của y cả thảy là 13
người, vì thế y vô cùng đau khổ và nuôi chí phục thù. Sự đau khổ đó đã chuyển
thành tiếng rống thảm thiết 'Sư tử hống', thành môn võ tự đau
khổ 'Thất thương quyền', và đã biến thành tiếng chửi thượng đế
là 'Lão tặc thiên', tuy nhiên cuối cùng y giác ngộ và thành phật. Trong số
những người đau khổ như Tạ Tốn, Dương Quá, Tiêu Phong, Lệnh Hồ Xung, Lý Mạc
Sầu..., thì có lẽ Tạ Tốn là một trong những điển hình cho nét đau khổ có tính
bi tráng nhất và 'người' nhất. (entry 112, thư mục 'Kim Dung')
Lâu ngày
không thấy bóng nàng
Con cá nó lặng, cây lan nó sầu
Đi đâu cũng thế em ơi
Cũng quay trở lại chữ O tròn tròn
Con cá nó lặng, cây lan nó sầu
Đi đâu cũng thế em ơi
Cũng quay trở lại chữ O tròn tròn
Trước tiên, mình xin tóm tắt một số nhân vật được đề cập trong entry này
(theo thứ tự A, B, C…):
-Chu Chỉ Nhược: nữ đệ tử cưng của Diệt
Tuyệt sư thái, phái Nga Mi, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Dương Phá Thiên (hay Dương Đỉnh Thiên): Giáo chủ đời thứ 33 của Minh
giáo Trung thổ, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Dương Quá: nhân vật chính trong truyện ‘Thần điêu đại hiệp’
-Độ Ách: một trong ‘Tam lão thần tăng’ ẩn tu của phái Thiếu Lâm là Độ
Ách, Độ Nạn và Độ Kiếp, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Hân Ly (hay Thù Nhi): con gái của Hân Dã Vương, cháu nội của Hân Thiên Chính, trong truyện ‘Ỷ
thiên đồ long ký’
-Hân Tố Tố: con gái của Hân Thiên Chính - Giáo chủ Thiên Ưng giáo, trong
truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Huyền Minh nhị lão: Lộc Trượng Khách và Hạt Bút Ông, thuộc hạ của Triệu Minh, sở hữu môn ‘Huyền Minh thần chưởng’ vô cùng hàn độc, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Không Kiến thần tăng: một vị cao tăng đắc đạo của phái Thiếu Lâm, đứng đầu trong 4 vị thần tăng là Kiến, Văn, Trí và Tín, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Không Văn: Chưởng môn phái Thiếu Lâm, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Lệnh Hồ Xung: nhân vật chính trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’
-Lý Mạc Sầu (Xích luyện tiên tử): Sư tỉ của Tiểu Long Nữ, trong truyện ‘Thần điều đại hiệp’
-Thành Khôn (Hỗn nguyên phích lịch thủ): sư phụ của Tạ Tốn, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Tiêu Phong: Bang chủ Cái Bang, nhân vật chính trong truyện ‘Thiên Long bát bộ’
-Triệu Minh: Quận chúa Mông Cổ, con gái của Nhữ vương vương - một đại thần của triều đình Mông Cổ, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Trương Thúy Sơn: đệ tử thứ năm của Trương Tam Phong, phái Võ Đang, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký'
-Trương Vô Kỵ: con của Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố, con nuôi của Tạ Tốn, Giáo chủ đời thứ 34 của Minh giáo, nhân vật chính trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Huyền Minh nhị lão: Lộc Trượng Khách và Hạt Bút Ông, thuộc hạ của Triệu Minh, sở hữu môn ‘Huyền Minh thần chưởng’ vô cùng hàn độc, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Không Kiến thần tăng: một vị cao tăng đắc đạo của phái Thiếu Lâm, đứng đầu trong 4 vị thần tăng là Kiến, Văn, Trí và Tín, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Không Văn: Chưởng môn phái Thiếu Lâm, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Lệnh Hồ Xung: nhân vật chính trong truyện ‘Tiếu ngạo giang hồ’
-Lý Mạc Sầu (Xích luyện tiên tử): Sư tỉ của Tiểu Long Nữ, trong truyện ‘Thần điều đại hiệp’
-Thành Khôn (Hỗn nguyên phích lịch thủ): sư phụ của Tạ Tốn, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Tiêu Phong: Bang chủ Cái Bang, nhân vật chính trong truyện ‘Thiên Long bát bộ’
-Triệu Minh: Quận chúa Mông Cổ, con gái của Nhữ vương vương - một đại thần của triều đình Mông Cổ, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
-Trương Thúy Sơn: đệ tử thứ năm của Trương Tam Phong, phái Võ Đang, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký'
-Trương Vô Kỵ: con của Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố, con nuôi của Tạ Tốn, Giáo chủ đời thứ 34 của Minh giáo, nhân vật chính trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’
Câu chuyện rất dài, để tiện theo dõi, mình xin tóm tắt như sau:
1- Tạ
Tốn là một trong Tứ đại pháp vương của Ma giáo (hay Minh giáo) gồm Tía sam
long vương Đại Ỷ Ty, Bạch mi ưng vương Hân Thiên Chính, Kim mao sư vương Tạ Tốn
và Thanh dực bức vương Vi Nhất Tiếu. Đứng đầu Ma giáo lúc đó là Giáo chủ Dương
Phá Thiên. Ông yêu và lấy vợ, nhưng trước đó, Dương phu nhân lại là người yêu ‘thanh
mai trúc mã’ của Hỗn nguyên phích lịch thủ Thành Khôn.
Nàng tím đi
giữa rừng hương
Đi theo cũng nợ, ở nhà cũng vương
Nợ gì nợ cái 'sương sương'
Nợ gì nợ cái tư tương hỡ trời
Đi theo cũng nợ, ở nhà cũng vương
Nợ gì nợ cái 'sương sương'
Nợ gì nợ cái tư tương hỡ trời
2- Là một kẻ thủ
đoạn, thâm hiểm, xảo quyệt, tàn ác, nhỏ mọn và đê tiện, Thành Khôn vô cùng oán
hận, thề suốt đời trả thù Dương Phá Thiên, tiêu diệt Ma giáo, y còn mang ý đồ
thâm hiểm là tiêu diệt luôn các môn phái/bang hội trong võ lâm Trung Nguyên,
lên làm Minh chủ võ lâm, rồi thống nhất Trung Quốc, lên làm hoàng đế! Biết Tạ
Tốn là một lãnh đạo quan trọng trong Ma giáo, để tạo sự thù hận giết chóc giữa
các môn phái chính giáo/các bang hội và Ma giáo, đầu tiên, Thành Khôn giở thủ đoạn
chính trị, giả say hãm hiếp vợ Tạ Tốn, giết cả nhà Tạ Tốn là 13 người kể cả đưa
con mới đẻ của Tạ Tốn là Tạ Vô Kỵ, và giả vờ để cho Tạ Tốn còn sống.
Anh đưa em
về, em đang say
Có nói gì, em cũng chẳng hay
Cuộc tình tàn, tưởng như giấc mộng
Tìm em hoài, em ở nơi nao!
Có nói gì, em cũng chẳng hay
Cuộc tình tàn, tưởng như giấc mộng
Tìm em hoài, em ở nơi nao!
3-
Quả nhiên
Thành Khôn tính toán không nhầm, sau đó, Tạ Tốn đi khắp chân trời góc
biển tầm
sư học đạo và tìm Thành Khôn trả thù. Nhưng Thành Khôn có môn ‘Hỗn
nguyên phích
lịch thủ’ vô cùng lợi hại, Tạ Tốn nhiều lần đại bại bỏ chạy, Thành Khôn
vẫn
không giết Tạ Tốn mà dùng y làm một ‘con cờ’ để khuấy động máu lửa trong
võ
lâm. Tiếp tục, Tạ Tốn đánh cắp bí kiếp ‘Thất thương quyền’ của phái
Không Động,
đây là một môn võ công mà muốn luyện thì phải đánh đổi cả cuộc đời của
mình, bị chấn thương nội tạng, sau này sẽ bị tẩu hỏa nhập ma mà
chết. Sau đó, Thành Khôn không xuất hiện nữa. Vì thế, Tạ Tốn phải mạo
danh
Thành Khôn và giết rất nhiều cao thủ võ lâm rồi ghi bằng máu trên tường
là ‘Kẻ
giết người là Thành Khôn’ để buộc Thành Khôn phải xuất hiện, còn Thành
Khôn thì
nấp trong bóng tối để hỗ trợ Tạ Tốn giết người!
4- Rồi Thành
Khôn giở tiếp thủ đoạn chính trị là bái Không Kiến thần tăng làm sư phụ, rồi y
đội lốt là một nhà sư rất đức độ và dụ Không Kiến đứng ra hòa giải mối hận
thù giữa hai người. Tạ Tốn và Không Kiến bị mắc lừa, Không Kiến đã đưa người ra
hứng lấy 13 cú ‘Thất thương quyền’ của Tạ Tốn (để gỡ tội cho 13 người nhà Tạ
Tốn bị Thành Khôn giết). Lỡ tay đánh chết Không Kiến thần tăng, Ta Tốn vô cùng
hối hận, và đây là ‘duyên’ đầu tiên để Tạ Tốn trở thành phật sau này. Tội lỗi
của Tạ Tốn ngày càng dấy lên làn sóng vô cùng căm phẫn từ tất cả các anh hùng võ lâm thiên
hạ đối với Ma giáo, đồng thời việc chém giết giữa hai bên chính - tà làm cho võ
lâm rơi vào cảnh đầu rơi máu chảy triền miên, triều đình Mông Cổ cũng lợi dụng
cơ hội này để làm suy yếu và tiện tay tiêu diệt các thế lực võ lâm ở Trung Nguyên.
5- Không Kiến
là một cao tăng rất có ‘tâm’, trước khi chết, ông đã trăn trối với Tạ Tốn là 1. thề không giết người nữa, 2. muốn
thắng được Thành Khôn thì hãy tìm cho được bí kiếp trong thanh đao Đồ Long: 'Đao Đồ Long hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất tòng, Ỷ
Thiên kiếm bất xuất, thùy dữ tranh phong’. Tại đảo Vương Bàn Sơn, Tạ Tốn đã
thi triển môn thần công ‘Sư tử hống’, khống chế được các cao thủ của các môn
phái/bang hội tham dự Đại hội, và cướp được bảo đao Đồ Long. Để tránh các môn
phái truy đuổi, y đi thuyền trốn ra Bắc cực, và còn ép buộc Trương Thúy Sơn và
Hân Tố Tố đi theo y. Trong lúc đi thuyền, Tạ Tốn lại bị ông trời tiếp tục hành
hạ, ngoài chuyện đau khổ vì cả gia đình bị giết, bị cả võ lâm truy giết, bị đau
đớn do luyện ‘Thất thương quyền’, ông trời còn cho bão tố rượt theo, Tạ Tốn cực
kỳ căm phẫn mà dùng ‘Sư tử hống’ hét vang trời đất, ném ‘băng’ lên trời, đòi
giết ông trời và gọi ông trời là ‘Lão Tặc Thiên’! Trong cơn điên, Tạ Tốn định
giết Thúy Sơn, Tố Tố phải dùng ám khí phóng mù mắt Tạ Tốn để cứu Thúy Sơn. Sau
đó, do ‘ông trời’ sắp đặt, Thúy Sơn và Tố Tố trôi dạt vào Băng Hỏa đảo, họ đã ‘sa
lưới tình’.
Nằm trên bè
nhỏ, gần sen thắm
Một đóa phù dung, cong cong cong
Ngày ngày không thấy ti-gôn tím
Những cánh buồm xa lịm đáy lòng
Một đóa phù dung, cong cong cong
Ngày ngày không thấy ti-gôn tím
Những cánh buồm xa lịm đáy lòng
6- Khi tiếng
khóc ‘oa oa oa’ của trẻ con ra đời, mặc dù Tạ Tốn vẫn còn ôm mối hận không bao
giờ nguôi với Thành Khôn, nhưng thực ra, mối hận của y đã chuyển thành ‘tình yêu
vĩ đại’, đó là tình phụ tử thiêng liêng, y tặng hết tình yêu đó cho cậu bé
Trương Vô Kỵ. Ông trời vẫn tiếp tục theo đuổi hành hạ Tạ Tốn, y suy nghĩ 10 năm
vẫn không tìm ra được bí mật của bảo đao Đồ Long. Sau đó, bí quá và cũng là vì
tương lai của Vô Kỵ, y bèn sắp xếp cho Thuý Sơn, Tố Tố và Vô Kỵ về Trung Nguyên,
còn y ở lại Băng Hỏa đảo và chịu sống cô đơn suốt đời cho đến chết.
7- Vợ chồng
Thúy Sơn và Tố Tố vừa về đến đất liền (đến Võ Đang) thì lập tức bị giang hồ võ
lâm truy bức, phải tự tử chết. Còn Vô Kỵ bị trúng ‘Huyền minh thần chưởng’ của
Huyền Minh nhị lão, bị lạnh thấu xương, đau đớn vô cùng, vô phương cứu chữa và
chỉ còn có nước chờ chết. Không thiết sống, Vô Kỵ cứ theo hướng quả tim đầy tính
thiện của mình mà lưu lạc giang hồ, đi đến đâu y cũng bị người đời kể cả mỹ
nhân ruồng bỏ, lừa gạt, đối xử không bằng con heo con chó. May mắn y rơi xuống vực
mà học được nội công tuyệt thế là ‘Cửu dương thần công’: y hết bịnh, rồi y
tiếp tục may mắn lạc vào một bí đạo ở ‘Quang minh đỉnh’, tại đó y học được môn ‘Càn khôn
đại na di’ - là tâm pháp hộ giáo của Ma giáo, y hiển nhiên trở thành vô địch thiên
hạ.
8- Trong thời gian lưu lạc, khi làm Giáo chủ và sau này, Trương Vô Kỵ 'sa lưới tình' với 4 nàng,
đó là Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Tiểu Siêu và Triệu Minh. Y yêu cả 4
nàng, nhưng không biết yêu nàng nào nhất. Mãi sau này y mới biết người mà y yêu nhất là Triệu Minh!
(Hình: Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Triệu Minh và Tiểu Siêu)
Trời ơi,
mây cháy thành than
Khi trăng cạ cạ, sàng sàng quanh mây
Trăng làm mây đảo ngất ngây
Khi trăng cạ cạ, sàng sàng quanh mây
Trăng làm mây đảo ngất ngây
Không xỉn mà té, không say mà nằm
9- Là một con
người vô cùng có tình có nghĩa, sau khi đánh bại 6 đại môn phái và vô tình ‘hộ
giáo’ thành công, Vô Kỵ được toàn thể giáo chúng Minh giáo tôn lên làm Giáo chủ
Minh giáo. Chàng lập
tức đi Linh Xà đảo tìm ‘nghĩa phụ’ Tạ Tốn để rước về đền ơn đáp nghĩa, nhưng ‘ông
trời’ lại tiếp tục hành hạ Tạ Tốn bằng cách ‘sắp xếp’ cho y hết bị Cái Bang bắt,
rồi bị Thành Khôn bắt, rồi bị đem giam trong một cái hang ở sau chân núi Thiếu Thất,
chùa Thiếu Lâm. Thành Khôn lại tiếp tục giở thủ đoạn chính trị, y uy hiếp
Phương trượng chùa Thiếu Lâm là Không Văn, tổ chức đại hội võ lâm, dụ anh hùng
thiên hạ đến Thiếu Lâm truy giết Tạ Tốn, tranh chấp bảo đao Đồ Long, chém giết tàn
sát lẫn nhau để y làm ‘ngư ông đắc lợi’, lên làm Minh chủ võ lâm, độc bá thiên
hạ.
10- Không ngờ,
người tính không bằng trời tính, Tạ Tốn tuy bị mù mắt nhưng tai rất thính, y đã
phát hiện ra tiếng húng hắng ho ‘đặc dị’ của Thành Khôn ẩn nấp trong đám đệ tử
của phái Thiếu Lâm, Tạ Tốn bèn kể hết tội lỗi và mọi âm mưu thâm hiểm xảo quyệt
của Thành Khôn trước toàn thể võ lâm. Sau đó Tạ Tốn dùng ‘Thất thương quyền’
đánh mù mắt và phế bỏ võ công của Thành Khôn. Thành Khôn bị mù mắt, tàn phế và
bị Thiếu Lâm tống giam suốt đời không làm được bất cứ điều ác gì nữa.
‘... Lúc ấy mặt trời đã ló dần, quần hùng đã trông rõ trận đấu, ai nấy đều trông
thấy hai mắt của Tạ Tốn và Thành Khôn chảy máu, cả hai cùng đứng yên, hai người
bị thương như nhau, nhưng Tạ Tốn đui mù đã lâu, dù có bị Thành Khôn đâm trúng
hai ngón tay thì cũng bị thương da thịt thôi, chứ không mất mát gì hết.
Trái lại Thành Khôn biến thành người mù.
Tạ Tốn cười nhạt một tiếng và hỏi:
- Ngươi nhìn thử đui mù xem có thích thú không?
Nói xong, Sư vương liền tấn công luôn một quyền.
Thành Khôn đôi mắt đã mù không trông thấy gì cả nên không sao tránh né được.
Thế Thất thương quyền của Tạ Tốn đánh trúng ngay ngực y, tiếp theo Tạ Tốn lại
giơ tay trái lên tấn công luôn một quyền nữa.
Thành Khôn bị đánh lui về sau mấy bước, té luôn lên trên cây thông gãy, mồm
phun máu tươi ra.
Y bỗng nghe Ðộ Ách nói:
- Nhân quả báo ứng, thiện tai thiện tai...' (‘Ỷ thiên đồ long ký’
- Hồi thứ 98)
Nghĩ
lại vô cùng hối hận về tội ác của mình trước đây, Tạ Tốn bèn ngồi
yên cho mọi người, ai muốn chém thì chém, muốn giết thì giết, nhưng
những kẻ muốn giết lão lại thấy tay họ cũng dính đầy máu người, họ chỉ
chửi bới lão vô cùng thậm
tệ, thậm chí còn khạc nhổ lên đầu lão…, nhưng họ không giết lão… Khi được ‘Độ Ách’ phong vai vế vào hàng chữ ‘Không’ tức là
ngang với các thần tăng là Không Văn và Không Trí, Tạ Tốn định từ
chối, ông muốn nhận vai vế hàng chữ ‘Viên’ thấp hơn, nhưng Độ Ách bảo:
-Không đã đành là không,Viên cũng lại là không,
Ngã tướng với nhân tướng,
Nào có chi bất đồng.
Ngã tướng với nhân tướng,
Nào có chi bất đồng.
Vốn có sẵn phật tính trong
người, Tạ Tốn liền giác ngộ và vượt qua ngưỡng sinh tử, ông nói:
-Tạ Tốn hay
cục phân,
Cũng đều là
hư ảnh
Đến thân
còn chẳng chấp,
Lẽ nào
vướng vào danh?
Các bạn
hãy nghe Tạ Tốn chửi ‘Lão Tặc Thiên’ (tức là ‘Lão ác tặc Trời là một tên ác tặc’):
‘Chỉ nghe Tạ Tốn luôn mồm chửi bới, từ Trời đổ xuống, kế đến Tây
Phương Phật Tổ, Đông Hải Quan Âm, Ngọc Hoàng trên
trời, Diêm Vương dưới đất. Sau đó y lại chửi đến
Tam Hoàng, Ngũ Đế, Nghiêu Thuấn Vũ Thang, Tần Hoàng, Đường Tông,
văn thì cả Khổng Mạnh,
võ thì đến Quan Nhạc, bất
kể thánh hiền anh hùng nào cũng đều bị y chửi không còn sót một ai...
Đột nhiên, Tạ Tốn chửi tới các nhân vật võ lâm, bắt đầu từ Hoa Đà sáng
tạo Ngũ Cầm Hí, tới Đạt Ma tổ sư của phái Thiếu Lâm, Nhạc Võ Mục thần
quyền tán thủ, đều bị y coi không ra gì. Có điều không phải y chỉ chửi suông,
mà mỗi nhà mỗi phái y đều vạch những khuyết điểm, chỗ nào sai sót, đâu ra đấy.
Y đi từ đời Đường xuống đời Tống rồi
chửi tới những người đời cuối Nam Tống như Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông, rồi tới Quách Tĩnh, Dương Quá, rồi sau cùng tới tổ sư phái Võ Đang Trương Tam Phong...’ (‘Ỷ thiên đồ long ký’ -
Hồi thứ 15)
Đọc tới đây, mình cũng tức cười cho cái lão họ Tạ này. Mình sực nhớ tới
một câu chuyện sau đây:
Có một lần, đi qua một khu vực nọ, thượng đế quá bực mình vì con người có
lòng tham không đáy, không biết tiết kiệm của trời, và làm quá nhiều điều xấu.
Ngài muốn hủy diệt đám người đó bằng cách giáng cho họ chiến tranh, chết chóc,
gia đình ly tán, thất tình, phản bội nhau, rồi các loại dịch/bệnh tật, rồi động đất, sóng
thần, hạn hán, lũ lụt, mất mùa… Một thời gian sau, ngài nghĩ là cái ‘lũ người’
đó chắc là chết hết rồi. Một hôm, ngài lại đi ngang qua khu vực đó, rồi chính ngài
cũng phải kêu lên ‘ối trời ơi’, vì họ vẫn còn sống!!! Mặc dù họ đói còn da bọc
xương, mặc dù bệnh tật, họ vẫn tụ nhau trồng lúa trên đá, đùm bọc che chở lẫn
nhau, đặc biệt là các cô thôn nữ đang hát vang lên những bài tình ca.
Quá ngạc
nhiên, thượng đế bèn hỏi:
- Ta hành hạ các người vô cùng như thế, tại sao các người vẫn không
chết?
Những người dân làng trả lời:
- Thưa ngài, bởi vì chúng tôi có KHÁT VỌNG SỐNG.
Rơi xuống
nơi nào, rơi xuống anh
Anh bồng rất nhẹ, mắt long lanh
Lao xao gió mát, em mơ mộng
Lãng đãng mây trời, em thấy không
Anh bồng rất nhẹ, mắt long lanh
Lao xao gió mát, em mơ mộng
Lãng đãng mây trời, em thấy không
Mình
quay lại cái lão họ Tạ, y bị ‘Lão Tặc Thiên’ hành hạ đủ kiểu, nào
là cả gia đình y bị chết một cách oan ức, người vợ mà y yêu thương
hết mực bị hãm hiếp, đứa con mới đẻ đỏ hỏn bị Thành Khôn quật xuống đất
nát như
tương, nào là y bái sư nhằm một tên sư phụ tàn ác, thâm độc và đẻo cáng,
nào là
y đi tìm tên sư phụ đẻo để trả thù thì bao nhiêu lần bị đánh bầm xương,
chết đi
sống lại, nào là y học môn ‘Thất thương quyền’ bị hành hạ đau dớn, rối
loạn
kinh mạch và bị tâm thần, nào là y bị Thành Khôn lợi dụng làm con cờ
chính trị
mà không hay, nào là y bị bão tố vùi dập giữa biển, nào là y bị Hân Tố
Tố làm
cho mù mắt, nào là y không tìm được bí mật trong bảo đao Đồ Long mà làm
tiêu
tán cái mộng suốt đời trả thù của y, nào là tất cả anh hùng thiên hạ võ
lâm, kể
cả bên chính và bên tà đều tìm y mà bắt hay giết, nào là cả một đám sư
cũng ham
bảo đao Đồ Long mà bắt y tra khảo, nào là cả đống người trút hết lòng
căm thù, chửi
bới vô cùng thậm tệ và khạc nhổ vào đầu y… Qua vô số phong ba bão tố
trong đời, tại sao Tạ Tốn vẫn sống dai như đĩa
vậy, tại vì y có tình yêu, đó là tình phụ tử vĩ đại, y mãn nguyện vì y
đã 'bất tử': y đã truyền được hoàn toàn tình yêu đó cho cậu bé rất
'ngoan' là Trương Vô Kỵ, và do đó y đã
đạt được khát vọng tự do.
Lối nào thi sĩ ngóng trông...
Sông xanh in dáng, mây hồng in tên
Chiều nghiêng qua ngắm dáng em
Bỗng nghe rực mũi, bỗng thèm có đôi
Thôi rồi, chết một bờ môi
Môi ai ngọt quá khiến tôi lụy nàng
Trời ơi, ai cháy thành than
Trời ơi, ai bỗng tan thành giọt yêu
Tóm
lại, ‘Lão Tặc Thiên’ có quyền lực vô biên, với con người, Lão có thể
muốn làm gì thì làm, muốn chém muốn giết tùy ý, áp đặt cái vô cùng đau
khổ là món
‘Thất thương quyền’ cho con người. Nhưng con người cũng không có vừa, họ
đã
phản kháng lại bằng cách dùng môn ‘Sư tử hống’ mà gầm rú vang lừng trời
đất để
thể hiện hết nỗi tuyệt vọng, đau khổ, cô đơn và căm phẫn cùng cực với số
phận vô
cùng nghiệt ngã của họ... Cuối cùng, ‘Lão Tặc Thiên’ nhận ra một điều là
không có cái gì có thể hủy diệt được con người, vì con người có tình
yêu, không những là
tình yêu nam nữ, mà bao gồm cả khát vọng sống và khát vọng tự do.
-----------------------------
Các nguồn tham khảo chính:
-Tạ Tốn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tạ_Tốn
-Ỷ thiên đồ long ký, Thần điêu đại hiệp, Tiếu ngạo giang hồ, Thiên Long bát bộ - Kim Dung
(Và các tài liệu khác có liên quan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét