Bài này LB viết cách đây mấy hôm, tối nay mới xem lại, và
được viết theo lối tản mạn.
*
Rất không may, đa số những người mà LB gặp đều tự xưng là
‘tài giỏi’, nhưng đến khi LB có việc cần hỏi thì chả có ai biết gì chính xác hết. Ví
dụ:
-Cleopatra là người nước nào? Trả lời: ‘Nước Ý’ (Nam mô a di thò
phò!)
-Phim nào nói có người vì mỹ nhân mà hy sinh giang san? Trả
lời: ‘Truyền thuyết một vì vua’ (Nam mô a di thò phò!)
-Phạm Công Thiện như thế nào? Trả lời: ‘Nói xàm’ (Nam mô a di thò
phò!)
-Hạ Cơ là ai? Trả lời: 'Ai?' (Nam mô a di thò phò!)…
-Hạ Cơ là ai? Trả lời: 'Ai?' (
*
Tháng trước, báo Tuổi Trẻ có đăng bài nói là kỳ thi đại học
vừa qua, có hàng ngàn bài thi Toán và Sử bị điểm 0 (điểm liệt), trong đó có bài
thi Sử viết dài đến… 10 trang mà vẫn bị điểm 0. Không đi sâu vào chi tiết này,
LB chỉ nhận thấy rằng tình hình học môn Sử (hay ‘tư duy Toán học’) của thế hệ
trẻ là ‘rất có vấn đề’.
*
LB cũng nhận thấy rằng các nguồn tin trên mạng rất có vấn đề. Có
thể chấp nhận nếu nguồn tin là có thật, rồi người ta - tùy theo quan điểm của
mình - mà thêm bớt nhiều hay ít. Nhưng không thể chấp nhận nếu ai đó dựng lên
một nguồn tin không có thật, vì điều đó sẽ bất lợi cho những học sinh/người nghiên cứu,
đặc biệt là gây mất niềm tin.
*
Nói rộng thêm, ở quán cà phê, LB có gặp 10 người thì hết 9 người không biết gì hết về: Kinh Dịch là gì? Thiền là gì? hay Nick
Vujicic vừa rồi đến VN ý nói cái gì?... Thực ra, mọi thứ triết lý đều được xây
dựng trên một nền tảng chung là ‘tự nhiên’ và ‘biến đổi’, dưới đây LB nói chút
chút cho vui thôi nghen, các bạn có thể tham khảo các bài viết chi tiết, đường
dẫn cho ở bên dưới.
*
Kinh Dịch mô tả sự biến đổi của thế giới tự nhiên (kể cả con
người) thông qua mô hình thái cực âm dương rồi sau đó người ta chi tiết hóa mô
hình này. Điều này cũng có nghĩa là một ai đó cũng có thể mô tả sự biến đổi của
thế giới tự nhiên bằng các mô hình khác như: Mô hình ‘âm dương - tam tài - ngũ hành’ của
VN (thời Bách Việt, thế kỷ thứ 24 TCN, mà chưa được chi tiết hóa), Thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, Bảng phân loại tuần hoàn Mendeleev, Thuyết tương đối của Einstein, Cấu hình nguyên tử
của Bohr/Rutherford, Cơ học lượng tử của Schrodinger, Sơ đồ Gen (được Bill Clinton và Tony Blair công bố ngày 26/6/2000), mà có rất nhiều người Tây làm nên sự nghiệp vĩ đại mà hoàn toàn
không hề biết đến Kinh Dịch (Steve Jobs, Bill Gates, Obama, hay Putin…). Và sở
dĩ ta không hiểu được mô hình của Kinh Dịch là vì nó dùng từ Hán Việt quá nhiều
và bị người đời thần thánh hóa đến… vô cùng!
*
Thiền nói chung là trạng thái tĩnh lặng/tự nhiên của sự vật, nói riêng là trạng thái của một người đã thoát khỏi sự
nhiễu loạn của thực tại mà trở về với thiên tính vô ưu/‘tự do, tự tại’
của mình, trong đó yoga (hay tọa thiền, luyện khí công/Thái cực quyền…) là một
trong các phương thức, mà ngày xưa có 1 triết gia Ấn gọi một cách dễ hiểu là
Mantra với ‘Man = trí tuệ' và ‘Tra = giải thoát’. Thiền được các thiền sư khái
quát hóa nên các đời sống tâm linh cao hơn như sự ‘vĩnh hằng’ hay ‘bất tử’,
nhưng dường như chúng rất xa lạ với các phàm nhân thực tế như chúng ta. Và lý
do mà ‘thiền’ khó hiểu cũng bởi vì nó đã bị các tác giả viết dưới dạng văn thần
thánh.
*
Nick Vujicic có thể là người kế thừa rất tốt cái được gọi là
học thuyết ‘cá thể kỳ diệu’: ‘nếu bạn không được tạo hóa ban cho điều kỳ diệu
thì hãy tự tạo nên điều kỳ diệu’ mà một trong những luật cơ bản của nó là ‘hãy
yêu thương con người/sinh linh và hãy tạo ra sự khác biệt ngay từ bây giờ’, và
ngược lại với điều kỳ diệu là ‘kẻ khuyết tật là kẻ đã đánh mất niềm tin’. Và sở
dĩ quan điểm của anh hơi bị khó hiểu là vì nó không được ta làm công tác PR
tiếp theo, và có lẽ vì nó có ít nhiều yếu tố thần học trong đó (!), tuy nhiên, nó
rất nhân bản và rất hữu ích, đặc biệt là cho thế hệ trẻ và những kẻ bi quan…
*
Trong bài viết ‘Giải mã những nghi vấn về cuộc đời Thái hậu
Dương Vân Nga’, bạn Huy Thanh có chứng minh (bằng số
học) rằng Dương Vân Nga chỉ là ‘hoàng-hậu-2-triều’ thôi,
nghiên cứu nhỏ này của
blogger Huy Thanh rất đáng khuyến khích.
Cùng quan điểm với bạn Huy Thanh, sau đó LB có viết: ‘Có
truyền thuyết nhân gian cho rằng Dương Vân Nga là hoàng hậu của Nam sách
vương Ngô Xương Văn (trước khi lấy Đinh Bộ Lĩnh, rồi Lê Hoàn): Nếu nàng lấy Ngô
Xương Văn thật sớm, năm 942 (khi y được nhận là con nuôi của Dương Tam Kha) thì
nàng chưa ra đời (nàng sinh năm 952). Còn nếu lịch sử bí quá mà ‘ép’ nàng lấy
Ngô Xương Văn khi y chết (năm 965) thì nàng mới 13 tuổi: nàng không thể là
hoàng hậu vài năm ‘trước đó’ được, nên truyền thuyết này là hoàn toàn sai’.
*
Nhiều người đã biết rằng Nguyễn Huệ chết ngày 16/9/1792 (thọ
39 tuổi) vì bị ‘xuất huyết não dưới màng nhện’, nhưng một số blogger không tin
vậy (mà cho là vua Càn Long đã bỏ thuốc độc vào chiếc áo hoàng bào để tặng cho
Nguyễn Huệ). Ngược lại, đối với cái chết của Lý Tiểu Long vào ngày 20/7/1973
(thọ 32 tuổi) do ‘chứng phù não’, cho đến nay, các nhà khoa học Nga và Mỹ ở các
Viện nghiên cứu võ thuật không cho là như vậy, và họ đang tiếp tục nghiên cứu…
Ngoài ra, vừa rồi mình có xem phim 'bom tấn!' của VN là ‘Võ
lâm truyền kỳ’ (diễn viên Huyền Linh, Hoài Linh, Đan Trường, Kim Thư, Vũ Thu
Phương…) ý nói rằng cuộc chiến trong thế giới ảo cũng giống như trong thế giới thực,
rồi cuối phim, mình bỗng thấy Đan Trường cưỡi ngựa với người yêu và hô to lên
đại khái là ‘tất cả vì một nước Đại Việt hùng mạnh’!!! (mình không thấy bài
bình luận nào trên mạng nói rằng câu ‘định hướng’ này sẽ tạo thêm ý nghĩa thực
tế gì cho người xem).
*
Ta thường có cố tật là thừa nhận các sử liệu trên mạng/trong
sách là đúng (như cuốn từ điển Anh-Việt vậy!), trên thực tế, mình hiếm thấy học
sinh nào mà có ít nhiều sáng tạo trong sử (hay văn).
Thiết nghĩ, ta hãy khoan vội chấp nhận nó, mà hãy lật ngược
vấn đề:
-ai đã tạo nên thông tin đó, vì mục đích gì?
-có gì đáng nghi ngờ không?
-nguồn gốc thông tin từ đâu?
-có đủ bằng chứng không?
-ai ủng hộ/phản đối?
-kiểm tra lại rất nhiều lần trước khi đi đến kết luận,
-đừng để ‘cái tôi’ lấn chiếm hết chân lý…
Và thiết nghĩ, việc trả lời ‘đại’ do không rõ về Sử hay việc
học thuộc lòng môn Sử để lấy… ‘điểm’ thì thật là nguy hiểm.
----------------
Các entry có liên quan:
Thiết nghĩ, ta hãy khoan vội chấp nhận nó, mà hãy lật ngược vấn đề:
Trả lờiXóa-ai đã tạo nên thông tin đó, vì mục đích gì?
-có gì đáng nghi ngờ không?
-nguồn gốc thông tin từ đâu?
-có đủ bằng chứng không?
-ai ủng hộ/phản đối?
-hãy kiểm tra lại rất nhiều lần trước khi đi đến kết luận,
-hãy đừng để ‘cái tôi’ lấn chiếm hết chân lý…
Và thiết nghĩ, việc trả lời ‘đại’ do không rõ về Sử hay việc học thuộc lòng môn Sử để lấy… ‘điểm’ thì thật là nguy hiểm.
GIỜ HỌC SỬ :
Trả lờiXóaCô : Tèo cho cô và các bạn biết : Nguyễn Huệ chết năm nào?
Tèo: Nguyễn Huệ chết...chết...vào trước...trước năm ông ngoại em sanh ạ.
Cô :...
hi hì
Khi mình chưa vào đại học, em họ mình thi lóp 9 lên lớp 10, môn Toán: 10 đ, môn Văn: 0 điểm, RỚT, vì:
XóaĐề thi là 'Hãy tả một vị anh hùng thời chống Mỹ'
Cậu ấy thấy trúng mánh bèn tả... Nguyễn Huệ.
Híc.. híc...
Hi hi, lâu lâu muội vẫn phải tự phổ cập lại kiến thức lịch sữ của mình hoài đó huynh à. Phàm là việc gì hay dùng thì nhớ còn ít động đến thì dễ quên mà. Thế nên hay qua nhà huynh gõ cửa để đọc bài liên tục đây! Cảm ơn huynh nhiều. Luôn mạnh khỏe tráng kiện và vui tươi nhé!
Trả lờiXóaUi cha, qua lại hoài mà kg bít cái cô đang hái hoa trong rừng là cô nào, híc...
XóaCám ơn BLT, chúc ngày mới ngọt ngào, hẹn gặp.
Lưu comt Phu Doan:
Trả lờiXóa“Sáng sớm thu, vườn điều xanh lá đậm
Quán cà... buồn, nghĩ thấm chuyện đông - tây
Tim nhấp nhỏm, tách cà phê chưa cạn
Trở về nhà, lảng vảng một mình ta
Khói thuốc bay, thấy thiếu một ấm trà
Nằm cô đơn, tưởng về hoa xứ mộng
Em gái nào, ở miền mông lung quá
Thoảng chút tình, tàn thuốc hóa hư không”.
Lưu comt Trần Trung Kiên:
Trả lờiXóaXe tôi, lăn đoạn trữ tình
Rừng phi lao ấy, Quảng Bình xanh mơn
Cát hôn sóng nước xanh rờn
Ai thương cô ấy, tiếng lòng... còn rung.
Hình như e cũng đang tụt hậu so với những kiến thức lịch sử nước nhà... Hic hic.
Trả lờiXóaUi, LB thấy Vi hành văn tốt lắm đóa, chiều ngọt ngào nghen cưng.
XóaMuội cũng giốt môn sử lắm huynh ạ
Trả lờiXóaTrùi, người Huế thường giỏi môn Sử lắm đó, chiều vui nghen TTBN.
XóaBạn đã đặt nhiều câu hỏi quá khó như Kinh Dịch là gì, Thiền là gì... Quá bao la trong kho tàng tri thức đối với giới trẻ. Vấn đề học Sử của hs giản dị hơn nhiều.
Trả lờiXóaCái gì cũng từ từ, cám ơn bạn, chúc chiều vui.
Xóaghé thăm giao lưu cùng người bạn mới.NGLBVN,đọc những bài viết của bạn rất lý thú,nhưng HAI LÚA chỉ là dân cầm cuốc thứ thiệt xin làm khán giả ngưởng mộ chứ kg dám bình luận gì.hân hạnh làm quen giao lưu bạn nhé!
Trả lờiXóaTrùi, LB thường ngồi ở quán cà phê, suy nghĩ một mình, rồi cái gì có thể viết được thành bài(tùy theo thực tế) thì LB ghi chép vào đây như là một nhật ký.
XóaCám ơn bạn đã ghé nhà, thân.